Chúng tôi nhận được một bài viết của một du học sinh tại New Zealand gửi. Nhận thấy tấm lòng yêu nước, trăn trở của một trí thức tương lai và cách suy nghĩ, quan điểm của sinh viên này có thể là tiếng nói đại diện cho nhiều du học sinh Việt Nam khắp nơi. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn lời tâm sự ấy.
CLBNBTD
Trước khi đi du học, tôi cũng đã nghe đủ loại tuyên truyền của nhà nước mình về chủ nghĩa tư bản bóc lột thặng dư với đầy rẫy những bất công xã hội. Ba mẹ tôi cũng không quên dặn dò: “Đừng bao giờ dính tới chính trị hay tôn giáo con ạ”. Sang nước ngoài, tôi vẫn giữ “hành trang” đó cho mình. Với những thành kiến có sẵn, tôi cảm thấy ngạc nhiên vì cuộc sống chính trị ở nước ngoài, người dân có thể biểu tình trước quốc hội về những vấn đề trong nước và quốc tế, thậm chí những chuyện được coi là chả dính líu gì tới họ như Israel tấn công Lebanon. Ngay cả thủ tướng khi lên phỏng vấn cũng bị chỉ trỏ phê phán tơi bời. Đời sống có trật tự, văn minh, người dân nghèo được chính phủ chăm sóc đầy đủ, ngay cả người dân gốc ở hòn đảo này cũng có đại diện trong chính phủ. Với tám đảng chính trị khác nhau, New Zealand luôn đứng trong top các nước có chính phủ được người dân tin tưởng nhất. Tôi phân vân tự hỏi: “Vậy tại sao ở Việt Nam người dân không có cái quyền đó, các nhà chính trị gia cũng đầy sai lầm khuyết điểm, tại sao không bị chỉ trích công khai như ở đây? Có thật đảng Cộng sản là đại diện duy nhất của người dân không? Làm sao hơn 80 triệu con người lại cùng tin vào một đảng được?”
Nhưng rồi tôi lại nhanh chóng tìm ra những luận điểm biện hộ cho thể chế chính trị ở Việt Nam, ví dụ như: “Cứ tự do thế này thì thằng Mỹ nó lại nhảy vào làm loạn lên à”, hoặc “thay đổi hệ thống chính trị có khi còn vào cái dở hơn”. Mỗi lần tranh luận với bạn bè về chính trị, khi tôi bảo vệ hệ thống chính trị ở New Zealand thì lại bị bạn tôi đánh bạt đi với những công thức nằm lòng như: “Em không thấy bọn phản động nó vào Sài Gòn rải tờ rơi đó sao?”; “em nghĩ là cái đảng của mình nó dở, chắc em làm được hay hơn à? Em không biết tiếc máu xương ông bà, cha mẹ em đã hy sinh vì Việt Nam độc lập như ngày nay sao?”, rồi “Em dám phê phán đảng thì thật là phản động” v.v. Khi đó, với lập luận còn non nớt, tôi vẫn phân vân đứng giữa hai dòng nước, tôi chưa đủ can đảm để phê phán cả một thể chế bởi vì tôi không hiểu, nếu nó sụp đổ thì đất nước sẽ loạn lạc ra sao.
Tôi cảm thấy đặc biệt bị xúc phạm khi một số bạn bè người bản địa gọi Chủ nghĩa Cộng sản là một thứ tôn giáo, và gọi “bác” Hồ là communist bastard. Tôi không nghĩ “thần tượng” của tôi lại bị bêu riếu như thế, không giống như hình tượng anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới mà trước nay tôi vẫn được dạy dỗ.
Tôi lặng lẽ đi tìm hiểu sự thật về con người này, chủ yếu qua các tài liệu nước ngoài, vì tôi cảm thấy lối viết của người Việt Nam hay bị tình cảm cá nhân chi phối. Tất nhiên mức độ chính xác của các tài liệu cũng không phải là hòan mỹ, nhưng nó cũng dần dà thay đổi cách nhìn của tôi về nhân vật này, tôi không gọi là Bác Hồ nữa, mà gọi là Hồ Chí Minh, chỉ như một người bình thường.
Tôi cũng dần nhận ra mỗi khi báo chí nước ngòai viết về Việt Nam hoặc Trung Quốc, thì bên cạnh ca ngợi thành tựu kinh tế, chính phủ hai nước này luôn bị chỉ trích nặng nề về tham nhũng và sự thiếu tự do thông tin. Những bài viết của họ thường khách quan với những luận điểm tôi không thể phản bác được. Hóa ra, thiên đường CNXH của tôi được thế giới nhìn nhận như thế. Cái nhìn của tôi đã khác xưa.
Mặc dù quan điểm chính trị của tôi bắt đầu thay đổi, không phải từ việc đọc các website kêu gọi dân chủ, mà chủ yếu do kết quả của việc tôi nhận ra những sai lầm nghiêm trọng và có hệ thống của một chính phủ không do dân bầu ra, khư khư ôm ghế mặc dù bị phản đối. Không khí chính trị thỏai mái và tự do ở đây làm tôi cảm thấy, rõ ràng, dù một đất nước còn rất trẻ, rất nhỏ, nhưng nếu chính trị của nó vững vàng, được lòng dân thì không ai có thể hà hiếp được, mà thậm chí nó còn có thể có vị thế cao trong trường quốc tế. Thế thì số phận nhược tiểu của Việt Nam, mặc dù luôn bị đổ lỗi do chiến tranh, dân trí, thiên tai, cũng không xứng đáng bị như thế. Rõ ràng, chế độ độc tài đảng trị của Việt Nam không phải là một giải pháp duy nhất, và tôi đã tìm thấy một lựa chọn chính trị khác ở đây.
Nhưng cách nhìn của tôi về Đảng Cộng sản chỉ thay đổi thật sự lớn lao khi tôi đi qua Sydney dự Đại hội Thanh niên Thế giới kỳ 4. Ban đầu, tôi rất “dị ứng” với những người tị nạn này (vốn đã quen bị “hát” họ tòan là người phản bội tổ quốc) và những biểu ngữ phản đối đảng Cộng sản của họ. Tôi nghĩ: Thôi chết rồi, tại sao mình lại giao du với nhóm “phản động” này? Nhưng quan điểm của tôi thay đổi rất nhanh khi tôi nhận ra, họ là những người rất có tấm lòng với quê hương và cởi mở về quan điểm. Tôi có thể tự do nêu lên quan điểm bảo vệ Đảng Công sản của mình, mà vẫn được họ lắng nghe và tiếp thu. Điều làm tôi xúc động là những người này hầu hết có công ăn việc làm ổn định, và là những ngươi thành công ở nước ngoài, mà họ vẫn giữ tấm lòng sắt son với Việt Nam, vậy mà trong nước, điều duy nhất mà tôi biết chỉ là một nhóm người tha hương, phản bội, thù địch. Đại hội cho tôi cơ hội được nhìn thấy những thực trạng đau buồn mà tôi chưa từng biết tới như tệ buôn người sang Đài Loan với những bức hình đau đớn làm tôi rớt nước mắt, và tình cảnh đáng buồn của những nhà bất đồng chính kiến như anh Phạm Hồng Sơn ở Hà Nôi. Một tuần Đại hội để lại cho tôi rất nhiều ưu tư và một tâm trạng nặng trĩu, trước thực trạng thê thảm của Việt Nam, điều mà trước nay tôi đã cố thuyết phục bản thân mình đừng tin vào. Nhưng đồng thời, Đại hội cũng cho tôi nhiều hy vọng khi nhìn thấy một lớp trẻ đầy nhiệt huyết và tinh thần dân tộc.
Từ đó tôi bắt đầu quan tâm tới các hoạt động dân chủ trong cũng như ngòai nước, và tôi cảm thấy lạc quan hơn. Nó không hòan tòan bế tắc và bi quan như tôi vẫn nghĩ. Tôi thấy bạn bè mình ở VN cũng biết quan tâm tới chính trị hơn, và họ chia sẻ những suy nghĩ của tôi. Nhưng vì lý do an tòan, giờ tôi cũng ít nói chuyện chính trị hơn vì đã bắt đầu có tin đồn, tôi là kẻ phản động.
Tôi đặc biệt cảm ơn sự hiện diện của blog Yahoo 360, vì từ đó tôi tìm ra cả một thế giới những người có tâm huyết giống tôi và điều vui mừng là với sự trợ giúp của blog, sự lan tỏa những thông tin bị cấm ở VN cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Điều còn làm tôi ưu tư nhất bây giờ là sự thờ ơ của các bạn trẻ đi du học với chính trị. Một số họ không thích bàn về chính trị và đầu óc khép cửa với những dòng tư tưởng khác, sẵn sàng chụp mũ người khác là phản động. Tuy nhiên tôi hy vọng với môi trường họ đang sống và học tập, và sự tiếp cận những luồng thông tin trung thực, không định kiến, họ sẽ dần nhìn ra sự thật. Mặc dù vẫn chưa định hướng được con đường trước mặt, tôi vẫn luôn thầm theo dõi phong trào dân chủ ở Việt Nam, hy vọng một ngày nào đó, tất cả những người yêu nước có thể đứng cạnh nhau và góp sức vì một Việt Nam thực sự Tự Do, Dân Chủ.
Du Sinh
Cam on VYVi, toi da doc 3 lan bai viet cua ban. Cac ban du hoc sinh se la nhung nguoi LANH DAO tuong lai cua VN , cac ban se giup cham dut nhung kho dau ma dan ta phai chiu dung trong hon 60 nam qua.
Trả lờiXóaCac ban co kien thuc nen se tiep thu mau chong ve DANCHU va TUDO .
Hom nay nhieu ban con e ngai tranh luan ,so hai hoa nhap dam dong,vi cac ban van con bi "BONG MA CONG SAN' theo doi , ke ca trong doi song rieng tu .
Mot ngay nao do, CON TIM cua cac ban se bat cac ban phai VIET RA nhu VYVI.
Nhung nguoi DAN DEN VN dang hy vong vao cac ban du hoc sinh.
cám ơn yahoo 360!!!
Trả lờiXóatay du học sinh này bị nhồi sọ ngược :))
Trả lờiXóaHay hay quá, viết tuyệt quá. Cám ơn bạn giúp mình biết thêm một nhân tài nữa :))
Trả lờiXóaĐất nước ta có thể hy vọng lại được rồi.
Trả lờiXóa