CÔNG AN TPHCM "THANH TOÁN" VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHÁP QUYỀN




CÔNG AN TPHCM "THANH TOÁN" VĂN PHÒNG LUẬT SƯ PHÁP QUYỀN

Đôi điều minh bạch về LS. Lê Trần Luật






Khi viết những dòng này lòng tôi vẫn còn đang sôi sục giận dữ và tràn đầy cảm giác phỉ nhổ đối với tác giả Quốc Huy, kẻ viết bài báo mang tính chất bôi nhọ LS Lê Trần Luật, qua bài : " Chi nhánh văn phòng luật sư Pháp Quyền: Gian dối, quỵt tiền đối tác". Đã đăng trên báo CA TP HCM ngày 24/02/2009.

Trong bài báo có đoạn : " Theo nguồn tin riêng của chúng tôi, ngoài những việc trên, Lê Trần Luật còn bày trò “ra tay nghĩa hiệp, đứng ra nhận bào chữa miễn phí cho các bị cáo trong vụ án gây rối trật tự công cộng tại trụ sở UBND quận 9. Miệng nói “miễn phí” nhưng tay của Luật thì thu 15 triệu đồng từ thân nhân của các bị cáo. Ngày 22-7-2008, lúc vụ án được đưa ra xét xử, Luật chẳng cử một luật sư nào đến, còn bản thân anh ta thì... vi vu tận Phú Quốc để làm một phi vụ khác. ".

Tôi là một người dân quận 9, có chứng kiến trực tiếp việc khiếu nại khiếu kiện của người dân bị mất đất bởi khu công nghệ cao (CNC). Đồng thời là người chứng kiến rõ sự việc mời LS Lê Trần Luật bào chữa cho những người dân bị CQQ9 bắt giam trong vụ việc gọi là "Vụ án gây rối trật tự công cộng" ngày 22/11/2007. Với trách nhiệm và lương tri của một trí thức, tôi thấy mình cần phải lên tiếng nói cho rõ sự thật liên quan đến LS Luật mà tác giả Quốc Huy cố tình xuyên tạc và bôi nhọ.

Sau khi CQQ9 lập vụ án "Gây rối trật tự công cộng" đối với vụ việc ngày 22/02/2009. Tôi cùng với thân nhân của những người bị bắt chạy đôn đáo khắp thành phố Sài Gòn tìm LS bào chữa. Hầu hết các LS chúng tôi tiếp xúc đều tỏ vẽ e dè sợ hãi khi nghe đến vụ án. Họ nói rõ quan điểm là muốn giúp bà con nhưng vì vụ án dính líu đến các cấp chính quyền quá cao, từ Tp đến Trung ương, nên họ sợ. Có chứng kiến trực tiếp thái độ của các LS đó mới thấy cái hèn hạ của người trí thức trong chế độ cộng sản tồi tệ như thế nào. Chỉ có một vài người là dám sẳn sàng đứng ra bảo vệ quyền lợi bà con dân oan quận 9. Trong đó có LS Lê Trần Luật, người thích hợp nhất vì không bị xung đột quyền lợi tại vụ án ở Quận 9 và khu CNC.

Hầu hết bà con dân oan bị bắt đều là những người dân nghèo, thất học. Cho nên, ngay lần tiếp xúc đầu tiên thân nhân những người bị bắt bày tỏ nguyện vọng muốn nhờ LS Luật bào chữa miễn phí cho thân nhân của họ đang bị CQQ9 bắt giữ. Không một chút ngần ngại và với sự thông cảm sâu sắc, LS Luật vui vẽ đồng ý không điều kiện.

Tuy nhiên, nhiều người dân quận 9 ( những người cùng cảnh ngộ với các bị cáo, không phải thân nhân các bị cáo ) đã nhiệt tình tự nguyện đóng góp một ít tiền cho VP LS Luật chi phí cho nhân viên chạy tới chạy lui lo hồ sơ vụ án. Số tiền đóng góp như trên là rất nhỏ nhoi so với chi phí thật sự nếu muốn thuê LS các Vp LS khác bào chữa. Ví dụ trước đó VP LS Q.A ra giá là 50 triệu đồng cho một bị cáo. Nếu tính ra với 9 bị báo là 450 triệu đồng, một khoản chi phí quá lớn với người dân nghèo quận 9.

Sự đóng góp của người dân là hoàn toàn tự nguyện, bởi cảm kích trước tấm lòng của LS Luật và muốn góp một chút chi phí cho các luật sư trẻ của VP LS Pháp Quyền để đổ xăng, trà nước cũng như giấy tờ,...

Lúc đầu LS Luật nhất quyết từ chối, nhưng sau đó bà con quá nhiệt thành thuyết phục nên LS Luật đồng ý (qua điện thoại) cho nhân viên cầm tiền bồi dưỡng từ bà con quận 9. Chúng tôi khẳng định: LS Lê Trần Luật chưa lần nào nhận tiền trực tiếp từ bà con quận 9.

Từ khi nhận bào chữa cho các bị can dân oan quận 9, LS Luật đã nhanh chóng tham gia với các nghiệp vụ cần thiết để làm sáng tỏ vụ án và bảo vệ quyền lợi của người dân. Tuy nhiên, như chúng ta điều biết, bằng nhiều cách khác nhau, CQQ9 đã tìm mọi cách cản trở công việc của LS Luật và nhân viên VP Pháp Quyền như gây khó khăn trong tiếp xúc với các bị can, bị cáo; gây khó khăn trong việc thu thập tang chứng vật chứng vụ án,...... Và LS Luật đã khởi kiện hành vi của ông Nguyễn Minh Luân , phó TT cơ quan điều tra quận 9 và là trưởng nhà tạm giữ quận 9, ra tòa án quận 9.

Việc LS Luật vắng mặt tại phiên tòa ngày 22/07/2009 là một biện pháp nghiệp vụ nhằm yêu cầu Tòa Án Quận 9 hoãn xét xử để thu nhập chứng cứ nhằm bảo vệ tốt nhất cho các bị cáo. Trước khi LS Luật vắng mặt, Ông cũng đã bàn bạc và được sự chấp thuận của thân nhân các bị cáo. Tuy nhiên do không hiểu luật cũng như bị đại bàng đàn áp ( do ai bật đèn xanh vậy?) trong thời gian bị giam ở CAQ9 các bị cáo đều chấp nhận Tòa xét xử mà không có LS. Điều này khiến cho LS Luật rất thất vọng và trăn trở.

Sau phiên sơ thẩm, LS Luật đặt niềm tin và công sức vào phiên phúc thẩm. Tuy nhiên các LS của VP Pháp Quyền đều không thể tiếp xúc các bị cáo để làm đơn phúc thẩm (Vụ việc này có nhiều uẩn khúc, tôi đang điều tra và sẽ có bài tương thuật trong thời gian tới.). Không một bị cáo nào xin phúc thẩm nên không có phiên tòa phúc thẩm. LS Luật rất bực mình vì sự thiếu hiểu biết pháp luật của các bị cáo (Thực ra là do sợ bọn đại bàng đàn áp nên các bị cáo không dám làm đơn xin phúc thẩm). Ông rất buồn bực vì chuyện này.

Quận 9 là nơi LS Luật có các mối quan hệ tốt trong nghề nghiệp của mình nhưng vì vụ án của dân quận 9 mà ông trở thành kẻ đáng ghét đối với nhiều người trong CQQ9. Và cũng kể từ khi có vụ án của dân oan quận 9 mà chi nhánh VP LS Pháp quyền tại quận 9 phải đóng cửa.

Dù không bào chữa được cho bà con dân oan quận 9 nhưng những gì mà LS Luật thể hiện đã làm cho bà con rất thương yêu ông. Họ thông cảm cho hoàn cảnh của ông khi ông tham gia bảo vệ quyền lợi cho người dân oan quận 9. Ông đã trở thành người bạn thân thiết và là LS đáng kính của mọi người dân oan nơi đây.

Tác giả Quốc Huy viết về ông trong đoạn trích dẫn như trên là hoàn toàn sai sự thật. Cố tình xuyên tạc một việc làm tốt đẹp của một người LS chân chính thành một kẻ có tính chất lừa gạt là hành vị bôi nhọ nhân phẩm người khác một cách trắng trợn, bỉ ổi và vô lương tâm. Đó không phải là cách viết của một nhà báo có tư cách, có lòng tự trọng. Đó là cách viết của bọn bồi bút.

Tôi không biết các vụ việc khác về LS Luật do Quốc Huy viết trong bài " Chi nhánh văn phòng luật sư Pháp Quyền: Gian dối, quỵt tiền đối tác" có đúng sự thật hay không. Nhưng với những gì tôi biết về vụ việc liên quan đến quận 9 như đoạn trích dẫn trên là hoàn toàn dối trá. Tôi tự hỏi nguồn tin anh ta có được từ đâu? Hôm Tòa án xét xử phiên sơ thẩm ngày 22/07/2008, chính tôi đã gửi thư báo cho hơn hai mươi tờ báo "lề phải" đến dự mà không thấy một ai dám đến. Vậy mà hôm nay tác giả Quốc Huy lại viết là "...theo nguồn tin riêng.....". Phải chăng nguồn tin đó từ bọn chó săn thường xuyên đeo bám, đánh hơi, rình rập người dân quận 9? Tác giả mang bút hiệu Quốc Huy mà viết như vậy thì quả là một sự báng bổ cho Quốc Huy của nước CHXHCN Việt Nam..

Bút Thép

Nhà nước CSVN mở chiến dịch đánh hạ Luật sư Lê Trần Luật




Sau vụ việc xử tám giáo dân Thái Hà, luật sư Lê Trần Luật bỗng chốc được mọi người chú ý.

Đối với người giáo dân, dù luật sư Luật không phải người Công giáo, nhưng nhiều người giáo dân vẫn coi ông như đồng đạo, một người thân quen và được mọi người nhắc nhớ với một tình cảm sâu nặng.

Trái lại, chính quyền thì tìm mọi cách để đánh hạ uy tín của luật sư và nếu có thể được thì tước thẻ hành nghề.

Theo luật sư cho biết, kể từ khi nhận bào chữa cho tám giáo dân Thái Hà, không chỉ bản thân luật sư mà cả những người thân của ông cũng bị chính quyền tìm cách làm khó dễ. Họ tìm mọi cách áp lực lên thân nhân của luật sư để ông không nhận bào chữa vụ Thái Hà.

Bên cạnh việc làm áp lực với thân nhân, chính quyền còn dùng các biện pháp hèn hạ và đê tiện khác:

Ngày 10/2/2009, ông nhận được thư mời không số ký ngày 6/2/2009 của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Ninh Thuận, nội dung mời về Đoàn luật sư tỉnh Ninh Thuận – nơi luật sư Luật công tác: “Nhằm làm rõ vụ việc và tính chất, mức độ sai phạm” trong hoạt động nghề nghiệp của ông”. Trong thư mời, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Ninh Thuận nêu rõ lý do “theo công văn của công an tỉnh và Sở Tư pháp”.

Bên cạnh việc tổng động viên các cơ quan nhà nước liên hệ như sở thuế vụ, sở tư pháp…. Những ngày này, chính quyền bắt đầu sử dụng chiến dịch thông tin nhằm bôi nhọ thanh danh của ông.

Báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 24/2/2009, đăng bài viết của tác giả “Quốc Huy???”, nhan đề: “Gian dối, quỵt tiền đối tác”, để dọn đường dư luận và để lấy cớ chuẩn bị tấn công nhằm tước bằng luật sư của ông.

Từ Hà Nội, luật sư Luật cho biết, sáng ngày 24/2/2009, khi ông đang chuẩn bị lên máy bay ra Hà Nội, để khiếu nại về việc Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên bố hoãn vô thời hạn vụ án phúc thẩm các giáo dân Thái Hà và việc các cơ quan truyền thông cù nhầy trong việc khiếu nại cải chính các thông tin sai sự thật, thì luật sư nhận được điện thoại từ một số máy lạ báo cho biết báo chí nhà nước đã bắt đầu lên tiếng và yêu cầu “không được tiếp tục bào chữa vụ Thái Hà, nhất là phải ngưng ngay việc kiện các cơ quan truyền thông, nếu không sẽ dùng báo chí nhà nước chơi tới cùng”.

Từ nhiều năm nay, luật sư Lê Trần Luật và Văn phòng Luật sư của ông luôn tích cực đứng ra nhận bào chữa các vụ án “nhạy cảm”, nhất là các vụ dân oan. Chính vì thế, đối với chính quyền cộng sản, luật sư Luật là một người “nguy hiểm”, thành phần cần “chăm sóc đặc biệt”.

Tại trước cửa văn phòng luật sư của ông luôn luôn có người theo dõi, rình mò. Mỗi khi ông đi công việc, thì luôn có hai, ba, thường là 6 nhân viên an ninh theo sau.

Theo nhận định của nhiều người, hiện nay, chính quyền đang rất đau đầu vụ xử phúc thẩm các giáo dân Thái Hà, nhất là vụ các giáo dân khiếu nại yêu cầu Báo Hà Nội mới và Đài Truyền hình Việt Nam cải chính các thông tin sai sự thật về vụ xử các giáo dân ngày 8/12/2008.

Bên cạnh đó, chuyến viếng thăm và làm việc của phái đoàn Tòa thánh đã không đem lại cho chính phủ Việt Nam những kết quả như họ mong muốn. Trái lại, đằng sau những buổi tiếp kiến và làm việc với phái đoàn Tòa Thánh, chính phủ Việt Nam hiểu rằng Tòa thánh hoàn toàn ủng hộ lập trường của Đức Tổng Kiệt và các linh mục, giáo dân giáo xứ Thái Hà trong cuộc đấu tranh đi tìm công lý.

Do đó, chính quyền Hà Nội phải tìm mọi cách hoãn xử phiên tòa phúc thẩm cũng như tìm cách thuyết phục các nguyên đơn và luật sư của họ không tiếp tục cuộc khiếu kiện của mình.

Sau khi thuyết phục không được, chính quyền bắt đầu tìm cách triệt hạ Luật sư Luật mong ông nghĩ lại.

Cuộc triệt hạ bắt đầu đi vào giai đoạn quyết liệt. Vị luật sư can đảm đang cần sự ủng hộ của mọi người.




Vở kịch "Cái chết của Lưu Quang Vũ", liệu có diễn lại ?!
THICHTINNU

Ngày hôm qua, báo CATPHCM nổ phát súng đầu tiên mở màn cho chiến dịch “Nói xấu & dằn mặt” đối với Ls Lê Trần Luật. Vậy là việc gì đến đã đến, sau những “dấu chỉ nhẹ nhàng” của “Cấp có thẩm quyền” gửi đến cho LS Luật đã không được LS (cố tình) không nhận ra, thì việc đấu tố hội đồng đã được tổ chức.

http://www.congan.com.vn/an_ninh_kinh_te/20081230.85897/
copy_of_20081230.58655/20090223.53732.html

Nếu không quen biết LS Luật, chỉ đọc những thông tin trong bài báo trên của báo CAND hiển nhiên ai cũng thấy LS Luật không xứng đáng với tư cách là Luật Sư tí nào, tuy nhiên nếu bạn nào đã đọc hồi ký “Chuyện ba người” của nhà văn Tô Hoài (có thể dễ dàng tìm thấy trên Internet) thì mọi người đều dễ dàng nhận thấy rằng bài báo đó và bài đấu tố nhân vật “được phong” là địa chủ trong tác phẩm sao giống nhau đến thế. Điều đó chẳng có gì lạ, vì việc vu khống cắt xén và bịa ra chứng cứ giả là “nghề của chàng” mà, đến đồng chí vói nhau họ còn có thể “thí tốt” khi cần (Xin xem bài ở link sau http://www.phapluattp.vn/news/nha-nuoc/view.aspx?news_id=215841).

Tất nhiên sau báo CATPHCM, thì “dàn bè” các báo khác sẽ phụ họa và chuyện gì đến ắt ai cũng hiểu.

Việc này đến với LS Luật đơn giản vì ông ta và những thân chủ của ông ta đang dồn HNM vào thế cùng, mà ông bà ta đã từng nói “Chó cùng tất cắn càn”, không hiểu LS Luật đã chuẩn bị phương án để có thể chống đỡ trong trường hợp cả đàn cùng vào hùa cắn càn hay không ? . LS Luật không hiểu (hay cố tình không hiểu) vấn đề ở chỗ “là đỉnh cáo trí tuệ, ta không thể nào sai, kẻ nào dám nói ta sai, kẻ đó tự mình ký án tử”.

Và kẻ đã tự mình ký án tử một lần đó chính là Lưu Quang Vũ, người đã dám chỉ ra những cái dối trá, những cái khoác lác, những cái sĩ diện hảo của “Đỉnh cao trí tuệ” loài người, và án tử đã được đưa ra, không chỉ cho bản thân Lưu Quang Vũ mà còn cả cho người vợ hiền và đứa con thơ.

Kịch bản đó, ngày hôm nay vẫn có thể xảy ra với LS Luật và vợ con ông ta, liệu LS Luật có đủ can đảm để đi đến cùng con đường LS đã chọn hay không ? Những người nghèo đang chăm chú và dõi theo từng việc làm của LS. Với chúng tôi LS vẫn là người bảo vệ công lý trong lòng chúng tôi, và chúng tôi tin rằng dù có chết LS Luật vẫn sống mãi trong lòng những người yêu chuộng Công lý và sự thật, hơn cả những người được tung hô “sống mãi” nhưng thật sự đã chết trong lòng những người yêu sự thật trên đất nước này. LS ơi hãy cẩn thận nhé.

Cầu xin Thượng đế hãy gìn giữ gia đình LS Luật trong vòng tay yêu thương của Ngài.

VỤ KÊ BIÊN TÀI SẢN QUÁI GỞ




February 26, 2009

.

8 giờ 10 phút ngày 25/2/2009, tôi vừa từ trong nhà vệ sinh bước ra thì nghe phía trước Văn phòng có tiếng lao xao, ồn ào, không hiểu có chuyện gì. Tôi đi ra thì thấy có rất đông người lạ mặt đang đứng đầy tại bàn tiếp khách phía trước. Tôi thấy một bà béo khoảng 50 tuổi, mặt mày cau có, gằm gằm, giọng nói chua loét eo éo, mặc đồng phục Thi hành án, đeo bảng tên Nguyễn Thị Hạnh - Chấp hành viên quận Gò Vấp (SG). Bà béo đang đọc oang oang cái gì đó, phải mất vài phút sau tôi mới hiểu bà đọc cái Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định thi hành án.

Tôi hỏi kỹ lại đó là vụ gì, hóa ra là để thực hiện Quyết định công nhận hòa giải thành của Tòa án quận Gò Vấp, nội dung là cưỡng chế thi hành (tức thu giữ) 42 triệu đồng đối với ông Lê Trần Luật - Trưởng Văn phòng Luật sư Pháp Quyền. Lúc này trong Văn phòng có Luật sư Hùng, Luật sư Đạt, 2 nhân viên khác, Bác sĩ Lê Trần Luân (anh ruột ông Luật) và tôi.

Quy trình thi hành án hoàn toàn trái pháp luật


Luật sư Hùng chất vấn bà Hạnh rằng chị đã tống đạt hợp lệ Quyết định tự nguyện thi hành cho ông Luật chưa thì bà Hạnh nói rằng đã giao quyết định cho 1 người tên Nhung (?!). Cần phải nói rõ là người này không phải người trong gia đình ông Luật, nên việc giao quyết định cho người không liên quan gì là trái với điểm A, khoản 2, Điều 34 Pháp lệnh thi hành án dân sự. Tuy nhiên, chúng tôi cũng chỉ nghe bà Hạnh nói thế, mà yêu cầu bà cho xem biên bản tống đạt thì bà từ chối.

Lẽ ra, nếu không gặp ông Luật để tống đạt, bà Hạnh phải gởi các lại quyết định, thông báo cho đương sự bằng đường Bưu điện, 2 lần đăng (hoặc phát) trên báo, đài (điểm c, khoản 2 Điều 34) nhưng bà không hề thực hiện đúng quy trình. Luật sư Hùng lại hỏi tiếp bà Hạnh rằng Thông báo cưỡng chế ký ngày 16/2/2009 này bà Hạnh đã tống đạt hợp lệ cho ông Luật chưa thì bà Hạnh nói rằng bà có đến Văn phòng Luật sư nhưng Văn phòng đóng cửa. Tôi nghe vậy mới hỏi tiếp: "Ngày 16 là thứ mấy vậy chị?". Bà Hạnh trả lời: "Thứ Hai". Tôi nói tiếp: "Ngày nào em cũng mở cửa Văn phòng, không hề nghỉ làm việc ngày nào sao em không thấy chị đến, cũng không thấy có niêm yết?". Bà Hạnh dấm dẳng: "Cái đó tôi không biết. Tôi đã niêm yết rồi". Tôi hỏi tiếp: "Chị niêm yết hồi nào? Ở đâu vậy?". Bà Hạnh trả lời: "Tôi niêm yết ngày hôm qua, ở đây?". "Ở đây là chổ nào?". Bà Hạnh lại lặp lại: "Cái đó tôi không biết". Rồi bà đột nhiên nổi cáu: "Ở đây ai là nhân viên Văn phòng này?". "Là chúng tôi đây" - Ba bốn người cùng trả lời. "Vậy giấy ủy quyền đâu? Thẻ nhân viên đâu? Tôi không thừa nhận các anh chị là nhân viên, không cần làm việc với các anh chị". Trời đất ơi, chính miệng bà Hạnh nói bà mới niêm yết ngày hôm qua mà đòi giấy ủy quyền? Ông Luật đang ở Hà Nội làm sao ủy quyền được? Văn phòng Luật sư chớ có phải cơ quan nhà nước đâu mà có thẻ nhân viên? Bà Hạnh đòi hỏi mà không nhìn lại coi anh cán bộ nhà nước (sau này mới biết tên Phong) "lính" của bà đi công tác mà ăn mặc lôi thôi, không có nổi cái thẻ đeo trên cổ cho đúng quy định mà bà Hạnh cứ thích đòi hỏi những chuyện không tưởng để ra oai với chúng tôi chăng? Tôi nói: "Đây là Lê Trần Luân, anh ruột ông Luật, vậy ông Luân đại diện cho ông Luật". Bà Hạnh lớn tiếng: "Tôi không biết ông này là ai, tôi không làm việc với người này". Mọi người ngạc nhiên: "Vậy chị vô đây làm việc với ai?". Tôi xen vào: "Mục đích của chị là muốn thi hành 42 triệu đồng chớ gì. Bây giờ em nộp chị 50 triệu đồng đây. Chị cứ kê biên khoản tiền này". "Tiền vẫn còn niêm phong của Ngân hàng, có ghi rõ trên giấy nè". "Tôi không nhận tiền vì tôi chưa tính phần lãi suất". "Thì ở đây là 50 triệu, dư so với quyết định rồi, chị cứ thu giữ 50 triệu, lãi suất tính sau". Bà Hạnh gạt ngang: "Tôi không nhận tiền, tôi không đếm nên không biết bao nhiêu tiền".

Thật ngạc nhiên, trên đời này đi thu tiền thi hành án mà chê tiền thì chỉ có duy nhất bà Chấp hành viên Nguyễn Thị Hạnh này, nếu mắt bà không có vấn đề bất thường, nếu bà biết đọc chữ thì bà không cần đếm mà nhìn tờ giấy in Ngân hàng dán trên cục tiền cũng biết cục tiền đó là bao nhiêu triệu. Khi tôi hỏi "Tại sao chị đến đây thi hành án 42 triệu đồng mà tôi đưa 50 triệu chị không lấy là sao?". Bà Hạnh trả lời: "Tôi chưa tính được số tiền lãi". Rồi bà giục 2 thanh niên mặc thường phục (không có bảng tên) đi cùng bà gom các bộ máy vi tính lại. Người thanh niên mặc áo hồng xám xám đòi lên "kiểm tra" luôn các phòng trên lầu. Tôi cáu tiết lên nói: "Trên đó phòng ngủ của tôi, anh muốn vô phòng ngủ của tôi sao?". Anh ta đứng sựng sựng ấm ớ không trả lời được.

Bà Hạnh chỉ huy cho "lính" bà đi gom 5 bộ máy tính trong Văn phòng lại và niêm phong. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên là họ tự ký tên lên giấy niêm phong rồi dán lên, không hề đưa cho người đại diện đương sự ký, và dán bên hông máy một cách sơ sài. Tôi thấy vậy mới nói:"Tôi đề nghị chị niêm phong kín lại, giấy niêm phong sao không đưa cho tôi ký vào. Các anh chị tự ký dán vô rồi mang về các anh chị xé ra thay đổi linh kiện trong đó rồi các anh chị dán lại ai mà biết được. Niêm phong mà các cổng, đầu cáp không niêm lại, thì các anh chị cắm cáp vào rút bớt dữ liệu hay thêm vào cái gì đó thì sao?". Bà Hạnh làm thinh như không nghe tôi nói gì. Dán giấy xong, họ viết biên bản rồi yêu cầu tôi ký mà lại không cho ông Luân đại diện gia đình. Tôi lặp lại yêu cầu niêm phong lại bộ máy vi tính đúng quy định như đề nghị của tôi lúc nãy nhưng bà Hạnh cứ làm thinh như điếc không nghe tôi nói gì. Ông Luân thắc mắc thì được bà Chấp hành viên phang cho ông Luân một câu:"Tôi không biết gia đình nào hết".

Lại thêm điều quái lạ nữa, rõ ràng, một người "già lão" như bà Hạnh không thể không biết nguyên tắc niêm phong tài sản để không bị dịch chuyển giá trị là như thế nào, càng không thể nói bà không biết gì về khoản 3 Điều 6 Pháp Lệnh thi hành án, Điểm 2.2 Công văn số 404/TP-THA ngày 24/02/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự. Diễn biến sự việc cho thấy bà Nguyễn Thị Hạnh cố ý gây khó khăn cho hoạt động thường nhật của Văn phòng bằng cách nằng nặc kê biên máy mà chê tiền. Chẳng biết họ cố tình niêm phong trái quy định như vậy để nhằm phục vụ cho âm mưu đen tối nào đây? Tôi yêu cầu bà Hạnh viết 2 biên bản và đưa cho tôi giữ mỗi thứ 1 bản. Bà Hạnh vội vàng khất để... từ từ làm sau.

Thấy vậy, tôi ghi vào trang ba tờ biên bản kê biên như sau:

- Tôi đại diện cho Văn phòng Luật sư Pháp Quyền nộp cho bà Nguyễn Thị Hạnh 50 triệu đồng còn nguyên niêm phong của Ngân Hàng Nông nghiệp nhưng bà Hạnh không đồng ý nhận tiền thi hành án.

- Năm bộ máy vi tính được phía Thi hành án Gò Vấp niêm phong sơ sài, không đưa giấy niêm phong cho tôi ký tên, giấy niêm phong dán bên ngoài thùng máy, vì vậy vẫn có thể mở máy ra được và cắm dây vào thùng máy để thêm hoặc bớt dữ liệu bên trong mà không để lại dấu vết. Tôi đã đề nghị niêm phong kín lại nhưng chấp hành viên Nguyễn Thị Hạnh không đồng ý.

- Nếu sau này ruột máy vi tính bị thay đổi thì bà Nguyễn Thị Hạnh và Thi hành án Gò Vấp hoàn toàn chịu trách nhiệm. Dữ liệu bên trong máy bị mất hay bị thêm vào nhằm mục đích đen tối chúng tôi không chịu trách nhiệm. Tôi được biết mỗi bộ máy vi tính (gồm thùng CPU và màn hình tinh thể lỏng) trị giá khi mua là 15 triệu đồng.

Trong biên bản tạm giữ đồ vật tài sản, trang 2, tôi ghi lại nội dung giống như biên bản kê biên tài sản. Khi tôi lấy máy ảnh ra chụp lại biên bản thì bà Hạnh chồm tới giựt lại tờ biên bản. Tôi nắm tờ giấy giật lại và nói:" Tôi là người đại điện, tôi ghi vào đấy cái gì thì thôi chụp lại để báo cho ông Luật cho chính xác" thì bà Hạnh mới đứng im.

Sự xuất hiện của nhiều kẻ lạ mặt hung hăng


Cũng trong lúc làm việc, bên trong và bên ngoài văn phòng xuất hiện nhiều người lạ mặt không biết họ tên gì, nhởn nhơ đi luồng tuông qua lại trong Văn phòng, kẻ thì miệng cười tí toét, kẻ thì tích cực chụp ảnh, quay phim, thậm chí chen vào ngồi cùng bàn với cán bộ thi hành án, ở trong nhà mà mắt đậy cái kính đen to tổ bố như ông thầy bói mù. Những người này họ rất hănghái quay phim, chụp ảnh toàn bộ nhân viên và quang cảnh trong, ngoài Văn phòng; nhưng khi bị tôi chỉa ống kính máy ảnh vào họ thì họ đều quy mặt đi chổ khác hoặc cúi gằm mặt xuống, tôi phải "canh me" mãi, nhanh tay lẹ mắt lắm mới chộp được cái bản mặt của họ vào ống kính.

Ban đầu, bà Hạnh nói rằng họ là người của Thi hành án, sau khi lập biên bản tôi mới biết ngoài cô Nguyễn Thị Tuyết Hồng - cánbộ Tư pháp phường 7 (có đeo bảng tên), anh Đặng Phương Quang- CSKV (mặc quân phục) , cô Trần Thị Cẩm Anh - Kiểm sát viên (mặc đồng phục), số còn lại không có họ tên, đồng phục, chẳng biết họ thuộc cái loại nào mà được "ưu tiên" ngang nhiên như chốn không người như thế?.

Trong khi đó, người quen của chúng tôi như: cô Thu Duyên, anh Phan Thanh Hải đến Văn phòng thì bị những kẻ lạ mặt mày bậm trợn hăm he đuổi đi chổ khác. Tôi cũng thấy xung quanh Văn phòng xuất hiện rất nhiều kẻ lạ đông đến bất ngờ. Quái gỡ hơn là họ quay phim chụp ảnh ào ào hình ảnh cá nhân người khác mà không thèm xin phép ai, còn Luật sư Đạt cầm cái máy ảnh của tôi chụp hình ngoài sân thì bị một lũ côn đồ 4-5 tên không biết ở đâu ra đe dọa "Mày coi chừng tao" và rượt chạy vào nhà, chúng còn xông vào trong sân nhưng bị xe máy dựng trong sân khá nhiều cản trở, vì vậy chúng không rượt kịp. Anh Phan Thanh Hải "kém may mắn" hơn nên bị 4 thanh niên bặm trợn mặc thường phục đã nắm kéo sểnh nhét vào xe Cảnh sát, đè mặt xuống sát sàn xe trước sự chứng kiến của nhiều người, rồi chiếc xe Cảnh sát hú còi lao inh ỏi đi như vừa bắt được tên tội phạm nguy hiểm vì nó đã dám chụp hình, quay phim cảnh thi hành án(?!).
Cuối cùng, họ chở đi 5 bộ máy vi tính và 1 máy photocopy.

* * *
Theo hướng dẫn của Cục Thi hành án, nếu trước khi kê biên mà đương sự nộp tiền thi hành án thì phải chấm dứt việc kê biên. Động thái chê tiền khó hiểu cùng sự cố ý niêm phong tài sản sơ sài trái quy định bất chấp đề nghị của người đại diện đương sự, gạt phắt người nhà đương sự ra ngoài của bà Chấp hành viên Nguyễn Thị Hạnh, xuất hiện nhiều kẻ lạ dùng bạo lực bắt người trái pháp luật... cho thấy đằng sau việc kê biên này là một âm mưu đen tối.
Tạ Phong Tần
______________

Khoản 3 Điều 6
Pháp lệnh Thi hành án Dân sự quy định:

"Căn cứ vào quyết định thi hành án, Chấp hành viên định cho người phải thi hành án thời hạn không quá ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án để tự nguyện thi hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Pháp lệnh này.".

Điều 34. Thông báo về thi hành án 1. Các quyết định, giấy báo, giấy triệu tập về thi hành án phải được thông báo cho người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền, nghĩa vụ liên quan. Người được thông báo có nghĩa vụ nhận thông báo và chịu trách nhiệm về việc cố tình không nhận thông báo. 2. Việc thông báo được thực hiện bằng các hình thức sau đây: A) Chấp hành viên, cán bộ thi hành án giao trực tiếp các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này cho người được thông báo. Trong trường hợp có khó khăn trong việc giao trực tiếp thì việc thông báo được thực hiện bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện. Nếu người được thông báo vắng mặt thì các giấy tờ về thi hành án được giao cho Thủ trưởng cơ quan nơi người đó công tác hoặc cán bộ tư pháp cấp xã hoặc người thân thích có năng lực hành vi dân sự đầy đủ cùng sống trong một gia đình nhận thay. Người nhận thay phải cam kết chuyển kịp thời, đúng thời gian quy định đến tận tay cho người được thông báo. Việc giao, nhận thông báo phải được ký xác nhận; B) Trong trường hợp không thể thực hiện được việc thông báo quy định tại điểm a khoản này thì phải niêm yết công khai bản chính thông báo tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được thông báo và tại nơi ở của người được thông báo nếu xác định được nơi ở cụ thể của người đó. Việc niêm yết công khai phải được lập biên bản, ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết, nội dung thông báo và người thực hiện niêm yết, có xác nhận của chính quyền địa phương; C) Trong trường hợp không thể thực hiện việc thông báo theo quy định tại điểm a khoản này hoặc việc niêm yết công khai theo quy định tại điểm b khoản này không có kết quả thì thông báo liên tiếp hai lần trên báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình của trung ương hoặc của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu xác định đương sự đang ở tại địa phương đó. Khi thực hiện việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan báo, đài phải có văn bản xác nhận đã thực hiện xong việc thông báo và gửi Cơ quan thi hành án để lưu hồ sơ thi hành án. 3. Người có nghĩa vụ thực hiện việc thông báo không làm đúng trách nhiệm của mình thì tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điểm 2.2 Công văn số 404/TP-THA ngày 24/02/2005 của Bộ Tư pháp hướng dẫn nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau: "Khi tiến hành niêm yết công khai, Chấp hành viên cần ấn định thời gian nhất định (kể từ ngày niêm yết) để người được thông báo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ. Ví dụ: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày niêm yết, người phải thi hành án phải đến cơ quan thi hành án để giải quyết việc thi hành án. Việc ấn định thời gian bao nhiêu lâu, cần căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, nhưng phải đảm bảo cho người được thông báo biết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của họ theo thông báo.".

Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket .