Giao thiệp với Trung Quốc?

Lịch sử chắc chắn sẽ lưu lại phương cách đấu tranh bảo vệ chủ quyền của thứ trưởng Hồ Xuân Sơn khi ông Lê Dũng mô tả sự kiện ông Sơn gặp đại sứ Trung Quốc sau những hành động gây hấn của họ ở biển Đông là “giao thiệp”. Tôi không rõ ông Sơn gặp Tôn Quốc Tường trong hoàn cảnh nào. Nhưng, trong những tình huống tương tự, bộ Ngoại giao chỉ có thể triệu Tường lên hoặc cho đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh gặp bộ Ngoại giao họ để trao công hàm phản đối.

Khi một quốc gia ngang ngược, đại diện chính quyền không thể nào “giao thiệp” với sứ họ trong những tư thế có thể phương hại đến thể diện quốc gia. Tuy Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc hàng chục lần, nhưng đây không phải là một cuộc tỷ thí của hai kẻ lục lâm. Đường đường là một quốc gia, Việt Nam lại đang là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc.

Khi đã “có đầy đủ bằng chứng” Trung Quốc cấm đánh cá trong “những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông” thì từ ngữ dù là ngoại giao cũng không thể là “đề nghị”. Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn có trách nhiệm “yêu cầu” Trung Quốc chấm dứt các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Tất nhiên, khi Trung Quốc, ngày 16-05-2009, cho tàu Ngư Chính tới Hoàng Sa và cuối tháng 5-2009 điều tiếp 08 tàu tuần tra tới biển Đông, là đã có sự rắp tâm. Cho dù ông Lê Dũng hay Hồ Xuân Sơn sử dụng ngôn từ đanh thép tới đâu thì các ngư phủ Việt Nam vẫn khó lòng tới những khu vực nói trên đánh cá. Nhưng, một lời tuyên bố khảng khái từ Chính phủ, cũng giống như một ngọn đèn xa nơi sóng dữ, có thể giúp cho những ngư dân gặp nạn ngoài biển lớn không còn cảm giác bị bỏ rơi.

Lẽ ra, ngay từ khi nhận được tin, lúc 3h sáng ngày 19-5, một tàu câu mực của ngư dân, bị một “tàu lạ” cố ý đâm, hất xuống biển 26 thuyền viên, Chính phủ phải lập tức điều tra và yêu cầu các quốc gia có tàu bè đi lại trong khu vực cùng tham gia điều tra; hành động ấy phải được coi là hải tặc. Lẽ ra, báo chí nước ngoài phải được mời đến vùng biển ấy và gặp các ngư dân bị nạn ngay. Rồi, khi Trung Quốc thừa nhận hành vi nói trên là do chính họ gây ra thì đại diện Việt Nam ở Liên Hiệp Quốc, phải lập tức đặt công hàm lên bàn Tổng Thư ký Ban Ki Moon.

Thế giới cần được biết, ở thiên niên kỷ thứ III vẫn có một quốc gia đối xử với con người mọi rợ: cho tàu lớn đâm vào tàu đánh cá của thường dân rồi để họ phải bám vào can nhựa, trôi dạt nhiều giờ trong đêm, sẽ chết nếu không được các ngư dân kịp cứu.

Việt Nam là một quốc gia nhỏ, nghèo, dân chúng đã mỏi mệt vì phải tham gia quá nhiều cuộc chiến. Cho dù vẫn có không ít người sẵn sàng ra trận để bảo vệ mỗi tấc đất cha ông, bổn phận một chính phủ thương dân là tránh để cho nhân dân đổ máu. Khi Trung Quốc đưa tàu ra biển, Việt Nam không nhất thiết cũng phải kéo tàu ra. Nhưng, ở nơi ngư dân của mình thường đánh cá và bị hành hung mà bơi nhiều giờ không thấy tàu cứu hộ thì Chính phủ cũng nên nhanh tay khắc phục.

Sự hiện diện trên biển Đông của Việt Nam nên hoàn toàn quang minh chính trực; để bảo vệ chứ không phải là để tuyên chiến. Không mong manh để Trung Quốc dễ sát hại như năm 1988 ở đảo Gạc Ma nhưng cũng không “chạy đua”. Không đối đầu trên biển Đông nhưng cũng không cúi đầu trên bàn đàm phán.

Với một kẻ sẵn sàng thí cả biển dân như Trung Hoa, chiến tranh cũng đắt giá mà đấu tranh cũng cần trả giá. Càng nước nhỏ lại càng cần nhiều bạn bè ủng hộ. Một quốc gia khi tuyên bố về chủ quyền không thể khiến cho thế giới tin nếu chính họ cũng thiếu tự tin. Phẩm giá một dân tộc không thể được phát ra bằng những ngôn từ lí nhí. Sẽ không ai nghĩ một quốc gia là hiếu chiến khi kiên trì đấu tranh pháp lý và đanh thép phản đối một quốc gia to hơn trước những hành động xâm phạm chủ quyền. Khảng khái trên mặt trận ngoại giao thường gây thiện cảm nhiều hơn là mua gươm, sắm súng.

Nguồn: Blog Osin

Mất điện

Chẳng có cái nước nào như cái nước này, giữa Thủ đô (đang tưng bừng kỷ niệm1000 năm) mà cắt điện liên tục khu vực tôi đang sống trong hai buổi tối nóng nhất mùa hè. Không một lời báo trước, không một lý do và ngay trong khi Quốc hội đang họp. Và cũng sẽ chẳng có ai thắc mắc gì cả. EVN cứ độc quyền, một mình một chợ, ai muốn nói gì cũng mặc. Suy cho cùng thì cái sự độc quyền, bất chấp dư luận đó cũng rất tương thích với bản chất của chế độ chính trị đang cai trị đất nước này- một thể chế chấm chấm chấm. Và nhân dân rồi cũng quen đi, mất điện thì ra bờ hồ hóng gió chứ chẳng ai đòi Chính phủ cách chức Tổng giám đốc EVN cả.

Hôm vừa rồi, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng và nhiều quan chức khác đã có buổi tọa đàm với nhà kinh tế được giải Nobel Paul Krugman tại Hà Nội. Buổi gặp mặt này có thể xem là "ké" của một trường doanh nhân, tranh thủ 2 tiếng đồng hồ trước khi Paul Krugman về nước. Nghĩ cũng thảm, đường hoàng chính phủ một quốc gia mà phải hưởng sái của một trường đào tạo nghề. Còn thảm hơn khi nghĩ tới cảnh Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng... chen chúc trong buổi gặp "tranh thủ" Krugman trong 2 tiếng trước khi ông ta ra sân bay. Trong khi không biết bao nhiêu khoản tiền khổng lồ của vốn ngân sách, vốn ODA biến mất không dấu vết.

Trong buổi gặp mặt này, một vị Bộ trưởng đặt câu hỏi làm thế nào để Việt Nam tránh cái bẫy của một nước phát triển trung bình, với mức thu nhập 3000-5000 USD một năm. Trong khi Việt Nam vẫn nằm trong số các nước nghèo nhất thế giới, trong khi đường xá thủ đô nát bươm, trong khi buổi đêm Hà Nội ở nhiều nơi, người ta phải trông vào ánh trăng thay cho ánh điện, gió trời thay cho quạt điện (như lúc tôi viết những dòng này ở ban công nhà), trong khi giáo dục bị giầy vò bởi các tham vọng cá nhân, như một trang giấy bị xé nát thì người ta "lo sợ" rằng Việt Nam sẽ "chỉ" là một nước có thu nhập trung bình. Nếu như các vị đang nắm trọng trách trong Chính phủ kia có thể đưa Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình trong cuộc đời làm việc của các vị (10-15 năm nữa?) thì đã thật sự là điều đáng mừng và tôi không mong gì hơn. Trước câu hỏi này, Krugman cũng tỏ ra bối rối và chỉ nói "các bạn xin hướng về tương lai, nhưng không được đốt cháy giai đoạn. Không nên nghĩ là Việt Nam có thể trở thành Thụy Điển trong 20 năm"

Cũng trong buổi gặp này, một vị Thứ trưởng bộ Kế hoạch đầu tư đặt câu hỏi cho Paul Krugman là ông dự đoán xem trong 10 năm nữa, khủng hoảng sẽ xảy ra vào năm nào? Câu hỏi này khiến tôi thắc mắc không hiểu ông Thứ trưởng có nhầm Krugman với ông thầy phong thủy của bà tỷ phú Hồng Kông không? Lẽ ra thay vì hỏi Krugman câu đó, vị Thứ trưởng trên nên hỏi lại cựu sếp của mình, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Xuân Giá, người đã tìm ra công thức để xác định chu kỳ khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam*. Đến đây, tôi lại nghĩ về công tác dự báo ở Việt Nam. Khi mà nhiều người còn có tư duy coi dự báo là kế hoạch, rằng dự báo phải chính xác như lau như ly thì chẳng ai có thể dự báo tốt được, trừ khi dự báo theo kiểu thầy bói quả quyết nói mò. Có vị đại biểu Quốc hội còn yêu cầu Chính phủ kiểm điểm lại công tác dự báo, không để các dự báo không chính thức gây nhiễu mà chỉ cho phép một cơ quan dự báo Quốc gia đưa ra kết quả dự báo. Lý do cho phát biểu này là vì dự báo của CIEM, cơ quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có sự khác biệt so với chỉ tiêu tăng trưởng mà Chính phủ đặt ra. Dù sao, tôi nghĩ ở Việt Nam, người ta có xu hướng quá quan trọng công tác dự báo nhưng các số liệu dự báo đưa ra thì lại rất "bí ẩn", không rõ quá trình xây dựng như thế nào.

Nói cho chính xác thì hầu hết các câu hỏi còn lại trong Hội thảo khá bám sát vấn đề. Tuy nhiên, như biên bản cuộc họp cho thấy thì đây cũng chỉ là buổi gặp mặt nói chuyện cho vui thôi, với điều kiện thời gian hạn chế và người trả lời thậm chí còn gần như không biết gì về kinh tế Việt Nam. Trong việc này, các quan chức Chính phủ cũng có thể học được đôi điều từ người thuyết trình. Với sự trung thực của một nhà khoa học, Krugman khẳng định mình chưa tìm hiểu về kinh tế Việt Nam và ông không phải là tiếng nói có thẩm quyền về kinh tế Việt Nam. Thái độ này rất khác với một số không ít các quan chức Chính phủ, những người luôn tự cho mình biết mọi thứ nhưng chẳng phải chịu trách nhiệm về một thứ gì (trách nhiệm luôn thuộc về ai đó không phải tôi).

Hà Nội đang những ngày nóng nhất, ban ngày hơi nóng bốc lên ngùn ngụt, nhiệt độ ngoài trời lên tới 45 độ C; buổi tối hơi nóng vẫn không thuyên giảm, đi đường mờ mịt hơi nóng và bụi. Giá trà đá ven hồ Ngọc Khánh tăng gấp đôi, lên 2000 đồng/cốc, với lý do là "cháy đá" trong hai hôm nay. Thời tiết như thế cũng khiến con người bực bội, chán chường hơn, nhất là trong những buổi đêm không điện như thế này.


* Công bằng mà nói, tôi nghĩ ông Trần Xuân Giá là người giỏi và có trình độ. Nhưng phát biểu trên của ông quá "casual" cho một người ở vị thế như ông, nó có thể thích hợp với những câu chuyện trà dư tửu hậu chứ không thích hợp cho một cuộc phỏng vấn báo chí. Khi một quan chức quản lý kinh tế hàng đầu, đồng thời từng là một giáo sư kinh tế phát biểu trên báo chí như vậy (một cách hoàn toàn nghiêm túc chứ không phải đùa vui) về quy luật số 8 của khủng hoảng thì kinh tế học trở thành chuyện làm quà. Và độ tin cậy trong các phát biểu của các quan chức sẽ bị đặt dấu hỏi (khi mà Thủ tướng khẳng định tháng 5 hết khủng hoảng, Phó Thủ tướng cho rằng tăng học phí sẽ giảm học sinh bỏ học, Bộ trưởng Tài chính "xúi" người dân mua cổ phiếu vào khi thị trường đang rớt giá thảm hại, Tổng thanh tra Chính phủ không phân biệt được giữa "hoa hồng" với hối lộ, Thứ trưởng Bộ Công thương khẳng định không tăng giá xăng chỉ vài ngày trước khi giá xăng tăng, cựu Bộ trưởng Kế hoạch đầu tư tìm ra quy luật số 8 cho khủng hoảng ở VIệt Nam...và còn gì nữa, ai nữa?)

Điều này, đến lượt nó, sẽ tạo ra các hiện tượng tiêu cực hay khó lường trong phản ứng của dư luận trước các thay đổi chính sách. Người cầm quyền mà bất tín thì dân chúng thấp cổ bé họng cũng không thể không bất tín.

Nguồn: Blog Everywhere Land

"Giao thiệp"

Theo từ điển mở Wiktionary:



giao thiệp

  1. Tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn.
    Giao thiệp với khách hàng.
    Người giao thiệp rộng.
    Biết cách giao thiệp.

Ví dụ khác: "Ngày 4.6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường..."



Ông Lê Dũng là người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, ắt không thể dùng từ bừa bãi. Chữ "giao thiệp" ông dùng hẳn phải có ẩn ý của nó, chứ không phải ngẫu nhiên mà dùng. Có lẽ nó có liên quan tới cụm từ "thường là trong công việc làm ăn" như định nghĩa Wiktionary không?



Ông Hồ Xuân Sơn "giao thiệp" với ông Tôn Quốc Tường có thể vì ông Sơn (hay cấp trên ông Sơn) có "công việc làm ăn" với ông Tường (hay cấp trên ông Tường).



Còn "công việc làm ăn" là gì, như thế nào thì cứ nhìn hai động thái mới nhất của chính quyền hai nước: Ở Việt Nam, người ta giao Tây Nguyên cho Trung Quốc khai thác bauxite để phục vụ cho công nghiệp Trung Quốc, bất chấp lợi ích kinh tế đáng ngờ, và những rủi ro dễ nhận thấy về môi trường và an ninh. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ngang nhiên cấm Việt Nam đánh bắt cá ở những vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và từ trước tới nay vẫn là vùng tranh chấp mà cả hai bên đều có thể đánh bắt cá. Và trên biển Đông, "tàu lạ" đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam và bỏ mặc 26 ngư dân bơi trên biển trên những chiếc can nhựa.



Đó là "công việc làm ăn" của hai quốc gia. Còn "công việc làm ăn" của một số người nào đó ở hai nước thì tôi xin không có ý kiến. Có thể nó lại đang hết sức phát đạt chăng?



Và cuối cùng, chúng ta hồi hộp chờ đợi ông Tôn Quốc Tường sẽ thực hiện lời hứa của ông: "Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam". Giả sử ông Tường quên mất thì sao nhỉ? Hy vọng ông Tường không đãng trí.

Nguồn: Blog Everywhere Land

"Giao thiệp"

Theo từ điển mở Wiktionary:



giao thiệp

  1. Tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn.
    Giao thiệp với khách hàng.
    Người giao thiệp rộng.
    Biết cách giao thiệp.

Ví dụ khác: "Ngày 4.6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường..."



Ông Lê Dũng là người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, ắt không thể dùng từ bừa bãi. Chữ "giao thiệp" ông dùng hẳn phải có ẩn ý của nó, chứ không phải ngẫu nhiên mà dùng. Có lẽ nó có liên quan tới cụm từ "thường là trong công việc làm ăn" như định nghĩa Wiktionary không?



Ông Hồ Xuân Sơn "giao thiệp" với ông Tôn Quốc Tường có thể vì ông Sơn (hay cấp trên ông Sơn) có "công việc làm ăn" với ông Tường (hay cấp trên ông Tường).



Còn "công việc làm ăn" là gì, như thế nào thì cứ nhìn hai động thái mới nhất của chính quyền hai nước: Ở Việt Nam, người ta giao Tây Nguyên cho Trung Quốc khai thác bauxite để phục vụ cho công nghiệp Trung Quốc, bất chấp lợi ích kinh tế đáng ngờ, và những rủi ro dễ nhận thấy về môi trường và an ninh. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ngang nhiên cấm Việt Nam đánh bắt cá ở những vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và từ trước tới nay vẫn là vùng tranh chấp mà cả hai bên đều có thể đánh bắt cá. Và trên biển Đông, "tàu lạ" đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam và bỏ mặc 26 ngư dân bơi trên biển trên những chiếc can nhựa.



Đó là "công việc làm ăn" của hai quốc gia. Còn "công việc làm ăn" của một số người nào đó ở hai nước thì tôi xin không có ý kiến. Có thể nó lại đang hết sức phát đạt chăng?



Và cuối cùng, chúng ta hồi hộp chờ đợi ông Tôn Quốc Tường sẽ thực hiện lời hứa của ông: "Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam". Giả sử ông Tường quên mất thì sao nhỉ? Hy vọng ông Tường không đãng trí.

Nguồn: Blog Everywhere Land

"Giao thiệp"

Theo từ điển mở Wiktionary:



giao thiệp

  1. Tiếp xúc, có quan hệ xã hội với người nào đó, thường là trong công việc làm ăn.
    Giao thiệp với khách hàng.
    Người giao thiệp rộng.
    Biết cách giao thiệp.

Ví dụ khác: "Ngày 4.6 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường..."



Ông Lê Dũng là người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, ắt không thể dùng từ bừa bãi. Chữ "giao thiệp" ông dùng hẳn phải có ẩn ý của nó, chứ không phải ngẫu nhiên mà dùng. Có lẽ nó có liên quan tới cụm từ "thường là trong công việc làm ăn" như định nghĩa Wiktionary không?



Ông Hồ Xuân Sơn "giao thiệp" với ông Tôn Quốc Tường có thể vì ông Sơn (hay cấp trên ông Sơn) có "công việc làm ăn" với ông Tường (hay cấp trên ông Tường).



Còn "công việc làm ăn" là gì, như thế nào thì cứ nhìn hai động thái mới nhất của chính quyền hai nước: Ở Việt Nam, người ta giao Tây Nguyên cho Trung Quốc khai thác bauxite để phục vụ cho công nghiệp Trung Quốc, bất chấp lợi ích kinh tế đáng ngờ, và những rủi ro dễ nhận thấy về môi trường và an ninh. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ngang nhiên cấm Việt Nam đánh bắt cá ở những vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền và từ trước tới nay vẫn là vùng tranh chấp mà cả hai bên đều có thể đánh bắt cá. Và trên biển Đông, "tàu lạ" đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam và bỏ mặc 26 ngư dân bơi trên biển trên những chiếc can nhựa.



Đó là "công việc làm ăn" của hai quốc gia. Còn "công việc làm ăn" của một số người nào đó ở hai nước thì tôi xin không có ý kiến. Có thể nó lại đang hết sức phát đạt chăng?



Và cuối cùng, chúng ta hồi hộp chờ đợi ông Tôn Quốc Tường sẽ thực hiện lời hứa của ông: "Đại sứ Trung Quốc đã hứa sẽ báo cáo về nước đề nghị nêu trên của phía Việt Nam". Giả sử ông Tường quên mất thì sao nhỉ? Hy vọng ông Tường không đãng trí.

Nguồn: Blog Everywhere Land

Biểu tình giữa trung tâm Sài Gòn




Vào lúc 13g ngày 08/6/09, khoảng 150 người thu gom rác dân lập ở một số quận nội, ngoại thành Sài Gòn đã xuống đường biểu tình trước UBND TP.HCM, họ phản đối mạnh mẽ về việc chi trả phí thu gom rác theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND ngày 22/12/2008 của UBND thành phố. Họ căng 2 banderole lớn, riêng mỗi người cầm trên tay 1 tờ giấy màu vàng với nội dung như hình trên, khổ 20x30cm (A4).

Theo Quyết định 88, các hộ thu gom rác dân lập có nhiệm vụ tổ chức trực tiếp thu gom rác, còn phí thu gom sẽ do UBND phường đi thu. Nguồn thu sẽ được hoàn lại các hộ thu gom rác dân lập sau khi trích lại 20% phí bảo vệ môi trường. Theo đại diện Nghiệp đoàn Thu gom rác, mức trích như vậy là quá cao.

Nghiệp đoàn Thu gom rác huyện Củ Chi bức xúc: "Chúng tôi tự bỏ tiền túi ra để trang bị phương tiện, nhân lực thu gom rác và mua cả đường rác, tại sao không cho chúng tôi trực tiếp thu tiền mà lại giao cho UBND phường thu tiền?" Như vậy UBND phường chẳng khác nào một đầu nậu, họ "giành rác" của dân để "ăn"!?

Theo Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM, tại Sài Gòn có khoảng 3.000 đến 4.000 người làm nghề thu gom rác dân lập. Nếu chính quyền tại TP.HCM không thay đổi quyết định 88, nghĩa là vẫn còn có ý định giành rác với họ, không tạo động cơ thúc đẩy họ tích cực thu gom rác thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó họ đồng lòng ngưng không thu gom rác

P/S: Vì lực lượng CA quá dày đặc nên tôi không chụp được tấm hình nào, thật là tiếc.

Đơn kiến nghị của những hộ rác dân lập

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.


Hôm nay (09/6/09), các hộ thu gom rác dân lập tiếp tục biểu tình trước UBND TP.HCM. Rút kinh nghiệm ngày hôm qua, hôm nay CA đã chặn các ngả đường vào trụ sở UBND TP. Nên bên trong chỉ có các hộ thu gom rác, CA, CSCĐ, GTCC và lực lượng áo xanh.

Sau thời gian đôi co không có kết quả với vị đại diện UBND TP, cộng với việc "thi đấu không có khán giả", nên "đội khách" các hộ thu gom rác dân lập thay đổi chiến thuật, họ chuyển hướng "thi đấu" bằng cách diễu hành theo các tuyến đường Lê Thánh Tôn - Đồng Khởi - Lê Lợi. Đến gần chợ Bến Thành, họ bọc ngược về bùng binh Nguyễn Huệ. Vậy là "lối đá chồng biên" của họ đã thành công dân chúng xem rất đông.

Ngoài tờ đơn kiến nghị phía trên và những tấm hình chụp hôm nay, tôi hoàn toàn mù tịt về các hộ thu gom rác dân lập. Tôi đã tiếp cận họ để hỏi thăm, nhưng đã bị sờ gáy và "mời anh đi chỗ khác cho chúng tôi làm việc". Đưa máy hình lên chụp thì bị tước máy và xóa ngay tại chỗ Tự do của VN là thế đấy! Công viên trước chung cư EDEN và bùng binh Nguyễn Huệ là nơi không có bảng cấm nhưng vẫn bị cấm chụp!? Bà mịa nó, sao nó không mang cái bùng binh về nhà để thờ luôn đi

Nhưng tôi quyết chụp thì phải được, các bạn CAM đừng hỏi tại sao nhé. Bí mật!



Nguồn: Diễn đàn X-cafe

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Click the image to open in full size.

Yahoo! ‘Di tản chiến thuật’ tại Việt Nam?



Entry for June 03, 2009

Ngày 04 tháng Sáu đã qua. Đối với tôi, nó như bao ngày khác dù có nghe nhắc đến 18 năm sự kiện Thiên An Môn.

Lê Tuấn Huy Blog

Trước đây tôi đã xem “The Unknown Rebel” - “Người phản kháng vô danh” (hay còn gọi là “Tank Man” - "Người chặn xe tăng"), hình ảnh người thanh niên bé nhỏ kiên quyết chặn đoàn tăng dài, giữa một đại lộ thênh thang (dẫn vào quảng trường), đã khiến tôi rất xúc động.

Hôm nay, xem mấy bài nhạc bên blog người bạn, sẵn đó tôi vào YouTube, vô tình xem lại đoạn phim The Unknown Rebel, và rồi xem tiếp vài clip khác về sự kiện ngày 04 tháng Sáu.

Thật sự không thể nào kiềm nén sự xúc động kinh khủng trước cảnh máu đổ và tiếng đạn réo vang, đuổi theo những sinh viên đang cố thoát chạy, cảnh họ đang bò lăn hay nằm phơi xác bên những chiếc xe đạp trên quảng trường to lớn, tương phản với những đoàn tăng, đoàn quân tiến bước rầm rập…

Đó là tội ác! Với bất cứ lý do gì, dưới bất kỳ chế độ nào, bạo lực đẫm máu chống lại những con người chỉ có tay không và tiếng nói, là không thể bào chữa được!

Dù cảnh máu lửa vẫn còn đó ở nơi này nơi khác trong thập niên cuối, nhưng tính tàn bạo của lịch sử bạo lực thế kỷ XX được khép lại bằng chính cái dấu nhấn nổi bật nhất này - một cuộc chiến ngay giữa thời bình, của xe tăng cường quyền chống lại xe đạp trí thức, của những cái đầu già cố bám lấy quyền lực và vũ lực chống lại lòng quả cảm và nhiệt huyết của những người trẻ, tại một đất nước thiên đường!

Tôi quyết định dành một chỗ tại ngôi nhà ảo của mình để trang trọng tưởng niệm những sinh viên hào hùng, đã dám chứng tỏ sự tồn tại của mình như một thực thể chính trị đích thực!

*

Nhiều vòng hoa tang và mô hình tượng Nữ thần Dân chủ của 18 năm trước đã được đặt tại góc công viên Victoria của Hong Kong để tưởng nhớ vụ đàn áp đẫm máu.

Nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng như thường lệ, hàng nghìn người Hong Kong vẫn tham gia lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện này.

Còn tại chính Thiên An Môn, một ngày bình thường bắt đầu với lễ chào cờ được một nhóm nhỏ dân chúng đứng xem.

Tại quảng trường luôn được canh phòng nghiêm ngặt này, năm 1989 đã chứng kiến cuộc biểu tình khổng lồ vì dân chủ của sinh viên, trí thức và người lao động Trung Quốc, kéo dài đến hơn một tháng rưỡi.

18 năm trước, cũng ngay ở vị trí những cảnh vệ này, sinh viên đã dựng tượng Nữ thần Dân chủ đối mặt với Mao Trạch Đông.

Image

Sự kiện bắt đầu vào ngày 15.04.1989, sau cái chết của Hồ Diệu Bang, một lãnh đạo theo đường lối cải cách của Đảng CS Trung Quốc đã bị Đặng tiểu Bình buộc rời chức TBT vào năm 1987. Bất bình trước một tang lễ có phần sơ sài dành cho ông dù vẫn tán tụng và ở cấp nhà nước như thường thấy, chỉ hai ngày sau đó, 10.000 sinh viên Bắc Kinh đã tụ tập trước Đại sảnh đường Nhân dân tại quảng trường Thiên An Môn. Họ yêu cầu Đảng phải đánh giá đúng về ông Hồ, hô các khẩu hiệu chống tham nhũng và ủng hộ các cải cách dân chủ.

Image

Đêm 21.04, trước khi chôn cất ông Hồ vào hôm sau, con số sinh viên biểu tình ngồi đã lên đến 100.000. Sinh viên Bắc Kinh kêu gọi bãi khóa đại học trên toàn quốc, và các bạn đồng học của họ từ khắp đất nước tiếp tục đổ về Thiên An Môn.

Ngày 26.04, tờ Nhân dân Nhật báo đăng xã luận cho rằng sinh viên đang làm rối loạn xã hội. Đáp lại, hôm sau, người biểu tình trong quảng trường và sinh viên tại các ký túc xá (lúc này đã bị binh lính vây quanh, ngăn không cho đổ về Thiên An Môn) phá vòng rào công an và binh lính để thực hiện cuộc tuần hành lớn trên đường phố Bắc Kinh.

Image

Ngày 19.05, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản TQ khi đó là Triệu Tử Dương đã ra phát biểu trước sinh viên. Sau khi nói rằng sinh viên cần phải giữ lấy tính mạng của mình để chứng kiến ngày đất nước hoàn thành bốn hiện đại hóa, ông tiếp: "Chúng tôi thì già rồi, không thành vấn đề gì nữa" (We are already old, it doesn't matter to us any more). Lời bộc bạch như một sự chấp nhận số phận của ông đã trở nên nổi tiếng. Và quả thật, đây chính là lần xuất hiện cuối cùng của vị Tổng Bí thư này, ông bị buộc rời khỏi chức vụ và bị quản thúc ngặt nghèo mãi cho đến khi qua đời vào tháng Giêng 2005.

Ông Triệu là người thúc đẩy các cải cách theo hướng kinh tế thị trường và cởi mở chính trị. Ông và nhiều đảng viên cao cấp đã ngầm hậu thuẫn cho yêu cầu dân chủ của cuộc biểu tình.

Image:Zhao.jpg

(Người áo đen phía sau ông Triệu chính là Thủ tướng đương nhiệm Ôn Gia Bảo)

Image

Trái ngược với thái độ của Triệu Tử Dương muốn đàm phán, Thủ tướng Lý Bằng và phần đông trong Thường vụ Bộ chính trị, trong đó có Chủ tịch nước Dương Thượng Côn, do những người già thủ cựu chi phối, thì muốn đè bẹp cuộc biểu tình. Họ có được sự hậu thuẫn quyết định của Đặng Tiểu Bình, dù không còn chức vụ chính thức trong Đảng và nhà nước nhưng vẫn giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Quân uỷ Trung ương (và là người vẫn có tiếng nói tối hậu trên chính trường TQ cho đến tận cuối đời, 1997).

Thiết quân luật được ban hành vào ngày 20.05, tức chỉ một ngày sau khi Triệu Tử Dương gặp gỡ và khuyên can sinh viên giải tán nhưng không thành. Hai quân đoàn 27, 28 gồm binh lính và xe tăng được điều về Bắc Kinh, ngay lập tức phong tỏa toàn bộ khu vực quảng trường.

Image

Trước tình thế đó, sinh viên, trí thức và người lao động tham gia phong trào vẫn cương quyết không lùi bước. Họ ra một tuyên ngôn, viết rằng:

Dù những đôi vai của chúng ta vẫn không đủ sức mạnh, dù cái chết đối với chúng ta sẽ rất khắc nghiệt, chúng ta phải chấp nhận hy sinh cuộc sống, chúng ta không có chọn lựa nào khác khi lịch sử đòi hỏi chúng ta phải làm điều đó. Những huyễn tưởng đẹp đẽ về sự chịu đựng đau khổ chỉ có thể bị xóa bỏ bằng sự khổ đau chịu đựng trong hiện thực. Với vong linh của người đã khuất - chúng ta đấu tranh để được sống. Với sự tuyệt vọng để cứu lấy cái đất nước ích kỷ và không có nhuệ khí này - chúng ta dâng hiến bản thân mình. Nếu chúng ta không sẵn sàng để hy sinh thì còn ai sẽ làm điều đó đây? (dịch trực tiếp từ videoclip thứ nhất)

Image

Với một quảng trường thuộc loại rộng lớn nhất thế giới, quân đội đã bao vây bên ngoài, dày đặc sinh viên và người biểu tình bên trong, vậy mà chỉ từ 10.30h đêm ngày 03.06 đến 5.40h sáng hôm sau, Thiên An Môn đã được "dọn sạch sẽ". Vào thời điểm bắt đầu vụ đàn áp, điện tại quảng trường hoàn toàn bị cúp hết. Khi đèn sáng lại, xe tăng đã cán nát những rào chắn sơ sài và các lều bạt vòng ngoài. Dưới màn đêm, xe tăng và súng ống tiếp tục xông thẳng vào, không chừa bất cứ gì trên đường tiến của chúng trong cuộc đối đầu trực tiếp giữa hai bên. Tượng Nữ thần Dân chủ - biểu tượng của cả một khát vọng nhiều thế hệ - bị tăng húc sập trong bóng tối. Đến sáng, binh lính và phương tiện quân sự vẫn tiếp tục được đưa vào quảng trường, sinh viên trên những chiếc xe đạp tiếp tục bị truy sát tại những con đường xung quanh, mà lúc này đã trở nên trống trải. Nhiều người tham gia biểu tình bị truy lùng và xử tử trong thời gian sau. Nhiều án tù lên đến 20 năm mà nay vẫn còn chưa được thả.

(Cảnh này có một hình khác, chụp từ góc xéo, màu, nhìn kinh khủng hơn nên không post)

Ngày 05.06 vẫn còn xe tăng đổ vào Thiên An Môn. Sau những gì đã xảy ra, vậy mà trưa hôm đó "Tank Man" vẫn hiên ngang bước ra chặn đầu đoàn tăng 25 chiếc, tiếp tục khiến rúng động nhiều triệu con tim trên khắp hành tinh. Anh ta chỉ rời đoàn tăng khi bị một nhóm được cho là cảnh sát chìm chạy đến lôi đi. Dù có người nói đây là Vương Ngụy Lâm nhưng thật sự đó là ai và số phận ra sao, không ai có thể biết. Chỉ biết rằng nhiều người có hành vi nhẹ nhàng hơn anh ta mà còn bị xử tử.

"The Unknown Rebel" đã đi vào lịch sử như một người hùng của thế kỷ XX. Danh sách một trăm người có tầm quan trọng nhất thế kỷ có “tên tuổi” của anh ta, trong nhóm các nhà cách mạng và lãnh tụ, ngang hàng với những con người lừng danh như Hồ Chí Minh, Mohandas Gandhi, Mikhail Gorbachev, V.I. Lenin, Pope John Paul II, Franklin Delano Roosevelt, hay Adolf Hitler, Mao Trạch Đông…

Image:Tianasquare.jpg

Cả thế giới đã phải chứng kiến cuộc thảm sát trong bàng hoàng!

Chính quyền Trung Quốc chưa bao giờ công bố chính thức con số người chết và bị thương nhưng sau vụ đàn áp, phát ngôn nhân của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc nói trên tờ New York Times (01.07.1989) rằng có 300 người chết, phần lớn là binh lính, ngoài ra là những "kẻ côn đồ" (!). Hội Chữ thập đỏ nước này đưa ra con số tử vong ngày 04.06 là 2.600; một quan chức giấu tên của Hội thì cho rằng có 5.000 người chết và 3.000 người bị thương. Theo ước tính của tình báo NATO, 6.000 người biểu tình và 1.000 binh lính đã chết, còn theo chính những người bạn ý thức hệ của TQ là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu khi đó, tổng cộng con số người chết lên đến 10.000.

Không hề (vì hoàn toàn không thể nào) có ý kiến cho rằng phong trào dân chủ này là "diễn biến hòa bình" hay do "lực lượng thù địch bên ngoài". Bản thân giới lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung Quốc thừa biết sự bùng nổ của sinh viên, trí thức và người lao động chính là xuất phát từ trong lòng xã hội, nên họ chỉ có thể kết luận là có những thế lực trong Đảng muốn dùng sinh viên làm mất ổn định đất nước!

*

Nguồn tham khảo: Wikipedia, BBC, YouTube và các website, blog khác.

*

Update 08/06/2008, các bài & thông tin đọc thêm

Loạt bài dịp 15 năm sự kiện Thiên An Môn (1989-2004):

16 năm Thiên An Môn:

17 năm Thiên An Môn:

19 năm Thiên An Môn:

TBT Triệu Tử Dương (1919-2005) sau cuộc đàn áp:

*

Update 23/07/2008: VietnamNet

Nằm trong loạt bài có cùng chủ đề và tuần tự theo năm, Bức ảnh đoạt giải World Press Photo năm 1989 được post vào lúc 8.37h ngày 23/07/2008 tại VNN, đã đăng hình Tank Man và dùng cụm từ “Thảm sát quảng trường Thiên An Môn” để chỉ sự kiện. Theo ngay sau đó là những con số của vụ thảm sát. Thế nhưng, trễ nhất là đến 23.35h cùng ngày, cụm từ trên cùng nhiều câu và đoạn dài, quan trọng đã bị gỡ bỏ!

Đến trước 20.15h ngày 24/07, bài bị cắt xén, sửa chữa vừa nói cũng đã bị đục bỏ hẳn (tôi vẫn giữ lại link rỗng ở trên).

9.44h GMT 25/07/2008, BBC Việt ngữ đưa tin về việc gỡ bỏ của VNN: VietnamNet bỏ hình biến cố Thiên An Môn.