HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ TAY SAI, BẺ CONG NGÒI BÚT




Thư gởi các nhà báo :


Người Sài Gòn

(Nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008)

Gửi các nhà báo Việt Nam,

Tôi là một trong hàng triệu độc giả báo chí, hàng ngày vẫn tìm đến các phương tiện thông tin như đến với một người bạn đường đáng tin cậy và thân thiết.

Tôi cũng là một Kitô hữu. Như mọi anh em đồng đạo, hàng ngày tôi vẫn đọc và suy gẫm Lời Chúa- Lời của Sự Thật và Sự Sống Đời Đời- đồng thời đọc những lời của đời sống do báo chí và văn chương đem lại.

Nhờ lời của đời sống, tôi nhận biết cuộc đời đang cần những gì từ Lời của Sự Thật và Sự Sống.

Bởi vậy, tôi viết thư này gửi các nhà báo VN, những con người đang mang trọng trách nói thật mọi sự thật đang diễn ra trong đời sống con người hiện nay. Nói thật mọi sự thật và đưa thông tin nhanh chóng đến công chúng, đặng mọi người được thông hiểu mọi sự kiện đang diễn ra trên đất nước ta và thế giới. Đó là thiên chức của mọi nhà báo- báo chữ, báo hình, báo tiếng.

Nhà báo, người nói Lời của Đời, nên tôi rất kính trọng và tin tưởng.

Tuy nhiên qua nhiều sự kiện, vụ việc, lòng tin tưởng của tôi vào giới công chức-nhà báo (tôi muốn nói về các nhà báo ăn lương Nhà nước, để phân biệt với các nhà báo tự do, không do Nhà nước quản lý) đã giảm sút nghiêm trọng, nhất là qua những biến cố của hơn một tháng qua. Nào sự kiện thanh niên Hà Nội và TP HCM biểu tình, phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố sáp nhập Trường Sa và Hoàng Sa vào huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam. Và đặc biệt, sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Trước những sự kiện mà tin tức loang ra rất nhanh trên cả nước và khắp thế giới, tất cả mọi tờ báo và các đài phát thanh-truyền hình nước ta đều im hơi lặng tiếng.

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” ở đâu trong đời sống nhân dân?

Câu hỏi này có lẽ xúc phạm đến nhà báo.

Mà thật là xúc phạm, khi vẫn biết hàng ngày mọi phóng viên đều tỏa đi các nơi thu thập tin tức, viết bài, đưa tin, hướng dẫn dư luận. Đó là công việc đã được ấn định cho một nhà báo. Cho nên không thể không có bài đăng báo. Muốn có bài thì phải đi thực tế. Bởi vậy đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân có lẽ đã xúc phạm đến ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần chấp hành mệnh lệnh công tác của viên chức - nhà báo.

Bởi vì các nhà báo cũng còn là công chức Nhà nước.

Người công chức được Nhà nước trả lương để thực thi nhiệm vụ quốc gia nên phải làm tròn chức trách. Chức trách của nhà báo là thông tin cho đại chúng về đời sống của đất nước, nên đặt câu hỏi ở đâu trong đời sống nhân dân thì vừa xâm hại uy tín nhà báo đồng thời gây tổn hại thanh danh Nhà nước, người bổ nhiệm nhà báo vào chức trách phản ánh đời sống nhân dân.

Nhưng tôi không thể không đặt câu hỏi, vì trong những sự kiện vừa nêu, đã không thấy có bất kỳ sự phản ánh nào của một nhà báo được Nhà nước trả lương bằng thuế của nhân dân đóng góp.

Như vậy, hoặc nhà báo không chu toàn nhiệm vụ, hoặc Nhà nước thiếu kiểm tra đôn đốc nhà báo đi làm nhiệm vụ, không được bê trễ.

Điều đó có nghĩa là, hoặc nhà báo không đi thực tế - nếu vậy Nhà nước thiếu bổn phận đôn đốc, hoặc có đi thực tế, nắm bắt sự kiện, nhưng không viết bài, đưa tin – nếu vậy, Nhà nước chưa huấn luyện nhận thức, kỹ năng, sự nhạy bén để người phóng viên có đủ năng lực phản ánh đời sống.

Nếu loại trừ hai giả thiết trên, thì chỉ còn khả năng nhà báo có đi thực tế, nắm bắt tình hình rõ rệt, đầy đủ, nhưng nếu đưa tin về nhân dân thì bất lợi cho nhà nước, nhất là trong trường hợp sự kiện đang diễn ra hàm chứa mâu thuẫn giữa Nhà nước và nhân dân, có xung đột giữa quyền lợi của nhân dân và sự đáp ứng của Nhà nước.

Như vậy đặt câu hỏi nhà báo ở đâu trong đời sống nhân dân, cũng chính là tra vấn nhà báo: “đồng chí đứng về phía nhân dân hay nhà nước?”.

Câu hỏi càng quyết liệt hơn nếu nhìn lại sự kiện giáo dân Hà Nội ôn hòa yêu cầu nhà cầm quyền trả lại những phần đất của Giáo Hội bị Nhà Nước chiếm đoạt cách phi nghĩa và phi pháp.

Không một tờ báo nào đưa tin, dù chỉ một dòng ngắn ngủi.

Thế mà cả thế giới đều biết diễn biến của sự việc kéo dài suốt từ đêm 18-12-2007, đến nay đã hơn 5 tuần.

Nếu cho rằng những giáo dân đang tụ tập cầu nguyện bất hợp pháp kia không phải/không còn là nhân dân nữa, thì chí ít cũng phải đưa vào loại tin “vụ án”, “hình sự” như các báo đã từng làm, và làm rất có nghề, về các loại tội phạm.

Vậy mà, các báo đều im hơi lặng tiếng.

Một “sự im lặng đáng sợ”.

Sự im lặng này cho thấy Nhà nước rất cân nhắc lợi hại trong các tin do nhà báo đưa. Nhà báo đưa tin phải có lợi cho Nhà nước, đó chính là yêu cầu và ưu tiên số một của Nhà nước đối với nhà báo. Nhược bằng bất lợi, có hại thì phải ngưng ngay.

Lợi ích của Nhà nước, nói một cách chính xác là lợi ích của nhà cầm quyền, nói rõ ràng hơn là của giai cấp thống trị, phải được đưa lên hàng đầu.

Còn sự thật đời sống thì không phải là điều cần bận tâm.

Vì thế, hỡi các nhà báo đang làm việc trong các cơ quan ngôn luận của Nhà nước, hãy xác định cho rõ chức trách của mình:

- nhà báo là người cầm bút phản ánh đời sống?

- nhà báo là người cầm bút viết theo chỉ đạo có lợi cho nhà cầm quyền/ giai cấp thống trị?

Tất nhiên các vị sẽ trả lời dõng dạc: Tôi viết theo luơng tâm. Tôi nhận lệnh từ trái tim. Tôi chỉ có một sự vâng phục duy nhất trước tiếng nói của sự thật.

Nhưng thưa quý vị,

Lương tâm ở đâu, khi quý vị đều thấy rõ- nếu có mặt tại hiện trường, hoặc sẽ khó mà ngờ vực- nếu xem những phút phim quay nóng tại chỗ cảnh giáo dân cầu nguyện trong ôn hòa và cảnh bảo vệ/nhân viên an ninh rượt đánh người. Vậy mà ngòi bút của những nhà báo ANTĐ, HNM, PT-TH HN lẽ nào lại viết hoàn toàn ngược lại.

Trái tim ở đâu, khi quý vị chỉ biết “rung động” trước mệnh lệnh của thủ trưởng cơ quan và lãnh đạo thành phố, còn làm ngơ hoặc không thèm đếm xỉa đến đối tượng còn lại- giáo dân đang cầu nguyện, giáo sĩ đang thỉnh cầu.

Sự thật ở đâu, khi quý vị chỉ nhìn từ một phía- phía của người có quyền, còn nửa kia của sự thật- phía của giáo dân Hà Nội, quý vị đã đối xử với nó như thế nào qua các bài đăng tải ngày 26-1-2008?

Quý “đồng chí” nhà báo, các “đồng chí” đã tiếp cận đời sống như thế nào?

Tôi chỉ là một người đọc báo, không được đào tạo và không làm nghề báo. Nhưng khi nhìn lại mình đã đọc báo như thế nào, cần gì trong những bài báo, tôi đã hình dung công việc của người viết báo.

Đó là người sống gắn với đời, mong muốn thông tin về đời cho bạn đọc, cố gắng tìm hiểu cuộc đời từ nhiều hướng tiếp cận, cốt sao ghi lại trung thực những tin tức nóng hổi của đời sống với những diễn biến đúng thực tế…

Những diễn biến xung quanh sự kiện giáo dân yêu cầu nhà đương cục hoàn trả đất Tòa Khâm sứ cho Giáo Hội đã cho thấy có ba khía cạnh phải đưa tin:

- Quá trình Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đệ đạt nguyện vọng.

- Quá trình giáo dân bày tỏ quan điểm và ước nguyện được nhận lại đất đã bị chiếm bằng việc cầu nguyện bền bỉ trong ôn hòa.

- Quá trình chính quyền Hà Nội xem xét nguyện vọng của giáo dân và hàng giáo phẩm.

Thế mà các nhà báo đưa tin đã chỉ làm một việc mà bất kỳ học sinh tiểu học nào cũng có thể làm trong 60 phút: sao chép công văn của UBND TP Hà Nội gửi Tòa TGM Hà Nội. Nếu có gia công cho đúng mẫu văn bản báo chí, ra vẻ làm báo, theo thể thức một bài báo, cho có sự khác biệt với văn bản hành chánh-công vụ, thì chỉ cần thêm vài tiểu tiết- như mấy ngày qua có báo đã làm- ví dụ: Theo nguồn tin riêng của báo…

Đến đây có thể thấy nghiệp vụ báo chí của các phóng viên ăn lương Nhà nước thực thi triệt để mẫu hình thống nhất của thể chế công vụ:

- sự thống nhất về ý chí, tinh thần và hình thức thể hiện của các cơ quan Nhà nước- ở đây là cơ quan chính quyền Hà Nội và cơ quan báo chí (một bên viết công văn, bên kia sao lại làm bài báo).

- sự thống nhất về mục tiêu: mọi cơ quan Nhà nước phải chăm lo bảo vệ và củng cố quyền lực chính trị (do đó báo chí- một cơ quan nhà nước- phải nhất mực bảo vệ mọi ý kiến, quan điểm, quyết định của nhà cầm quyền, không thể thông tin nhiều chiều, không thể phản biện Nhà nước nếu có xuất hiện sự mâu thuẫn, xung đột, dị biệt giữa Nhà nước/kẻ cầm quyền và các bộ phận khác trong cơ cấu xã hội).

Như vậy con đường tiếp cận với các nguồn tin đều xuất phát từ ý muốn của lãnh đạo, kẻ cầm quyền. Không thể đưa tin nếu tin sẽ đưa chưa đúng ý hoặc không hài lòng lãnh đạo. Không thể viết bài nếu lãnh đạo chưa bật đèn xanh.

Báo không thể có quan điểm riêng khi lãnh đạo đã phát biểu, đặc biệt đối với những vấn đề “nhạy cảm” như tôn giáo. Đề tài tôn giáo bấy lâu nay được mặc nhiên xếp vào loại “cấm kỵ”, không có chỗ thảo luận, phản biện. Nhà cầm quyền giành cho mình quyền phát biểu và ý kiến của họ được coi là chân lý, không thể nói khác, không thể đảo ngược. Sự có mặt trên diễn đàn tôn giáo của các nhà nghiên cứu, hoạt động đoàn thể (Quốc Hội, Mặt trận Tổ Quốc, Ủy ban Đoàn kết Công giáo…) chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, trang trí cho có vẻ tự do.

Tính chất độc tài và thủ tiêu tự do ngôn luận được lộ rõ trong trường hợp này.

Làm sao các báo ở thủ đô có thể nói khác quan điểm với bà Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội về vấn đề đất đai và về những việc khác của Công giáo Hà Nội?!

Dù chỉ là một bà phó chủ tịch của một địa phương nhưng cũng đủ uy quyền có thể sai khiến cả một đội quân cầm bút đang chịu sự quản lý của Nhà nước địa phương.

Tuy nhiên tôi vẫn giữ lòng tin vào “thiên lương” của các nhà báo chân chính.

Bởi vì, trong bao nhiêu năm tháng phải sống và viết trong một điều kiện và hoàn cảnh mất tự do, chịu sự lãnh đạo, kiểm soát tư tưởng ngặt nghèo, nhiều tờ báo và không ít ngòi bút đã dũng cảm đương đầu với bạo quyền, đã khôn ngoan và đầy biến báo linh hoạt, đã rất mưu lược khi tìm cách viết bài, đưa tin, phanh phui nhiều sự việc động trời, khơi lên cho độc giả khát vọng sự thật, nuôi dưỡng niềm tin vào công lý của nhân dân. Tôi thực lòng tri ân các nhà báo can trường và tài giỏi này.

Chính các vị, những nhà báo can trường, đã cho thấy một sự thật hiển nhiên: khi đã được tình yêu và lòng tin vào Sự thật và Công lý thúc đẩy, thì không gì có thể bẻ cong ngòi bút, không sức mạnh nào có thể làm cho sự thật bị xuyên tạc trong những dòng chữ mạnh mẽ của nhà báo.

Do đó, thưa các công chức làm báo, mỗi khi cầm bút, ngồi trước trang giấy trắng/màn hình còn trống trơn, các vị hãy nhìn ngòi bút/bàn phím của mình. Ngòi bút không thẳng khi người cầm bút chưa thể nhìn thẳng. Bàn phím không ngay hàng thẳng lối khi tư tưởng, ý nghĩ còn nhuốm nỗi sợ kẻ quyền uy.

Các vị cũng đừng quên, bao lâu chưa thể làm nhà báo tự do, còn phải nhận lương từ ngân sách Nhà nước, sống thân phận công chức, các vị chớ quên đồng tiền trả lương cho mình là từ tiền đóng thuế của nhân dân. Hãy làm việc, viết lách cho xứng đáng với đồng tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân, đừng thêm rồng vẽ rắn vào bài viết cho đẹp lòng lãnh đạo.

Đến đây, tôi nhớ nhà văn Nguyễn Minh Châu quá cố. Năm xưa, lúc sinh thời, nhà văn viết một bài báo lẫy lừng, đánh dấu sự khởi đầu của thời kì đổi mới văn học cũng đồng thời đổi mới đất nước. Nhan đề của bài báo là:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN VĂN NGHỆ MINH HỌA.

Xin mượn ý và chữ nghĩa của Nguyễn Minh Châu để nói với những nhà báo chân chính và cả những nhà báo chưa thể sống chân chính của nước ta, nhân sự kiện các báo An Ninh Thủ Đô, Hà Nội Mới, Đài PT-TH Hà Nội ngày 26/1/2008 đưa tin sai sự thật về Cuộc cầu nguyện của giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ ngày 25/1/2008, rằng:

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU CHO MỘT NỀN BÁO CHÍ TAY SAI, BẺ CONG NGÒI BÚT.

Nguồn: DCCT Việt Nam

Đơn khiếu nại của tòa Tổng Giám Mục Hà Nội

Công văn 673/UBND-VX của UBND tp Hà Nội.









ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI

TOÀ TỔNG GIÁM MỤC

HÀ NỘI

Số: 025/TGM 08

V/v. Khiếu nại Đài Truyền hình Hà nội;

Báo Hà Nội mới và báo An ninh TĐ


Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2008
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


ĐƠN KHIẾU NẠI

Kính gửi:: - Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội

- Tổng biên tập báo Hà Nội mới

- Tổng biên tập báo An ninh thủ đô

Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, trong chương trình buổi tối ngày 26/01/2008, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô số ra ngày 27/01/2008 đã đưa tin về đất Tòa Khâm Sứ cũ và vụ việc ngày 25/01/2008 với nội dung hoàn toàn xuyên tạc sự thật.

Xuyên tạc sự thật về đất đai của Toà Tổng Giám mục Hà Nội, đặc biệt khu đất Toà Khâm Sứ cũ. Toà Tổng Giám mục Hà Nội có đầy đủ bằng chứng pháp lý về vấn đề chủ quyền đối với khu đất và tài sản tại đây.

Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo ghi: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó” (điều 26). Cũng trong Pháp lệnh này, khoản 1, điều 27 ghi: “Đất có các công trình do cơ sở tôn giáo sử dụng gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động được sử dụng ổn định lâu dài”.

Việc Đài Truyền hình Hà Nội và các báo tại Hà Nội trích công văn trả lời số 05/BXD - QLN ngày 6/11/2007 rằng: "Thực hiện chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa, ngày 24/11/1961, linh mục Nguyễn Tùng Cương - đại diện quản lý đã bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số 42 phố Nhà Chung) qua để Nhà nước quản lý” là hoàn toàn không có cơ sở. Toà Tổng Giám mục Hà Nội đã có văn bản bác bỏ công văn này. Nay chúng tôi xin nhắc lại như sau:

Theo Giáo luật, Điều 1292 qui định: “… Giám mục giáo phận với sự thỏa thuận của Hội đồng Kinh tế, Hội đồng Tư vấn và những người quan thiết. Giám mục Giáo phận cần có sự thỏa thuận của những người ấy khi muốn chuyển nhượng một tài sản của Giáo phận”. Linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ là quản lý Toà Giám mục lúc đó, không là chủ sở hữu tài sản, không có thẩm quyền quyết định tài sản của Giáo hội Công giáo. Chúng tôi biết chắc linh mục Nguyễn Tùng Cương chỉ làm bản kê khai chứ không hiến, không có quyền hiến.

Văn bản của Bộ Xây dựng nói trên, cũng đã không đề cập đến chính sách của Nhà nước về cải tạo nhà cửa là chính sách nào? Văn bản pháp luật nào có hiệu lực cho việc chiếm đoạt tài sản trên.

Văn bản 05/BXD - QLN ngày 6/11/2007 nói rằng, linh mục Nguyễn Tùng Cương đã “bàn giao cơ sở nhà đất 40a (nay là số 42 phố Nhà Chung) qua để Nhà nước quản lý” là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Tài sản nói trên là của Giáo hội Công giáo Việt Nam, hoàn toàn không phải giữ hộ Nhà nước, không mượn, xin hay được Nhà nước cấp, không phải là tài sản trái pháp luật hay được Tòa án giao quản lý, nên không thể “bàn giao qua Nhà nước”.

Không một linh mục đơn lẻ nào có thể đại diện Tòa Giám mục và bàn giao tài sản của Giáo hội cho Nhà nước. Cơ sở nhà đất 40 Nhà chung bao gồm cả Tòa Khâm Sứ cũ đã, đang và sẽ là tài sản của Giáo hội Việt Nam. Các cơ quan đã dùng các biện pháp khác nhau để chiếm đoạt một cách không ngay tình và sử dụng từ đó đến nay là việc làm bất hợp pháp.

Xuyên tạc những hành vi của Cộng đồng dân Chúa vào ngày 25/1/2008. Chúng tôi xin trả lời từng điểm:

1 - Huỷ hoại tài sản Nhà nước (Trụ sở phòng Văn hoá Thông tin và Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm)

Chính các cơ quan Nhà nước đã tự tiện phá dỡ, huỷ hoại những tài sản của Giáo hội đã và đang có từ xưa cho đến tận ngày hôm nay. Cụ thể là việc tháo dỡ mái nhà và sàn nhà bằng gỗ lim vào tháng 12/2007 vừa qua.

2- Lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép (đã dựng tượng Đức Mẹ, Thánh giá và 2 lều bạt trên khuôn viên nhà số 42 phố Nhà Chung)

Không ai lấn chiếm đất công, đây là đất đai thuộc quyền sử dụng của Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, chưa hề cho, nhượng, hay bán vào bất cứ thời điểm nào cho bất cứ ai. Thậm chí cũng không có văn bản tịch thu. Mấy tấm bạt để che mưa không thể coi là việc xây dựng. Tại cây đa, trước đây đã có hang đá, Thánh giá và tượng Đức Mẹ, việc đặt tượng và Thánh giá là để đưa tài sản đó về nguyên trạng của nó trước khi bị chiếm đoạt.

3 - Tập trung đông người và cư trú bất hợp pháp, gây mất trật tự giao thông công cộng và nơi làm việc của cơ quan Nhà nước khu vực số 42 phố Nhà Chung.

Trong bằng khoán điền thổ lập năm 1933 ghi rõ ràng khu đất này là khu Nhà thờ Chính toà. Vì thế, cầu nguyện tại đây là cầu nguyện trong khuôn viên Nhà thờ Chính Toà. Giáo dân chỉ đến đọc kinh cầu nguyện chứ không cư trú nên không có việc cư trú bất hợp pháp ở đây. Đây có phải là cơ quan Nhà nước không khi trước đây cho mở vũ trường. Còn những tấm bảng “Nhà Văn hoá”, “Phòng VHTT”, “Phòng TDTT” mới chỉ được treo lên vào lúc 17g30 ngày 26/12/2007 vừa qua.

4 - Có hành vi xúc phạm, lăng mạ và gây thương tích cho cán bộ, nhân viên Nhà nước.

Thật quá sức xuyên tạc! Bản thân giáo dân cầu nguyện rất ôn hòa và bình tĩnh. Chính cán bộ Nhà nước, các nhân viên bảo vệ là người đã lạm dụng quyền lực, xúc phạm, lăng mạ và đánh công dân một cách nghiêm trọng. Họ là người vi phạm pháp luật cần được nghiêm trị. Chúng tôi có đầy đủ hình ảnh về việc đánh người của nhân viên Nhà nước.

5 - Tổ chức cầu nguyện trái quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo". Tại đây, giáo dân và một số giáo sĩ đã đẩy đổ 2 cổng sắt, tràn vào sân và xô xát với một số bảo vệ và cán bộ đang làm việc tại Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm. Trong quá trình xô xát, các giáo dân quá khích đã đánh bị thương một số cán bộ nhà văn hoá, trong đó, có một người bị trọng thương, hiện vẫn đang được cấp cứu tại bệnh viện. Sau vụ xô xát khiến nhiều người bị thương, các giáo dân và một số giáo sĩ đã dựng một cây Thánh giá cao khoảng 5m trước phòng làm việc của Phòng Văn hoá - Thông tin và Nhà văn hoá quận Hoàn Kiếm. Tiếp đó, họ đã đập khoá cửa, dỡ biển cơ quan, treo khẩu hiệu và dựng lều bạt nilon để ăn ở, cầu nguyện ngay trong khuôn viên số nhà 42 phố Nhà Chung".

Hoạt động cầu nguyện của giáo dân là đúng mực và hợp pháp. Các công an thường phục đã đánh người và bắt giữ giáo dân một cách bất hợp pháp. Vì hoàn cảnh như vậy, giáo dân đã yêu cầu thực thi công lý và đòi hỏi thả người. Chính việc bắt và đánh người đã khiến dân bức xúc. Họ tràn vào vì muốn những người bị bắt phải được thả, những kẻ đánh người phải được pháp luật trừng trị. Bản thân hàng giáo phẩm đã rất có trách nhiệm, kêu gọi giáo dân bình tĩnh, giải quyết sự việc trong ôn hòa. Nếu không có các linh mục ổn định, chắc chắn đã có ẩu đả lớn. Chính cán bộ Nhà nước đã đánh đập giáo dân trọng thương phải đi cấp cứu, chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về sự việc này. Đây là những người có trách nhiệm để xảy ra tình trạng đáng tiếc khi bắt đánh người gây kích động giáo dân.

Việc một số thông tin trên mạng internet là của nhiều người đưa lên, Toà Tổng Giám mục Hà Nội không chịu trách nhiệm, nhưng đa số thông tin là chính xác và là quyền của công dân được Hiến pháp và Pháp luật bảo vệ thể hiện tại điều 4 của Luật Báo chí. Chính những thông tin của Đài PT- THHN, của báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô mới là những thông tin xuyên tạc sự thật một cách ác ý, nhằm bôi nhọ hàng ngũ tu sỹ và giáo dân chúng tôi. Những sự việc trên, diễn ra ngay giữa ban ngày, trước sự chứng kiến của đông đảo giáo dân, nhân dân khu vực và những người qua lại, được các hãng thông tấn nước ngoài chứng kiến tận mắt. Việc thông tin một chiều, xuyên tạc sự thật trắng trợn của Đài PT & THHN, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô là một bằng chứng cho thấy việc bất chấp sự thật và công lý, làm hoen ố hình ảnh một Nhà nước Việt Nam pháp quyền. Chính những hành động này, đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến tinh thần đoàn kết dân tộc hiện nay.

Với những nội dung đã nêu trên, căn cứ Hiến pháp, Pháp luật Việt Nam, Luật Báo chí (đ.28), chúng tôi yêu cầu:

1- Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, báo Hà Nội mới và báo An ninh thủ đô phải nghiêm túc nhìn nhận sự việc một cách khách quan và sự thật, tổ chức điều tra và tiến hành đính chính theo quy định của Pháp luật hiện hành. Xuất trình tất cả những bằng chứng liên quan cụ thể.

2- Truy cứu trách nhiệm cá nhân, tổ chức đã cố tình xuyên tạc sự thật về những vấn đề nêu trên.

3- Trả lời chúng tôi đúng trình tự hiện hành theo Luật pháp đã quy định

Xin gửi tới Quí vị lời chào vì công lý và sự thật.

TM. TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
CHÁNH VĂN PHÒNG

(Ký tên & đóng dấu)

Linh mục Lê Trọng Cung

Nơi nhận: - như trên
- Thủ Tướng Chính Phủ
- UBND Tp. Hà Nội
- Ban Tư tưởng Văn hoá TW
- Bộ Thông tin và Truyền thông
- Lưu Vp.

Tin nhanh - Công an giao thông chặn cùng lúc 3 xe máy của nhóm CLB NBTD




CLB Nhà báo tự do chúng tôi hẹn gặp nhau offline tại một điểm câu cá giải trí đối diện với khu du lịch Bình Quới 1 vào sáng chủ nhật 27/01/2008. Chúng tôi gồm có Điếu Cày, Uyên Vũ, Tạ Phong Tần, Hồ Điệp (blogger TrangDem) và tôi (Anhbasg). Tôi về sớm vì nhà có giỗ trong khi mọi người ở lại qua buổi trưa.

Lúc 15h20p trên đường về ngang quán Bánh canh Hoàng Ty (trong Thanh đa) thì có 2 anh cảnh sát giao thông chặn ngay đầu xe anh Điếu Cày ép anh vào lề đường. Họ nói xe của anh không có kính chiếu hậu, họ giữ của anh Điếu Cày giấy tờ gồm CMND (bản sao), bằng lái xe, phiếu bảo hiểm xe và yêu cầu mang xe về đồn CA phường 27 quận Bình Thạnh (đây không phải đồn công an giao thông). Do anh Điếu Cày không mang theo giấy đăng ký xe nên họ đòi giữ xe. Khi họ giữ các giấy tờ và xe của bác Điếu Cày thì có lẫn 100.000 đồng nên ngay lập tức họ cho rằng đây là hành vi hối lộ và yêu cầu anh Điếu Cày làm bản giải trình mặc dù anh nói là mình lấy một lúc nhiều thứ giấy trong ví ra nên bị kẹp díp mà không biết. Hiện tại là 16h25p anh vẫn đang làm việc vì biên bản đã lập xong mà họ chưa đưa lại cho anh và họ đang xin ý kiến là có nên tạm giữ xe hay không.

Cùng lúc anh Điếu Cày bị Công an chặn đầu xe thì cách đó không xa Uyên Vũ đi trước chở Hồ Điệp, cũng bị Công an giao thông phạt với lỗi chạy xe lấn tuyến, họ lập biên bản và giữ giấy đăng ký xe của Uyên Vũ.

Trong khi đó thì Tạ Phong Tần vừa đến chốt đèn xanh đèn đỏ trong Thanh đa cũng bị công an giao thông gọi vào và yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe. Họ nói do hiện nay có nhiều trường hợp làm giấy tờ giả nên giữ luôn giấy đăng ký xe của Tần và bỏ đi mất. Chị Tần cứ đứng ngay chốt ngã tư để chờ và khoảng 16h20p thì anh cảnh sát giao thông mới quay lại trả đăng ký xe và nay Tần đang trên đường về.

Tôi có ĐT cho 3 người trên, có ghi âm lại. Nếu có diễn biến mới sẽ tiếp tục ghi nhận.

Khi ấy tôi bắt đầu đi từ Dĩ an Bình dương về thì có 2 anh công an chìm đi theo quá lộ liễu, họ bám sát từng chút và dừng lại 4 lần cùng tôi trên đường làm ngay cậu con trai 8 tuổi của tôi cũng phải bảo "ba chạy thật nhanh để họ không theo kịp". Họ theo về đến sát nhà và không biết còn ở đâu xung quanh hay không..

Tin thêm sau khi ĐT cho Điếu Cày lúc 16h57p:

Công an vẫn đang lập biên bản về tiền giấy 100 ngàn dính chung với các giấy tờ của bác Điếu. Anh nói là khi công an cầm giấy tờ đã quay lưng đi, khi quay lại thì nói là trong giấy tờ anh đưa có tờ 100 ngàn đồng. Họ không trả lại anh 100 ngàn đồng mà lập tức cho rằng anh có ý định hối lộ họ. Anh nói là không thể nhớ cụ thể có phải còn tiền hay không vì khi trả tiền trong Thanh Đa thì thấy không còn tiền trong ví nữa.

Anhbasg

SOS - Lời kêu gọi khẩn cấp từ DCCT Hà Nội




036 - HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN magnify

LỜI KÊU GỌI KHẨN CẤP TỪ DÒNG CHÚA CỨU THẾ HÀ NỘI

( Xin các Bloggers có thể copy về Blog của mình và chuyền lời kêu gọi chân thành và đầy thiện chí ôn hòa này đi khắp nơi )

DCCT HÀ NỘI, SÁNG CHÚA NHẬT 27.1.2008

KÍNH THƯA QUÝ ÔNG BÀ ANH CHỊ EM,

TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI ĐANG LÂM CƠN GIAN NAN KHỐN KHÓ.

NGÀY 25.1.2008 VỪA QUA, ĐANG HỌP MỪNG ĐỨC HỒNG Y VÀ CẦU NGUYỆN Ở TOÀ KHÂM SỨ THÌ MỘT CHỊ PHỤ NỮ VÀO CẮM HOA ĐÃ BỊ TẤN CÔNG. MẤY NGƯỜI KHÁC VÀO CỨU THÌ BỊ ĐÁNH NẶNG HƠN.

CHIỀU QUA 26.1.2008, UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐÃ RA VĂN THƯ XUYÊN TẠC VÀ ĐƯA TIN GIẢ DỐI LÀ: TOÀ TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI TỔ CHỨC PHÁ HOẠI TÀI SẢN VÀ ĐÁNH NGƯỜI. TRUYỀN HÌNH HÀ NỘI CHIẾU NGAY CẢNH NHÂN VIÊN CÔNG VỤ MANG THƯỜNG PHỤC CÙNG BẢO VỆ TRONG TOÀ KHÂM SỨ ĐÁNH GIÁO DÂN MÀ LẠI ĐI NÓI LÀ GIÁO DÂN ĐANG ĐUỔI ĐÁNH CÁN BỘ !?!

UBND CŨNG RA LỆNH HẠN CHÓT CHIỀU NAY 17g CHÚA NHẬT 27.1.2008 TÒA TỔNG GIÁM MỤC PHẢI CHẤM DỨT CẦU NGUYỆN VÀ DI DỜI ẢNH TƯỢNG RA KHỎI KHU VỰC TOÀ KHÂM SỨ, NẾU KHÔNG SẼ CÓ BIỆN PHÁP MẠNH.

VẬY XIN ANH CHỊ EM HÃY HIỆP THÔNG VỚI TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI, VỚI GIÁO DÂN HÀ NỘI, VỚI QUÊ CHA ĐẤT TỔ CỦA NHIỀU NGƯỜI CHÚNG TA, CHÚNG TA HÃY RA SỨC CẦU NGUYỆN CHO HÀ NỘI.

HÃY CẦU NGUYỆN CHO UBND TP. HÀ NỘI CHẤM DỨT CÁC HÀNH VI VU CÁO XUYÊN TẠC VÀ ĐÀN ÁP GIÁO DÂN, ĐỒNG THỜI CHO UBND TP. HÀ NỘI BIẾT XEM XÉT VÀ GIAO LẠI NHÀ ĐẤT THỜ TỰ CHO GIÁO HỘI ĐỂ PHỤC VỤ GIÁO DÂN.

HÃY CẦU NGUYỆN CHO ANH CHỊ EM GIÁO DÂN CAN ĐẢM CHẤP NHẬN MỌI GIAN NAN KHỐN KHÓ VÀ BIẾT KIỀM CHẾ BẢN THÂN, CHỈ CẦU NGUYỆN TRONG ÔN HOÀ.

XIN CÁM ƠN ANH CHỊ EM.

Nguồn : Blog Kinh Hoa Bình - DCCT SàiGòn


Một ngày làm việc ở CA P8.




Cuộc biểu tình sáng ngày 19/01/2008 trước Nhà hát Thành phố của CLB NBTD đã nhanh chóng bị dập tắt bởi rất nhiều lực lượng. Họ xông vào đòan biểu tình xé nát biểu ngữ, xô đẩy, hành hung, cưỡng chế từng người đưa lên xe chở về phường Bến Nghé -Quận 1.

Một ngày làm việc ở CA P8.
Sau khi bị cưỡng chế từ cuộc biểu tình sáng ngày 19/01/2008 và bị thẩm vấn, khống chế tạm giữ cho đến 14h ngày 20/01/2008 mới lập biên bản tạm ngưng làm việc nhưng không đưa ra bất cứ văn bản nào cho lý do tạm giữ người, thu giữ đồ đạc của chúng tôi.
Ngay sáng hôm sau 21/01/2008 đến nay Điếu cày nhận liên tiếp 05 giấy mời làm việc của CA P8 Q3.
Sáng 25/01/2008, Điếu cày lên phường làm việc theo giấy mời. 8h30 bắt đầu làm việc. Người làm việc với Điếu cày hôm nay giới thiệu là Nguyễn Văn Long, đội trưởng đội chống bạo động của CATP. Ngoài Long còn hai an ninh trẻ giúp việc ghi biên bản. Long lập lại những câu hỏi cũ từ nhiều ngày qua, ai tổ chức, ai in áo, ai in băng rôn, ai viết biểu ngữ... Điếu cày nói quy trình lập biên bản vi phạm hành chính đã kết thúc ở CA Phường Bến Nghé. Một hành vi vi phạm hành chính đã được lập biên bản theo NĐ 150 chỉ còn chờ ra quyết định phạt và đóng phạt là xong. Tại sao các anh liên tục gửi giấy mời và thẩm vấn? Long nói quy trình lập biên bản chưa xong và còn phải điều tra tiếp...
Đôi lúc cuộc thẩm vấn trở thành tranh luận và điều này không phù hợp với Long nên Long thường nổi nóng và buông ra lời đe dọa. Điếu cày nói đây thực sự là một cuộc thẩm vấn điều tra một hành vi phạm pháp chứ không phải làm việc với người vi phạm hành chính. Việc gọi làm việc liên tục là hành vi khủng bố sách nhiễu những người tham gia biểu tình để dập tắt tiếng nói của người dân.
Khoảng 10 sáng, trong lúc Điếu cày trả lời điện thoại của anhbasg thì Long đứng bật dậy xông tới giật điện thoại và tắt máy luôn.
Làm việc đến 11h30, Điếu cày yêu cầu được về nhà ăn uống và nghỉ ngơi, nếu cần thiết làm việc tiếp buổi chiều sẽ lên vào lúc 14h nhưng Long không chịu, buộc phải ăn ngủ tại phường.
Đầu giờ làm việc buổi chiều lại tranh luận về thủ tục làm việc của người nhận thư mời và hành vi làm việc của CA quá mức cho phép với người nhận thư mời. Điếu cày hỏi Biểu tinh có phải vi phạm pháp luật không? Long nói có vi phạm pháp luật. Điếu cày hỏi luật nào? Long nói NĐ 38. Điếu cày nói CA Phường Bến Nghé đã lập biên bản vi phạm theo NĐ 150...Long luôn luôn nổi nóng. Anh ta đe dọa: "Nếu anh còn ngoan cố chúng tôi sẽ mời anh làm việc đến khi nào xong, giấy mời chỉ có giờ đến chứ không có giờ kết thúc. Anh cho thuê những căn nhà nào, đứng tên giấy phép kinh doanh ra sao chúng tôi sẽ lật lại hết, sẽ không ai dám thuê nhà của anh nữa. Những chỗ xây dựng có sai phạm chúng tôi sẽ lật lại để đập nhà anh...".
Điếu cày nói đây là hành vi khủng bố nhằm bịt miệng những người tham gia biểu tình và dập tắt mọi tiếng nói chống xâm lược Tàu. Long nói 80 triệu dân chỉ có mấy người các anh, có ai đi theo các anh đâu??? Điếu cày nói vậy các anh không muốn dân Việt nam phản đối Tàu thì anh mua băng keo dán hết miệng 85 triệu dân lại. Long hùng hổ đứng lên đi qua đi lại rồi bất ngờ nói:
Hôm nay anh có mang máy ghi âm không? Điếu cày nói mang hay không là quyền của tôi, nhưng tôi thấy không cần thiết phải ghi âm.
Long nghi ngờ và kêu người an ninh trẻ đóng cửa lại. Long hất hàm ra hiệu đứng lên. Hai anh chàng an ninh miễn cưỡng khám hết người Điếu cày. Họ chẳng từ chỗ nào không sờ nắn. Kết quả là chẳng có gì.
16h Long lập một biên bản tạm ngưng làm việc và kêu một dân phòng lên làm chứng về việc kết thúc làm việc với Điếu cày. 16h30' Điếu cày mới bước ra khỏi CA Phường. Kết thúc một ngày làm việc.

Công an đánh trọng thương giáo dân sau lễ mừng Thượng thọ ĐHY




HÀ NỘI -- Bây giờ là 1:30 trưa ngày 25/01/2008 (giờ Hà nội) và là 10:30PM chiều ngày 24/01 (giờ Los Angeles) chúng tôi được tin khẩn cấp sau đây: Sau Thánh lễ trọng thể mừng thượng thọ 90 tuổi và 60 năm linh mục của ĐHY Phạm Đình Tụng tại nhà thờ lớn Hà Nội, một số người sang cầu nguyện tại Tòa Khâm Sứ đã bị công an đánh trọng thương.

Hôm nay giáo dân cả địa phận về tham dự Lễ mừng, mỗi giáo xứ trong giáo phận có 10 đại biểu, cộng thêm giáo dân Hà Nội dự lễ cỡ chừng 3000 người. Trước lễ và sau lễ họ kéo sang Tòa Khâm Sứ đọc kinh. Nhưng khi sau lễ, có mấy người giáo dân nhảy vào bên trong để dâng hoa cho Đức Mẹ thì bị bảo vệ đánh chảy máu đầu, tịch thu máy quay phim, máy chụp ảnh và điện thoại, giáo dân đứng ngoài thấy vậy liền chui vào đánh lại bảo vệ để cứu người ra.

Tình hình nguy cấp, thế là cuối cùng giáo dân phá cửa sắt ùa vào bên trong, dựng một cây Thánh giá bằng sắt cao chừng 4m.

Phóng viên của chúng tôi đã điện thoại cho biết hỉện tình đã trở nên cực kỳ căng thẳng. Trong những người bị đánh trọng thương có người tên là luật sư Lê Quốc Quân và một phụ nữ. Luật sư Lê Quốc Quân đã bị đánh dã man, máu từ tai chảy ra...

Cảnh tượng công an và bảo vệ rượt đuổi bắt người, những cảnh xô đẩy và đánh đập nhiều người ! Theo tin nhận được thì công an đã đánh người cách cực kì dã man.

Tại hiện trường Tòa Khâm Sứ các Cha Quế (linh mục chính xứ nhà thờ Chính Tòa Hà Nội) và các Cha Ly, Ruẫn và Phương cùng giáo dân nhất định ở lại hiện trường chờ giải quyết chứ không chịu về.

Hiện tình tại Tòa Khâm Sứ hiện rất còn đang vô cùng căng thẳng và bi đát... Cảnh sát liên tục tiến đến Tòa Khâm Sứ nhiều vô kể...

Máy hình và điện thoại di động của một trong những phóng viên chúng tôi cũng đã bị công an tịch thu! Tuy nhiên chúng tôi cũng đang liên lạc để thu thập những hình ảnh từ các người quen biết khác về những cảnh công an rượt đuổi bắt người và đánh đập dân chúng để trình bầy cho cả thế giới biết sự đàn áp trắng trợn những người dân hiền lành bị đánh đập chỉ vì họ cầu nguyện cho công lý.

VietCatholic News (Thứ Sáu 25/01/2008 02:20)

Hiện nay, 3:30PM ngày 25/01 tình hình đã tương đối ổn một cây Thánh giá lớn được dựng trước cầu thang lên tòa nhà chính chân được xây gạch và đầy hoa các chị dòng Mến Thánh giá Hà Nội và giáo dân đang bám trụ cầu nguyện để bảo vệ Thánh giá. Biên bản đã được ký nhận. Các cha đã ra về. Chỉ còn lại giáo dân đã căng lều để cầu nguyện dưới trời mưa lạnh. Xin thêm lời cầu nguyện để việc của Chúa được hoàn tất.

Hình ảnh trước thánh lễ, giáo dân cầu nguyện tại Tòa Khâm sứ và lực lượng rất đông công an chìm nổi...

HÌNH ẢNH DIỄN BIẾN SAU LỄ MỪNG THỌ
ĐỨC HỒNG Y PHẠM ĐÌNH TỤNG SÁNG 25.1.2008





Đang khi doàn người đi ra trước Toà Khâm Sứ cầu nguyện
thì một chị người Mường thản nhiên leo qua hàng rào sắt dâng hoa cho Đức Mẹ.
Chị bị bảo vệ rượt đuổi




Chúng truy đuổi chị vào phía quán phở và bọn con gái trong hình đánh đập chị







Giáo dân tràn vào phía quán phở bắt gặp
3 cô gái đánh chị người Mường trốn trong cầu tiêu










Đây là hình chụp lúc 6 giờ sáng trước Toà Khâm Sứ








Cây thánh giá này được dựng ngay trước bậc cấp lên xuống cửa chính TKS



Giáo dân chạy về phía cổng và phá cổng cho mọi người vào



Cổng mở, giáo dân tràn vào, trên loa có tiếng các cha gọi xe cứu thương
đến giúp những người bị bọn bảo vệ đánh.
Hiện nay các bảng "Nhà Văn Hoá" đã bị lột sạch

MỘT CẢNH ĐUỔI BẮT ĐÁNH ĐẬP NGƯỜI 25.1.2008















Nguồn: VietCatholic và Chuacuuthe.com

Hình ảnh hiệp thông cầu nguyện với giáo dân Miền Bắc chiều 23-01-2008 tại Sài Gòn

Chiều ngày 23/01/2008, vào lúc 15h30, các hội đoàn trong giáo xứ Đức mẹ Hằng Cứu Giúp đã cùng với Cha Chính Xứ và quý cha, hiệp thông với giáo dân Miền Bắc để cầu nguyện cho công lý và Hòa Bình. Gửi anh em một vào hình ảnh.

Xin tiếp tục hiệp thông cầu nguyện để công lý và hòa bình của Chúa hiện trì trên đất nước này.

Thân mến,

JB. Le Dinh Phuong, CSsR


click to comment



click to comment

click to comment

click to comment



click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

click to comment

Nỗi buồn mang tên Việt Nam!




Đạo diễn Song Chi

Tôi biết rằng đối với tôi và những người bạn đã tham gia cuộc biểu tình tưởng niệm 34 năm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc ngày 19.1.2008 (19.1.1974-19.1.2008) -một cuộc biểu tình ngắn ngủi trước khi bị dập tắt nhanh chóng, nỗi buồn lớn nhất, sự chua xót lớn nhất đó là vì sao chúng ta không được phép lên tiếng? Nỗi buồn đó tôi cũng đã đọc thấy trong những đôi mắt ngơ ngác của những em sinh viên học sinh trong những ngày 9.12, 16.12 vừa qua khi những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và một số văn nghệ sĩ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa đã bị cản trở, làm khó dễ và sau đó là đủ mọi biện pháp đã được áp dụng để ngăn chặn ngay từ đầu. Vì sao? Vì sao chúng ta không được phép lên tiếng ngay cả khi lẽ phải thuộc về dân tộc ta? Có những lúc tình cờ đôi mắt ngơ ngác của một em sinh viên nào đó rơi trúng vào tôi, tôi nhìn thấy nỗi buồn trong đôi mắt em như em cũng đọc thấy sự chua xót trong tôi, và càng chua xót hơn nữa là cả hai cùng có câu trả lời nhưng thể nói lên lời. Thôi em ơi hãy về nhà lo học hành, làm một đứa con ngoan của ba mẹ thậm chí không lo học hành cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian và tuổi trẻ của chính mình, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi. Còn tôi ơi tôi cũng nên đi về nhà làm công việc của mình lo kiếm tiền lo kiếm danh, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi.

Chính cách sử sự của Nhà Nước VN trong suốt những ngày qua đã làm cho bất cứ người dân Việt Nam nào nếu còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều cảm thấy chua xót, cay đắng, nhục nhã. Đồng thời, những ai nếu còn rơi rớt chút ngây thơ do đã được giáo dục theo kiểu một chiều, bưng bít thông tin quá lâu, ắt hẳn cũng tỉnh ngộ ra ít nhiều. À thì ra ngay cả biểu tình bộc lộ lòng yêu nước và là một phản ứng tối thiểu cần phải có của một dân tộc trước họa xâm lăng rành rành trước mắt của một nước khác mà còn “không được phép”, còn bị ngăn cấm thì hy vọng gì biểu tình để phản kháng trước bất cứ chuyện gì là nguyên nhân gây nên sự phi lý, bất công trong xã hội, hoặc đụng chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền con người trong xã hội, hoặc kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước và có hại cho vận mệnh của quốc gia, của dân tộc…?

Trong những ngày này, trái tim của bao người Việt Nam đang rỉ máu. Nỗi đau bị cướp đất cướp biển ngay trước mắt, nỗi lo họa xâm lăng lâu dài, nhưng đau đớn hơn là thái độ hèn nhát đến không hiểu nổi của chính quyền và sự vô cảm, dửng dưng của rất nhiều người cùng là đồng bào với mình. Có một điều nghĩ cũng lạ lùng, bao nhiêu năm qua, máu xương của dân tộc này đã phải đổ xuống quá nhiều, và những vết thương trong lòng người còn nhiều hơn, một dân tộc như vậy lẽ ra phải ngộ ra, tỉnh ra với một lực phản tỉnh cực kỳ mạnh mẽ để không được phép sai lầm nữa. Vậy mà…chưa bao giờ trong lịch sử, những người lãnh đạo đất nước lại hèn nhát, bảo thủ đến cùng như lúc này-thà mất nước chứ nhất định không chịu từ bỏ con đường sai, không chịu mất quyền lực, và chưa bao giờ mỗi lần con số ít ỏi những người dân Việt dám cất lên tiếng nói lương tâm lại cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa cộng đồng và bất lực như lúc này!

Nếu nói tính cách của con người làm nên số phận thì tính cách của một dân tộc cũng tạo nên số phận của chính dân tộc đó. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nển dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.

Vậy cho nên em ơi hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh như phần đông những người khác đang sống quanh tôi. Bởi vì nếu em hay tôi hay bạn bè tôi còn tiếp tục bức xúc muốn lên tiếng muốn bày tỏ thái độ công dân lòng yêu nước hay bất cứ một cảm xúc nào khác, sẽ nhận được gì chúng ta đều biết trước. Nhưng sự cay đắng lớn nhất nhiều khi không phải từ những gì chúng ta phải nhận từ phía chính quyền mà từ những người chung quanh.Người ta sẽ nhìn chúng ta như những kẻ rỗi hơi thừa giờ đi làm những việc tào lao, những kẻ thiếu khôn ngoan hoặc cố tình lập dị, hoặc bất tài, thất bại, có điều gì bất mãn cá nhân nên đâm ra bất mãn xã hội, còn nếu ta không thất bại mà lại có chút thành đạt trong công việc của mình, thậm chí thuộc loại có tiền thì chắc là…muốn chơi trội để gây chú ý! Người ta sẽ khuyên chúng ta thôi hãy lo làm việc của mình đi, nếu chưa có bằng cấp thì lo đi kiếm cái bằng đi nếu chưa có tài sản thì lo đi kiếm tiền đi nếu chưa có gia đình thì lo đi lấy vợ lấy chồng đi, làm gì cũng đựơc, chuyện lớn đã có Nhà Nước lo.

Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc đã quen được giáo dục để suy nghĩ theo một chiều, quen sống trong bạc nhược, sợ hãi, luôn luôn tự biên tập, tự kiểm duyệt chính mình, chỉ muốn an thân, gần như vô cảm trước mọi chuyện đang xảy ra ngay trên đất nước mình, mất lòng tin vào mọi thứ và chia rẽ, nghi kỵ lẫn nhau? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà trong xã hội những sự vô lý bất công bất bình thường nhất cũng trở thành bình thường còn điều tốt đẹp, sự tử tế, tính trung thực, lòng dũng cảm lại trở thành hiếm hoi? Điều gì sẽ xảy ra với một dân tộc mà ngay cả khi lòng tự cường, tinh thần tự tôn vừa mới được nhen nhúm đã lại bị vùi dập phũ phàng?

Thôi mà em ơi nghĩ đến những chuyện đó làm gì hãy về nhà lo học hành hoặc không học hành thì cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian tuổi trẻ của em. Còn tôi thì đi làm công việc của mình lo bon chen kiếm chút tiền kiếm chút danh sống đời yên ấm, rồi nếu có bức xúc lắm chuyện xã hội thì ta có thể chửi đổng trong những buổi ngồi quán café quán nhậu với bạn bè, chửi như thế vừa hả tức vừa được tiếng quan tâm đến xã hội mà lại không thiệt hại gì, ta cũng có thể tha hồ nói về dân chủ nhân quyền tự do trong những cuộc nhậu, nói thôi và đừng làm gì hết.

Nhưng...liệu em và tôi có sẽ chấp nhận sống như thế không?

Thông báo : Cầu nguyện hiệp thông tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon



“Bạn hãy ký thác đường đời cho Chúa.
Và Chúa, chính Chúa, Người sẽ ra tay”

Thời gian : Chiều Thứ Tư ngày 23 tháng 01 năm 2008, vào lúc 15g30

Địa điểm : Tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon - 38 Kỳ Đồng P.9 Q.3

Giới gia trưởng, giới hiền mẫu, gia đình Con Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon
sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện hiệp thông với Giáo Phận Hà Nội và Giáo xứ Thái Hà.

Chủ đề của buổi cầu nguyện là : “Cầu cho Công lý và Hòa Bình”.

Buổi cầu nguyện sẽ được Cha Bề trên chánh xứ, Tu viện Trưởng Saigon chủ sự.

Kính mời anh chị em tín hữu tham dự.

Xin hãy dừng lại trước khi quá muộn!




Sau khi post bài Nhà nước, tôn giáo, thông tin và công dân – vài lý lẽ đời thường tại blog của mình, trong số những comment tôi nhận được có một link đến bài Tiếng nói của Phật tử trước cái gọi là "cầu nguyện" đòi lại Tòa khâm sứ - ý kiến độc giả. Đọc vào, tôi thật sự hết sức kinh hãi, cho dù trước đó cũng đã lờ mờ nhận ra một bước đi nào đó có thể dụng đến Phật giáo!

Không thừa khi điểm lại những điểm đáng lưu ý:

  • Ảnh nhỏ một nhà thờ cùng với chú thích Đất bị thực dân Pháp và tay sai Ki-tô giáo cưỡng đoạt xây nhà thờ lớn được dùng để mở đầu cho bài viết có một phần nội dung là kết án Công giáo Việt Nam đi với thực dân, và có hàm ý rất rõ rằng nay họ lại đi ngược lại với dân tộc.
  • Cũng ngay đầu bài: Xét một cách chính danh nhất thì Phật giáo mới đủ tư cách để đòi lại đất bị nhà thờ và thế lực tay sai xâm chiếm. Và cứ nếu xét theo sự thật lịch sử thì không chỉ có nhà thờ Lớn tại Hà Hội mà nhà thờ Lớn tại TP. HCM cho đến cái gọi là thánh địa La Vang cũng phải trả về cho Phật giáo.
  • Từ chỗ khẳng định chính danh hơn, cuối bài đi đến công khai thách thức rằng có thể hành động để tranh giành: Người Công giáo sẽ nghĩ gì, nếu những người Phật tử cũng thắp hương cầu nguyện, ký tên đứng bao quanh nhà thờ Lớn Hà Nội và những nơi người Công giáo đã chiếm đoạt để đòi lại những danh thắng nổi tiếng của dân tộc và Phật giáo đã bị chính nhà thờ và tay sai tàn phá? Nhưng người Phật tử sẽ không bao giờ làm thế nếu người Công giáo không tiếp tục có những hành động quá đáng như vậy.
  • Chẳng những bác bỏ gỉải pháp (nếu có) giữa Chính phủ với Giáo hội mà còn vu khống một cách lố bịch khi quy kết việc làm của Giáo hội là cùng loại với hành động của Trung Quốc, với thâm ý dùng lòng yêu nước của người Việt để chống Công giáo: Nếu hành động “trả lại” Tòa Khâm xảy ra, tin chắc sẽ gặp phải những phản ứng quyết liệt của người Phật tử trong nước và nước ngoài. Và nếu điều đó xảy ra sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho những hành vi học “đòi” một cách lố bịch như Trung Quốc và là một cách hành xử không công bằng đối với Phật giáo.

Những lời lẽ và thái độ như vậy có phải xuất phát từ sự từ, bi, hỷ, xả và diệt tham, sân, si của nhà Phật hay không, xin mời độc giả tự nhận định. Ở đây, tôi chỉ xin nói đến những vấn đề có liên quan khác.

1. Lẫn lộn (vô tình hay hữu ý) trong việc đặt vấn đề về những nhà thờ mới trên các nền chùa cũ

Trước hết là lẫn lộn giữa lịch sử với hiện thực.

Có thể xem “lịch sử” là khái niệm về sự kiện đi với thời gian của quá khứ và gắn kết với một không gian, và là một khái niệm tương đối ở các “điểm nút”. Có lịch sử xa mà cũng có lịch sử gần, có lịch sử đã qua mà cũng có thể lịch sử ngay hôm nay (khi nó tức thời bị vượt qua về sự kiện).

Vậy vấn đề là quy chiếu nào để xem đâu là lịch sử, đâu là hiện thực? Theo tôi thiển nghĩ, khi các chủ thể tương ứng nhau, cùng làm nên một sự kiện mà còn tồn tại trong thực tế, khi đó hiện thực này vẫn tồn tại. Khi một trong các bên chủ thể đó đã không còn tồn tại; hoặc khi đã qua một thời gian đủ lâu, lúc mà các chủ thể trực tiếp đều biến chuyển thành các chủ thể hậu duệ, thì xem như lịch sử đã được xác lập.

Hiện thực là cái ta phải đối mặt trong hiện tại và có thể thay đồi. Lịch sử là cái chỉ ta ghi nhận và rút ra bài học khả dĩ từ đó, chứ không phải là cái có thể thay đổi, tuy có thể ít nhiều giải quyết hậu quả lịch sử. Nhưng không phải hậu quả nào của lịch sử cũng có thể giải quyết được, mà chỉ là lịch sử lân cận nhất mà thôi và khi hiện thực “xác nhận” về hậu quả đó cũng như có nhu cầu giải quyết nó; ngoài ra, đều thuộc phạm vi của ảo tưởng thay đổi lịch sử. Đòi hỏi thay đổi lịch sử, dù lịch sử đó tốt hay xấu, vinh hay nhục, của mình hay của người, đều là đòi hỏi vô lối và thiếu lý lẽ.

Đúng là sự thật ở Việt Nam có những nhà thờ được xây trên nền chùa, nhưng điều đó đã đi vào lịch sử chứ không còn là vấn đề của hiện thực. Vì sao? Đơn giản là những chủ thể của sự kiện dỡ chùa nay đã không còn tồn tại. Phật giáo Việt Nam từ bấy đến nay, qua bao nhiêu thăng trầm là bấy nhiêu lần thay đổi về mặt tổ chức và chủ thể rồi (sự phân tán của nhiều hệ phái Phật giáo dưới thời Pháp thuộc để rồi thống nhất dưới cùng một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất; sau năm 1975 lại là Giáo hội Phật giáo Việt Nam và một Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất khác không chấp nhận đặt dưới sự chi phối của chính quyền). Cho dù cố nại rằng chủ thể là toàn bộ Phật tử Việt Nam chăng nữa, thì chủ thể dứt khoát cần phải có ở phía bên kia, trong sự kiện này, là chính quyền thực dân, nay đã hoàn toàn đi vào lịch sử. Ngoài ra, cho dù có thăng trầm như thế nào dưới chế độ thuộc địa, thì xuyên suốt, Phật giáo Việt Nam vẫn luôn chứng tỏ sức sống của nó, vẫn sống an lạc trong toàn bộ cộng đồng xã hội, trong đó có cộng đồng Công giáo, và mọi “phạm vi ảnh hưởng” tinh thần lẫn tổ chức của mỗi tôn giáo đều đã “an bài” mà không hề có tranh chấp với nhau, nên khách quan mà nói, không hề có nhu cầu “sửa chữa” lịch sử trên mọi phương diện.

Ngược lại, trong vấn đề tranh chấp của các giáo phận thuộc Giáo hội Công giáo với Chính quyền hiện nay về tài sản – chưa cần xét về thời gian khi mà thời gian cũng xa nhất trong sự việc này cũng chỉ là năm 1959, ngoài ra là rải rác từ đó, trước 1975 và từ 1975 về sau – cả hai phía chủ thể đều còn tồn tại. Giáo hội Công giáo vẫn là giáo hội đó, Chính quyền Việt Nam vẫn là chính quyền đó, còn chuyện chuyển tiếp con người cụ thể cai quản Giáo hội hay nắm quyền Nhà nước thì không cần bàn, đó là điều đương nghiên theo thời gian của bất kỳ một chủ thể thiết chế nào. Do vậy, đây là vấn đề hiện thực của Giáo hội Công giáo với Chính quyền, không phải là vấn đề lịch sử. Và nó, trong phạm vi các vụ việc có liên quan, càng không phải là vấn đề hiện thực giữa Công giáo và Phật giáo, cũng không phải là vấn đề giữa Chính quyền với Phật giáo!

Cứ cái lập luận rằng Công giáo đòi Toà Khâm sứ mà hiện Chính quyền đang quản lý thì Phật giáo có quyền đòi nhà thờ lớn hay những cơ sở, vùng đất khác của Công giáo vì trước đây là của nhà chùa, với thái độ bất chấp lý lẽ, bất chấp giới hạn lịch sử, sự thật (đã thành) lịch sử, bất chấp hiện thực, thì liệu trả lời sao với những điều sau đây? Người Việt đến đòi đất tại khu Chợ Lớn của người Hoa vì người Việt mới chính danh về lịch sử (!). Chính quyền Cambodia đòi lại Sài Gòn và Tây Nam bộ vì người Khmer mới chính danh là chủ vùng đất này trong lịch sử[1] (!). Các gia tộc trên khắp nước đi đến những khu đất xa xưa để đòi người khác phải ra khỏi vì trước đây nó là của gia tộc mình (!). Xa hơn nữa, Trung Quốc có thể căn cứ vào lịch sử Giao Chỉ để đòi lại vùng đất xưa (!)… Hoặc gần nhất, là câu hỏi ai sẽ dám chắc những nền chùa mà nay tọa lạc nhà thờ, là của Phật giáo ngay từ thuở khai thiên lập địa để không bị một người chủ chính danh giả định khác lên tiếng đòi?

Sự lẫn lộn giữa lịch sử và hiện thực này lại gắn kết chặt chẽ với lẫn lộn giữa lịch sử với pháp lý.

Sự kiện đất chùa xưa bị chiếm đoạt cho dù có là thực tế lịch sử, nay cũng đã nằm ngoài khuôn khổ pháp lý hiện hành, một phần cũng vì các chủ thể pháp lý đặt trong tình hình thực tế lịch sử như vừa nói. Trong khi đó, đối với Giáo hội, mà tiêu biểu là vụ Tòa Khâm sứ, thì lại khác. Ngoài việc sự vụ xảy ra ngay dưới chế độ hiện hành, theo những thông tin được đưa ra từ phía Giáo hội, họ có các văn bản cần thiết làm cơ sở cho yêu cầu của mình. Vấn đề còn lại giờ đây là giá trị thực của các chứng thư đó và hiệu lực của chúng có nằm trong khuôn khổ thừa nhận của hệ thống quy định pháp luật hay không.

Nếu có ai đó đặt vấn đề về tài sản của Phật giáo tại những vị trí của Công giáo hiện nay, về lý, đương nhiên sẽ là có một chủ thể đại diện để chính thức đặt ra yêu cầu tranh chấp của mình, bằng những chứng thư xác thực tương tự, chứ không thể khẳng định suông về mặt lịch sử, rằng vì dưới thời thực dân đó đã là nền đất của nhà Phật, rằng đã được nhà Lý, nhà Trần gì đó giao cho Phật giáo…

Lẫn lộn này lại tương quan với sự lẫn lộn giữa lịch sử với sở hữu, giữa tình cảm (tôn giáo) với pháp lý và sở hữu, thậm chí là giữa chiếm hữu (trong lịch sử) với sở hữu (của hiện thực).

2. Từ chỗ lẫn lộn giữa các phạm vi đi đến chỗ đánh tráo các vấn đề

Đầu tiên chính là việc đánh tráo tương quan chủ thể. Đây hoàn toàn là việc giữa Công giáo với Chính quyền lại biến thành việc giữa Công giáo với Phật giáo. Và nếu muốn mở rộng ra, Phật giáo (và có thể cả những tôn giáo khác trong nước) cũng có vấn đề về tài sản với Nhà nước, thì việc bỗng dưng Phật giáo trở thành đối trọng với Công giáo trong vấn đề tài sản rõ ràng là đánh tráo cả chủ thể tương quan trong vấn đề này của chính Phật giáo.

Một thực tế khó mà không thừa nhận, là chính sách trưng thu, sung công được áp dụng rộng rãi đối với tài sản của các tôn giáo, ở cả hai miền Nam, Bắc tùy vào thời điểm nắm chính quyền. Từ lý luận “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã khiến trong thực tế việc thu hẹp “địa bàn gieo trồng và chế biến thuốc phiện” là một trong những nhiệm vụ không nhỏ. Phải thừa nhận rằng chính sách đối với tôn giáo hiện đã có những thay đổi, tuy nhiên, cùng với sự thiếu minh bạch khi nhìn nhận những sai lầm của quá khứ, cộng thêm tư duy và hành xử cũ vẫn chiếm ưu thế, khiến vấn đề không đi đến thấu đáo. Trong vấn đề tài sản này, nếu tiếp tục né tránh vấn đề, đánh tráo các quan hệ chủ thể đối ứng với nhau, không những không giải quyết được mà còn phát sinh những vấn đề khác, trầm trọng hơn nhiều.

Một sự đánh tráo cực kỳ nguy hiểm là từ chỗ thuần túy tài sản, vấn đề được lái sang thành quan hệ… dân tộc – thực dân. Cho dù thực tế lịch sử có việc Công giáo được sự ưu ái của chính quyền thực dân, có việc nền đất chùa được lấy xây nhà thờ, có việc một phận người Công giáo làm tay sai cho giặc, thì tất cả những điều đó nay cũng chỉ còn giá trị là ghi nhận đối với quá khứ, trong toàn bộ quá trình du nhập và phát triển của Công giáo tại Việt Nam, chứ hoàn toàn không có giá trị phán xét trong hiện tại.

Đem lịch sử – một lịch sử đã hoàn toàn sang trang ra để quy kết về tính dân tộc trong tranh chấp hiện nay rõ ràng là đánh lận con đen và đặt Công giáo trước một tấm bia nhiều người nhắm cùng lúc. Vả lại, cũng cần phải hết sức công tâm với lịch sử, rằng có phải duy nhất những người Công giáo có quá khứ câu kết với thực dân, không có người Phật giáo sao, không có người theo những đạo khác hay không theo đạo sao? Trong một đất nước mà tín ngưỡng chủ đạo là thờ Ông Bà và Phật giáo, liệu có phải tính theo tỷ lệ thì người ngoài Công giáo câu kết với giặc là không đáng kể không?

Dấn thêm một bước nữa trong hướng này là đánh tráo tới mức từ chỗ chỉ là tranh chấp tài sản trong hiện tại, lại viện đến văn hóa dân tộc liên quan đến những công trình Phật giáo xưa mà nay trên nền là công trình Thiên chúa giáo, viện đến vai trò lịch sử của Phật giáo trong những giai đoạn chưa có Công giáo, xem đó là duy nhất của văn hóa Việt cho đến nay, với hàm ý loại hẳn Công giáo ra khỏi tiến trình văn hóa dân tộc đó.

Không ai có thể bác bỏ được những đóng góp mang tầm văn hóa dân tộc của Phật giáo giai đoạn cực thịnh thuộc trung đại của lịch sử Việt Nam, thì cũng sẽ như thế đối với những đóng góp từ phía Công giáo cho văn hóa Việt Nam thời kỳ cận và hiện đại. Chữ quốc ngữ là một điển hình quá rõ. Kiến trúc Thiên chúa giáo đã là một phần của kiến trúc Việt Nam hiện đại. Các hoạt động lễ hội có nguồn gốc Thiên chúa giáo đã hoàn toàn đi vào đời sống của đất nước phương Đông này mà không ai mảy may đặt vấn đề xét lại tính văn hóa dân tộc của chúng. Một điều hoàn toàn phi lý là để tôn vinh danh thắng của dân tộc trong quá khứ thì phải đập bỏ danh thắng của đất nước thời hiện đại để dựng lại cái cũ sao? Vậy thì xem ra Hoàng thành Thăng Long phải được dựng lại nguyên như xưa bằng mọi giá chứ không thể tính đến chuyện gì khác cho các công trình kiến trúc mới của thủ đô đâu!

Chỉ có những người cực đoan mới nói rằng Phật giáo là quốc giáo của Việt Nam từ thời lập quốc và hàm ý rằng do đó nay phải đòi lại từ Công giáo những địa điểm văn hóa Phật giáo xưa để thể hiện tinh thần quốc giáo của dân tộc. Trong số hàng chục vạn người hàng năm vui đón Giáng Sinh tại khu vực nhà thờ lớn TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội, mà hẳn người không có đạo phải hơn về tỷ lệ so với người có đạo, chắc chắn không ai điên rồ tới mức cho rằng đây là văn hóa Công giáo phải tẩy chay, hay cái nhà thờ trung tâm ấy không thể hiện văn hóa dân tộc cần phải đập bỏ để dựng lên nhà chùa (tháp Báo Thiên ở Hà Nội chẳng hạn) vì đạo Phật là quốc giáo của ta từ trước!

Văn hóa Thiên chúa giáo đã thật sự là một bộ phận trong tổng thể văn hóa Việt và đã hòa quyện vào đó. Lấy văn hóa của một thời kỳ lịch sử đã qua, cho dù là thời kỳ của một đỉnh điểm nào đó, để quy kết bất biến cho ngày nay nhằm loại bỏ văn hóa Thiên chúa giáo, là quan điểm thiếu tầm nhìn và kỳ thị tôn giáo không hơn không kém.

Dùng vấn đề văn hóa dân tộc được thể hiện dưới hình thức cực đoan để thay cho chuyện tranh chấp tài sản thì thật sự một vốc bùn đã được đánh vào đại dương mênh mông – chứ không phải vào ao nữa. Và nếu khai thác cái đại dương đó, nó có thể sẽ nhấn chìm không chỉ vốc vùn, mà còn cả con người có bàn tay nắm vốc bùn cũng như tất cả những gì thuộc cảnh quang xung quanh!

3. Có chăng một ý định dùng đến Phật giáo để chống Công giáo trong vấn đề tài sản?

Câu hỏi này đặt ra không thừa trước những gì mà bài viết được đề cập ở trên đã thể hiện, cũng như vài biểu hiện khác mà có thể xâu lại thành một dây liên hệ.

Vượt lên trên xung đột về chính trị, vượt cả lên xung đột về sắc tộc, vốn đã là những xung đột mà khi diễn ra sẽ cực kỳ gay gắt và hậu quả sẽ nhiều tan thương, xung đột tôn giáo là xung đột có tầm mức kinh khủng nhất trong các loại xung đột có ở loài người. Lịch sử đã chứng minh điều đó! Hiện tại càng chứng minh điều đó!

Ngày nay, với sự liên kết toàn cầu trên nhiều lĩnh vực, trong đó có cả liên kết về đức tin, không chỉ về mặt tinh thần, mà cả về mặt thông tin, tổ chức. Mặt trái của điều tích cực này chính là tình cảm tôn giáo, nhiều khi là thiếu lý lẽ và thiếu kiềm chế, lan tỏa hết sức nhanh chóng, trở thành một xung lực tàn phá ngay tức thời những gì thuộc phạm vi sự việc lẫn về lâu về dài. Trong bối cảnh có nhiều xung đột toàn cầu mà lại khơi gợi sự cách biệt tôn giáo, đưa ra sự phán xét không đúng chỗ và vô trách nhiệm về quá khứ của một tôn giáo trên cơ sở đối lập với một tôn giáo khác, thì nếu không có động cơ xấu cũng là một thái độ hết sức thiển cận và hồ đồ!

Mấy chục năm qua, Phật giáo và Công giáo – hai tôn giáo lớn và có ảnh hưởng nhất đời sống tâm linh ở nước ta – cùng với các tôn giáo khác, luôn sống hòa hợp, không hề có ngăn cách nào với nhau trong cuộc sống và giao tiếp cộng đồng giữa những con người theo những tín ngưỡng (hay không tín ngưỡng) khác nhau. Có điều đó phần lớn là do dân tộc ta có truyền thống hiền hòa, dung nạp và khoan dung lẫn nhau về tín ngưỡng giữa các tôn giáo. Phần khác thì nhờ bản thân mỗi tôn giáo, trong đó vai trò lớn ở hàng giáo phẩm cao cấp, không hề tạo ra sự phân cắt xã hội trên cơ sở tôn giáo. Một phần nữa, cũng hết sức quan trọng, là chính sách đúng đắn của chính quyền trong việc không chủ trương gắn công quyền với tôn giáo nào, hay việc dùng tôn giáo chống tôn giáo nhằm phục vụ cho việc củng cố quyền lực hoặc giải quyết các vấn đề chính trị đang phải đối mặt.

Từ cuộc tranh chấp của Chính quyền với các giáo phận Công giáo ở từng vụ việc cụ thể, lại bỗng nhiên có sự “tự nguyện” nào đó để biến sự việc thành ra cuộc tranh chấp của (một số) người “nhà Phật” nhắm vào Công giáo, trên bình diện chung về lịch sử và văn hóa, thậm chí trên bình diện dân tộc và ngoại bang – phải hiểu sao đây?

Chưa có cơ sở để khẳng định có người của Ban Tôn giáo “nào đó” dính vào. Cũng chưa thể căn cứ vào nhân thân sinh thành của ai đó, của những người quản lý website nào đó – những người và nơi hăng hái dùng danh nghĩa Phật giáo để công kích Công giáo – có một ít liên hệ với yếu tố Trung Quốc, để kết luận rằng có một âm mưu thâm độc hơn nhằm tạo sự xung đột từ trong lòng, phục vụ cho kế hoạch lâu dài của quốc gia phương Bắc. Từ thâm tâm, tôi chỉ mong sao các động thái có liên quan chỉ là tự phát từ những tình cảm tôn giáo đặt nhầm chỗ, hay thậm chí là một sự bất khoan dung về mặt cá nhân, chứ không phải là những hành động được tính toán và có tổ chức.

Thẳng thắn mà nói, bất kỳ ai có chút tầm nhìn chính trị đều thấy ngay những cuộc thắp nến cầu nguyện của người Công giáo có mối đe dọa tiềm tàng về chính trị đối với Chính quyền. Đó là khi ý thức thể hiện niềm tin tôn giáo chuyển thành ý thức thể hiện niềm tin chính trị, và ý thức đó lan tràn ra khỏi cộng đồng giáo dân. Đó là khi các tôn giáo khác “noi gương” Công giáo trong vấn đề tài sản và cũng có những động thái tương tự… Cũng thẳng thắn mà nói, để hóa giải toàn bộ nguy cơ này, tức không cho có sự lan tràn, giải pháp tốt nhất là cô lập người Công giáo, mà cô lập tốt nhất từ đâu, từ lực lượng nào và từ những công cụ nào, chỉ cần một chút nhìn vào những bối cảnh có liên quan ở nước ta là có thể nhận ra ngay…

Chắn chắn không ai mong muốn trên đất nước này có xung đột giữa Công giáo và Phật giáo. Xin hãy thử hình dung cảnh tượng mà ngày nào đó ta bước vào chỗ làm hay trường học…, những con người vẫn tay bắt mặt mừng với nhau hôm trước, hôm nay bỗng nhìn nhau dè chừng khi biết “nó khác (đạo) mình”! Hãy thử hình dung một viễn cảnh kinh khủng, khi ngày nào đó ta hay đời con cháu ta ra đường trong nỗi hoang mang, lo sợ bị tấn công chỉ vì tin vào Chúa hay Phật!

Muốn chấm dứt việc người Công giáo cầu nguyện đòi tài sản mà không can dự đến Phật giáo, trước những viễn cảnh tồi tệ giả định, tại sao không xúc tiến giải pháp đơn giản hơn rất nhiều, là có bước đi pháp lý thích hợp và một ít thỏa hiệp để giải quyết rốt ráo vấn đề? Nhà nước “mất” về tay các giáo phận những tòa nhà hay khu đất mà trong quá khứ không lâu, đã là của họ vẫn không tốt hơn là mất đi khối đoàn kết dân tộc và sự bình yên trước viễn cảnh xung đột tôn giáo sao? Về phía (những người lấy danh nghĩa) Phật giáo, đã mấy trăm nay mất những chùa nào đó, nay nếu tiếp tục “mất” thì có tăng thêm chút mất mát nào không, thay vì lại “tự nguyện” nhảy vào thế chân Nhà nước trong cuộc tranh chấp này để mất đi cả căn tính vốn có của đạo Phật? Nếu những tài sản mà phía Công giáo chứng minh được sở hữu có về với họ, thì cũng chỉ là thêm cho một bộ phận con dân nước Việt được có được những cơ sở vật chất mới phục vụ cho đời sống tâm linh, cho việc giáo dục, giải trí, hay làm từ thiện…, không phải là điều Nhà nước ta cũng chủ trương hay sao? Và thêm một bộ phận chúng sanh có được niềm hoan hỷ như thế, nào có khác chăng với tinh thần nhà Phật?

Sẽ là một sai lầm kinh khủng nếu cứ khư khư ôm lấy uy quyền chính trị của mình trong việc giải quyết vấn đề, cũng như khăng khăng tự nguyện tham gia tranh chấp về mặt tôn giáo, để rồi dẫn đến xung đột tôn giáo trên bình diện xã hội. Một khi điều đó đã bén rễ, sẽ không thể nào cứu vãn nổi vì thực tế cho thấy xung đột loại này luôn vượt qua mọi tầm kiểm soát của bất kỳ thế lực nào, cả trong ngắn hạn và dài hạn.

4. Tỉnh táo, lý lẽ, khách quan và lẽ phải

Hẳn sẽ có người nghĩ tôi là người Công giáo. Không, tôi vô thần 100%, điều này đã được “giải trình” từ lâu. Đời người không ai tránh khỏi có những lúc gặp chuyện buồn đau. Tôi cũng thế, và thật tình, có khi tôi mong tìm đến một bến đỗ tâm linh để có chút bình yên. Nhưng không, chưa bao giờ tôi từng có thể là một người hữu thần.

Tôi không ngại mà cũng không phản đối hay bất bình khi đọc ở đâu đó nói rằng người vô thần thì thế này thế kia. Friend nào đó trong blog, thấy tôi “bênh” Công giáo, vào comment “chửi” vô thần, tôi xem là bình thường. Bởi lẽ rất đơn giản, tôi không hề bị tình cảm vô thần chi phối đến lý trí của mình để mà lập tức phản ứng lại bằng cách phủ định tín ngưỡng. Cũng bởi đơn giản là tôi hiểu người vô thần thì có người này người kia – và tự hiểu tôi không phải là loại người vô thần họ họ nói – cũng như người theo bất kỳ tôn giáo nào đó cũng có người này người nọ. Đọc, nghe những phê phán như thế, tôi chỉ thầm nhủ rằng họ bị chi phối bởi tình cảm tôn giáo, còn thiếu sự khoan dung, thế thôi.

Trong các quan hệ, tôi sống bằng lẽ phải và lương tâm, không thể thấy đúng nói sai hay thấy sai nói đúng. Ở đây tôi “bênh vực” Công giáo, nhưng tôi sẽ sẵn sàng phê phán họ một cách gay gắt – cũng như phê phán bất cứ chủ thể nào khác – nếu sai trái ở phía họ. Bản thân tôi có nhận định rằng trong giáo luật và trong đời sống xã hội, Phật giáo có độ khoan dung cao hơn Công giáo (không có nghĩ là Công giáo không khoan dung). Khi nghiên cứu triết học chính trị, thực tiễn chính trị tại các nước dân chủ là một trong những điều tôi lưu tâm. Việc những năm gần đây Công giáo La Mã, mà đại diện là Giáo hội tại các nước, có xu hướng tăng cường can thiệp vào dân luật bằng giáo luật, là điều tôi hoàn toàn không đồng tình (như việc chống dùng bao cao su và thuốc tránh thai, chống nghiên cứu và ứng dụng tế bào dòng vào y học và dược học, vấn đề li dị trong hôn nhân dị tính và chống người đồng tính luyến ái…, hay ngay cả chuyện nội bộ giáo hội khi tranh cãi quanh việc phong linh mục cho phụ nữ…). Chỉ vì ảnh hưởng của những chủ trương này ở Việt Nam hết sức nhỏ bé nên tôi không lên tiếng.

Một chút bày tỏ như thế để thấy rằng yếu tố tình cảm tôn giáo hay vô thần, dù rất quan trọng nhưng cũng không thể để nó chi phối đến lý trí và sự khách quan, đặc biệt là ở người trí thức, thành phần mà thái độ của họ có thể ít nhiều định hướng cho công chúng. Để cho loại tình cảm này chi phối, rồi vô tình hay cố ý kết hợp vào đó tình cảm dân tộc, kết quả là căm ghét niềm tin tôn giáo khác với mình, là sự thù hằn dân tộc vô lối dành cho người khác.

Vài ngày gần đây, chỉ quanh blog của mình thôi, tôi lại chứng kiến loại tình cảm này bộc phát khiến có người chệch choạng trong lý trí, ngã nghiêng trong lời nói, kỳ quặc trong tính khí. Tôi mừng vì có những người trẻ dù bị tình cảm tôn giáo chi phối nhưng lập tức nhận ngay rà vấn đề và tỉnh táo xử trí một cách khách quan. Ngược lại, tôi có phần hoảng khi thấy có trí thức không còn nhỏ tuổi lại thể hiện thái độ cực kỳ cố chấp và cực đoan… Thế mới biết mối đe dọa này đầy tiềm năng!

Tôi mong muốn thông qua bài này gửi lời kêu gọi đến tất cả mọi người, người có đạo và không có đạo, người Công giáo, Phật giáo hay những tôn giáo khác, dân thường cũng như chức sắc, và đặc biệt đến người trí thức…, cần tỉnh táo và dựa vào lý lẽ khách quan, vào lẽ công chính để nhìn nhận vấn đề.

Lời này cũng xin được nhắn gửi đến những nơi nào đó, những nhóm người thuộc “tôn giáo” nào đó đang hoạch định sách lược và những biện pháp trước diễn biến đang có. Lợi ích dân tộc là lợi ích của toàn thể khối nhân dân của tất cả các tôn giáo và người không có đạo sống trên mảnh đất hình chữ S này, không phải của riêng ai, riêng một đảng phái nào hay một tôn giáo nào. Vì lợi ích riêng mà bất chấp viễn cảnh được giả định của một cuộc xung đột tôn giáo và xã hội, vốn sẽ đi kèm – không tránh khỏi trong thời đại ngày nay – với giải pháp khắc chế lẫn nhau giữa các tôn giáo, sẽ dẫn đến một đại họa, và là một tội ác!

Xin hãy dừng lại trước khi quá muộn!

-

(Bài đã đăng tại talawas, 19.01.2008)

THƯ CÁC NHÀ GIÁO VIỆT NAM ỦNG HỘ CÁC CUỘC TUẦN HÀNH, BIỂU TÌNH




click to comment

Các em học sinh, sinh viên thân mến,

Những ngày tháng vừa qua , xã hội Việt nam đã có bước đổi thay rất lớn , mang một tính chất bước ngoặt cho việc xây dựng xã hội dân sự cho nước ta. Học sinh, sinh viên đã dũng cảm bước qua được cái rào cản của sự dè dặt, thiếu tự tin để cùng nhau xuống đường tuần hành biểu tình chống sự bành trướng, xâm lấn, cướp đất đai nước ta trong những ngày 9/12 và 16/12/2007.

Hành vi của Quốc vụ viện Trung quốc trong ngày 2/12/2007 ra quyết định thành lập đơn vị hành chính Tam sa bao gồm cả hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của nước ta là một hành động để mở đường cho việc thôn tính toàn bộ khu vực Biển đông, thềm lục địa và hai quần đảo này của nước ta một cách trắng trợn, bất chấp các công ước Quốc tế cũng như bằng chứng lịch sử về lãnh thổ bất khả xâm phạm của Việt nam ta.

Quần đảo Hoàng sa của nước ta bị Trung quốc dùng vũ lực chiếm đoạt ngày 19/1/1974 đến nay chúng ta vẫn chưa đòi lại được, thì nay chúng lại tiếp tục leo thang mức độ cao hơn để nhằm một lần nữa xâm lược đất đai của Tổ tiên chúng ta để lại. Chính phủ nước ta đã hàng trăm lần tuyên bố về chủ quyền không thể chối cãi của ta với các quần đảo này, nhưng vẫn còn rất yếu ớt và thụ động. Với sức trẻ, lòng yêu nước tột cùng và nhiệt huyết đấu tranh vì toàn vẹn lãnh thổ của toàn thể học sinh, sinh viên đã một phần nào làm cho chính phủ các cơ quan chính quyền nước ta phần nào cứng rắn lên nhiều như UBND Đà nẵng cũng đã ra nghị quyết, các cơ quan chính quyền cũng đã chuẩn bị hồ sơ để đưa ra Liên hiệp quốc giải quyết sự việc này….

Để thúc đẩy hơn nữa phong trào đấu tranh đòi Trung quốc hủy bỏ quyết định Tam sa và trả lại Hoàng sa cho nước ta, các em học sinh, sinh viên đã cùng mọi tầng lớp người dân trong nước đã quyết định đúng đắn là sẽ tuần hành, biểu tình trong ngày 19/1/2008 và những lần tiếp theo nữa để chứng tỏ lòng yêu nước và gây áp lực để đòi đất đai cho đất nước. Là những nhà giáo đã và đang cống hiến sức lực, trí tuệ cho nền giáo dục nước nhà , chúng tôi hoàn toàn ủng hộ những quyết định trên của tất cả các em , những việc làm đó hoàn toàn là hợp Hiến, hợp pháp…và với những suy nghĩ đạt đến độ chín như các em hiện nay thì việc nhận rõ việc biểu tình, tuần hành một cách ôn hòa là hành động đứng bên cạnh chính phủ, đứng bên cạnh nhân dân để giải quyết công việc chung của Tổ quốc. Vừa qua có một số văn bản, công văn của một vài trường đại học, hay của bộ đại học…gửi đến các em nhằm mục đích ngăn cản sự cống hiến công sức, trí tuệ của lớp trẻ cho đất nước, nhưng như các em biết đấy, các văn bản này hoàn toàn không phải là văn bản quy phạm pháp luật , không thể dùng các văn bản này để cấm đoán các quyền cơ bản của con người đã được quy định trong hiến pháp và các tuyên ngôn về nhân quyền mà nước ta đã ký kết. Tuy nhiên các em cũng nên thông cảm với những người thầy đã ra những văn bản trên bởi vì những đồng nghiệp đấy của chúng tôi không phải là không yêu nước, nhưng vì các thầy ấy không phải là nhà giáo đơn thuần để toàn tâm toàn ý vào việc truyền đạt tri thức, lẽ sống…cho các em mà các thầy ấy còn là những người làm chính trị độc quyền nên dù sao chăng nữa các thầy ấy cũng bị các áp lực từ phía khác nữa mà bắt buộc phải tuân theo.

Dù sao chăng nữa, chúng tôi vẫn hoàn toàn ủng hộ các em và thật tự hào khi được sát vai hòa cùng tuổi trẻ yêu nước trong các cuộc tuần hành, biểu tình sắp tới.

Rất cám ơn các em, hành động của các em đã làm cho chúng tôi trẻ lại và chúng tôi hy vọng tràn trề vào một thế hệ mới – những chủ nhân tương lai của đất nước vừa giỏi chuyên môn vừa có trách nhiệm với giang sơn gấm vóc, trách nhiệm với tương lai tiến lên phía trước của dân tộc ta.

Hà nội, ngày 15/1/2008.

Nhà nước, tôn giáo, thông tin và công dân - vài lý lẽ đời thường




Tiến sĩ Lê Tuấn Huy

Tối 10.01.2008 vừa rồi, tôi có đưa lên blast rằng: Tranh chấp với Giáo hội tiếp tục mở rộng, đến lượt Tổng giáo phận TP. HCM đanh thép cùng với link đến văn bản này. Gần như lập tức sau đó, có ý kiến post trên blog tôi, xin copy y nguyên: Tôn giáo thì làm chức năng của tôn giáo thôi , đòi làm chính trị làm gì , hình như bác luôn ủng hộ và cổ suý cho những hành động chống đối nhà nước dưới mọi hình thức, kể cả là phá hoại ?

Tôi nhận ra ngay comment này là từ một bạn không có trong Friends List, và đã có bạn khác đáp lời cho ý kiến đó rồi.

Theo như được ghi trên blog của người comment, bạn ấy là một sinh viên. Tin vào chi tiết nhân thân này, tôi quyết định viết vài điều để nói với các bạn có cùng suy nghĩ như thế, không bằng nhiều lý luận cao siêu, sâu xa, mà chủ yếu bằng những lý lẽ, so sánh đời thường.

1.

Đúng là tôn giáo chỉ nên thực hiện chức năng của tôn giáo, không nên làm chính trị. Nhưng trước hết, chức năng tôn giáo là gì và “làm chính trị” là gì? Nôm ra thì:

- Tôn giáo hướng dẫn đời sống tâm linh-tinh thần, cũng như đời sống đạo đức phù hợp với giá trị từ giáo lý của mình.

- Chính trị thuộc phạm vi của loại quyền lực thuộc bình diện chung của xã hội, với hình thức cao nhất là nhà nước, cùng những gì liên quan đến đời sống xã hội trong việc triển khai và thực hiện quyền lực này. Vậy làm chính trị tức là tham gia vào việc triển khai và thực hiện quyền lực nhà nước và những khía cạnh xã hội có liên quan.

Tuy nhiên, sự hiện diện của tôn giáo trong chính trị lại thường thấy ở mọi thời và mọi nơi. Vấn đề là ở mức độ nào thì đem lại hiệu quả, đi đến đâu là sai lầm. Ngày nay, dưới nhà nước pháp quyền, khi có sự tách biệt giữa Nhà nước và Nhà thờ, tôn giáo đương nhiên không LÀM chính trị, nhưng điều đó không có nghĩa là họ – tôn giáo dưới hình thức tổ chức hay cá nhân (“tôn giáo” theo nghĩa chung chung chỉ là hệ thống giáo lý và giá trị) – không được NÓI về chính trị. Đó là quyền tự do ngôn luận mà mọi cá nhân và tổ chức xã hội đều có QUYỀN hưởng.

Nhà nước làm công việc của nhà nước, tôn giáo làm công việc của tôn giáo. Tôn giáo không can thiệp vào công việc của nhà nước, nhưng ngược lại, nhà nước cũng cần không can thiệp vào công việc của tôn giáo. Đó là một trong những “nguyên tắc con” thuộc đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Tài sản của hai bên cũng nằm trong phạm vi này.

Về những tranh chấp hiện nay của Giáo hội với Chính quyền, phía Công giáo đơn giản chỉ muốn đòi lại những gì thuộc tài sản của Giáo hội đã bị Nhà nước “sung công” dưới nhiều hình thức. Như vậy, họ không hề làm, mà cũng chẳng nói chính trị, dù nói về chính trị cũng là quyền của họ.

Còn tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng nhìn chung, trong chuyện tài sản này, thực tế là vậy. Nếu bạn nào vẫn chưa biết hoặc nghi ngờ, có thể hỏi lại ông bà, cha mẹ hay anh chị lớn của mình, rằng có phải bao nhiêu năm qua, tài sản của nhà dòng, giáo xứ ở địa phương mình, không ít thì nhiều đều có hiện tượng “sung công”? Bên phía Phật giáo cũng như những tôn giáo khác, điều này cũng không hiếm.

Thử so sánh, tại sao ở phương Tây, không chỉ là các tôn giáo lớn, các giáo phái, nhiều khi là những giáo phái tiêu cực, cũng muốn làm gì thì làm (miễn không vi phạm chính cái quyền tự do, dân chủ ấy ở người khác, tổ chức khác) nhưng lại không trở thành mâu thuẫn giữa nhà nước với tôn giáo ở tầm xã hội, như trước nay thường thấy ở các nước XHCN? Nói rằng do “bọn đế quốc” dùng tôn giáo can thiệp vào các nước XHCN ư, vậy sao khi còn cả một hệ thống ngang ngửa với phe TB, khối Xô-viết không biết thân thiện (dù chỉ là giả tạo) với các tôn giáo và tài trợ cho họ để dùng cho việc can thiệp ngược lại vào trong lòng bọn tư bản, nơi mà sự quản lý hết sức lỏng lẻo, một điều kiện để “nằm vùng” tốt hơn rất nhiều so với ở các nước XHCN? Thật ra thì vấn đề là ở chỗ do từ trong lý luận, coi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, các nước XHCN đã có những quan niệm và chính sách không đúng đối với tôn giáo, dẫn đến đối đầu.

Tôi cho rằng chính quyền Việt Nam nay cũng muốn thay đổi điều đó. Tuy nhiên, do hậu quả của những năm tháng trước đây, cùng với sự thiếu minh bạch khi nhìn nhận những sai lầm của quá khứ, cộng thêm tư duy và hành xử cũ vẫn chiếm ưu thế, khiến vấn đề không đi đến thấu đáo.

2.

Cho rằng hễ có hành động phản đối thì đều là chống đối nhà nước, phá hoại đất nước, là cách nghĩ thiếu hiểu biết về pháp luật, xem nhà nước như tối thượng, tuyệt đối không thể sai, và cũng là cách nghĩ lập tức phân chia thành ta và địch.

Tự do và bất khả xâm phạm về thân thể, tự do phát biểu ý kiến, tự do đi lại, tự do lập hội và biểu tình là những quyền căn bản của con người mà Hiến pháp nước ta cũng quy định. Việc lập tức đánh đồng biểu tình với gây mất ổn định trật tự xã hội chính là sự chà đạp thô bạo lên Hiến pháp và chụp mũ người khác.

Cụ thể trong trường hợp này, tại sao coi việc người dân Công giáo tụ tập cầu nguyện ở những nơi tranh chấp hay bất kỳ đâu khác – thực tế cũng là một hình thức biểu tình – là phá hoại? Nếu có lương tri, trước tình hình đó, điều cần làm là xét xem những gì họ biểu thị có chính đáng không, và vì sao họ phải dùng đến hình thức cùng đường, khó khăn và gay cấn nhất này; chứ không phải nhanh chóng quy chụp cho họ. Hơn nữa, xin lăp lại, cho dù không xét như thế thì việc làm của họ cũng vẫn nằm trong khuôn khổ quyền của bất kỳ ai.

Lại so sánh, tại sao ở các nước khác, ngày nào người dân cũng biểu tình, cũng có tranh vẽ bôi bác đích mặt hay có bài chỉ trích đích danh tổng thống, thủ tướng, v.v…, mà chính quyền nơi đó không nói rằng dân chúng toàn là chống đối và phá hoại? Vì đó là những nhà nước vững mạnh tự thân (tức mạnh từ chính bên trong cách thức tổ chức, vận hành và con người của nó, chứ không phải mạnh bằng cách dùng bạo lực buộc người khác phải khiếp sợ mình), tự tin vào chính mình và vào người dân “của” mình. Họ tự tin vào năng lực đối ứng của họ trước công luận, dưới bất kỳ hình thức nào. Các anh cứ biểu tình, cứ ngôn luận – đó là chuyện của các anh. Nghe, không nghe – đó là chuyện của chúng tôi. Nếu cái không nghe của chúng tôi là đúng, rồi chính các anh cũng sẽ quyết định thôi, chúng tôi chẳng ngại. Chúng tôi nắm quyền lực thật đấy nhưng phản ứng như thế nào với cái nghe hay không nghe đó của chúng tôi là do tự các anh định đoạt, chứ đâu phải do nhà nước chúng tôi phán ra mà chúng tôi nhất nhất phải nghe theo biểu tình hay ngôn luận của các anh! Ngược lại, về phía người dân: chúng tôi cứ ngôn luận, cứ biểu tình, nghe, không nghe là quyền của các ông, nhưng kết quả từ việc nghe – không nghe đó là điều chúng tôi có quyền dùng để định đoạt về các ông! Sòng phẳng và dân chủ cho cả hai phía chứ không phải chỉ có một chiều từ nhà nước.

Nhà nước nào mà “tự tin” theo kiểu chỉ có mình đúng, còn biểu tình, ngôn luận trái chiều nhất định là sai, vậy còn có cái gọi là tự do ngôn luận và biểu tình làm gì cho mệt, vì đã có nhà nước đúng hết và lo cho hết rồi? Thực tế thì nhà nước là chốn duy nhất trong xã hội có trong tay cả một bộ máy bạo lực và quyền sinh sát đối với tất cả. Mà nhà nước lại không phải là ông thánh, các quan chức nhà nước không phải là những ông tiên, vậy nếu nhà nước hay người nhà nước làm bậy thì sao đây? Vác đơn đi XIN những người làm bậy đừng làm bậy nữa thì họ có thể nghe mà cũng có thể không thèm nghe, vì quyền quyết định vẫn ở phía họ. Đó chính là một nguyên nhân trực quan cho việc công dân được quyền tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình, để bảo vệ cho mình và người khác trước việc làm sai trái có thể xảy ra từ phía nhà nước. Quyền đó được các xã hội tự do và dân chủ (nơi thừa nhận nhà nước có thể sai và công dân có quyền chống lại cái sai) tôn trọng trên thực tế, chứ không phải tức thì gọi là chống đối hay phá hoại.

Nhà nước có bạo lực trong tay, có luật pháp theo ý mình nên lập tức có thể “xử” công dân như thế nào thì xử, còn công dân chỉ có bấy nhiêu quyền “mồm không” đó để cân bằng lại, nhưng cũng đã là cân bằng trong thế yếu rồi vì không hề có tác dụng tức thời như quyền lực và bạo lực của nhà nước. Đã thế mà còn nhanh chóng kết luận rằng việc thực hiện các quyền đó là chống đối hay phá hoại, thì coi như đã tước hết của người dân những công cụ tối thiểu nhất để có thể góp phần giữ cho cả mình và nhà nước được an toàn.

Ở nước ta, cái giá phải trả cho việc lúc nào cũng xem nhà nước là tối thượng và không thể sai, đã là không nhỏ. Bạn nào còn nghi ngờ, xin lại hỏi lại những người lớn, rằng có phải trong một thời gian rất dài, những cái sai sờ sờ của nhà nước được ca tụng đến tận mây xanh và đem lại những hậu quả khủng khiếp hay không. Vết xe đổ đó cần phải tránh, chỉ bằng cách là xã hội và công dân phải thực thi quyền “phản biện” NGAY HIỆN THỜI của mình, bằng những hình thức dân chủ đã được Hiến pháp quy định. Còn nếu “phản biện” theo kiểu ca tụng hiện tại và (chỉ được) phê phán quá khứ, một quá khứ vốn cũng từng được chính cùng những con người và cùng một hệ thống ca tụng hết lời vào lúc đó, thì chỉ là “nâng bi” không hơn không kém!

3.

Lúc này, khi các vấn đề dân chủ và pháp quyền vang lên khắp nơi, từ trong giới học thuật, qua báo chí cho đến người dân, người ta đồng thời cũng nghe điệp khúc, đại loại “do các điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam khác”, để không ít thì nhiều phủ nhận những điều phổ quát của vấn đề. Bản thân tôi, trong giới lý luận, chưa từng đọc được một công trình nào nên đầu nên đũa với độ biện luận chặt chẽ và có hệ thống cho việc nước ta PHẢI khác về dân chủ và pháp quyền BỞI cái sự khác về bối cảnh đó.

Ngay việc nói rằng nước ta có những điều kiện còn thấp hay hạn chế nên không thể dân chủ hay pháp quyền như nơi khác, đã là sự thừa nhận việc thực hành dân chủ và pháp quyền mà vẫn thường bị lên án đó, là biểu hiện đúng đắn của vấn đề.

Nếu ai ai cũng đều tự nói rằng do những điều kiện đặc thù nên không thế này mà phải chỉ ở thế kia, thì chẳng còn ai là sai trái gì cả. Chẳng hạn, CNTB đã chẳng sai gì khi sinh ra chủ nghĩa thực dân và thuộc địa, vì điều kiện đặc thù khi đó là cần tăng cường khai thác các nguồn lực và mở rộng thị trường. Stalin chẳng sai gì khi giết hàng chục triệu người Xô-viết, trong đó một bộ phận lớn là trí thức, vì điều kiện đặc thù khi đó của đất nước đầu tiên tiến lên CNXH là cần phải có sự nhất trí của toàn bộ xã hội. Rồi Mỹ rải chất độc da cam chẳng sai gì cả, vì điều kiện đặc thù của chiến trường Việt Nam là rừng núi, không như thế thì làm sao diệt được “Việt Cộng”. Polpot gây ra chiến tranh biên giới Tây Nam với Việt Nam chẳng có gì là sai cả, vì điều kiện đặc thù của khu vực lúc đó là “tiểu bá” Việt Nam theo đuôi “đại bá” Liên Xô. Mỹ đánh Iraq từ những bằng cớ ngụy tạo cũng chẳng có gì là sai cả, vì điều kiện đặc thù là cần có một Iraq dân chủ làm trung tâm lan tỏa ra vùng Trung Đông, bằng mọi giá; v.v… Những lập luận giả sử này thật nực cười, nhưng thử xét xem có gì tương đồng ở những “đặc thù”…

4.

Sao có thể gọi là “ủng hộ” và “cổ súy” cho sự chống đối và phá hoại khi mà bản thân cái gọi là sự chống đối và phá hoại đó đã là phi lý.

Thế giới thông tin ngày nay là đa chiều, đa kênh, đa tương tác. Quyền thông tin và được thông tin trở thành một quyền căn bản của con người. Anh có quyền đưa thông tin, người khác cũng có quyền đó, trên căn bản quyền tự do ngôn luận và không xâm phạm đến quyền tương ứng của người khác, cũng như không vi phạm những nguyên tắc đạo lý phổ quát trong truyền thông. Từ đó, việc xử lý thông tin và đánh giá nó như thế nào là ở người tiếp nhận thông tin. Quan niệm rằng thông tin phải tròn vo, được xử lý trọn gói, một lần từ nội dung, từ ngữ đến một “định hướng” DUY NHẤT có thể tiếp nhận ở đích, là quan niệm thông tin toàn trị của mấy chục năm trước. Ngày nay, hành xử thông tin như vậy chẳng khác nào xem người tiếp nhận như những kẻ ngu đần, phải được “bảo bọc” từ đầu và xử lý sẵn tất cả cho, vì họ thiểu năng, không thể tự mình làm lấy những việc đó.

Đơn giản thì, đây thông tin, anh có thể tiếp cận và tự xử lý, mà cũng có quyền tự do không tiếp cận đến. Xử lý như thế nào, ở mức độ nào, tiếp nhận ra sao để biến nó thành cái hữu ích cho mình là tùy ở anh, không ai làm thay cho. Anh tự có trách nhiệm với bản thân về việc tiếp cận, xử lý, chuyển hóa thông tin để nâng cao hay hạ thấp nhận thức của chính mình – đó mới chính là hành xử tôn trọng quyền tự do và quyền chọn lựa của người khác.

Quay lại việc cổ súy cho phá hoại thông qua việc đưa thông tin. Nếu mà đưa thông tin về việc phản ứng của người dân, giáo dân hay biểu tình này kia là cổ suý chống đối và phá hoại, thì tương tự, có lẽ nhà nước ta ra mắc cái “tội” này hơi bị nhiều đối với thế giới. Thế giới này rất cần bình yên trong bối cảnh bạo lực, vậy mà truyền thông nhà nước ta, khi nhìn ra bên ngoài thì ngày ngày chỉ tràn ngập chuyện biểu tình chống chính phủ các nước phương Tây, chuyện nổ boom tự sát, chuyện tai họa khắp nơi. Lẽ ra mấy nước này cần làm như Tần Cương, yêu cầu chính quyền Việt Nam “phải có thái độ có trách nhiệm”, chớ có cổ suý cho hành động phá hoại hoặc gây bất an trong nước họ, chớ có cho truyền thông ăn lương chính quyền rồi đi gieo rắc những hình ảnh gây “phương hại quan hệ” giữa các bên như thế… Tất nhiên, giả định này thật lố bịch, nhưng thử so sánh một cách bình đẳng xem…

5.

Một trong những cái “chết” của xã hội nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng, là thiếu tư duy độc lập. Đây là hệ quả của cả một hệ thống giáo dục mấy chục năm, không thể trách nạn nhân. Nhưng sẽ là đáng trách nếu những ai có dịp tiếp cận với thông tin nhưng vẫn không thể gột bỏ được thói quen lười biếng xử lý thông tin, mà thay vào đó là cứ theo khuôn mẫu đã được định sẵn cho. Thật tai hại cho một đất nước muốn hóa rồng mà còn quá nhiều người vừa gặp phải một tít tin nào đó, vẫn chưa kịp đọc để hiểu đó là gì, đúng sai đến đâu thì vội sổ toẹt ngay theo cùng một động tác “toẹt” đã định khuôn từ mấy chục năm trước.

Trong khoa học, cách nghĩ không dám vượt ra ngoài khuôn khổ có sẵn sẽ bóp chết tư duy sáng tạo và việc khai phá cái mới. Trong các quan hệ xã hội, cách nghĩ “ngoan ngoãn”, thuần phục, “nhai lại” (dù có ý thức hay không ý thức) sẽ chặn bước tiến tình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.

Người Việt Nam ta phần đông vẫn chưa dứt bỏ được kiểu suy nghĩ đã ăn sâu của phương Đông, là quốc gia như một gia đình lớn, nhà cầm quyền giống như cha mẹ và người dân giống như con cái. Cách nghĩ như vậy khiến người ta xem nhà nước là tối thượng, không thể sai, và con dân cần phải luôn nghe theo. Trên cái nền này, tôi xin được hỏi những ai còn có cách nghĩ như thế, rằng ngày nay, trong gia đình nhỏ của các bạn, các bạn có răm rắp tuân thủ mọi chủ ý của cha mẹ, anh chị hay không, dù chủ ý đó có sai trái hay không thích hợp với các bạn? Tôi tin rằng chỉ mới đến tuổi 13, 14 tuổi thôi, bất kỳ ai cũng đã bắt đầu ý thức được sự độc lập của mình, và càng lớn lên thì càng giành lấy sự tự chủ đó. Chỉ với sự so sánh thô thiển đó thôi đã cho thấy việc buộc người dân – không phải người con – chỉ đọc những gì nhà nước cho phép đọc và nghĩ theo cách nhà nước nghĩ sẵn… đã khó mà đứng vững rồi.