Bất đồng chính kiến bị "hành hung"




Ảnh chỉ để minh họa
Một nhà bất đồng chính kiến ở Hà Nội nói với BBC Việt Ngữ rằng ông bị các "phần tử đầu gấu hành hung" trong lúc công an tỉnh Lạng Sơn yêu cầu xuất trình giấy tờ và đưa ông lên đồn chỉ vì ông tới thăm một cựu đảng viên cộng sản tại tỉnh này.

Ông Nguyễn Phương Anh và một vài người bạn vào hôm thứ Ba 30/10/2007 từ Hà Nội đi đến huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn để thăm ông Vi Đức Hồi, nguyên là giám đốc trường đảng huyện Hữu Lũng.

Tin cho hay ông Hồi gần đây bị khai trừ khỏi đảng vì viết bài cổ vũ dân chủ.

Ông Hồi cho BBC biết rằng: "Hiện tôi đang bị quản thúc. Bên cạnh nhà tôi có một chiến sỹ an ninh tỉnh làm nhiệm vụ quản thúc tôi được một tháng qua".

Lời kể của chủ nhà

Ông Vi Đức Hồi kể lại rằng "Phương Anh và bốn anh em nữa đến nhà tôi và khi chúng tôi vừa uống nước và nói chuyện được một lúc thì có ba công an khu vực tới cùng với một bác trưởng thôn.

Các anh công an nói có nguồn tin nói xe của anh Phương Anh "bị va quệt trên đường về đây". Do đó họ yêu cầu mọi người cho kiểm tra giấy tờ tùy thân.

Phương Anh và mấy anh em bất bình phản đối. Họ nói họ không làm gì vi phạm pháp luật mà các anh công an vào nhà anh Hồi yêu cầu xuất trình giấy tờ là vi phạm pháp luật và nhân quyền.

Sau đó các công an này lập biên bản và bắt mọi người ký nhưng không ai ký và khi được yêu cầu về ủy ban nhân dân thị trấn thì cũng không ai chịu đi".

"Quần chúng lạ mặt"

Ông Vi Đức Hồi cho biết thêm "sau khi các nhân viên an ninh liên lạc với cấp trên của họ bằng điện thoại thì có thêm nhiều công an được tăng cường tới nhà tôi và dân chúng cũng như người đi đường kéo tới sân nhà tôi khá đông.

"Trong số những người này có một số người lạ mặt và thậm chí có người cởi trần xông vào nhà tôi và chửi Phương Anh là "Tên xúc phạm đảng và nhà nước" và là "Tên bán nước".

"Và một lúc sau bốn người bạn đi cùng Phương Anh đã lên đồn công an làm việc trong khi Phương Anh không chịu đi.

"Sau đó những "quần chúng lạ mặt" này đã vào nhà tôi và kéo Phương Anh ra sân và đánh anh vào mặt và vào đầu'.

"Tôi cho rằng việc công an ập đến nhà tôi đòi kiểm tra giấy tờ của bạn tôi như vậy rõ ràng là việc làm vi phạm pháp luật".

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/10/071031_vietdissident.shtml

Tâm sự của một du học sinh




Chúng tôi nhận được một bài viết của một du học sinh tại New Zealand gửi. Nhận thấy tấm lòng yêu nước, trăn trở của một trí thức tương lai và cách suy nghĩ, quan điểm của sinh viên này có thể là tiếng nói đại diện cho nhiều du học sinh Việt Nam khắp nơi. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn lời tâm sự ấy.

CLBNBTD

Trước khi đi du học, tôi cũng đã nghe đủ loại tuyên truyền của nhà nước mình về chủ nghĩa tư bản bóc lột thặng dư với đầy rẫy những bất công xã hội. Ba mẹ tôi cũng không quên dặn dò: “Đừng bao giờ dính tới chính trị hay tôn giáo con ạ”. Sang nước ngoài, tôi vẫn giữ “hành trang” đó cho mình. Với những thành kiến có sẵn, tôi cảm thấy ngạc nhiên vì cuộc sống chính trị ở nước ngoài, người dân có thể biểu tình trước quốc hội về những vấn đề trong nước và quốc tế, thậm chí những chuyện được coi là chả dính líu gì tới họ như Israel tấn công Lebanon. Ngay cả thủ tướng khi lên phỏng vấn cũng bị chỉ trỏ phê phán tơi bời. Đời sống có trật tự, văn minh, người dân nghèo được chính phủ chăm sóc đầy đủ, ngay cả người dân gốc ở hòn đảo này cũng có đại diện trong chính phủ. Với tám đảng chính trị khác nhau, New Zealand luôn đứng trong top các nước có chính phủ được người dân tin tưởng nhất. Tôi phân vân tự hỏi: “Vậy tại sao ở Việt Nam người dân không có cái quyền đó, các nhà chính trị gia cũng đầy sai lầm khuyết điểm, tại sao không bị chỉ trích công khai như ở đây? Có thật đảng Cộng sản là đại diện duy nhất của người dân không? Làm sao hơn 80 triệu con người lại cùng tin vào một đảng được?”

Nhưng rồi tôi lại nhanh chóng tìm ra những luận điểm biện hộ cho thể chế chính trị ở Việt Nam, ví dụ như: “Cứ tự do thế này thì thằng Mỹ nó lại nhảy vào làm loạn lên à”, hoặc “thay đổi hệ thống chính trị có khi còn vào cái dở hơn”. Mỗi lần tranh luận với bạn bè về chính trị, khi tôi bảo vệ hệ thống chính trị ở New Zealand thì lại bị bạn tôi đánh bạt đi với những công thức nằm lòng như: “Em không thấy bọn phản động nó vào Sài Gòn rải tờ rơi đó sao?”; “em nghĩ là cái đảng của mình nó dở, chắc em làm được hay hơn à? Em không biết tiếc máu xương ông bà, cha mẹ em đã hy sinh vì Việt Nam độc lập như ngày nay sao?”, rồi “Em dám phê phán đảng thì thật là phản động” v.v. Khi đó, với lập luận còn non nớt, tôi vẫn phân vân đứng giữa hai dòng nước, tôi chưa đủ can đảm để phê phán cả một thể chế bởi vì tôi không hiểu, nếu nó sụp đổ thì đất nước sẽ loạn lạc ra sao.

Tôi cảm thấy đặc biệt bị xúc phạm khi một số bạn bè người bản địa gọi Chủ nghĩa Cộng sản là một thứ tôn giáo, và gọi “bác” Hồ là communist bastard. Tôi không nghĩ “thần tượng” của tôi lại bị bêu riếu như thế, không giống như hình tượng anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới mà trước nay tôi vẫn được dạy dỗ.

Tôi lặng lẽ đi tìm hiểu sự thật về con người này, chủ yếu qua các tài liệu nước ngoài, vì tôi cảm thấy lối viết của người Việt Nam hay bị tình cảm cá nhân chi phối. Tất nhiên mức độ chính xác của các tài liệu cũng không phải là hòan mỹ, nhưng nó cũng dần dà thay đổi cách nhìn của tôi về nhân vật này, tôi không gọi là Bác Hồ nữa, mà gọi là Hồ Chí Minh, chỉ như một người bình thường.

Tôi cũng dần nhận ra mỗi khi báo chí nước ngòai viết về Việt Nam hoặc Trung Quốc, thì bên cạnh ca ngợi thành tựu kinh tế, chính phủ hai nước này luôn bị chỉ trích nặng nề về tham nhũng và sự thiếu tự do thông tin. Những bài viết của họ thường khách quan với những luận điểm tôi không thể phản bác được. Hóa ra, thiên đường CNXH của tôi được thế giới nhìn nhận như thế. Cái nhìn của tôi đã khác xưa.

Mặc dù quan điểm chính trị của tôi bắt đầu thay đổi, không phải từ việc đọc các website kêu gọi dân chủ, mà chủ yếu do kết quả của việc tôi nhận ra những sai lầm nghiêm trọng và có hệ thống của một chính phủ không do dân bầu ra, khư khư ôm ghế mặc dù bị phản đối. Không khí chính trị thỏai mái và tự do ở đây làm tôi cảm thấy, rõ ràng, dù một đất nước còn rất trẻ, rất nhỏ, nhưng nếu chính trị của nó vững vàng, được lòng dân thì không ai có thể hà hiếp được, mà thậm chí nó còn có thể có vị thế cao trong trường quốc tế. Thế thì số phận nhược tiểu của Việt Nam, mặc dù luôn bị đổ lỗi do chiến tranh, dân trí, thiên tai, cũng không xứng đáng bị như thế. Rõ ràng, chế độ độc tài đảng trị của Việt Nam không phải là một giải pháp duy nhất, và tôi đã tìm thấy một lựa chọn chính trị khác ở đây.

Nhưng cách nhìn của tôi về Đảng Cộng sản chỉ thay đổi thật sự lớn lao khi tôi đi qua Sydney dự Đại hội Thanh niên Thế giới kỳ 4. Ban đầu, tôi rất “dị ứng” với những người tị nạn này (vốn đã quen bị “hát” họ tòan là người phản bội tổ quốc) và những biểu ngữ phản đối đảng Cộng sản của họ. Tôi nghĩ: Thôi chết rồi, tại sao mình lại giao du với nhóm “phản động” này? Nhưng quan điểm của tôi thay đổi rất nhanh khi tôi nhận ra, họ là những người rất có tấm lòng với quê hương và cởi mở về quan điểm. Tôi có thể tự do nêu lên quan điểm bảo vệ Đảng Công sản của mình, mà vẫn được họ lắng nghe và tiếp thu. Điều làm tôi xúc động là những người này hầu hết có công ăn việc làm ổn định, và là những ngươi thành công ở nước ngoài, mà họ vẫn giữ tấm lòng sắt son với Việt Nam, vậy mà trong nước, điều duy nhất mà tôi biết chỉ là một nhóm người tha hương, phản bội, thù địch. Đại hội cho tôi cơ hội được nhìn thấy những thực trạng đau buồn mà tôi chưa từng biết tới như tệ buôn người sang Đài Loan với những bức hình đau đớn làm tôi rớt nước mắt, và tình cảnh đáng buồn của những nhà bất đồng chính kiến như anh Phạm Hồng Sơn ở Hà Nôi. Một tuần Đại hội để lại cho tôi rất nhiều ưu tư và một tâm trạng nặng trĩu, trước thực trạng thê thảm của Việt Nam, điều mà trước nay tôi đã cố thuyết phục bản thân mình đừng tin vào. Nhưng đồng thời, Đại hội cũng cho tôi nhiều hy vọng khi nhìn thấy một lớp trẻ đầy nhiệt huyết và tinh thần dân tộc.

Từ đó tôi bắt đầu quan tâm tới các hoạt động dân chủ trong cũng như ngòai nước, và tôi cảm thấy lạc quan hơn. Nó không hòan tòan bế tắc và bi quan như tôi vẫn nghĩ. Tôi thấy bạn bè mình ở VN cũng biết quan tâm tới chính trị hơn, và họ chia sẻ những suy nghĩ của tôi. Nhưng vì lý do an tòan, giờ tôi cũng ít nói chuyện chính trị hơn vì đã bắt đầu có tin đồn, tôi là kẻ phản động.

Tôi đặc biệt cảm ơn sự hiện diện của blog Yahoo 360, vì từ đó tôi tìm ra cả một thế giới những người có tâm huyết giống tôi và điều vui mừng là với sự trợ giúp của blog, sự lan tỏa những thông tin bị cấm ở VN cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

Điều còn làm tôi ưu tư nhất bây giờ là sự thờ ơ của các bạn trẻ đi du học với chính trị. Một số họ không thích bàn về chính trị và đầu óc khép cửa với những dòng tư tưởng khác, sẵn sàng chụp mũ người khác là phản động. Tuy nhiên tôi hy vọng với môi trường họ đang sống và học tập, và sự tiếp cận những luồng thông tin trung thực, không định kiến, họ sẽ dần nhìn ra sự thật. Mặc dù vẫn chưa định hướng được con đường trước mặt, tôi vẫn luôn thầm theo dõi phong trào dân chủ ở Việt Nam, hy vọng một ngày nào đó, tất cả những người yêu nước có thể đứng cạnh nhau và góp sức vì một Việt Nam thực sự Tự Do, Dân Chủ.

Du Sinh

Giá đang tăng quá sức chịu đựng của dân




Giá đang tăng quá sức chịu đựng của dân

Các ông nghị của Quốc hội Việt Nam đang lên tiếng: "Chỉ một số ít người phấn khởi khi tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất trong 10 năm qua (8,5%), còn đại bộ phận người dân không chú ý; Tốc độ tăng giá đang tiến gần tăng trưởng đã ảnh hướng xấu đến đời sống của dân". Tiếp sau đó là những kiến nghị với chính phủ nhằm phân tích thực trạng và kéo giá cả xuống. Có vẻ mạnh miệng là ông nghị Lê Như Tiến: “Ngoài lý do khách quan là giá cả một số mặt hàng trên thế giới tăng, còn do chủ quan là sự liên kết của các nhà đầu tư trong nước nhằm trục lợi, là sự điều hành yếu kém của Chính phủ. Các ban quản lý thị trường đã không làm tốt chức năng của mình”. Không biết với vị trí là một ông nghị, ông Lê Như Tiến đã có các thông tin gì về việc “các nhà đầu tư trong nước liên kết với nhau nhằm trục lợi”? Nhưng với chức vụ chính là Vụ trưởng Vụ Tổng hợp - Văn phòng Quốc hội, tôi nghĩ ông Tiến đang hé mở cho giới truyền thông biết đâu là nguyên nhân thật sự. Những vụ đình công suốt vài tuần qua ở các khu công nghiệp Linh Trung, Bình Dương với hàng chục ngàn người cho thấy giai cấp công nhân với đồng lương rẻ mạt đang chết dần dần, và khi bị dồn đến đường cùng, họ phải tự phát đứng lên đòi hỏi quyền lợi. Có lẽ họ không hề biết “đồng lương rẻ mạt” là một lợi thế để chính phủ thu hút các nhà tư bản đầu tư.

Là dân đen bình thường, không cần đọc bài báo trên, tôi cũng biết và thấy người dân đang phải khốn khổ đối phó với nạn vật giá tăng cao (chắc chắn sẽ còn tăng cao nữa), cho dù hiện tình là đã là "quá sức chịu đựng" của dân rồi. Đại đa số nhân dân chẳng thèm quan tâm tới chuyện "tăng trưởng kinh tế cao" vì thấy nó chẳng hề dính dáng gì đến mình cả. Vậy thiểu số reo mừng "tăng trưởng vượt mức" ấy chắc chắn là những nhà hoạch định chính sách, những nhà đầu tư, những tư bản mới đang kiếm lợi từ túi tiền của đại đa số nghèo mạt kia. Tại sao tôi nói vật giá sẽ còn tăng cao nữa? Thưa, vì chẳng có dấu hiệu nào cho thấy vật giá sẽ dừng lại hoặc giảm đi.

Khi trả lời chất vấn của báo chí, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao đổi (mà báo chí bảo là "hiếm thấy") và thừa nhận: "Chúng ta cũng chưa lường hết diễn biến của thị trường để điều hành; Trách nhiệm là vô cùng, vấn đề là Chính phủ đã kiểm soát giá thế nào..." Người đại diện chính phủ còn nói thêm: “Nhưng điều mà chúng ta không lường trước được là vấn đề rút tiền. Rút tiền về thế nào lại là nghệ thuật, rút tiền về không phải là bằng mệnh lệnh, mà phải bằng cơ chế thị trường." Điều ông thủ tướng vừa nói, tôi lại chắc chắn rằng đại đa số nhân dân không hiểu. Thế nào là "nghệ thuật rút tiền"? Nhân dân cùng lắm có thể suy đoán rằng cái "cơ chế thị trường" này không phải chuyện đùa, nó có thể khiến toàn dân méo mặt vì đói! Sau khi phát biểu: "Chúng tôi đã nghiêm túc kiểm điểm trước Quốc hội bức tranh kinh tế năm 2007", ông hứng chí phán tiếp: "Theo tôi cái được là lớn hơn. Kinh tế tăng trưởng 8,5%, 21 trong tổng số 23 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007 đạt hoặc vượt chỉ tiêu”. Tôi và đại đa số nhân dân đã không quan tâm đến con số tăng trưởng cao chót vót kia thì hà cớ gì lại phải quan tâm đến những "vượt mức chỉ tiêu"(?). Vẫn chưa hết, khi báo chí hỏi ông chịu trách nhiệm THẾ NÀO thì ông vẫn chả nói THẾ NÀO(!). Đây là nguyên văn:
Nếu trong hai tháng cuối năm, thị trường biến động và Chính phủ không đạt được mục tiêu: lạm phát dưới mức tăng trưởng (8,5%), Thủ tướng sẽ nhận trách nhiệm thế nào trước Quốc hội?
“Trách nhiệm là vô cùng, tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm, vấn đề là Chính phủ đã kiểm soát giá thế nào. Tôi xin nói với các bạn, tăng trưởng GDP đã tính đến giá trị tăng thêm, đã loại trừ yếu tố tăng giá”.
Đến đây thì tôi thua. Tôi chịu ông thủ tướng có máu nghệ sĩ khi ông khéo léo chuyển vấn đề về vị trí cũ "vấn đề là Chính phủ đã kiểm soát giá thế nào". Xin ngả mũ tôn ông thủ tướng làm thầy.
Uyên Vũ

Nước giàu dân đói




Ngày thứ Năm 10/18, hãng thông tấn Pháp AFP trích lời một viên chức Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương nói khoảng 30 .000 công nhân tại 38 công ty đang đình công.

Ðài BBC, cũng nói, "Một nhà báo tự do theo dõi các diễn biến này nói với BBC công nhân bất bình vì mức lương thấp trong khi điều kiện làm việc quá hà khắc.

"Công nhân của tất cả các công ty đình công đều có mức lương từ 700.000 - 800.000 đồng (trên, dưới 50 mỹ kim) một tháng cộng với điều kiện làm việc rất khắc nghiệt,'' anh nói. 'Lương thì ít nhưng lại có quy định để trừ tiền rất nhiều của công nhân khi họ nghỉ hoặc có vi phạm nhỏ.'

"Nhà báo tự do không muốn nêu tên này nói với chương trình phát thanh của BBC rằng có những công ty, công nhân chỉ đến chậm giờ làm vài phút đã có thể bị trừ lương."

Trong một bài khác, cũng chính đài BBC viết, "Vào đầu tháng Ba, khi họp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận cần có chính sách tốt hơn cho người lao động.

"Người lao động được hưởng cái gì từ quá trình tăng trưởng?" Ông Dũng nêu câu hỏi này với cán bộ lao động, rồi chỉ thị cho họ, " Chúng ta phải bảo đảm điều này thì tăng trưởng mới bền vững được, nếu không, kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp lợi nhuận cao, nhưng người lao động có được trả lương đúng giá trị hay không?"

Tôi hiểu ông Dũng nói gì, mặc dù ông nói không đúng cách: câu hỏi thứ nhì đáng lẽ phải là câu trả lời. Ông Dũng phải nói, "… kinh tế tăng trưởng, doanh nghiệp lợi nhuận cao, nhưng người lao động không được trả lương đúng."

Nhưng một người gặp nhiều khó khăn như ông Dũng xứng đáng đuợc hưởng quyền đặ c miễn về những sai lầm văn phạm và cấu trúc câu nói, NÊÚ ông làm đúng điều ông nói không đúng. Tôi muốn nói là nếu những điều ông chỉ thị cho cán bộ của tổng liên đoàn lao động Việt Nam về quyền lợi của người lao công đuợc thể hiện thành đôi chút lợi tức cho những người đang bán rẻ mồ hôi để làm cho nước giầu, quan chức giầu mà họ vẫn bị bỏ đói.

Tôi muốn nói đến tệ trạng đánh trống bỏ dùi, nói cho ròn tai, sướng miệng, rồi sau bài diễn văn, cả người nói lẫn người nghe đều coi như công tác đã hoàn tất, công tác giới hạn trong việc người đọc diễn vă n phải đọc, người nghe diễn văn phải nghe, và không ai phải làm điều gì khác nữa.

Tệ trạng này làm mọi cuộc "đổi mới" chỉ là việc chùi sạch đánh bóng món hàng cũ; ngay cả việc xoá đó i, chống nghèo, việc chính phủ cộng sản Việt Nam thường hãnh diện như một thành công lớn của chế độ.

Nhân ngày 17 tháng Mười, ngày quốc tế chống nghèo đói của Liên Hiệp Quốc, tờ báo Dân Trí phỏng vấn ông Ðàm Hữu Ðắc, thứ trưởng bộ Lao Ðộng, Thương Binh, và Xã Hội về sự thành công lớn của chế độ trên địa hạt này.

Ông Ðắc thật thà nhìn nhận việc xoá đói, chống nghèo không thành công như ông ước muốn vì gặp 5 khó khăn.

"Thứ nhất là chính sách khám chữa bệnh quá ngắn;" ông Ðắc liệt kê, "thứ nhì cơ chế miễn giảm học phí không phù hợp lại thiếu minh bạch; thứ ba việc cho người nghèo vay vốn tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu; thứ tư chỉ tiêu hỗ trợ nhà ở cho người nghèo không thể thực hiện được với 500 ngàn căn nhà trong thời hạn 5 năm; và thứ năm là chương trình thực hiện đã gần 2 năm mà nguồn vốn do chính phủ cấp quá hạn hẹp."

Báo Thanh Niên online còn nêu lên việc, "Hơn một ngàn hộ trong số 7 ngàn năm trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Hậu Giang thiếu gạo ăn. Hơn 96% hộ nghèo thiếu gạo ăn là đồng bào Khmer thuộc các huyện Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ… Số hộ nghèo còn lại thuộc dân tộc Chàm."

Tờ Thanh Niên còn viết, "được biết đời sống người thiểu số trong vùng đồng bằng Cửu Long rất thiếu thốn, trung bình cứ 7 hộ gia đình, lại có 1 hộ thiếu ăn. Lý do chủ yếu là họ vẫn sinh sống, canh tác theo truyền thống xưa cổ.

"Hiện Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn trình chính phủ hỗ trợ cho các hộ đồng bào nghèo này."

Ðề nghị của tỉnh Hậu Giang tắc trách, vì đẩy trách nhiệm "cứu đói" sang cho bộ Nông Nghiệp, và nhận xét của tỉnh cũng không chính xác, vì lý do đói không phải là do người nông dân sắc tộc không biết canh tác theo kiểu mới.

Họ đã sống nhiều đời trên đồng lúa Hậu Giang mênh mông, cò bay mệt nghỉ, nơi từ ngàn xưa cho đến 1975 chưa bao giờ biết cảnh dân đói.

Nhưng ngày nay!

Việt Nam vào WTO, vào Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nước giầu, quan giầu, mà dân Hậu Giang lại đói, lao công Bình Dương lại đình công đòi tăng lương để bớt đói.

Nguyễn Ðạt Thịnh

Bài viết không nhất thiết thể hiện quan điểm của CLBNBTD

Ngày chủ nhật buồn sau những vụ đình công...




TTO - Bên bàn nhậu chỉ gồm bún chấm nước tương, trưa 21-10, M, P, H, Đ ngồi ôn lại những ngày đã qua. Đình công đã qua mấy ngày rồi, thế mà dư âm của nó vẫn còn đọng lại trong lòng bốn thanh niên quê ở miền Trung.

>> Những con số đau lòng!
>> Công nhân phải sống được với đồng lương

Vào Bình Dương làm việc đã nhiều năm, nhưng chưa bao giờ 4 người lại buồn như lúc này... Tất cả họ đã làm trong công ty R. hai năm. Mấy hôm trước, vì đồng lương không còn đáp ứng đủ nhu cầu cuộc sống, đồ bảo hộ không được cung cấp, anh em trong công ty đều mong muốn ban giám đốc cải thiện điều kiện làm việc, thành lập công đoàn, cung cấp đồ bảo hộ lao động, cung cấp suất ăn trưa... không được đáp ứng, thế là đình công đã nổ ra.

Không làm việc đã đành, mấy ngày đình công, mọi người còn lo lắng đủ thứ: không biết sau khi đình công sẽ thế nào, có ai bị đuổi việc không, bị đuổi việc không biết công ty có bồi thường hợp đồng không, sẽ đi tìm việc mới ở đâu...Và cuối cùng, những lo lắng ấy đã trở thành sự thật!

M, P, H và 3 người khác đã bị đuổi việc. Xin gặp Tổng giám đốc để hỏi rõ nguyên nhân, bảo vệ không cho, Tổng giám đốc cũng không chịu gặp, xin quyết định sa thải thì không có... Ba thanh niên chỉ còn biết về phòng trọ và lo tìm việc mới.

P. và M thì có tay nghề sơn, nên đã nhanh chóng tìm được công việc mới trong một công ty khác gần đó... H. xin đi làm cho một tiệm hàn xì ở Bình Triệu... Chỉ còn Đ. vẫn làm trong công ty R. Nhưng, Đ bảo: "thấy anh em bị đuổi việc, em cũng buồn... chắc em sẽ đi tìm chỗ khác, vì ở lại cũng khó làm việc". Tuy đã tìm được việc mới, nhưng H, M, P hiện nay cũng không lấy gì làm vui, vì "công ty hẹn ngày 8-11 mới giải quyết lương nghỉ việc".

Điều ba thanh niên này lo lắng là không biết việc đó đúng hay sai, nếu công ty R sai, thì họ phải đi kêu ở đâu. Theo đúng hợp đồng đã ký, phải đến tháng 6-2008 họ mới hết hợp đồng... Công ty yêu cầu họ viết đơn xin thôi việc thì mới giải quyết các khoản trợ cấp... nhưng họ không viết, vì họ đâu có muốn nghỉ việc, họ chỉ đình công có một ngày để yêu cầu cải thiện . Rồi từ nay đến ngày lãnh lương ở công ty mới, họ sẽ lấy gì để sống? Lấy gì để trả tiền phòng? "Chắc phải vay mượn bạn bè để sống anh ạ, lúc nào lãnh lương thì gởi lại sau"... P. nói.

Em gái của M.cũng là công nhân may ở công ty T.L. Mấy hôm trước em cũng tham gia đình công, vì mức lương của em hiện nay chỉ 670.000/tháng, chưa tính tiền tăng ca. Đến ngày thứ 4, công ty phát mẫu đơn xin thôi việc để ai không muốn làm việc nữa thì ký vào. Không muốn mất việc, không muốn ba mẹ ở quê nhà Quảng Bình biết chuyện, em tiếp tục ở lại làm việc. Bây giờ, em chỉ hy vọng công ty sẽ thực hiện lời hứa tăng lương trong thời gian sắp tới, nhưng chẳng biết đến bao giờ... Mấy hôm đình công, công ty đã hứa sẽ tăng tiền ăn lên 5000 đồng/suất, nhưng mấy hôm nay đồ ăn vẫn thế...

Ngày chủ nhật rồi sẽ trôi qua, ngày mai, họ sẽ tiếp tục đi làm, tiếp tục hy vọng... Nhưng trước mắt, họ phải đối mặt với những nỗi lo mà sau mỗi cuộc đình công, các công nhân đều phải canh cánh...

CHÂN LUẬN

Cạnh tranh bằng mồ hôi giá rẻ

TT - Mồ hôi giá rẻ là mộtlợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh về mồ hôi quả thật là một thứ hết sức đa nghĩa...

Mồ hôi giá rẻ là một lợi thế cạnh tranh. Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động đang mọc lên như nấm trong quá trình hội nhập chính là nhờ vào lợi thế cạnh tranh nói trên. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh về mồ hôi quả thật là một thứ hết sức đa nghĩa.

Một mặt, lao động giá rẻ đang thu hút được nguồn đầu tư không nhỏ đổ vào nước ta. Điều này đến lượt mình lại góp phần đáng kể cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế (đặc biệt trong điều kiện chúng ta đang muốn giảm bớt lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp). Nguồn đầu tư nói trên còn tạo ra khá nhiều công ăn việc làm cần thiết cho một nước có nhiều người cần việc làm như đất nước ta.

Mặt khác, lợi thế cạnh tranh về mồ hôi cũng chứa đựng khá nhiều rủi ro trong đó.

Trước hết, kiếm tiền bằng mồ hôi thì ráo mồ hôi sẽ hết tiền. Với đồng lương ít ỏi, người lao động khó có cơ hội để cải thiện điều kiện sống của mình và đầu tư cho việc học hành của con cái. Mà như vậy thì cái vòng luẩn quẩn của việc mồ hôi chỉ tạo ra mồ hôi sẽ lặp lại mình một cách vô tận.

Hai là trong lúc thu nhập chung của xã hội đang được nâng lên thì những người lao động chân tay vẫn phải chịu một mức lương ít được cải thiện. Điều này không thể không dẫn đến những so sánh và tâm tư. Tuy nhiên, vấn đề còn nghiêm trọng hơn thế. Đời sống chung được nâng lên thì giá cả chung cũng bị nâng lên. Với mức lương ít thay đổi thì thu nhập thực tế của những người lao động đang bị giảm đi. Đây có thể là một trong những nguyên nhân sâu xa của những vụ đình công đang xảy ra trong thời gian qua. Các nhà sử dụng lao động cần nhận thức rõ điều này.

Đình công là vũ khí quan trọng, nhưng là vũ khí bất đắc dĩ của người lao động. Điều quan trọng là phải nâng cao năng lực đại diện và năng lực mặc cả, năng lực thương thuyết của tổ chức công đoàn và tập thể người lao động. Một mối quan hệ lao động hài hòa cũng cần được coi là lợi thế cạnh tranh.

TS NGUYỄN SĨ DŨNG

Thư ngỏ của CLB nhân ngày đầy tháng.




Thân chào các bạn,

Vậy là CLB Nhà báo Tự do đã bước sang tháng thứ hai của tuổi blog. Một tháng đã trôi qua kể từ khi chúng tôi hình thành nên blog này. Quả thực trong cộng đồng blog, một tháng tuổi là còn quá ít thời gian, quá ít bề dày để có một tiếng nói giữa hàng triệu blog khác của Việt Nam. Ý thức được điều ấy, chúng tôi đang nỗ lực hết sức để mang đến cho các bạn, những bài viết chất lượng hơn, những hình ảnh rõ nét hơn về thực trạng xã hội chúng ta đang sống. Với tiêu chí “thông tin trung thực, khách quan, đa chiều và bất vụ lợi” chúng tôi mong muốn chuyển tải trên blog này nhiều vấn đề của cuộc sống hôm nay một cách thật sự trung thực và khách quan. Song, buổi đầu sơ khai vẫn còn nhiều hạn chế về nhân lực, về phương pháp nên chắc chắn chưa đáp ứng đủ tấm lòng yêu mến của các bạn.

Vâng, chỉ trong một tháng, số lượng lần truy cập vào blog này đã là trên 17.000 lượt và trong danh sách bạn hữu là 134 người. Có nhiều bạn đã gửi tin nhắn ủng hộ nhiệt liệt, nhiều bạn đã để lại những comments thật xúc động, cũng có bạn gửi mail riêng, nhiều bạn khác đã “mượn” bài cũng như hình ảnh để sử dụng lại trên báo chí và trong blog riêng... Tất cả những điều ấy là nguồn động viên vô cùng to lớn cho chúng tôi. Chúng tôi tự cảm thấy còn phải gắng sức hơn nữa, hơn nữa. Và ưu tiên thông tin của chúng tôi vẫn là những người dân nghèo khổ, những người thấp cổ bé họng hay những nạn nhân của đủ thứ thiên tai, nhân tai... Chính vì lẽ đó, chúng tôi quan niệm: "Nhà báo tự do là người chấm ngòi bút vào nỗi đau nhân loại".

Như các bạn đã biết, chỉ vài ngày sau khi hình thành CLB, thì thảm hoạ sập cầu Cần Thơ xảy ra. Ngay hôm ấy chúng tôi đã có mặt tại hiện trường để có thể tiếp cận nguồn tin tại chỗ và chuyển tải ngay những hình ảnh, những thông tin trên trang blog này một cách trung thực nhất, mau chóng nhất có thể. Bên cạnh đó, với ý thức dân tộc “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” chúng tôi đã đến nhà các nạn nhân để chia buồn, phúng viếng và cùng kêu gọi những tấm lòng hảo tâm xa gần chia sớt gánh nặng trong cơn hoạn nạn ấy. Sau khi đưa thông tin về gia cảnh, địa chỉ các nạn nhân trên blog, chúng tôi được biết các bạn hữu trong blog đã gửi tiền về tận nhà nạn nhân. Trở về thành phố được vài ngày là thiên tai, bão lũ khu vực trung bộ và bắc trung bộ, do thiếu điều kiện nên chúng tôi không thể đến tận nơi ngay giữa lúc thiên tai đang hoành hành. Nhưng đã có những tấm lòng bạn hữu tin cậy gửi gắm để nhờ chúng tôi làm cầu nối với đồng bào trong cơn cùng cực ấy. Có thể vài ngày nữa chúng tôi sẽ lên đường ra miền bắc trung bộ. Gần như cùng lúc với trận bão lũ là cuộc đình công của nhiều công ty, xí nghiệp khu công nghiệp Linh Trung và Bình Dương. Chúng tôi cũng kịp thời có mặt để thông tin và góp tiếng nói bảo vệ những người công nhân nghèo khổ. Loạt bài trên blog chúng tôi mà các bạn xem đã phản ảnh rõ nét thái độ đứng về phía người nghèo của chúng tôi (nói như một nhà thơ là “đứng về phe nước mắt”). Còn khi nhân dân Miến Điện đứng lên phản đối nhà cầm quyền quân phiệt nước họ cũng thế, chúng tôi chọn đứng về phía nhân dân để lên tiếng cùng cộng đồng blogger yêu chuộng tự do toàn thế giới ủng hộ cho sự Tự do của nhân dân Miến Điện. (Free Burma)

Với ước mong là một kênh thông tin đa diện, chúng tôi đã hình thành một số trang nhánh, kết nối theo hàng ngang, mỗi trang là một blog riêng được đặt ở phần “My Blogroll”. Trang Khoa học Pháp lý gồm các bài viết, các tư liệu pháp luật của Việt Nam như một cách tư vấn pháp lý gián tiếp hoặc nguồn tư liệu cập nhật giúp các bạn có quan tâm đến pháp luật. Trang Văn học nghệ thuật giới thiệu những sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ Việt Nam đương thời. Trang Du lịch Văn hoá với rất nhiều hình ảnh chúng tôi ghi lại trên những nẻo đường non sông gấm vóc của chúng ta, hầu các bạn thêm lòng mến yêu đất nước. Chúng tôi cũng dự định lập thêm trang về công nghệ thông tin ứng dụng, Góc thư giãn... Tất nhiên những dự định đó chỉ có thể thực hiện được khi đủ điều kiện về thời gian, về con người. Còn các vấn đề thời sự xã hội hiện vẫn ở trang chính này.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin công bố, toàn bộ kho hình ảnh riêng của chúng tôi luôn rộng mở, quý vị nào thích có thể tự do sử dụng, chỉ lưu ý các bạn là nên dẫn nguồn. Chúng tôi cũng sẽ đáp ứng nếu có yêu cầu riêng về hình ảnh chất lượng cao.

Sau hết, chúng tôi xin ngỏ lời cảm ơn những bạn hữu gần xa đã ủng hộ tinh thần. Cám ơn các văn nghệ sĩ đã ưu ái gửi những sáng tác đầy tâm huyết cho chúng tôi. Ước mong blog CLB Nhà báo Tự do sẽ nhận được những bài viết, hình ảnh hoặc là những góp ý chân thành để “sân chơi” của chúng ta thêm phong phú khởi sắc và CLB sẽ mãi là người bạn thân thiết của quý vị.

Trân trọng.

TM/Ban biên tập CLB Nhà báo Tự do

Cháy trong dinh Độc lập




Vào hồi 11h15' trưa nay 21-10-2007, có một đám cháy nhỏ trong Dinh Độc Lập. Nguyên nhân có thể là do một vị khách nào đó vô ý đã quăng tàn thuốc vào bụi trúc hay do sự ma xát giữa các cây trúc với nhau. Sau đây là một số hình ảnh mà Clb Nhà Báo Tự Do đã chụp.

DSC03013 [800x600]
DSC03018 [800x600]
DSC03026 [800x600]

Tiếu lâm cuối tuần - Chuyện thật như đùa




Tự do Báo chí ở Việt Nam theo giải thích của Bộ Truyền thông-Thông tin
2007.10.19

Gia Minh, phóng viên đài RFA

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF vừa công bố phúc trình thường niên về tình hình tự do báo chí trên tòan thế giới. Theo thứ tự xếp hạng trong bảng phúc trình vừa nêu thì Việt Nam đứng thứ 162 trên 169 quốc gia được khảo sát.

Trong một chương trình trước, Đài chúng tôi giới thiệu đến quí thính giả bài phỏng vấn ông Jep Julliard, phụ trách Phòng nghiên cứu của RFS, về phúc trình năm nay của tổ chức mà ông đưa ra.

Hôm nay, biên tập viên Gia Minh nêu vấn đề liên quan với người đứng đầu Cục Báo chí thuộc Bộ Truyền thông-Thông tin của Việt Nam là ông Hòang Hữu Lượng. Trước hết ông đưa ra đánh giá về sự hội nhập của báo chí Việt Nam hiện nay:

Ông Hoàng Hữu Lượng: Hiện nay trên thế giới có loại hình báo chí gì thì Việt Nam đang có loại báo chí đó. Việt Nam hôm nay đang có cả báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, báo điện tử và những thông tin khác trên inernet. Báo chí ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh. (Việt nam còn có cả loại báo mà nước ngoài không có, ví dụ như báo Nhân Dân)

Hiện nay chúng tôi có tới hơn 800 tờ báo rồi, rồi đài phát thanh truyền hình phát triển mạnh, đặc biệt là internet thì Việt Nam mới hoà mạng từ năm 1997. Hiện nay thì cái tốc độ phát triển của Việt Nam rất nhanh và thông tin trên mạng thì gần như toàn dân được tiếp cận với toàn bộ thông tin của toàn thế giới. (Ghê nhỉ???)

Gia Minh: Đối với những chuẩn mực về báo chí quốc tế thì như thế nào, thưa ông?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Chuẩn mực báo chí quốc tế thì nước nào cũng thế thôi. Báo chí có chuẩn mực chung là thông tin trung thực và khách quan (Hehe xém chết sặc vì cười). Báo chí Việt Nam cũng đang làm rất đúng điều đó, phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội trong nước và cả quốc tế. (Đặc biệt là các scandal, ví dụ vụ Britney Spear mặc váy mà không thèm mặc quần lót hay vụ Paris Hilton tung phim sex lên mạng; vụ Vàng Anh chúng tôi phải kềm hãm bớt sự thò mũi của nhà báo lại ).
Sinh hoạt báo chí ở Việt Nam

Gia Minh:
Nhưng, thưa ông, vẫn có những đánh giá là ở Việt Nam như ông nói là có đầy đủ các loại hình và người dân thì có thể tiếp cận các nguồn thông tin, nhưng thực tế vẫn có những nguồn thông tin mà người dân không được tiếp cận, thưa ông ạ.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cho rằng đánh giá đấy là đánh giá không khách quan. Nếu ông ở Việt Nam thì ông thấy là có thể tiếp cận thông tin toàn thế giới, không có một sự ngăn cản nào. ( )

Gia Minh: Nhưng có những người ở Việt Nam nói rằng có những trang web chứa những thông tin về những vấn đề như dân chủ và nhân quyền thì họ vẫn không thể tiếp cận được, thưa ông Cục Trưởng.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi nghĩ rằng là không ai ngăn cản chuyện đó cả. Bất cứ một người nào có trình độ internet thì họ có thể tiếp cận được. Tôi nghĩ rằng đấy là những người đó có thể do trình độ internet không tốt nên không mở được các cái đó thôi (Hehe, mở "cái đó" là mở cái gì ). Tôi nghĩ rằng là không có một sự ngăn cấm nào.

Gia Minh: Chỉ mới trong tuần nay thôi Hội Phóng Viên Không Biên Giới RSF có ra một bản phúc trình năm 2007 đánh giá Việt Nam về vấn đề tự do thông tin đã xếp Việt Nam hạng 162 trên 169 quốc gia được khảo sát. Khi nghe thông tin đó thì ông có ý kiến ra sao?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi nghĩ việc xếp đấy là việc của người ta, còn thì với công chúng Việt Nam thì họ đánh giá khác. Công chúng Việt Nam thì thấy báo chí hiện nay ở Việt Nam rất là tự do. Người ta có tiếp cận mọi nguồn thông tin cả trong nước và quốc tế. (Chỉ có thể nói một câu: Bó tay! )

Gia Minh: Khi ngưòi ta đưa ra xếp hạng như vậy thì họ cũng có cơ sở của họ đấy chứ ạ? Nếu như ông gặp họ thì ông có lập luận như thế nào trước cái đánh giá của họ, thưa ông?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi nghĩ ràng là phải ở Việt Nam thì mới đánh giá được thông tin Việt Nam. Cũng như tôi bây giờ tôi đánh giá về thông tin của Mỹ thì chắc chắn là tôi không đánh giá một cách xác thực được. Cơ bản hãy cứ đến Việt Nam (đến thử xem có được hay không cái đã) và đánh giá thông tin của Việt Nam thì các bạn mới thấy được.

Gia Minh: Đối với tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đó thưa ông, thì sau khi họ có những đánh giá như vậy rồi thì Cục Báo Chí sẽ có một lúc nào đó ông mời tổ chức đó đến Việt Nam không?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi gần như chưa được tiếp xúc với tổ chức này nên tôi không biết cách đánh giá của họ như thế nào. Và tôi nghĩ rằng là cách đánh giá của họ nên lấy ý kiến ở ngay nhân dân Việt Nam, của đại đa số nhân dân Việt Nam để người ta đánh giá khách quan hơn. (Hỏi một đằng, trả lời một nẻo. Chỉ cần trả lời CÓ hay KHÔNG mà cũng vòng vo!)

Thông tin chính trị, nhạy cảm?


Gia Minh: Nói chuyện với ông thì tôi cũng xin giới thiệu với ông rằng chúng tôi là của Đài RFA thì đối với trang mạng của đài chúng tôi rất nhiều người ở Việt Nam nói rằng họ không thể truy cập được vì bị tường lửa đó, thưa ông.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Không có đâu. Tôi vẫn nói với anh rằng chắc trình độ Inernet của những người truy cập thôi chứ còn mọi người như tôi vẫn truy cập hằng ngày rất nhiều mạng thông tin của thế giớí. (Hehe vậy là trình độ dùng proxy, vượt tường lửa của đa số người Việt Nam đang có vấn đề)

Gia Minh: Bản thân ông có vào trang web của RFA không ạ?

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cũng không vào thường xuyên bởi có quá nhiều, nhưng tôi đọc rất nhiều thông tin của CNN, của BBC. Tôi quan tâm đến những gì mà tôi thường quan tâm thôi (ví dụ có thằng nào khen VN thì tôi đặc biệt quan tâm)chứ không phải vào tất cả được. Thời gian không cho phép mình vào hết các trang trong ngày. Bởi vì ngay trong báo chí Việt Nam thì chúng tôi đọc báo chí Việt Nam cũng rất nhiều rồi.

Gia Minh: Có nhiều người họ cũng đã đến Việt Nam rồi thưa ông. Họ nói rằng những thông tin nào mà chính quyền cho là không nhạy cảm thì vẫn được đăng, nhưng những loại thông tin mang tính nhạy cảm như nói về vấn đề chính trị, nói về những vấn đề người dân bất đồng ý kiến thì lại bị ngăn trở.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cho rằng đấy là nhận xét không chính xác và có phần xuyên tạc. Thường ở Việt Nam thì người dân rất thoả mãn về những thông tin mà hiện nay họ nhận được. ( ặc ặc, những scandal nóng hôi hổi chuyện phòng the mà còn không "thỏa mãn" sao)

Gia Minh: Đối với các nhà báo, những người hành nghề báo chí đó thưa ông, thì không phải tất cả mọi thông tin họ đều được đưa lên mặt báo.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Không ai cấm họ điều đó cả. Việt Nam có luật rồi và họ cứ theo cái đó họ làm. Không ai ngăn cản điều đó. Ở Việt Nam không ai có quyền kiểm duyệt báo chí, tạp chí và tác phẩm. ( )
Gia Minh: Ông thì xác nhận như vậy, nhưng đối với nhiều người lâu nay họ vẫn thấy hiện tượng đó vẫn còn và người ta vẫn nêu ra điều đó, thưa ông.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Tôi cho rằng đấy là những nhận xét thì đấy là quyền của mỗi người. Còn đấy là nhận xét của cá nhân tôi. Cũng như tôi khẳng định rằng đấy của nhân dân Việt Nam chứ không phải. Chúng tôi cũng sẵn sàng mở rộng cửa mời tất cả các báo đến Việt Nam để tìm hiểu. (và còn trả tiền rất cao tùy theo anh khen nức nở hay khen sụt sùi)

Gia Minh: Ông có nói mở rộng cửa mà đối với chẳng hạn như Đài RFA chúng tôi thì đã nhiều lần nộp đơn xin phép về tham gia một số sự kiện lớn ở Việt Nam, nhưng sau khi nộp đơn thì vẫn không được trả lời đó thưa ông.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Đấy là cũng như khi tôi, người Việt Nam xin vào Mỹ chẳng hạn thì không phải ai Mỹ cũng chấp nhận cho người ta đi qua Mỹ (Vừa nói "tôi" xong, chuyển qua "người ta" ngay). Rất nhiều người Việt Nam xin thị thực vào Mỹ cũng không được. Đấy là việc của cơ quan khác. Tôi hoàn toàn không biết.

Gia Minh: Cảm ơn ông Cục Trưởng cho cuộc nói chuyện vừa rồi.

Ông Hoàng Hữu Lượng: Rất cảm ơn anh.

© 2007 Radio Free Asia
Những dòng chữ màu xanh, trong ngoặc đơn là của Uyên Vũ.

CHUYỆN TRÁI KHOÁY KHÓ HIỂU!


DSC01652 [800x600]
Đình công ở KCN Đồng An, Thuận An, Bình Dương

PGS-TS ngành nhân học Phan An (Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ) vừa đưa ra một con số khảo sát: khoảng 80% công nhân làm việc tại các khu công nghiệp - khu chế xuất ở TP.HCM nếu không tăng ca, có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.

Trong một cuộc làm việc mới đây tại TP.HCM, ông Đặng Ngọc Tùng, chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, cũng đưa ra một con số tương tự: nhiều năm liền công nhân khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ lãnh phần lương cơ bản chưa đến 1 triệu đồng/tháng (mức lương tối thiểu theo qui định hiện hành của Chính phủ là 870.000 đồng/tháng). Cộng với các khoản tăng ca, tăng kíp thì thu nhập của mỗi công nhân cũng chưa đến 1,5 triệu đồng/tháng.

Ông Tùng cũng đưa ra một con số đáng giật mình: nhiều năm công nhân không được tăng lương hoặc tăng một, hai bậc nhưng cũng chỉ thêm được 10.000 - 20.000 đồng, vì mỗi bậc lương chỉ hơn nhau 5.000 hoặc 10.000 đồng.

Với đồng lương như vậy, ai cũng có thể thấy công nhân đã và đang quá khó, quá khổ, quá bức bối với vô số khoản chi phí từ tiền nhà trọ đến ăn uống, chữa bệnh, nuôi con, gửi về phụ giúp gia đình... trong khi vật giá cứ "leo thang".

Với đồng lương và cuộc sống như vậy thì việc công nhân đình công là điều tất yếu dễ hiểu, dù không ai mong muốn xảy ra những cuộc đình công gây tổn thất cho cả đôi bên và xã hội như vậy.

Chỉ có điều người ta không hiểu là vì sao một mức lương cơ bản, dẫn đến những đồng lương không đủ sống như vậy vẫn cứ được duy trì? Nếu ông Đặng Ngọc Tùng bức xúc cho rằng "nhiều doanh nghiệp xây dựng thang bảng lương cho lấy có để đối phó với cơ quan chức năng, ấy vậy nhưng cơ quan quản lý nhà nước vẫn ký thông qua"; thì PGS-TS Phan An cũng đưa ra nhận định: qui định của mình làm công nhân bị thiệt thòi và các doanh nghiệp dựa vào đó để trả lương cho công nhân rẻ mạt.

Nhiều tổ chức công đoàn cơ sở, nhiều cán bộ công đoàn ở đâu trước những bức xúc của người lao động? Ai giúp bảo vệ người lao động, ai hướng dẫn người lao động đấu tranh đòi hỏi quyền lợi của mình một cách đúng đắn, hợp pháp?

Một con số khảo sát đáng suy nghĩ nữa cũng được PGS-TS Phan An đưa ra: 2/3 công đoàn cơ sở bị tê liệt! Con số này lý giải cho nhận định: đa số các cuộc đình công của công nhân đều chưa đúng luật và không do tổ chức công đoàn cơ sở tổ chức.

Những con số "biết nói" trên đã quá đủ để đau lòng. Những nhận định, phân tích trên đã quá đủ để thấy rõ địa chỉ trách nhiệm và xử lý những người thiếu trách nhiệm. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, các cơ quan có trách nhiệm không thể không nhanh chóng điều chỉnh chính sách, gấp rút ban hành những qui định đúng đắn để công nhân có thể hưởng được những đồng lương hợp lý, hợp tình, bảo đảm được những nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống, tiến tới ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, no đủ hơn. (Tuổi Trẻ ngày 19/10/2007).

.

Hiến Pháp (2001) khẳng định:

Điều 2:

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Điều 4

Đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Tạ Phong Tần

Blog CÔNG LÝ & SỰ THẬT

Những bài liên quan:

Đình công tiếp tục lan rộng tại Bình dương

Trả lời bạn Hoài Tâm
Đình công lan rộng, hàng vạn công nhân bức xúc
Đình công ở công ty giày Việt Lập
Liên kết ngoài:
Hoan hô cơn đói
Đình công ở Xí Nghiệp giày Việt Lập( KCN Bình Dương)- Một góc nhìn.

Lún Lầy !.

Chính điện chùa Đại Nam của Dũng Lò Vôi bị cấm chụp hình

Tiếng nói bất đồng trên mạng internet





Tăng Kim Yến trông không giống một nhân vật bất đồng chính kiến. Dáng người nhỏ bé, bụng chửa vượt mặt, chị hay ăn vận các bộ đồ màu sắc sặc sỡ.

Thế nhưng chỉ nguyên việc cơ quan an ninh Trung Quốc thường xuyên theo dõi căn hộ của vợ chồng chị cho thấy ảnh hưởng của chị như thế nào.

Người phụ nữ 24 tuổi này sử dụng mạng internet để phát tán ra bên ngoài các tài liệu nói về các cuộc biểu tình, các vụ bất công và các chiến dịch phản kháng trong lòng Trung Quốc.

Chị Tăng chỉ là một trong hàng chục ngàn người Trung Quốc bình thường, nay dùng mạng internet để bày tỏ quan điểm của bản thân thông qua những phương tiện mà trước kia không tồn tại.

Chị đã thường xuyên cập nhật thông tin hàng ngày của mình trên trang blog trong nhiều năm nay.

Người ta bắt đầu chú ý tới chị khi chồng chị là anh Hồ Giai bị bắt năm 2005.

Anh Hồ, một nhà vận động nhân quyền, bị cảnh sát bắt tới 41 ngày mà vợ anh không hề biết chồng mình ở đâu.

Khi thông tin về blog của chị Tăng được phổ biến, người ta bắt đầu liên lạc với chị để kể các câu chuyện tương tự xảy ra với chính họ và chị ghi lại các câu chuyện đó.

Chị nói: "Tôi muốn người ta biết rằng không chỉ có tôi và chồng tôi nằm trong hoàn cảnh như thế".

"Thực tế là tại Trung Quốc, nhiều người đang bị quản thúc tại gia, bị bắt một cách bất hợp pháp hoặc bị theo dõi suốt cả năm."

Các việc làm của chị Tăng dĩ nhiên đã khiến cho cơ quan an ninh Trung Quốc chú ý.

Blog của chị Tăng nay đã bị chặn ở Trung Quốc và mật vụ thường xuyên theo dõi nhà chị ở ngoại ô Bắc Kinh.

Đường nối mạng internet của chị thường xuyên bị cắt, thế nhưng chị vẫn tiếp tục gửi email ra ngoài và cập nhật blog cho những người còn truy cập được ở bên ngoài.

Phương tiện khác

Các nhà vận động dân chủ không phải là giới người Trung Quốc duy nhất sử dụng mạng internet để bày tỏ suy nghĩ của mình.

Tại Trung Quốc, mạng internet được sử dụng trong nhiều tầng lớp xã hội, và cũng vì nhiều mục đích khác nhau.

Các phòng chatroom trên mạng internet là những nơi gặp gỡ quan trọng, để người ta chia sẻ ý kiến, hay đơn thuần là các chuyện đùa.

Và các chuyện hài hước với nội dung chính trị nhằm vào giới có chức có quyền, vốn vắng bóng trên truyền thông Trung Quốc, có thể được tìm thấy trên internet.

Mới đây, trên mạng lưu truyền một bức ảnh một con cua nước ngọt trên càng và thân có đeo ba chiếc đồng hồ.

Trong tiếng Trung "cua nước sông" nghe từa tựa như "hòa hợp", từ khóa yêu thích của chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Con cua cũng có thể được coi như biểu tượng của việc hà hiếp người khác.

Còn cụm từ "ba chiếc đồng hồ" trong tiếng Trung cũng có thể được đọc nghe từa tựa như "ba đại diện", chủ thuyết chính trị do cựu chủ tịch Giang Trạch Dân đề xướng.

Một số người dùng internet còn gợi ý dùng hình con cua này làm linh vật cho Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 17.

Kiểm duyệt

Ngay trước kỳ đại hội, sự kiện trọng đại nhất trên chính trường Trung Quốc, một số nhân vật trong đảng đã dùng internet để biểu lộ sự hy vọng của họ dành cho đại hội.

Internet cũng đôi khi được sử dụng làm công cụ để tổ chức việc gì đó.

Thí dụ khi giá đồ ăn tại một căng-tin trường đại học ở Quảng Châu tăng thì các sinh viên quyết định phản đối.

Họ dùng dịch vụ nhắn tin trên mạng để gọi nhau tham gia và kết quả là hai phần ba số sinh viên cùng phản đối việc tăng giá.

Rồi mới đây các bậc phụ huynh cho rằng con cái mình bị bắt cóc để lao động cưỡng bức tại các lò gạch cũng dùng mạng internet để kêu gọi giúp đỡ.

Tất nhiên nhà chức trách cố gắng tìm cách kiểm soát các thông tin mà họ cho là kêu gọi lật đổ ở trên mạng internet hay ở các nơi khác.

Các website nước ngoài có nội dung mà nhà cầm quyền không chấp nhận được đều bị chặn ở Trung Quốc. Họ cũng kiểm duyệt các website thông tin và người dân muốn vào internet cafe phải trình thẻ căn cước.

Thế nhưng kiểm soát mạng internet không phải chuyện dễ làm và trong khi người dân không có nhiều phương tiện và địa điểm để bàn luận công khai về những gì họ quan tâm thì ảnh hưởng của internet sẽ còn tăng nữa.

Nhà nước pháp quyền hay Nhà nước Đảng quyền?




Xã hội luôn không ngừng biến đổi, dù là xã hội của một thế chế độc tài khép kín chứ chẳng riêng xã hội của thể chế tự do cởi mở. Động thái mới đây của lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã nói lên điều đó. Còn tại Việt Nam, hiến pháp 1992 cho đến nay đã được 15 năm. Trong 15 năm đó, Hiến pháp 1992 đã bộc lộ những bất cập do xã hội Việt Nam không ngừng biến đổi. Nhân dân thấy rõ những điều ấy, vì nó tác động trực tiếp lên toàn bộ đời sống xã hội và nhân dân cũng đang mong chờ Quốc Hội sửa đổi để có một Hiến pháp phù hợp hơn. Đó cũng chính là lý do tồn tại một Quốc Hội của dân, do dân, vì dân. Thế nhưng, khát vọng chính đáng ấy đang bị Quốc Hội bỏ qua. Xin giới thiệu bài phân tích của tác giả Tạ Phong Tần.

Ông Uông Chu Lưu- Phó Chủ tịch QH cho rằng “cần chờ Đại Hội Đảng toàn quốc để sửa đổi cương lĩnh, trên cơ sở đó, đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp…”, “Như vậy, sau rất nhiều ý kiến đề nghị của UBTVQH, việc sửa đổi Hiến pháp không được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XII”. (Báo Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh ngày 12/10/2007).

Ông Lưu còn nhấn mạnh “Nguyên tắc của chúng ta là trước khi sửa đổi Hiến pháp phải có ý kiến của Trung ương”, “Việc sửa đổi cương lĩnh thế nào có liên quan chặt chẽ đến sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy, nếu bây giờ sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp, sau này sửa đổi cương lĩnh Đảng lại phải sửa Hiến pháp một lần nữa là không nên”.

Ông Nguyễn Văn Thuận-Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội phát biểu: “Hiến pháp thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng”. (Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/10/2007).

Lời phát biểu của hai quan chức cao cấp của Quốc Hội này sao mà khó nghe quá, đầy mâu thuẫn và trái luật.

.

Đảng to hơn Hiếp pháp và pháp luật hay ngược lại?

Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung ngày 25/12/2001), Phần lời nói đầu khẳng định: “Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”.

Điều 4 Hiến pháp cũng quy định: “Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.

Lật lại Điều lệ Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng thấy ghi rõ: Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật (Phần “Ðảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng Ðảng”).

“Trong khuôn khổ” nghĩa là gì?

Từ điển tiếng Việt giải thích: “trong” (trong ngoài) có nghĩa là:

1. Tại một nơi coi là tương đối kín hay hẹp. Ví dụ: Trời mưa trẻ con chơi trong nhà; Thuyền nhỏ chỉ đi được trong sông, ra biển sợ nguy hiểm.

2. Không quá một số lượng, giới hạn đã được qui định (của không gian, thời gian), một phạm vi trừu tượng. Ví dụ: Cơ quan chỉ tiếp khách trong giờ chính quyền; Đi bộ trong trong năm cây số, đã mệt lắm đâu; Ngày giỗ chỉ mời người trong họ.

Từ khuôn khổ có hai nghĩa:

1. Là hình dạng và kích thước (nói khái quát). Ví dụ: Tấm kính vừa vặn với khuôn khổ của bức tranh.

2 Phạm vi được giới hạn chặt chẽ. Ví dụ: Khuôn khổ của một bài báo. Tự khép mình vào khuôn khổ của kỷ luật.

Như vậy, cái được đặt “trong” bao giờ cũng bị giới hạn và nhỏ hơn, không được vượt ra ngoài phạm vi giới hạn đó. Do đó, có thể hiểu “Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” thì Đảng là vật đặt bên trong, Hiến pháp và pháp luật là cái khuôn, cái vòng giới hạn bao quanh bên ngoài. Đảng không được to hơn, vượt ra ngoài phạm vi “cái khuôn” Hiến pháp và pháp luật. Nếu nói theo ngôn ngữ toán học thì Đảng là “tập hợp con” của Hiến pháp và pháp luật. Ký hiệu như sau: Đảng Є Hiến pháp và pháp luật.

Suy ra, Đảng nhỏ hơn, thấp hơn Hiến pháp và pháp luật. Đảng phải tuân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật chớ Hiến pháp và pháp luật không được quyền bẻ theo Đảng; vì bẻ theo như vậy không những vừa vi Hiến, vi phạm pháp luật mà còn trái với Điều lệ Đảng.

Nhà nước pháp quyền hay Nhà nước Đảng quyền?

Điều 2 Hiến pháp ghi nhận: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam giải thích nhà nước pháp quyền là “khái niệm chỉ về nội dung dân chủ của nhà nước. Tư tưởng về nhà nước pháp quyền đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, nhưng thuật ngữ nhà nước pháp quyền xuất hiện muộn hơn. Thuật ngữ này không được dùng trong sách báo Anh - Mỹ. Trong tiếng Anh người ta thường dùng một khái niệm tương tự - Rule of Law (Sự ngự trị của pháp luật).

Ngày nay, khi nói tới nhà nước pháp quyền trước hết là nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị với tính cách là ý chí của nhân dân và có giá trị phổ biến.

Có thể thấy hai khía cạnh của nhà nước pháp quyền:

1) Pháp lý hình thức: tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với nhà nước và tất cả các thành viên của xã hội (hay nói cách khác, đây là yêu cầu bảo đảm pháp chế trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật);

2) Nội dung pháp lý: tức là bản thân pháp luật phải bảo đảm yêu cầu khách quan thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền với nội dung cơ bản là xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bổ sung nhà nước pháp quyền vào điều 2, Hiến pháp 1992”.

Theo tôi, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước mà tất cả mọi người đều phải “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, không ai có quyền đứng trên, đứng ngoài pháp luật hay chà đạp lên pháp luật... …Vì vậy, không thể thay thế luật bằng bất cứ hình thức gì khác. (Tạ Phong Tần- báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 08/02/2006). Nhà nước pháp quyền hiểu theo cách đơn giản là một Nhà nước quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật.

Điều 83 Hiến pháp khẳng định:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.

Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân”.

Là “đại biểu cao nhất của nhân dân”, tức đại diện cho hơn 84 triệu người Việt Nam, có quyền “quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân”; Nhà nước của dân, do dân, vì dân nên sửa đổi Hiến pháp phải theo ý chí, nguyện vọng của dân (thông qua các Đại biểu Quốc Hội). Vì vậy, Quốc Hội phải có quyền quyết định trong việc sửa đổi hay không sửa đổi Hiến pháp, sao lại phải chờ xin ý kiến của Đảng là một tổ chức chính trị-xã hội nằm trong phạm vi điều chỉnh của Hiến pháp và pháp luật???

Quốc Hội sửa đổi Hiến pháp, sau đó Đảng sửa đổi cương lĩnh cho phù hợp với Hiến pháp chớ không thể có chuyện ngược đời là Hiến pháp phải sửa đổi theo cương lĩnh của Đảng.

Khi phát biểu “Nguyên tắc của chúng ta là trước khi sửa đổi Hiến pháp phải có ý kiến của Trung ương”, chẳng biết ông Lưu nói với tư cách là Đảng viên giữ chức vụ trong Đảng hay tư cách Phó Chủ tịch Quốc Hội? Tuy nhiên, đây là phát biểu trong kỳ họp chính thức của Quốc Hội, tức tại cơ quan lập pháp, làm cho người nghe bắt buộc phải nghĩ rằng ông Lưu đang thực thi nhiệm vụ do Quốc Hội (nhân dân) giao phó nhưng lại không đứng về phía đại diện cho quyền lực của nhân dân mà là theo quyền lực Đảng của ông.

Cái “chúng ta” ở đây ông Lưu muốn ám chỉ là ai? Là Quốc Hội chăng? Chắc chắn là vậy vì ông đang lấy tư cách Phó chủ tịch Quốc Hội nói trong cuộc họp Quốc Hội mà. Vậy cái “nguyên tắc” “trước khi sửa đổi Hiến pháp phải có ý kiến của Trung ương” ở đâu ra? Trong Hiến pháp và hệ thống pháp luật Việt Nam không hề có quy định này, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam cũng không có quy định này. Giả sử, nếu Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam có quy định thì cũng phải sửa đổi cho phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; vì Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật nên Đảng không có quyền ban hành quy định ngược bắt Hiến pháp và pháp luật tuân theo mình.

Ông Nguyễn Văn Thuận, đường đường là Chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật Quốc Hội (tất phải có trình độ am hiểu pháp luật hơn người dân bình thường) lại còn hùng hồn khẳng định bổ sung lời ông Uông Chu Lưu: “Hiến pháp thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng”. Tôi lật tìm toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng không thể thấy câu “Hiến pháp thể chế hóa đường lối lãnh đạo của Đảng” được ghi nhận ở chổ nào.

Đáng buồn nhất là Quốc Hội lại đồng thuận “sửa đổi Hiến pháp không được đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XII” vì… Đảng chưa cho phép, thì vô tình các vị đã làm cho người dân có cảm giác Đảng ta ngồi trên Hiến pháp và pháp luật mất rồi.

Than ôi! Hai ông Uông Chu Lưu, Nguyễn Văn Thuận là đại biểu cấp cao, giữ chức vụ to trong cơ quan lập pháp cao nhất, đang thay mặt 84 triệu dân bàn chuyện quốc gia đại sự, Nhà nước pháp quyền mà không thấy hai vị bàn chuyện quản lý và điều hành xã hội bằng pháp luật, chỉ toàn phát biểu chuyện Đảng (mà lại trái Hiến pháp và pháp luật mới chết chứ); thì dân ngu khu đen như tôi phải hiểu đây là Nhà nước pháp quyền hay Nhà nước Đảng quyền???

Tạ Phong Tần

Liên kết ngoài :

Blog CÔNG LÝ & SỰ THẬT

Xã hội tự do & xã hội sợ hãi




Chúng ta thường liên hệ một xã hội tự do với một số quyền căn bản nào đó. Tuy nhiên không một xã hội nào những quyền tự do này là tuyệt đối. Ở Mỹ chẳng hạn, nơi mà các quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng được coi là bất khả xâm phạm, người ta không có quyền tự do để la hoảng “cháy!” trong một nhà hát đông người, hoặc chế độ đa thê được cho phép nhân danh niềm tin tôn giáo. Trong khi những thảo luận về giới hạn thích hợp nào đó của các quyền tự do có thể là những đề tài tranh luận thú vị trong các xã hội dân chủ, những thảo luận này không làm sáng tỏ được sự khác biệt nền tảng giữa một xã hội dựa trên tự do và một xã hội dựa trên sự sợ hãi.

Như thế nào là một XÃ HỘI TỰ DO?

Một xã hội là tự do nếu người dân trong xã hội đó có quyền được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị bắt giam, bị tù đày, hoặc bị hành hung.

Một xã hội không bảo vệ quyền được có ý kiến khác biệt, ngay cả khi xã hội này hoàn toàn tuân thủ những giá trị và ý thức hệ riêng biệt của nó, thì nó sẽ không tránh khỏi trở nên một xã hội sợ hãi và, do đó, gây nguy hiểm cho tất cả thành viên trong xã hội.

Một phương pháp đơn giản để xác định quyền được bất đồng chính kiến trong một xã hội nào đó có được tôn trọng hay không là dùng phép thử “quảng trường thành phố”: một người có thể đến quảng trường thành phố và bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị bắt, bị tù đày, hoặc hành hung không? Nếu một người có thể làm việc đó thì người này đang sống trong một xã hội tự do. Nếu không, thì anh ta đang sống trong một xã hội sợ hãi.

Những người đang sống trong một xã hội tự do có thể cho rằng phép thử này quá bao quát vì, cùng với nền dân chủ tự do, nó bao gồm cả những quốc gia thường vẫn không được coi là tự do. Theo phép thử “quảng trường thành phố” này thì những quốc gia nơi mà phụ nữ không được tham gia bầu cử, nơi nạn phân biệt tràn lan, nơi đời sống kinh tế bị độc quyền trong tay một thiểu số vẫn được coi là những quốc gia tự do. Sự phế phán rất chính đáng này đã chứng tỏ rằng tất cả những xã hội đáp ứng tiêu chuẩn tự do không nhất thiết là những xã hội công bằng. Tuy nhiên những xã hội vượt qua được trắc nghiệm này được coi như đã bước qua ngưỡng của tự do. Ngược lại, một xã hội sợ hãi thì không bao giờ bước qua ngưỡng cửa này và luôn luôn là một xã hội bất công.

Thử chia thế giới thành hai hạng, xã hội tự do và xã hội sợ hãi, và khoảng trống ở giữa. Tôi tin rằng chỉ có hai loại xã hội đó mà thôi. Một xã hội không bảo vệ quyền bất đồng chính kiến chắc chắn sẽ dựa trên sự sợ hãi. Trên thực tế, sự sợ hãi là sản phẩm tất yếu bởi cơ chế của một chính thể bạo ngược.

Hãy hình dung một xã hội thuần nhất trong đó mọi người đều suy nghĩ như nhau, chia sẻ những giá trị, niềm tin, và lối sống như nhau. Xã hội giả định này là “tự do” vì sẽ không cần có luật để ngăn cấm người ta bày tỏ ý kiến khác biệt – vì đã không có ý kiến khác biệt. Và vì tất cả mọi người đều đồng ý với ý thức hệ chung nên cũng không có những người bất đồng chính kiến.

Sự đa dạng trong đời sống con người gợi ý rằng thay đổi trong bất cứ xã hội nào là điều không thể tránh khỏi. Sẽ không có hai người nào, nói gì đến tất cả thành viên trong một cộng đồng, có chung hoàn cảnh, chung thị hiếu, chung trình độ thông minh, chung kinh nghiệm, chung sở thích,v.v…Những khác biệt tự nhiên này sẽ tất yếu đưa đến những phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh mới. Dù một xã hội có thuần nhất đến mức nào đi nữa thì dần dần sự khác biệt giữa những thành viên trong xã hội đó sẽ xuất hiện và gia tăng. Tốc độ của tiến trình này khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ mức độ đa dạng của các thành tố xã hội đến mức độ ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, nhưng sự khác biệt về ý kiến là điều chắc chắn.

Vấn đề trở nên là: xã hội giả định này sẽ phản ứng như thế nào trước sự khác biệt ý kiến không thể tránh khỏi như thế? Liệu nó cho phép mọi người được bày tỏ một cách tự do? Liệu nó cho phép một sự thay đổi trật tự hiện hành bằng những biện pháp dân chủ? Nếu câu trả lời là “có” thì xã hội đó vẫn là một xã hội tự do.

Nhưng nếu đa số người dân trong xã hội đó không muốn thay đổi, và muốn ngăn chặn bất cứ thay đổi nào trong tương lai thì sao? Những đạo luật nghiêm cấm bất đồng chính kiến sẽ phải được ban hành bởi đa số hoặc được áp đặt bởi chế độ. Việc các đạo luật này có trở thành biện pháp ngăn chặn hữu hiệu hay không còn tùy thuộc vào sự kiên định của những người bất đồng đối với ý tưởng của họ và tùy thuộc ở mức độ khắc nghiệt của sự trừng phạt. Nhưng có một điều rõ ràng: xã hội này không còn là một xã hội tự do nữa!

"Có một tín điều cho rằng mặc dù chúng ta yêu tự do, người khác thì không; rằng sự gắn bó của chúng ta với tự do là sản phẩm của văn hóa; rằng tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp trị là những giá trị phương Tây…Chúng không phải là những giá trị của phương Tây mà là những giá trị hoàn vũ của tinh thần nhân loại. Bất cứ nơi nào, lúc nào, người dân có cơ hội được lựa chọn, kết quả của những lựa chọn này luôn giống nhau: chọn tự do, không chọn bạo quyền; chọn dân chủ, không chọn độc tài; chọn pháp trị, không chọn công an trị."( Tony Blair)

Niềm tin tưởng của tôi cho rằng tự do là cho tất cả mọi người không chỉ bắt nguồn từ thực tại là dân chủ đã có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, cho phép nhiều dân tộc của những nền văn hóa khác nhau được hưởng quyền tự do mà nó bảo đảm, niềm tin đó còn bắt nguồn từ kinh nghiệm sống trong thế giới của sợ hãi, nghiên cứu nó, tranh đấu với nó. Bằng cách mổ xẻ cái thế giới sợ hãi này, mổ xẻ cái cơ chế của bạo quyền đang vận hành nó, và phân tích cách thức mỗi cá nhân đương đầu với nó, người ta có thể hiểu tại sao lịch sử hiện đại thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ ngoạn mục của tự do như thế. Khao khát chung của con người là không sống trong sợ hãi. Thực vậy, nếu được lựa chọn thì tuyệt đại đa số sẽ chọn một xã hội tự do, thay vì một xã hội sợ hãi.

Michael Vũ

Một góc nhỏ đời sống công nhân




Tăng ca triền miên! Đi làm chỉ biết giờ đi, không biết giờ về

Công nhân xí nghiệp giày Việt Lập tâm sự: “Bọn em chỉ biết giờ vào làm chứ chưa bao giờ biết chính xác giờ về, dạo này cũng đỡ hơn rồi chứ trước đây thì ngày nào cũng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm liên tục như vậy và có khi tới sáng hôm sau. Có đợt phải làm liên tiếp đến 5 chủ nhật, mệt mỏi lắm, muốn xin nghỉ thì phải có giấy xác nhận của bác sỹ ghi rõ là được nghỉ mấy ngày sau đó mới được tính lương theo dưới mức đã ghi trên hợp đồng lao động. Có đợt làm hàng nhiều, bác sĩ không xác nhận cho nghỉ có người xỉu tại chỗ mới được khênh về". Cứ xỉu mới cho về???

Thực tế, công nhân sẽ được hưởng khoản trợ cấp chuyên cần là 6 ngày công/tháng nếu tháng đó không nghỉ ngày nào, nếu nghỉ một ngày dù là có phép cũng sẽ bị trừ đi 3 ngày công, nghỉ hai ngày sẽ bị trừ hết 6 ngày công. Mỗi ngày lương bằng chính mức lương cơ bản của người đó.

Nghỉ không phép, nghỉ có phép đã vậy. Nghỉ một giờ tăng ca, nghỉ chủ nhật không làm thêm cũng bị trừ tiền chuyên cần (!). Lương thấp, phạt nhiều. Những quy định quái đản trên đã vắt kiệt sức người lao động!

Có một chút ngạc nhiên và mâu thuẫn khi thấy họ nói mệt mỏi triền miên nhưng lại vẫn mừng khi có hàng nhiều và tăng ca. Câu trả lời khá giản dị là nếu không có tăng ca thì lương lãnh ra mau chóng hết veo vì đa số đều đã tạm ứng trước từ 300.000đồng đến 500.000đồng.

Chỉ biết làm, không biết lương tháng này được bao nhiêu.

Tại Phiếu chi lương có ghi lương công nhật là 30.300đ/ngày, nhưng mức lương cơ bản là 787.000đ/tháng, nhưng thực tế khi nghỉ việc có phép với xác nhận của bác sỹ thì họ chỉ được trả từ 18.000 – 20.000đồng/ngày.

Phiếu phát lương của công ty Việt Lập không thể hiện số giờ tăng ca theo từng thời điểm khiến công nhân không thể tính được tiền lương chính xác của mình. Số giờ tăng ca ở đây được quy ra ngày công nên không phản ánh chính xác tiền lương của người lao động. Chúng tôi có trong tay một Phiếu phát lương của cty Việt Lập cho thấy số giờ tăng ca được quy ra ngày công lên tới 27,58 công ??? Số giờ tăng ca như vậy có sai phạm Luật Lao động?


Bang luong CN

Bảng lương của một công nhân nữ (đã làm việc 2 năm)

Trong khi đó, mức lương của công nhân tại Việt Lập được tăng theo một cách duy nhất và có thể tin tưởng được chắc chắn là theo thâm niên làm việc mỗi năm là 10.000đ (mười ngàn đồng một năm).

Hầu hết công nhân khi nhận tiền đều không dám thắc mắc gì. Trong xí nghiệp có một hộp thư góp ý nhưng không có công nhân nào dám gửi đơn từ gì vào vì mọi nơi đều có camera quan sát, từ cổng vào tới phòng ăn, ngay cả nơi rửa tay trong toa lét cũng có camera.

Những công nhân bị phát hiện có tham gia đấu tranh sẽ được cho nghỉ ngay hoặc hết hợp đồng không ký lại nữa.


DSC01614 [800x600]


Bữa ăn trưa CN

Tại Việt Lập công nhân được ăn trưa với tiêu chuẩn 4500 đ/suất. Với số tiền ít ỏi như vậy người thầu bữa ăn CN ở đây mua sắm đồ dùng, nhân viên phục vụ, khấu hao tài sản và tiền lời, thử hỏi còn bao nhiêu vào được cái dạ dày lép kẹp của công nhân. Nhưng chúng tôi còn ngạc nhiên hơn khi biết cty Đại Quang có tiêu chuẩn ăn 3.700 đ/suất và thấp nhất là Duy Hưng với 3.500 đ/suất. Công nhân Cty Duy Hưng phản ánh: Có bữa ăn phải cá thối. Nhưng không ăn thì đâu có sức mà làm. Đã vậy họ còn cấm ngặt không cho công nhân mang theo đồ ăn thêm và nước uống vào. Muốn uống hay ăn thêm phải mua của họ.

Khi Công ty Việt Lập đề nghị tăng lương cho công nhân 4.000 đ/ngày, trong đó có 1.000 đ đưa vào bữa ăn, công nhân đã phản đối. Họ nói nhà bếp sẽ chỉ thay đổi trong vài ngày rồi đâu lại vào đó và họ muốn Công ty Việt Lập đưa cả 4.000 đ/ngày vào lương cơ bản.

Lạm phát vật giá tăng cao ảnh hưởng nặng đến đời sống công nhân.

Anh chị em công nhân tâm sự:

"Bó rau trước đây là 1 ngàn đồng nay thành 2 ngàn, gas tăng giá, đồ ăn thức uống đều tăng giá đến chóng mặt, ngay cả mì gói cũng tăng gấp rưỡi, trước mua 1.000 đồng / gói, nay là 1.500 đồng".

Một căn phòng trọ có diện tích 2,7m x 3m họ phải thuê với giá 500.000 đ nhưng chỉ được ở 4 người, nếu tăng thêm một người là thêm 50.000 đ. Điện nước tính riêng. Từ 2.500 đ đến 3.000 đ/kw điện; 3.000 đ/m3 nước giếng bơm.

Họ còn lo chủ phòng trọ luôn đe dọa sẽ tăng giá đặc biệt là khi họ biết được sau khi đình công sẽ được tăng lương.


khu nha tro


Thế nhưng vẫn có những công nhân nữ biết chi tiêu chặt chẽ và vẫn dành dụm được 200.000 đồng / tháng để phòng khi khốn khó và để về phép thăm quê. Họ nói quê ở gần thì còn về được chứ những bạn ở ngoài Bắc thì cả 4-5 năm mới về được một lần và hầu như phải vay mượn thêm để có chút quà cho cha mẹ bà con.

Chúng tôi định hỏi thêm nhiều chuyện khác như họ có thường đi cà phê, xem ca nhạc, sinh hoạt giải trí, học hành thêm hay họ dành thời gian cho việc giao lưu kết bạn thế nào…. nhưng lại thôi vì ngay khi ấy chúng tôi đã tự đoán ra được câu trả lời.

Chúng tôi ra về mà tâm trạng còn vương vấn vài câu hỏi: Tại sao họ đều có vẻ sợ hãi? Rõ ràng không một ai dám trực tiếp đối đáp với đại diện công ty nhân danh quyền lợi của mọi công nhân. Điều trớ trêu là tại Cty Sung Hyun VN hàng tháng công nhân đều phải trả phí công đoàn là 5.000đ, nhưng chính khi công nhân cần tiếng nói của công đoàn thì lại không thấy đâu!
Với công nhân, mặc dù ai cũng đều có thể trả lời ngay cho chúng tôi biết họ đình công là để đòi tăng lương nhưng bản thân họ cũng không hề biết là nên đòi hỏi đến đâu và mức độ nào là phù hợp.


Câu hỏi nữa là, tại sao đã thấy có nhà báo đến khá sớm nhưng tin tức không thấy đăng lên báo. Mãi đến hôm qua mới thấy một đoạn tin nhỏ nói đến 2.000 công nhân tại công ty Duy Hưng.

Vâng, đoạn tin này quả thực nhỏ quá … nhưng chúng tôi cũng thấy một chút vui vì dù sao cũng có người đọc nó.

Cập nhật tin đình công ngày 09/10/2007




DSC01597 [800x600]

** Tại KCN Bình Đường Xã Bình An, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình dương:

· Tại xí nghiệp giày Việt Lập sáng nay CN vẫn đến đúng 7h và tiếp tục đứng bên ngoài cửa nhà máy. Tuy nhiên nhờ sự có mặt của bà Tổng Giám đốc công ty XNK Thanh Lễ Đào Thị Thanh Nguyên và các lãnh đạo khác của xí nghiệp ra thuyết phục bằng tình cảm với từng nhóm công nhân và hứa hẹn sẽ có thỏa thuận phù hợp (?!) nên công nhân đã tuần tự cùng nhau vào làm. Tuy nhiên mãi cho đến chiều xí nghiệp cũng chưa hề có một cuộc họp hay thông báo cụ thể gì nên tinh thần làm việc của CN có vẻ khá cầm chừng và do dự.

Hy vọng rằng xí nghiệp sẽ sớm thể hiện đúng thiện chí của mình một cách công khai để tránh sự thất vọng của các công nhân của mình.

Nhắc lại tin ngày hôm qua là theo thông báo của xí nghiệp đã chấp nhận tăng lương với mức 4.000đồng/ngày trong đó có 1.000đồng/ngày là tiền ăn, nhưng công nhân vẫn chưa chấp thuận.

DSC01666 [800x600]

Tại công ty Han Soll Dae Kwang Apparel (chuyên sản xuất hàng may mặc) công nhân vẫn tiếp tục đình công đòi tăng lương, cải thiện bữa ăn trưa, giảm giờ tăng ca. Theo một số công nhân thì phía công ty có tín hiệu khá kiên quyết rằng dù có phá sản cũng không thể tăng lương. Thực tế mức lương trung bình ở đây cao hơn bên Việt Lập khoảng 100 ngàn.

Chúng tôi bổ sung thêm 1 chi tiết riêng đối với công ty Dae kwang:

Bảng dán tại cổng nhà máy ghi là lương đã tăng hai lần trong tháng 2 và tháng 8, công ty sẽ thanh toán ngay lương tháng 9/2007 và sẽ tăng lương 50,000đồng tháng đối với những ai chấp nhận làm việc tăng ca, ai không vào làm sau 4 ngày kể từ ngày đình công coi như tự ý nghỉ việc.
09102007447
THÔNG BÁO
09102007448

** Tại KCN Sóng thần, Huyện Dĩ An, tỉnh Bình dương:

· Tại Công ty PUNG KOOK (bản tin trước đây của chúng tôi ghi sai thành BONG KOOK) đình công còn tiếp diễn. tại đây có 3 phân xưởng, số lượng CN khoảng 10.000 người. Giới chủ chấp nhận trợ cấp mỗi người 100 ngàn đồng / tháng trong 3 tháng liên tiếp, công nhân chưa chấp nhận vì họ yêu cầu khoản tiền tăng này phải đưa vào lương cơ bản.

· Tại công ty Duy Hưng thì phân xưởng lớn hơn với 8000 công nhân đã vào làm việc, tuy nhiên phân xưởng liền kề với 2000 công nhân vẫn chưa đạt được thỏa thuận nên công nhân vẫn tiếp tục đình công.

PV CLB Nhà báo Tự do

Những bài liên quan:


Đình công tiếp tục lan rộng tại Bình dương

Trả lời bạn Hoài Tâm
Đình công lan rộng, hàng vạn công nhân bức xúc
Đình công ở công ty giày Việt Lập


Liên kết ngoài:
Hoan hô cơn đói
Đình công ở Xí Nghiệp giày Việt Lập( KCN Bình Dương)- Một góc nhìn.

Lún Lầy !.