Bauxite Tân Rai - "Tô giới Tàu" trên cao nguyên Việt Nam




Rời vùng bauxite Nhân Cơ của Đắc Nông, chúng tôi lại lên đường, điểm kế tiếp là một vùng bauxite khác đó chính là Tân Rai, Bảo Lộc. Hành trình xuyên Tây Nguyên khá hoang vắng, xe đi qua những ngọn đèo heo hút, qua những khúc quanh ngoằn ngoèo, chiếc xe cũ nát cứ rung lên bần bật bởi đoạn đường đất đỏ nhấp nhô gập ghềnh.





Suốt quốc lộ 28 từ Đắc Nông đến Lâm Đông, thiên nhiên nhiều chỗ vẫn giữ được vẻ hoang sơ, bí ẩn. Màu xanh tươi mát bao quanh những triền đồi, phủ kín những thung lũng, hoa ven rừng khoe sắc, đẹp đến lạ kỳ trong nắng sớm Tây Nguyên. Trên nương trên rẫy, những người dân tộc thiểu số vẫn nhọc nhằn lao động, trên những gương mặt lam lũ ấy như chứa đựng cả vẻ cam chịu uất ức lẫn ngầm phản kháng...





Xe dừng ở Bảo Lộc, đi thêm 15 km nữa mới đến được trung tâm thị trấn Lộc Thắng (huyện Bảo Lâm). Hai bên đường, những nương trà thâm thấp, xanh tươi mơn mởn phủ trên những triền đồi. So với Nhân Cơ thì Lộc Thắng phát triển hơn nhiều về mọi mặt, đường xá, chợ búa, trường học... được xây cất khang trang hơn. Hồi cuối năm 2008, bất chấp dư luận phản đối, người ta đã khởi công xây dựng Dự án tổ hợp Bauxite – Nhôm Tân Rai ở đây. Tân Rai là tên gọi có từ xưa chỉ cả vùng đất Lộc Thắng và Lộc Ngãi bây giờ, phần đông cư dân là người Công giáo cùng chung sống thuận hòa với các đồng bào dân tộc người K'ho, Châu Mạ.... Kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào việc trồng trà, cafe, hạt tiêu...








Tìm được chỗ trọ ngay gần trung tâm chợ Lộc Thắng, chúng tôi bắt đầu đi dạo quanh một vòng. Đúng như những lời kể lại, ở đây có rất nhiều người Trung Quốc, họ có mặt ở khắp nơi, đàn ông có, đàn bà cũng có, họ qua lại, chuyện trò rôm rả. Những quán ăn, nhà hàng, từ cách phục vụ cho đến bảng hiệu toàn bằng tiếng Hoa. Tại trụ sở Ban quản lý Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (TKV), những đoàn xe chở chuyên gia Trung Quốc ra vào tấp nập, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt.








Người dân nơi đây tuy chưa hiểu rõ về tác hại của Bauxite, nhưng trước mắt, họ tỏ ra rất khó chịu và bực tức về cuộc "đổ bộ" của những ...."thằng Tàu" quái đản. Thỉnh thoảng chúng tôi được nghe kể những câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh thói keo kiệt của những anh Tàu ba phải. Cuộc sống đang bình yên bỗng bị xáo trộn, bởi bao nhiêu rắc rối, phiền hà của các dự án với "đội ngũ quân Tàu xâm nhập". Mới chân ướt chân ráo qua VN, vậy mà trên địa bàn huyện Bảo Lâm đã xảy ra khá nhiều vụ xô xát, quậy phá của các nhóm công nhân TQ với người dân địa phương. Tình hình an ninh ngày càng trở nên phức tạp, công an có đến giải quyết cũng chỉ giỏi đe nẹt dân mình, còn với người TQ thì họ chỉ làm qua loa cho có lệ rồi về. Đó là , chưa kể những vụ "cuộc tình dị chủng" làm một số cô gái Việt mang bầu, đẻ con...





Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi ghé vào thăm một cụ già được coi là "thổ địa" ở đây, vì cụ đã sống ở mảnh đất này gần 50 năm. Trong căn bếp xiêu vẹo, ngọn lửa cháy leo lét, cụ hướng cái nhìn xa xăm về những cánh rừng thông thưa thớt và thở dài : "Mới có một năm mà đổi thay nhanh quá, chẳng còn nhận ra Tân Rai nữa. Rừng bị chặt phá, suối cũng bị ô nhiễm. Thanh niên trai tráng không có việc làm, bỏ đi hết cả, những đứa ở lại thì buồn chán sinh ra lắm tệ nạn. Bây giờ lại thêm thằng Tàu kéo vào, mang văn hóa của nó đến cắm rễ, còn văn hóa của người dân tộc mình ngày càng mất dần".






Cơn ho sù sụ kéo dài, đôi mắt nhăn nheo của cụ đượm buồn. Không gian căn bếp trở nên im ắng, lặng lẽ. "Cô cậu ở Thành phố có điều kiện, chắc biết rõ hơn tôi. Cái bô-xit này tai hại lắm, nó giết đất, giết người từ từ. Nó giết cả thế hệ con cháu mình. Tôi già rồi, nhưng lo lắm. Lo nhất là thằng Tàu nó đổ người vào đất Tân Rai này làm loạn, mà sắp loạn thật rồi, nó vào đông quá, không ai quản lý được..."





Ông cụ lo buồn cũng phải. Mảnh đất Bảo Lâm với mật độ dân số chỉ vào khoảng 60 người/km2, bỗng chốc phải hứng chịu cuộc xâm nhập của hàng ngàn người từ phương Bắc kéo đến. Những cư dân mới đến có chủ đích không tốt lành, với ăn hóa, ngôn ngữ và cách sống hoàn toàn khác hẳn cũng dễ nảy sinh nhiều bất ổn. Một sự xáo trộn quá lớn trên mảnh đất cao nguyên vốn bình yên dễ khiến con người ta lo âu.






Hình như lâu lắm mới được giãi bày tâm sự, ông cụ nói chuyện với chúng tôi đến tận chiều tối. Ở đây, những người có suy nghĩ được như cụ quả là đáng quý. Đa phần người dân vẫn chưa hiểu hết tác hại của Bauxite, đặc biệt mưu đồ Hán hóa Tây Nguyên ẩn nấp dưới chiêu bài hợp tác kinh tế. Sự thiếu thông tin của người dân, cộng với sự thờ ơ, vô trách nhiệm về mặt quản lý của chính quyền sẽ là nguyên nhân dẫn đến một thảm họa khôn lường trong tương lai.






Các cô gái địa phương bây giờ cũng bắt đầu đi học tiếng Hoa, lớp học mới mở lúc nào cũng đông nghẹt học viên. Xa xa trong các bản làng, công nhân TQ đêm đêm đạp xe ra vào "tán gái". Những quán đặc sản thịt rừng mọc lên như nấm, bên ngoài, hàng dài xe biển số xanh của quan chức trên tỉnh về. Trong quán, Tàu - Ta lẫn lộn, chén chú chén anh no say, lè nhè những âm thanh nửa Hoa nửa Việt. Các ông cán bộ địa phương bình thường dốt chữ, một câu chào bằng tiếng K'Ho học mãi không nhớ được, bây giờ cũng bập bẹ vài câu "Hảo Lớ" để ra oai với "bạn Tàu" khi ăn nhậu. Cách xa những nơi náo nhiệt ấy, lác đác những tốp người dân tộc lầm lũi đi về trong bóng tối cao nguyên ...




Sáng hôm sau, cụ già "thổ địa" cho chúng tôi mượn xe, chiếc xe nặng và to kềnh càng, không biết gọi là xe gì, nhưng có lẽ nó có từ thời Mẫu quốc Liên Xô viện trợ. Anh bạn phải mất nửa tiếng đồng hồ để nhờ ông cụ hướng dẫn, thấy sự lúng túng của chúng tôi, ông phá lên cười khoái chí "Khà khà, xe này thồ hàng thì chiến lắm đấy". Đúng là chiếc xe này thích hợp với việc chở hàng hơn là chở người.

Cô bạn mượn đâu bộ quần áo mang đến, kèm theo nụ cười tinh quái : "Mặc vào đi, cho giống người ở đây xin vào làm công nhân". Bộ quần áo dính đầy đất đỏ, mặc vào trông lem luốc và khá vô duyên so với phong cách PV CLBNBTD mà tôi luôn tự hào. Trông thấy tôi, ông lão thích thú vỗ vai đồm độp : "Đúng rồi, cho giống người địa phương. Trong đấy, bảo vệ thấy người lạ nó không cho vào đâu. Cô bé này giỏi lắm". Nhìn bộ dạng của tôi, cô nàng cười khúc khích, còn bọn bạn thì lén lút chụp hình một cách khoái chí. Chuyến đi Tây Nguyên lần này, tôi được đi chung với nhóm bạn có cái tên khá lạ là "Ngủ gật", họ đều là những người còn trẻ, rất năng động và cũng rất ...quái.

Chiếc xe cà khổ lăn bánh một cách cà giựt chở theo một đám người ngồi chen chúc. Tiếng xe gầm rú, tiếng cô bạn la hét thất thanh, gã lái xe nghiệp dư suýt lao xuống ruộng mấy lần. Công trường nhà máy Bauxite đang xây dựng cách trung tâm chợ 5km, chúng tôi vừa đi vừa né cảnh sát giao thông. Gần đến nơi, hai người bạn xuống xe tự đi tìm hiểu, còn tôi và anh bạn cứ thế phóng thẳng vào. Có lẽ do bộ dạng giống người điạ phương, nên chúng tôi dễ dàng vượt qua nhiều chốt bảo vệ.





Khu vực công trường bao quanh bởi những cánh rừng thông đang bị chặt phá, gần đó có một đầm nước. Theo quy hoạch, vùng đầm nước này sẽ được cải tạo thành hồ chứa bùn đỏ. Không cần phải có con mắt chuyên môn, có thể dễ dàng nhận thấy vùng đầm nước này quá nhỏ bé để có thể chứa hết được khối lượng bùn đỏ khổng lồ sắp sửa thải ra .

Vào đến nơi, chúng tôi bắt gặp ngay một không khí lao động hối hả, nhộn nhịp. Một vùng đất phẳng lì ước chừng 50 ha đang được đào xới và xây cất, đất đỏ quạch lầy lội, khắp nơi ngổn ngang sắt thép, máy móc. Hầu hết các khu vực đang xây dựng được rào chắn bởi hàng dài lưới B40, bên cạnh là những dòng chữ Trung Quốc khá hoành tráng. Bên trong hàng rào, người lẫn máy móc đang làm việc hết công suất. Nhìn chung thì kỹ thuật xây dựng còn khá thô sơ, các loại máy móc cũng không có gì đặc biệt, sức người vẫn là chính, còn máy móc và vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi-măng... đều mang từ Trung Quốc qua.







Ấn tượng nhất là việc có quá nhiều người Trung Quốc ở công trường này. Hầu như chỗ nào cũng thấy. Có cảm giác không hề có sự xuất hiện của người Việt. Công nhân Trung Quốc tràn ngập khắp công trường. Họ mang cả vợ con sang, họ sống trong các dãy nhà tập thể mọc lên san sát.

Phần lớn những công nhân này chỉ là lao động tay chân, không có trình độ. Nhìn cách làm việc thì thấy họ đều tỏ ra lười biếng, sức làm yếu và cũng hay đùa giỡn. Đứng trông coi là những viên quản đốc trông khá dữ dằn, cách đi đứng và tác phong giống một chỉ huy quân đội hơn. Chúng tôi hầu như không thể dừng lại để hỏi thăm, vì đến chỗ nào cũng gặp người Trung Quốc. Quả thật, cả một công trường rộng đến 50 ha trên đất Việt, kiếm ra một người Việt khó quá !








Đang phân vân tìm cách tiếp cận, bỗng cô bạn đang ở phía ngoài điện thoại vào :
- "Sao ? Anh em bước chân vô "Tô giới Tàu" thấy thế nào ?".
- "Ừ, công nhân Trung Quốc đông quá, tràn ngập khắp nơi".

Cô bạn nói tiếp :
-"Mình vừa bắt chuyện với một cán bộ ở đây, anh ta cho biết phía nhà thầu Chalco nói có 300 công nhân Tàu, nhưng khi chính quyền tiến hành điều tra thì phát hiện có đến 500 ..."

Tôi vội cắt ngang "Làm gì có chuyện 500, hơn nhiều"

- "Ừ, mấy người bán hàng cũng nói vậy, nghe nói cả ngàn đấy...".
Hóa ra cái mà chính quyền gọi là "cuộc điều tra phát hiện" là như thế này, chỉ nhìn sơ qua cũng thấy con số công nhân TQ không thể dừng lại ở vài trăm người được. Tính một cách đơn giản, mỗi khu vực xây dựng có ít nhất trên 100 công nhân, cả công trường có gần 20 khu vực như vậy, suy ra con số công nhân TQ lên đến phải hàng ngàn người. Sự vô trách nhiệm về mặt quản lý của chính quyền địa phương là quá rõ ràng !






Chúng tôi cứ lòng vòng cả buổi mà không biết hỏi han ai, chẳng biết đi đường nào, các bảng hướng dẫn không có một chữ Việt, toàn bằng tiếng Hoa. Chúng tôi cảm thấy thật lạc lõng, giống như bước chân vào một mảnh đất lạ lẫm, với những con người xa lạ. Đang tính quay trở ra thì bất chợt tôi nghe có tiếng gọi vang lên :

- "Đi xin việc hả em trai ?"

Tiếng gọi nghe thân quen khiến tôi có cảm giác giống như đang ở một nơi nào đó xa lạ, bỗng gặp một người đồng hương. Trước mắt chúng tôi là một anh công nhân người Việt Nam mồ hôi nhễ nhại, chắc anh ta cũng chẳng hiểu tại sao khi gặp anh chúng tôi vui mừng như vậy, tôi buột miệng trả lời : "Dạ..."

-"Ở đây nó không nhận người mình đâu ! Kiếm chỗ khác đi em trai"

-"Dạ không, em đến đây để tìm người quen" Tôi vừa nói, vừa tiến đến mời anh ta điếu thuốc.

- À, mấy đứa kiếm ai ? Người mình ở đây chỉ có hai đội, khoảng gần 100 người, làm ngày nào ăn lương ngày đó






Theo lời kể của anh công nhân nọ, anh ta được nhận vào làm vì khi ấy công nhân bên Trung Quốc không qua kịp, nên phía nhà thầu buộc phải nhận một số ít lao động địa phương vào trám chỗ. Đa phần đều không có hợp đồng lao động, tiền lương thì chỉ bằng một nửa công nhân TQ, công việc chủ yếu là xây nhà và đào đất. Cậu chuyện cởi mở hơn, chúng tôi bèn hỏi thăm về những công nhân Trung Quốc

- Tụi nó qua đây muốn cưới vợ rồi ở lại đó mà. Bên đó nó ở vùng quê nghèo, đều thất nghiệp, không nhà cửa, gái nào thèm cưới. Qua đây có việc làm, lương cũng cao nữa. Nghe đâu quanh đây có mấy đứa sắp cưới vợ rồi xin ở lại luôn.







Anh còn cho biết thêm, công nhân Trung Quốc ở đây khoảng 1.500 người, trong đó có nhiều người từng là lính giải ngũ, chưa kể hàng trăm chuyên gia thường xuyên ra vào. Sắp tới sẽ có thêm một đợt công nhân nữa kéo sang với số lượng khá đông...







Nghe đến đây bất giác tôi cảm thấy bất nhẫn. Sự khó chịu trào dâng với những gì xảy ra trước mặt, đúng là không thể hiểu được việc họ khai thác bauxite sẽ mang đến lợi ích cho ai. Tôi miên man nghĩ đến một viễn cảnh đáng sợ, đó là khi mảnh đất cao nguyên đang bắt đầu bị người Trung Quốc cắm rễ mang theo thứ văn hóa ô hợp, việc khai thác Bauxite sẽ làm đất canh tác ngày càng thu hẹp, khi đất đai trở nên khô cằn, nguồn nước ô nhiễm... Phải chăng trong tương lai, Tây Nguyên phải chứng kiến những đứa con rứt ruột bỏ đi "tị nạn môi trường", hay Tây Nguyên sẽ bị giày xéo bởi một cuộc đại di dân ồ ạt từ Bắc Phương ?

Mâu thuẫn về lợi ích giữa người dân địa phương và người Trung Quốc chưa thực sự bùng phát , nhưng khả năng tiềm ẩn một cuộc xung đột lớn có thể xảy ra nếu tình trạng di dân ào ạt này tiếp diễn. Ấy là khi dân địa phương hiểu ra rằng việc khai thác Bauxite sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, trái lại còn làm cuộc sống hỗn tạp, đất canh tác thì mất dần. Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy, khai thác Bauxite chỉ làm kiệt quệ đất đai, ô nhiễm môi sinh, gia tăng đói nghèo, kéo theo sự lầm than của cư dân địa phương mà thôi. Thêm vào đó, phải chứng kiến những người TQ khai thác tài nguyên trên mảnh đất của mình, trong khi bản thân bị mất công ăn việc làm, liệu họ có dễ dàng chấp nhận ?








Chia tay anh công nhân nọ, chúng tôi quay trở ra, lòng nặng trĩu. Vừa ra khỏi công trường đã gặp cô bạn đang đứng chờ, miệng cười tươi như hoa. Cả đám lại chen chúc nhau trên chiếc xe cà khổ. Chiếc xe lăn bánh qua nhà máy Bauxite Nhôm Lâm Đồng, qua những con đường đất đỏ lở lói, đến dòng suối đang ô nhiễm nặng... Thỉnh thoảng lại bắt gặp những nhóm người đang cặm cụi đo đạc, tính toán. Nghe nói người ta sẽ tiến hành san rừng, bạt núi để làm một tuyến đường tắt chuyên chở Bauxite đến Đắc Nông








Chung quanh khu vực công trường còn rất nhiều nhà dân sinh sống, những ngôi nhà nhỏ bé ẩn hiện trong mảng không gian xanh thơ mộng của những vườn chè, vườn chuối... Trong những xóm nhỏ nghèo nàn, cuộc sống trôi qua yên bình, người dân vẫn cần cù lao động, tiếng trẻ em nô đùa dưới rặng cây. Xa xa, những cô gái dân tộc với làn da ngăm đen mỉm cười e ấp khi chúng tôi vẫy tay chào...





Đất và người Tây Nguyên vốn dĩ bao dung, hiền hòa nhưng cũng dễ bị tổn thương. Một sự xáo trộn quá lớn sẽ là một sự hủy hoại khôn lường.

Tây Nguyên luôn kiêu hãnh, linh thiêng và đầy tự trọng. Sự tàn phá môi sinh và văn hóa cao nguyên này sẽ là một di họa khủng khiếp đến nhiều thế hệ.

Đừng để ngọai bang dùng lưỡi dao Bauxite chém ngang lưng Tây Nguyên, bởi bauxite chính là lưỡi dao độc.

Đừng để vết thương Tây Nguyên thêm rỉ máu, bởi vết thương nhiễm độc không bao giờ lành lặn.

Vâng, dân Việt chúng ta không cho phép điều đó xảy ra, bằng tất cả lương tâm và trách nhiệm !


Nhóm PV CLBNBTD tường trình từ Tân Rai

Bauxite & Báo Nhân Dân




http://www.blogosin.org/?p=870

Osin

Phàm đã là văn kiện Đảng, tôi hay đọc báo Nhân Dân vì ở đó đăng nguyên văn. Ngôn từ chính trị đa nghĩa, các báo nhiều khi không “dịch” được. Khi Nhân Dân đăng “Kết luận của Bộ Chính trị (BCT) về vụ Bauxite” tôi đọc và thấy có thể yên tâm. Tuy nhiên, cũng trên báo Nhân Dân, vào lúc 03:01 ngày 26-4-2009, xuất hiện một bài báo mà khi đọc, e rằng, tình hình có thể phức tạp hơn những gì nhận được qua Kết Luận.

Bài báo có tên: Chung Quanh Vấn Đề Khai Thác Bauxite Ở Tây Nguyên; người viết ký tên là Xuân Quang đã dùng những lời đanh thép: “Cần cảnh giác và có thái độ rõ ràng, kiên quyết với những mưu toan chính trị hóa vấn đề của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí, muốn chia rẽ nội bộ chúng ta; xuyên tạc sự thật, lợi dụng những tình cảm thiêng liêng trong trái tim, khối óc mỗi người để kích động hòng thực hiện những mưu đồ xấu xa của họ”.

Ai theo dõi những ý kiến về vụ bauxite vừa qua đều bàng hoàng khi nghe báo Nhân Dân nói vậy. Không bàn về tính chính xác của những “ý kiến” được Nhân Dân trích, chỉ biết là bài báo này đã không hề dẫn nguồn. Rất có thể cũng có những người, những thế lực, nhân bauxite đã đánh bóng hình ảnh của mình. Nhưng, bạn đọc của báo Nhân Dân lại rất ít đọc những website có thể đã in những bài như thế. Về vụ bauxite, người dân trong nước chủ yếu đọc những ý kiến tâm huyết của các tướng lĩnh, các nhà khoa học dũng cảm và trách nhiệm. Những ý kiến mà khi đọc Kết Luận Của Bộ Chính trị thì thấy đã được “cân nhắc, tiếp thu”. Chỉ khi đọc bài của Xuân Quang thì có cảm giác như cũng có người hậm hực.

Nhân Dân khẳng định: “TKV (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam) là chủ đầu tư, trực tiếp tổ chức khai thác bô-xít, chế biến a-lu-min; Công ty Chalieco (Trung Quốc) chỉ là nhà thầu”. Về vấn đề Trung Quốc, bài báo đã không dẫn điều mà các ý kiến nêu ra. Tiến sỹ Nguyễn Thành Sơn, một cán bộ của TKV, người được Văn phòng Trung ương Đảng mời dự Tọa đàm về Bauxite sáng 20-2-2009, sau đó trong thư gửi cho Ủy viên Thường trực Bộ Chính trị Trương Tấn Sang, phân tích: “Lựa chọn nhà thầu TQ là một sai lầm… Tôi có thể khẳng định, nếu đấu thầu một cách minh bạch, đúng luật… thì không thể có một nhà thầu TQ nào có thể thắng thầu trong bất cứ dự án bauxite nào”. Không ai chống khai thác bauxite một cách cực đoan, các ý kiến đăng trên báo chí vừa qua chỉ cảnh báo về thứ công nghệ lạc hậu mà Chalieco đang đưa vào. Và, nếu Xuân Quang đọc kỹ, sẽ thấy vấn đề “an ninh quốc phòng” mà các tướng lĩnh nêu cũng đã được Bộ Chính trị đưa vào trong “Kết Luận”.

Nhân Dân nhấn mạnh: “Cần phải có những thông tin đầy đủ, toàn diện về dự án để tránh những bức xúc do thiếu thông tin hoặc do thông tin sai lạc”. Nhưng ngay trong bài viết này, liệu người viết đã tuân thủ nguyên tắc ấy. Con số 583 lao động Trung Quốc có mặt ở Tân Rai, là “theo báo cáo của phóng viên báo Nhân Dân”. Nhưng, phóng viên ở Tân Rai đã báo cáo “đầy đủ và toàn diện” hơn những gì Xuân Quang đã viết: “Số lao động tại dự án này biến động liên tục, người đến, người đi chưa được kiểm soát chặt chẽ; có những trường hợp, khi công nhân lên xe về nước, cơ quan chức năng địa phương mới biết”.

Phóng viên Nhân Dân tại Tây Nguyên cũng đã báo cáo cho Bộ Biên tập: “Nhà thầu chính (Công ty Chalieco – Trung Quốc) chưa thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Pháp luật Việt Nam… Không báo cáo số lao động tăng, giảm cho Ban Quản lý dự án… Có trường hợp như ngày 15/4/2009, 41 lao động Trung Quốc lên xe về nước sau khi đã làm việc nhiều ngày ở dự án nhưng các cơ quan chức năng vẫn không nắm được thông tin chi tiết”.

Khi Xuân Quang viết: “Tại Ðác Nông, hiện nay mới có một số chuyên gia của Chalieco sang làm việc với các ngành chức năng để tìm hiểu các quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam”, là nhằm khẳng định: “chứ không có lao động phổ thông người Trung Quốc làm việc”. Nhưng, cũng chính đoạn “bào chữa” ấy cho thấy rõ ý định của Trung Quốc muốn đưa người vào Việt Nam. Nếu không tuân thủ kết luận của Bộ Chính trị “chỉ cho đưa những lao động kỹ thuật không có ở Việt Nam” thì những lo ngại của dư luận là hoàn toàn có thật. Chính phóng viên Nhân Dân ở Tân Rai đã viết trong báo cáo: “Hầu hết số lao động Trung Quốc đang có mặt tại công trình là lao động phổ thông”. Phóng viên đã biết rất “đầy đủ thông tin”, lẽ ra Nhân Dân nên nói đủ cho nhân dân được biết.

Những ai theo dõi kỹ từng diễn tiến của vụ bauxite chắc hẳn sẽ thấy yên tâm. Đất nước luôn luôn có những vị tướng, những nhà khoa học, những bậc hiền tài bất chấp nguy cơ bị quy chụp, bất chấp quyền lợi của bản thân để cảnh báo hiểm họa có thể ô nhiễm môi trường sống của nhân dân, hủy hoại văn hóa của một vùng và đe dọa sự trường tồn của tổ quốc. Dư luận đã rất “hy vọng” khi đọc trong “Kết Luận” thấy Bộ Chính Trị “tiếp thu những ý kiến đúng đắn”; đưa ra một quyết định vừa kế tục những vấn đề mang tính lịch sử, vừa cân nhắc kỹ “lòng dân”… “Kết Luận” ấy chắc đã được đưa ra trong một tương quan không hề đơn giản.

Rất tiếc, khi đọc bài báo này của Nhân Dân, thấy tầm nhìn của Bộ Chính trị đã chưa được thể hiện. Đành rằng tờ báo có thể chia sẻ với KTV, nhưng, thay vì củng cố “lòng dân”, bài báo đã gây lo ngại sâu sắc khi khôi phục một công cụ tưởng đã được dẹp bỏ, đó là quy chụp. Một thời, không ít những lời nói thẳng ngay, đã bị dán nhãn “âm mưu thù địch”. Nhân Dân không nên để những công cụ như thế có lối quay về.

Mối nhục của một quốc gia




Thursday, April 23, 2009

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=93889&z=7

Ngô Nhân Dụng

Một cuốn tiểu thuyết đang bán rất chạy ở Trung Quốc, đã được dịch sang tiếng Anh, kể chuyện loài sói và loài người sống chung trên cánh đồng cỏ ở Nội Mông. Cuốn Wolf Totem của Jiang Rong là một bản anh hùng ca về những cánh đồng cỏ mênh mông. Trong không gian bát ngát đó sói và người vừa đấu trí và đấu sức giành sự sống, vừa cộng tác để gìn giữ cho những thảo nguyên khỏi biến thành sa mạc, suốt mấy ngàn năm từ thời trăm ngàn năm trước cho tới bây giờ. Ðọc đến trang 319 trong bản dịch do Penguin Press xuất bản, thấy một đoạn tả cảnh một con sói xông vào đàn cừu, bắt một con ăn thịt ngay tại chỗ.

Chuyện Wolf Totem, tức Lang Tú Ðằng (Tú Ðằng đọc là Tu Ðen, phiên âm chữ Totem) là câu chuyện một sinh viên đại học Bắc Kinh bị đày lên Mông Cổ đi chăn cừu để “học tập lao động” trong thời “Cách mạng Văn hóa,” giống như cuộc đời tác giả Jiang Rong (Khương Nhung) đã trải qua. Một bữa anh sinh viên này được bạn rủ đi lên trên đồi quan sát những hang ổ chuột chũi và học kế bắt chúng, bỗng anh phải quay lại khi thấy một con sói tấn công đàn cừu.

Anh chứng kiến cảnh con chó sói cắn cổ vật ngã một con cừu, rồi nó xé da xả thịt ăn. Ðó là một con sói đói quá phải mạo hiểm một mình đi bắt cừu giữa ban ngày, thay vì chờ cả bầy tấn công ban đêm theo trận thế. Anh sinh viên vẫn cho rằng đạo quân của Thành Cát Tư Hãn đã học phép bầy binh bố trận của loài sói cho nên mới chinh phục được bao nhiêu mảnh đất từ Âu Châu sang Á Châu. Anh đứng quan sát con sói ăn mồi, theo kế của người bạn Mông Cổ kiên nhẫn chờ con sói ăn no nặng bụng rồi mới động thủ thì sẽ hạ được nó dễ dàng.

Ðàn cừu bị sói tấn công lúc đầu hoảng sợ chạy tán loạn. Nhưng khi thấy con sói bắt đầu ngồi xuống bàn tiệc ăn thịt một đồng loại rồi thì cả đàn cừu yên tâm, vì một con sói thường ăn không hết một con cừu đã no, và khi no rồi thì con sói không màng đến những món ăn trước mắt. Lũ cừu dần dần lại bình thản đứng gặm cỏ như cũ. Nhiều con cừu còn tò mò tiến đến gần ngó xem con sói nó ăn thịt “đồng bào” mình như thế nào, giống như người ta đi xem thiên hạ đánh nhau. Tác giả mô tả bộ mặt của mấy chú cừu kia có vẻ như muốn nói với con cừu đang bị ăn thịt: “May quá! Con sói nó ăn thịt mày! Thành ra nó không ăn thịt tao!” Nhiều con cừu bạo dạn tiến tới sát bên cạnh, cả đám chen chúc nhau để được nhìn rõ xem con sói đang ăn tiệc một mình như thế nào.

Nhân vật của Jiang Rong là một sinh viên ham đọc sách. Nhìn cảnh đó, anh nhớ lại một đoạn văn của Lỗ Tấn. Nhà văn tả cảnh thời trước Ðại Chiến Thứ Hai khi quân Nhật chiếm Trung Quốc, một đám đông người Trung Hoa cũng đứng quan chiêm cảnh một quân nhân Nhật Bản chuẩn bị chém đầu một người Trung Hoa. Anh sinh viên tự nhủ, “Chẳng trách được, những người du mục Mông Cổ họ coi người Hán cũng giống như đàn cừu.”

Các nước Á Ðông đã từng bị quân Nhật chiếm đóng ôm một nỗi hận rất lớn đối với đám quân đội của Thiên Hoàng. Người Việt Nam không chia sẻ cảm tưởng đó vì nước ta chỉ bị quân đội Nhật chính thức chiếm đóng trong một thời gian ngắn, từ cuộc đảo chính vào Tháng Ba tới ngày nước Nhật đầu hàng vào Tháng Tám. Ngược lại, người Việt thường có cảm tình với người Nhật, vì các nhà ái quốc trong phong trào Ðông Du đã sang Nhật tìm học; một phần khác vì quân Nhật đã lật đổ chế độ đô hộ của thực dân Pháp ở nước ta.

Các nước khác ở Á Ðông như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ðài Loan thì không may đã phải sống dưới ách cai trị rất tàn bạo của đoàn quân Nhật Bản, cho nên trong ký ức của họ còn chứa nhiều niềm phẫn uất. Lỗ Tấn từng đánh thức đồng bào của ông bằng cách nhắc nhở đến những mối nhục của người Trung Hoa trong thời đại ông sống. Ông bắt đầu bằng việc mô tả những hình ảnh lạc hậu, chậm tiến, những hủ tục trong xã hội Trung Hoa; với những cảnh người mạnh ức hiếp người yếu, người giàu sống phè phỡn bên cạnh người nghèo đang đói lả chờ chết. Ðồng bào ông sống trong cảnh đó nhưng nhiều người không hề ý thức được rằng sống như vậy đã là một nỗi nhục.

Tuy nhiên chàng sinh viên trong truyện Wolf Totem, và tác giả Khương Nhung, có dịp nhớ lại Lỗ Tấn thì chỉ nhớ tới cảnh nhục nhã khi những người Trung Hoa dửng dưng đứng coi một người Nhật chém cổ đồng bào của họ mà không làm gì để phản kháng. Chắc hình ảnh đó đã làm cho các nhà văn, từ Lỗ Tấn đến Khương Nhung, ghi khắc một nỗi xấu hổ rất lớn trong lòng, có dịp thì phải nhớ lại. Có lẽ loài người không chú ý đến những nỗi nhục nhã chính mình gây cho mình. Trái lại, ai cũng dễ ghi nhớ nỗi nhục khi phải so sánh mình với người khác; so sánh gia đình mình với gia đình khác, dân tộc mình với dân tộc khác. Một người đàn ông đối xử tàn tệ với vợ con mình thường không cảm thấy nhục khi người khác chứng kiến. Nhưng thấy con mình bị người hàng xóm mắng một câu thì, không biết phải trái ra sao, đã rất dễ nổi lòng căm phẫn!

Ngày xưa Phan Bội Châu sang đến Nhật Bản, ngay trong những ngày đầu, đã ba lần cụ cảm thấy xấu hổ khi thấy lối sống của những người dân bình thường ở Nhật Bản và chợt nhớ đến đồng bào mình ở nước “An Nam” và cảm thấy nhục nhã. Ðó là những cảnh mấy người cảnh sát Nhật ở nhà ga xe lửa tận tâm đi tìm hành lý của cụ bị thất lạc, rồi đem tới tận nơi, cúi đầu và nghiêng mình xin lỗi xin trả lại cụ. Ở nước Nam ta, cụ không thấy người Việt ăn ở với nhau như vậy. Một cảnh khác là cụ Phan và cụ Tăng Bạt Hổ kêu một anh kéo xe chở mình đi tìm một người du học sinh Trung Hoa được các nhà cách mạng Trung Hoa khác giới thiệu. Anh phu xe đưa hai cụ đến địa chỉ không tìm thấy, anh hỏi thăm rồi lại đưa đi nữa, quanh quẩn suốt cả buổi mới tìm ra. Nhưng anh chỉ lấy đúng số tiền của chuyến xe đi từ nhà ga tới địa chỉ đó, cụ Phan muốn trả thêm tiền công đi tìm nhưng anh nhất định không nhận. Lại một lần nữa, cụ Phan nhớ tới đồng bào mình và cảm thấy hổ thẹn.

Nỗi hổ thẹn của Phan Bội Châu xuất phát từ nền giáo dục Nho Giáo. Khi cụ trông thấy những người Nhật Bản có nghĩa khí, sống trung trực, giữ danh dự, đúng như hình ảnh mẫu người “quân tử” mà chính cụ đã học từ cha mẹ, thầy giáo của mình; cụ cảm thấy hổ thẹn vì Việt Nam và Nhật Bản cùng chịu ảnh hưởng của Khổng Giáo mà sao nước người ta có những người bình dân ăn ở quân tử như vậy, còn nước mình thì rất ít? Mạnh Tử nói biết hổ thẹn là mầm mống của đức Dũng, Phan Bội Châu chứng tỏ điều đó.

Ông Nông Ðức Mạnh mới qua thăm Nhật Bản, nhưng chắc ông không được trải qua những kinh nghiệm như Phan Bội Châu. Tuy nhiên, thế nào cũng có lúc ông phải cảm thấy đỏ mặt, nếu như làn da mặt của ông cũng bén nhạy như phần lớn loài người. Ðó là khi các quan chức Nhật Bản nhắc nhở các quan chức Việt Nam nên tích cực hơn trong việc chống tham nhũng. Trong việc bang giao, người ta không thể nói rõ hơn.

Tại sao chính phủ Nhật Bản phải lên tiếng nhắc nhở như vậy? Không phải vì người ta cố ý nhắc nhở tới vụ các cán bộ cao cấp của đảng cộng sản đã bắt các nhà thầu Nhật phải hối lộ hàng triệu Mỹ kim, hay những cán bộ ăn cắp tiền Nhật viện trợ làm cầu làm đường để đi đánh cá bóng đá, để làm nhục các vị khách người Việt đang sang thăm nước Nhật. Nhưng chính phủ Nhật Bản phải cảm thấy họ có bổn phận nêu lên vấn đề đó chỉ vì họ chịu áp lực của dư luận dân chúng. Cả nước Nhật biết tiền đóng thuế của họ đem cho Việt Nam đã bị các cán bộ cộng sản ăn cắp như thế nào. Nếu chính phủ Nhật không nói gì đến, thế nào họ cũng bị báo chí và phe đối lập chỉ trích.

Nhưng nếu làn da mặt của ông Nông Ðức Mạnh cũng bén nhạy như những người Việt Nam khác, chắc hẳn không cần chờ đến lúc được nhắc nhở về việc bài trừ tham nhũng thì mới thấy chút hổ thẹn trong lòng. Chỉ cần khi được đưa đi du ngoạn qua những vườn hoa anh đào ở Tokyo thì một người Việt Nam bình thường, tự đáy lòng cũng phải cảm thấy hổ thẹn rồi. Vì ai cũng nhớ lại cảnh hoa anh đào Nhật Bản đem sang Hà Nội đã bị người ta tranh nhau bẻ, hái công khai như thế nào trong ngày Hội Anh Ðào năm ngoái. Chính phủ Hà Nội có thể cảm thấy hãnh diện vì đã giữ được trật tự trong lễ hội năm nay. Nhưng ở một nước mà phải huy động được tới 500 cảnh sát công an tới bảo vệ 6 cây hoa anh đào, thì người dân nghe tới cũng phải cảm thấy không đáng hãnh diện chút nào cả.

Nếu như Phan Bội Châu sống vào thời nay thì chỉ cần nhìn thấy dân Nhật Bản đi coi hoa anh đào mà không có một viên cảnh sát nào phải đứng canh gác hoa, cụ Phan cũng phải thấy xấu hổ rồi. Như rất nhiều người Việt Nam đang sống ở Nhật Bản đang chia sẻ nỗi hổ thẹn đó.

Một nỗi nhục do hành động của một cá nhân gây ra thì chỉ một cá nhân đó ăn năn và xấu hổ. Nhưng khi những đồng bào vô danh của mình tham dự vào những hành động nhục nhã, thì cả dân tộc cũng chia sẻ nỗi nhục đó. Cái nhục càng được chia cho nhiều người thì lại càng lớn hơn.

Tại sao dân tộc Việt Nam mình lại lâm vào cảnh nhục nhã như vậy? Chắc hẳn đồng bào ta cũng biết lý do vì đâu rồi.

Thư gửi Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam của BS Nguyễn Đan Quế




Sài Gòn ngày 18-4-09

Gửi các ông:

- Nông Đức Mạnh

- Nguyễn Minh Triết

- Nguyễn Tấn Dũng

- Nguyễn Phú Trọng

và Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa các ông,

Mặc dầu không đồng ý với đường lối và không công nhận vai trò lãnh đạo đất nước của qúy ông, tôi buộc lòng phải gửi thư này, vì quyền lợi thiết yếu của Tổ Quốc, nhắc nhở và đòi hỏi qúy ông phải kịp thời đăng ký quyền sở hữu thềm lục địa của Viêt Nam nới rộng ra 350 hải lý với Liên Hiệp Quốc, trước ngày hết hạn 13-5-2009.

Mọi công dân Việt Nam (trong đó có các ông -- tự phong cho mình vai trò lãnh đạo đất nước, chứ không do dân bầu) đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ lãnh thổ/ lãnh hải/thềm lục địa do tiền nhân dầy công gìn giữ và để lại. Nếu vì áp lực của Trung Quốc mà không dám đăng ký, tức là các ông đã một mặt tự chứng tỏ không đủ khả năng hành sử trách nhiệm của mình, và mặt khác bị toàn dân kết tội thông đồng với ngoại bang để mưu cầu tư lợi, đưa tới hậu quả thiệt hại cho quyền lợi Tổ Quốc. Trong trường hợp đó, chúng tôi - những công dân bình thường của Tổ Quốc Việt Nam hôm nay - sẽ tìm đủ mọi cách, kể cả thông qua các Tổ Chức Phi Chính Phủ để Liên Hiệp Quốc phải ghi nhận lập trường chính đáng và quyền lợi tối thượng của dân tộc Việt Nam.

Cầu mong hồn thiêng sông núi soi sáng để các ông còn nhất điểm lương tâm sớm tỉnh ngộ, nhận rõ đâu là quyền lợi đích thực của Tổ Quốc, đủ can đảm đương đầu với ngoại bang, không bỏ lỡ bất cứ cơ hội nào trong nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi tối thượng của quốc gia dân tộc. Ngược lại, nếu vì lý do nào đó, các ông vẫn không thể hành sử đúng trách nhiệm của mình, thì chỉ còn một lối thoát dành cho người còn chút liêm sỉ và tự trọng, là tự ý rút lui, trả lại cho toàn dân quyền điều hành và bảo vệ đất nước.

Cùng lúc gửi cho các ông, bức thư này cũng được phổ biến trong và ngoài nước, để tường trình trước quốc dân về trách nhiệm và thái độ của các ông.

Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế,

Đại Diện Cao Trào Nhân Bản Việt Nam

Ảnh: Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế và Ông Michael Marine, cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam

ĐÃ SAI LẠI CÀN QUẤY

Đào Hiếu

Anh Phạm Chánh Trực thân mến,

Tôi với anh từng là bạn thân, từng là đồng chí từ thời kháng chiến chống Mỹ, nay - với tư cách là chủ biên một trang web - tôi vừa nhận được một bài tường thuật khá chi tiết về vụ “lấy đất của dân” ở quận 9. Vụ này có liên quan tới anh từ khi anh còn làm trưởng ban quản lý dự án Khu Công nghệ cao Tp HCM. Vậy anh nên bỏ chút thì giờ xem xét lại vấn đề thực hư ra sao và góp phần tìm cách giải quyết hợp tình, hợp lý và hợp pháp để cho nhân dân được nhờ và cũng để lấy lại niềm tin vốn đã sứt mẻ quá nhiều.

Trong bài tường thuật này, người dân nói rằng họ đã gởi khiếu kiện đi khắp nơi nhưng không ai trả lời, còn báo chí thì họ cũng chẳng hy vọng gì, nên tôi phải giúp họ nói lên tiếng nói của mình.

Website Lề Bên Trái không chịu trách nhiệm về mức độ chính xác của các sự kiện

Lời lẽ trong bài tường thuật này có vài chỗ hơi quá khích nhưng tôi đăng nguyên văn, không sửa chữa gì, cốt là để anh thấy được sự phẫn nộ của quần chúng.

Thân mến,

Đào Hiếu

nhà văn, chủ biên website LỀ BÊN TRÁI và Blog LỀ BÊN TRÁI

Địa chỉ truy cập: http://daohieu.com - http://daohieu.wordpress.com

ĐÃ SAI LẠI CÀN QUẤY

From: "Thép Bút"

To: daohieuvn@yahoo.com

Nhận được tin một số CA phường Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp HCM trong lúc trấn áp người dân giữ đất đã có hành vi thô bạo. Dã man hơn, có kẻ đã dùng chân đá vào bụng một phụ nữ đang mang bầu, tôi vội vàng thu xếp công việc để tìm hiểu rõ vụ việc.

NHÂN VIÊN CÔNG VỤ HAY XÃ HỘI ĐEN?

Sự việc xảy ta tại địa chỉ 207, đường Man Thiện, khu phố 5, phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Tp Sài Gòn. Đây là khu vực nhà cũ của bà Nguyễn Thị Gái, đã bị chính quyền quận 9 dùng quyền lực và sức mạnh công vụ cưỡng chế trái phép ngày 14 tháng 10 năm 2008. Vụ cưỡng chế trái phép này đã được tường thuật trong bài “Hình ảnh cưỡng chế nhà chị Gái”.

Gia đình bà Gái cho rằng chính quyền quận 9 cưỡng chế thu hồi đất của gia đình bà là trái với pháp luật. Vì vậy bà cùng con cháu kiên quyết bảo vệ mảnh đất tổ tiên để lại, cũng là bảo vệ quyền sử dụng đất mà nhà nước đã trao một cách hợp pháp cho gia đình bà. Sau khi chính quyền cưỡng chế, cào nát ngôi nhà cấp bốn mà gia đình bà phải mất hơn mười năm dành dụm mới xây dựng được, bà che một túp liều dưới bụi tre già để ở giữ đất. Được chừng hơn tuần lể sau thì chính quyền đem công an vào phá luôn túp liều của bà. Sau đó Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao cho xe ủi phá tận gốc bụi tre và cho xe ben đổ đất san lắp mặt bằng bất chấp sự phản đối trong tuyệt vọng của bà Gái. Họ tự ý phân lô trên đất của bà, bán lại cho chính quyền quận 9 để họ bán lại cho dân tái định cư.

Sáng ngày 12/03/2009, Ông Phan Thế Truyền, và ông Hiếu (không đeo bảng tên nên không rõ họ), đại diện cho công ty Cổ Phần Phát Triển Khu Công Nghệ Cao dẫn đến một nhóm công nhân cho triển khai xây dựng trên đất của gia đình bà Gái. Bà Gái ra giải thích với việc chính quyền cưỡng chế trái luật pháp và can ngăn những người thi công một cách ôn hòa. Bất chấp những lời lẽ phải trái của bà Gái, ông Truyền vẫn lệnh cho công nhân tiến hành thi công và gọi công an đến trấn áp tinh thần gia đình bà. Hôm đó, những công an đến làm nhiệm vụ “bảo kê” cho công ty Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao gồm có các ông Phạm Minh Hiếu, Đặng Thanh Tâm, cùng 4 công an viên và 1 dân quân không đeo bảng tên. Tất cả họ điều là cán bộ chiến sĩ công an của phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Tp Sài Gòn. Ngoài ra còn có ông Trần văn Tiên, là trưởng khu phố 5 của phường Tăng Nhơn Phú A cũng có mặt. Ông già hơn 70 tuổi này nổi tiếng “Việt gian” bởi câu nói bất hủ hồi năm 2005: ”Cứ đổ đất bao vây cho nước mưa ngập nhà chúng nó (nhà của dân khu phố 5) là chúng phải bỏ đi ”. Ông ta nói câu này khi người dân không chịu di dời giao đất, giao nhà cho chính quyền vì giá đền bù quá thấp.

Trước một lực lượng công an hùng hậu như thế “bảo kê” cho nhóm công nhân của công ty Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao thi công, bà Gái đành bất lực nhìn kẻ khác xâm phạm đất đai gia mình trong nước mắt. Biết làm gì bây giờ khi công lý không thuộc về những người dân yếu đuối như gia đình bà? Tuy vậy bà vẫn kiên quyết phản đối hành vi xâm phạm tài sản hợp pháp của gia đình bà một cách ôn hòa. Bởi bà biết đây là cái bẫy của bọn vô lại nhằm tìm cách ám hại gia đình bà. Chỉ cần họ có hành vi dùng vũ lực chống lại là sẽ bị công an chính quyền khép vào tội “gây rồi trật tự công cộng” hoặc “chống người thi hành công vụ”. Đây là hai tội danh rất hữu hiệu trong việc ứng dụng đễ cướp đất người nông dân nghèo khổ ở Việt Nam hiện tại.

Thế nhưng sự việc không dừng lại ở đó. Bà Gái kể: sáng ngày 16/03/2009, một lần nữa ông Truyền lại tiếp tục gọi công an phường Tăng Nhơn Phú A đến đất của gia đình bà để “bảo kê” cho công nhân thi công. Có lẽ với quyết tâm cao độ muốn trấn áp gia đình bà Gái một phen cho xong nên lần này dẫn đầu nhóm công an là ông Trần Văn Thắng, phó CA phường Tăng Nhơn Phú A. Khi bị gia đình bà Gái can ngăn không cho thi công, ông Thắng hùng hổ nhào vô chửi bới gia đình bà, đòi bắt giam gia đình bà. Gia đình bà Gái hôm ấy ngoài bà còn có ông Đước là chồng của bà, và con gái bà là cô Nguyễn Ngọc Hạnh đang mang thai và một đứa con 3 tuổi của cô Hạnh.

Tôi hỏi: “Diễn biến cụ thể sự việc ngày 16/03/2009 như thế nào, bà có thể kể lại rõ hơn không? “

Bà Gái kể: “Lúc đó khoảng 10 giờ. Ông Truyền cho công nhân đem máy đến đóng cọc (máy ép cọc làn nền móng công trình - BT) trên đất của tôi. Tôi giải thích với công nhân đất tôi chưa giao cho nhà nước, còn đang khiếu kiện. Thấy tôi cản ngăn ôn hòa công nhân họ cũng không muốn làm. Lúc đó ông Truyền dùng điện thoại di động gọi cho công an phường. Một lúc sau thì họ đến chừng chục người, vừa công an mặc áo xanh, dân quân tự vệ và có mấy người mặc đồ dân sự không rõ là ai. Họ đến bằng xe bán tải hiệu Ford của công an phường và có người đi xe gắn máy.

Khi công an tới, thấy tôi và con gái tôi đang ngồi trên chỗ họ định đóng cọc ông Thắng vung tay đuổi cả nhà tôi ra khỏi đất của tôi. Ông ta ra lệnh: Đứa nào không cho làm thì bắt hết về phường. Tôi hỏi: Ông làm công an bảo vệ lẽ phải hay bảo vệ kẻ cướp? Ổng nói:Tôi học luật hết rồi, biết luật rõ lắm. Tôi mới hỏi: Anh học luật nào? Ổng nói học luật đất đai. Con gái tôi mới hỏi: Anh học luật nhiều mà anh biết được bao nhiêu? Anh có biết nghị định 84 không? ( Nghị định 84/2007 về bồi thường đất đai theo giá thị trường). Chắc là ổng không biết nên im lặng không trả lời mà nói với con gái tôi: Tôi không nói chuyện với cô. Con gái tôi vặn lại: Đất của tôi ông lấy được mà sao không nói chuyện với tôi?”.

Có lẽ đuối lý nên ông Thắng lệnh cho lính nhào vô xốc cô Hạnh lôi đi. Có khoảng sáu bảy thanh niên lực lưỡng nhào vô cùng một lúc.Hai người xốc nách kéo tay cô Hạnh lại không phải là công an đang mặc sắc phục. Một người mặc đồ dân quân kè bên trái, một tên mặc áo thun màu đen không rõ họ tên kéo tay phải. Tên mặc áo thun đen vung tay mạnh đến nỗi cái đống hồ đeo tay của hắn đập vào miệng cô Hạnh làm mẻ mất một cái răng. Cô Hạnh thét lên chửi tên mặc áo thun đen: “Mày là ai mà bắt tao? Mày là xã hội đen hả?”.

Mọi việc trở nên rối loạn. Lúc này nhiều người dân trong xóm cũng như người đi đường hiếu kỳ đứng lại xem khá đông.

Đứa con của cô Hạnh mới 3 tuổi khi thấy công an nhào vô lôi mẹ nó đi thì sợ quá khóc thét lên rồi chạy lại ôm bà Gái. Ông Đước thấy con gái mình bị lôi đi thì chạy đến ngăn lại. Cô Hạnh dù bị kéo lôi đi sền sệt nhưng vẫn giãy giụa không ngừng. Đột nhiên có một người dân la lên: “Trời ơi, nó đang có bầu mà mấy ông lôi nó như vậy có gì mấy ông chịu trách nhiệm đó”. Nghe mấy tiếng “chịu trách nhiệm” bọn công an vội buông tay. Cô Hạnh bị thả bất ngờ nên té ngược về phía sau. Ngay lúc cô chưa kịp ngồi dậy thì Đào Khánh Nam, công an phường Tăng Nhơn Phú A, mặc đồng phục xanh, nhào vô vung chân đá mạnh vào bụng cô Hạnh. Cô Hạnh ôm bụng giãy giụa.

Ông Đước thấy con mình bị đá vào bụng nóng ruột thét lớn:“Con tao có bầu mà tụi bây làm gì vậy hả? ”. Mấy công an vừa buông cô Hạnh ra liền nhào lại bao vây ông Đước như chuẩn bị lôi ông đi. Lúc đó nhiều người dân lên tiếng phản đối dữ quá nên công an có phần giãn ra bớt. Bà Gái cũng nhào vô đỡ cô Hạnh, vừa chỉ mặt tên Nam mắng: “Con tao có bầu sao mày đá nó?”. Ông Đước nhào lại phía gã tên Nam, đọc bảng tên trên ngực hắn rồi quay lại nói với bà Gái: ”Bà nhớ tên nó nghen. Nó là Đào Khánh Nam”. Rồi ông quay lại nói với Nam: “Con tao có chuyện gì là mày chết”. Thấy nhiều người dân lớn tiếng mắng tên Nam vì tên này vừa đá vào bụng cô Hạnh nên ông Thắng kéo tên Nam ra ngoài nói nhỏ điều gì đó. Tên Nam vội vã ra ngoài lên xe bỏ đi. Có lẽ hắn sợ đứng đấy thêm một chút nữa thì dân họ nỗi điên sẽ đánh hắn nên chạy trốn trước cho chắc.

Một người dân ở khu phố 5 có chứng kiến sự việc kể lại với tôi: “Lúc đó lộn xộn lắm, đám công an xáp lại cô Hạnh lôi cổ đi, nhiều người lên tiếng phản đối, la ó um xùm. Khi họ buông cô Hạnh ra thì cổ bật lùi té ngược ra sau. Không hiểu tại sao thằng Nam công an lại nhào đến đá vô bụng cô Hạnh. Tội nghiệp, đang bụng mang dạ chửa mà bị đá như súc vật. Thằng Nam công an trẻ trông đẹp trai mà lòng dạ độc ác, dã man hơn lang sói ”. Tôi hỏi: “Chị có thể ra tòa làm nhân chứng tố cáo tên Nam không?”. Chị ngập ngừng trả lời đại ý là chị sợ thế lực của họ mạnh lắm, mình đang sống trong chế độ cộng sản mà, mình kiện không lại đâu. Có khi lại còn bị họ thù vặt mà trù dập thì phiền lắm. Nhiều người dân khác cũng nghĩ như chị. Nhưng nhìn cách biểu hiện tình cảm của họ, tôi biết khi cần họ cũng rất sẵn sàng đứng ra làm nhân chứng vạch trần tội ác bọn côn đồ mặc áo công vụ này.

Thấy tình hình căng thẳng và khó có thể thắng lại ý chí quyết tâm giữ đất của gia đình bà Gái. Ông Truyền dẫn đám công an vô quán cà phê gần đó vừa uống nước giải lao vừa bàn tính kế sách đối phó. Đến khoảng 11 giờ 30 phút thì rút quân.

Mấy bữa sau nữa thì bà Gái làm đơn tố cáo các hành vi côn đồ như trên của công an phường Tăng Nhơn Phú A do ông Trần Văn Thắng cầm đầu. Đơn của bà đã gửi cho công an quận 9, công an Tp HCM, bộ trưởng công an, và nhiều cơ quan khác.

Việc ông Trần Văn Thắng đem lực lượng công vụ đến hiện trường đất nhà bà Gái nếu chỉ nhằm mục địch ngăn ngừa sự bức xúc của người dân dẫn đến xô xát, đánh nhau mất trật tự là rất cần thiết. Tuy nhiên gia đình bà Gái chỉ tranh đấu ôn hòa, giải thích nhẹ nhàng với công nhân thi công. Gia đình bà Gái không có các hành vi quá khích. Trong khi đó cách thực thi công vụ như đã nêu ở trên của các cán bộ, nhân viên công vụ như ông Thắng, tên Nam,…. là lạm dụng quyền lực công. Họ làm thế khiến cho người dân nghĩ họ đem quân đến “bảo kê” cho công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao, “bảo kê” cho kẻ mạnh. Nhiều người dân quá bức xúc mắng chửi họ là bọn “chó săn” cho kẻ có thế lực. Phải chăng đó là cách mà ông Thắng, tên Nam,… thực hiện nhiệm vụ: “Bảo vệ quyền tự do, dân chủ, tính mạng, tài sản của nhân dân” như “Luật công an nhân dân” quy định. Hành vi của của ông Thắng, tên Nam,… có thể nào phù hợp với tôn chỉ: “Đối với nhân dân phải kính trọng, lễ phép”. Hành vi của ông Thắng, tên Nam,… vi phạm quá rõ các quy định của “Luật công an nhân dân”, “Pháp lệnh lực lượng cảnh sát nhân dân” và “Pháp lệnh cán bộ công chức”. Đó là chưa kể dùng người không có sắc phục để bắt người dân vô tội là vi phạm pháp luật. Làm như vậy sẽ khiến cho người dân nghĩ công an chính quyền dùng bọn lưu manh xã hội đen để trấn áp dân, hoặc là người ta sẽ cho rằng nhân viên công lực mà lại hành xử như xã hội đen. Tạo nên dư luận không tốt đối với công an quận 9 nói riêng cũng như lực lượng công an nhân dân nói chung.

Tôi hỏi: “ Sự việc đã xảy ra như thế, chắc cũng chỉ là hành vi cá biệt của một số cán bộ chiến sĩ công an ở phường Tăng Nhơn Phú A mà thôi. Theo bà thì bà muốn xử lý thế nào? ”.

Bà Gái trả lời nhẹ nhàng nhưng cương quyết: ” Tôi thấy công an đối xử với gia đình tôi như vậy là không đúng. Mấy ông công an này không có ý thức vì dân. Lẽ ra họ phải bảo vệ pháp luật, bảo vệ những người dân bị những kẻ có chức, có quyền, có tiền chà đạp mới đúng. Tôi muốn các cấp có thẩm quyền phải xử lý nghiêm mấy người công an có hành vi cốn đồ này. Nhất là thằng Nam, phải đuổi ra khỏi ngành công an những kẻ hung hãn, dã man như vậy. Chứ nếu không thì dân tụi tui chắc chết. ”.

Bà Gái đã có đơn yêu cầu phải xem xét và có hình thức kỷ luật ông Thắng, tên Nam, … theo điều 39 của “Pháp lệnh cán bộ công chức”.

Đến nay đã hơn một tháng nhưng chưa cơ quan bảo vệ pháp luật nào của chính quyền có động thái hồi âm.

ĐÃ SAI KHÔNG SỬA LẠI LÀM CÀN?

Mọi việc bắt đầu từ khi ông Phạm Chánh Trực còn làm trưởng ban quản lý dự án khu công nghệ cao Tp HCM. Ông ta chủ trương “đi tắc đón đầu” mà cố tình quên đi các quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch đất đai nói chung cũng như các quy định về trình tự, thủ tục cho một khu công nghệ cao nói riêng. Có lẽ ông ta nghĩ rằng với thế lực đàn anh của nhiều cán bộ lãnh đạo ở Sài Gòn thì chỉ cần có ý chí là có thể xây dựng nên khu công nghệ cao. Từ đó mà ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao do ông ta lãnh đạo không làm việc gì đến nơi đến chốn.

Việc đầu tiên là hoàn chỉnh bản đồ quy hoạch khu Công Nghệ Cao để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, từ đó mới có căn cứ để tiến hành ra quyết định thu hồi đất của các hộ dân. Trong quyết định 989/QĐ-TTg, Thủ Tướng Chính Phủ cũng nói rõ là giao cho UBND Tp HCM chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan để xây dựng quy hoạch tổng thể, trình thủ tướng chính phủ phê duyệt trước khi tiến hành thu hồi đất. Một công việc quan trọng nhưng rất đơn như vậy mà ông Trực cũng như UBND Tp HCM không làm được. Chưa có bản đồ quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt mà ông lại thúc ép UBND Tp vội vã ra quyết định thu hồi đất cho dự án khu Công Nghệ Cao (Ông chủ tịch UBND Tp HCM trước đây đã từng than vãn với một tổng biên tập báo nổi tiếng đại ý là: Nghe lời Năm Nghị ( tức ông Phạm Chánh Trực ) “đi tắc đón đầu” ở dự án Khu Công Nghệ Cao ra quyết định thu hồi đất vội quá nên bây giờ dân kiện rối quá). Chưa có bản đồ hợp pháp nên việc tiếp theo là xác định ranh mốc hợp pháp của khu Công Nghệ Cao không xác định được. Thêm vào đó, cán bộ thừa hành ở quận 9, cụ thể là ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9, vừa yếu năng lực vừa thiếu bản lĩnh. Do đó chính quyền quận 9 đã tiến hành thu hồi đất của cả những hộ dân ngoài ranh dự án khu công nghệ cao. Nhiều người dân quận 9 đã và đang khiếu nại, tố cáo việc này. Họ cho rằng có sự cấu kết giữa cán bộ chính quyền với ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao, cố tình không xác định rõ ranh mốc dự án nhằm mục đích thu hồi thêm đất của dân ngoài dự án. Đây là cách làm việc “dối trên gạt dưới” chẳng những của ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao mà còn có sự tiếp tay nhiệt tình của nhiều cán bộ ở quận 9 và ở UBND Tp HCM. Thanh tra chính phủ cũng đã ra kết luận về nhiều sai phạm của Ban quản lý dự án khu Công Nghệ Cao nói chung cũng như của ông Phạm Chánh Trực nói riêng. Về việc này chúng tôi sẽ có một chuyên đề riêng trong tương lai gần đây.

Theo điều tra của chúng tôi, khu vực nhà bà Gái không thuộc dự án khu công nghệ cao, mà thuộc một dự án “ăn theo” khu công nghệ cao, không rõ ràng về các cơ sở pháp lý, được gọi là khu tái định cư 18.75ha, nằm dọc đường Man Thiện ( Mặc dù trong quyết định thành lập khu Công Nghệ Cao đã có quy hoạch khu tái định cư riêng 23ha nhưng ban quản lý dự án Công Nghệ Cao không làm, lại lấy thêm đất ngoài ranh khu công nghệ cao). Dự án này do công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao làm chủ đầu tư, công ty này phân lô bán nền lại cho chính quyền quận 9 tái bố trí dân cư cho các hộ dân bị giải tỏa. Ngoài ra còn có một số chung cư từ 5 đến 15 tầng, cũng nhằm mục đích bán lại cho chính quyền quận 9 là khu tái định cư cho người dân bị giải tỏa, di dời bởi dự án khu công nghệ cao. Bên cạnh đó có khoảng 100 căn biệt thự chắc chắn không dành cho người dân.

Vấn đề sai trái là ở chổ: Dự án này cho đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự luật pháp quy định. Dự án được bắt đầu bởi một văn bản thỏa thuận quy hoạch kiến trúc của sở quy hoạch kiến trúc Tp HCM về quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực 18.75ha (Văn bản số 2051/QHKT-D9B2 ngày 18/6/2004 của sở quy hoạch kiến trúc Tp HCM). Văn bản này không đủ cơ sở pháp lý để thu hồi đất. Biết không đủ cơ sở pháp lý nên ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao và cán bộ chính quyền quận 9 toa rập với nhau mượn quyết định 2193/QĐ-UB là quyết thu hồi đất bổ sung của dự án Khu Công Nghệ Cao để công bố quy hoạch. Một việc làm lừa đảo người dân, làm cho dân tin rằng đó là quy hoạch hợp pháp mà phải giao đất cho chính quyền. Đến lúc người dân phát hiện sự lừa dối này kiện ra tòa án Thành phố vì họ lại lấp liếm đảo ngược lại. Giải thích là nhầm lẫn, đổi lại dùng quyết định 2666/QĐ-UB là quyết định thu hồi đất ban đầu của dự án Khu Công Nghệ Cao. Việc này sai lại càng sai. Bởi lẽ theo nội dung của cả hai quyết định 2666/QĐ-UB và 2193/QĐ-UB điều không xác định được khu 18.75ha n82m trong dực án Khu Công Nghệ Cao. Bị người dân tố cáo lên Thủ Tướng Chính Phủ, chính quyền từ quận 9 đến thành phố sửa sai bằng cách “chạy thuốc” để hợp thức hóa chuyện đã rồi. “Thuốc” thì đã chạy nhưng “bệnh” vẫn không hết. Đến nay vẫn chưa có quyết định phê duyệt hợp pháp chính thức của Thủ Tướng Chính Phủ. Cho nên khu vực này hiện nay vẫn bị nhân dân xem là “quy hoạch lậu”. Ai lỡ bị lừa gạt giao đất rồi thì đành chịu, ai chưa giao thì kiên quyết đấu tranh tìm công lý đến cùng. Gia đình bà Gái thuộc số những người dân kiên trì tranh đấu đòi công lý. Chính quyền quận 9 cũng ra “đòn độc” bằng cách bắt giam gần chục người khiếu kiện dự án Khu Công Nghệ Cao hồi đầu tháng 3 năm 2008, trong một vụ án hình sự với tội danh “Gây rối trật tự công cộng”. Dù vậy, người dân vẫn kiên cường tranh đấu. Nhiều người tuyên bố hồi kháng chiến chống Mỹ họ không sợ bom đạn, vũ khí tối tân của Mỹ, lẽ nào bây giờ họ lại sợ đám “Việt gian” ăn theo cộng sản. Lẽ ra với những sai phạm có hệ thống như trên thì một số cán bộ của ban quản lý dự án Khu Công Nghệ Cao cùng với các cán bộ liên quan ở quận 9 và UBND Tp HCM phải bị truy tố ra tòa. Nhưng cho đến nay họ vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, còn nhiều người dân vô tội thì phải chịu cảnh tù ngục. Bản chất bất công của xã hội đã bộc lộ rõ qua các sự việc nêu trên.

Tháng tư 2008, Thanh tra chính phủ công bố kết quả thanh tra dự án khu công nghệ cao. Trong đó nêu rõ nhiều tố cáo của người dân là có căn cứ và yêu cầu các cấp chính quyền từ quận 9 đến thành phố nhanh chóng khắc phục các sai phạm. Sau đó Thủ Tướng Chính Phủ cũng có văn bản yêu cầu chính quyền thành phố kiểm điểm, sửa chữa. Không biết chính quyền có sửa chữa các sai phạm đến đâu, chỉ biết họ tiếp tục tiến hành thu hồi đất kể cả các khu vực ngoài dự án như khu 18.75ha. Ai không giao đất cho chính quyền thì họ dùng công an, quân đội, xe pháo đủ bộ đến cưỡng chế tước đoạt. Ngày 14 tháng 10 năm 2008 chính quyền quận 9 cũng tổ chức một cuộc cưỡng chế hoành tráng như vậy. Gia đình chị Gái lập tức phát đơn tố cáo hành vi cưỡng chế trái pháp luật của chính quyền quận 9. Tuy nhiên đến nay vẫn không có kết quả gì. Bà Gái kể, ông Phan Thế Truyền đã từng đắc chí tuyên bố với bà:”Bà đi kiện đi, thắng tôi chặt bàn tay tôi đền cho bà”. Có lẽ ông ta quá biết một khi người dân sống trong chế độ cộng sản độc tài toàn trị thì không bao giờ tìm được công lý và lẽ phải nên giọng ông ta khá hùng hồn. Ông ta không hiểu một khi chế độ này không còn tồn tại trong lòng nhân dân thì có chặt cả trăm cái đầu như ông ta cũng không đền được.

Cũng cần nói rõ thêm về công ty Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao mà ông Phan Thế Truyền làm đại diện. Vốn xưa kia ( hơn mười năm về trước) là công ty xây lắp dầu khí, thuộc ban kinh tài của thành ủy (Kinh tế đảng). Làm ăn thế nào mà thua lỗ đến phá sản. Sau đó được UBND Tp HCM “hóa kiếp” thành Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao. Tiếng là “Cao” nhưng lại rất “Thấp”. Công ty này chẳng có gì để gọi là “phát triển khu Công Nghệ Cao” cả, bởi họ có biết gì về “Công Nghệ Cao” đâu mà “Phát Triển”. Đây chỉ là một công ty kinh doanh địa ốc đơn thuần mà thôi, cái tên đặt ra chỉ để “ăn theo” dự án khu Công Nghệ Cao của nhà nước. Hiện tại họ chỉ làm dự án phân lô bán nền lại cho chính quyền để chính quyền bán lại cho dân tái định cư.

ĐÃ “ĂN THEO”, “ĂN CHỰC” LẠI CÒN MUỐN “ĂN GIỰT”, “ĂN DƠ”

Gia đình bà Gái là gia đình có truyền thống cách mạng từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông bà nội của bà Gái là cơ sở cách mạng của các cán bộ kháng chiến. Cha bà Gái, ông Trần Văn Xê, là một du kích quân khét tiếng diệt ác ôn thời chống Mỹ, ông hy sinh hồi Mậu Thân. Hai người chú của bà Gái là các ông Trần Văn Hoảnh, ông Nguyễn Văn Xích cũng đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Bà nội bà Gái là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Lãnh đã mất trong nghèo khó hồi năm 1990.

Gia đình bà Gái thuộc diện nghèo ở địa phương. Vợ chồng bà có 4 người con, hai trai hai gái. Tuy nghèo nhưng ông bà vẫn nuôi con đến nơi đến chốn. Mấy người con lớn hồi trước nghèo quá không có tiền ăn học lên cao nhưng cũng có người hết cấp hai, nay có nghề nghiệp làm công nhân nên cuộc sống cũng tạm ổn. Cô con gái út thì nay đang học cấp 3, chuẩn bị lên đại học. Bà Gái được ông Nội bà chia cho một phần đất có diện tích 1600 mét vuông ở mặt tiền đường Man Thiện. Bình thường, bà nuôi gà vịt, trồng rau để tự cung tự cấp phần nào cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày nên cũng tạm ổn. Kể từ ngày bị cưỡng chế vô “khu tạm cư”, một nơi chỉ hơn “trại tập trung” là được tự do ra vào, gia đình bà sống vô cùng khó khăn vì mất đi nguồn sản xuất. Nếu không bị quy hoạch, vợ chồng bà dự định sẽ chia cho mấy người con mỗi người một nền nhà để họ riêng an cư lạc nghiệp. Phần còn lại vợ chồng bà có thể bán hoặc cho thuê kiếm tiền an dưỡng tuổi già. Với giá đất theo thị trường khu vực này dù thời điểm nhà đất đóng băng vẫn trên 10 triệu đồng một mét vuông. Vậy mà chính quyền tính ngang tính dọc thế nào chỉ đền bù cho gia đình bà có hơn 650 triệu, một cái nền tái định cư 110 mét vuông thì phải mua lại với giá 1,2 triệu một mét vuông. Với giá đền bù rẻ mạt như vậy gia đình bà không thể tái ổn định cuốc sống. Không chấp nhận thì chính quyền đem quân đến trấn áp cưỡng chế. Cách làm như vậy tránh sao người dân không gọi là dùng súng “cướp đất“của dân? Dùng sức mạnh công vụ tước đoạt lợi ích hợp pháp của người dân hiền lành là một tội ác không thể nào dung thứ.

Thế hệ các cán bộ cách mạng được nhân dân yêu thương che chở, nuôi dưỡng như người thân của họ. Người làm cách mạng ngày xưa chỉ biết chấp nhận hy sinh bản thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Họ không đi làm cách mạng để cầu mong vinh hoa phú quý. Họ được nhân dân cho ăn khi đói nhưng lại rất tự hào là mình “ăn chực” của dân. Bởi cái ăn đó là tình cảm yêu thương của người dân, thậm chí là xương máu. Biết bao người dân ở vùng “Bưng Sáu Xã” này bị bom đạn Mỹ là cho tan xương nát thịt khi tiếp tế cho cán bộ cách mạng? Biết bao nghiêu người dân vì tiếp tế cho cộng sản mà phải chịu tù đày mang bệnh tật? Họ có đòi hỏi sự bù đắp nào đâu? Vậy mà thế hệ tiếp nối sau này, chỉ là những kẻ “ăn theo” như ông Thắng, tên Nam,… đã làm được gì cho nhân dân lại còn tiếp tay cho bọn “ăn giựt”? Hay là họ cho rằng “ăn theo” chưa đủ nên tập tành theo thói “ăn giựt” để mau giàu, mau tiến thân? Lạm dụng quyền lực công vụ để bảo vệ lợi ích cho những kẻ “ăn giựt” của nhân dân nhằm kiếm ăn thì lại thêm tội “ăn dơ”.

Đối với Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao cũng thế. Bản chất chỉ là một công ty “ăn theo” dự án Khu Công Nghệ Cao của nhà nước mà thôi. Họ có thể đầu tư kinh doanh địa ốc để đón đầu các cơ hội mang lại từ dự án Khu Công Nghệ Cao. Nhưng họ phải sòng phẳng và rõ ràng đối với việc đền bù đất đai của người dân. Có tiền chi trả đàng hoàng cho dân thì mới gọi là đầu tư. Không tiền mà lại móc nối với các thế lực núp bóng chính quyền, lạm dụng công lực của chính quyền để tước đoạt quyền lợi hợp pháp của người dân thì gọi là “ăn giựt”, “ăn dơ” (một cách gọi nhẹ hơn của “ăn cướp”) chứ không thể gọi là đầu tư. Trong một nền kinh tế thị trường mà đất đai không bồi thường cho người dân theo cơ chế thị trường, lại dùng quyền lực công để tước đoạt thì dù có lấy được đất của họ thì cũng là “đất dơ”, không phải “đất sạch”. Người dân dù có bị tước đoạt nhưng hàng trăm năm sau chủ quyền vẫn thuộc về họ và con cháu họ. Nhà đầu tư nào sử dụng “đất dơ” thì sản phẩm họ làm ra cũng bị xem là “hàng hóa dơ” đối với thị trường thế giới. Các sản phẩm sẽ đó bị tẩy chay ở mọi nơi. Công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao chắc cũng hiểu điều này. Nhưng thực chất họ có đầu tư gì đâu nên họ vẫn cứ nhắm mắt làm bừa. Sản phẩm của họ chỉ là chung cư tái định cư hoặc nền đất tái định cư được chính quyền bao tiêu có bị tẩy chay đây mà sợ. Chính vì vậy mà mới có chuyện phối hợp “ăn ý” giữa công ty CP Phát Triển Khu Công Nghệ Cao và chính quyền quận 9 trong việc trấn áp nhân dân nhằm tước đoạt tài sản hợp pháp của họ như trường hợp gia đình bà Nguyễn Thị Gái nêu trên.

XỬ LÝ NGHIÊM ĐỂ TRẢ LẠI NIỀM TIN CHO NHÂN DÂN

Chính quyền hiện tại xuất phát điểm sinh ra từ xương máu của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu phục vụ. Do đó yêu cầu nghiêm ngặt đối với mọi cán bộ, nhân viên công chức là phải biết tôn trọng nhân dân. Không được phép lạm dụng công vụ để bảo kê cho kẻ mạnh, kẻ có tiền, có thế lực. Cách đối xử “cạn tàu, ráo máng” của chính quyền quận 9 đối với gia đình bà Gái, một gia đình có truyền thống cách mạng, con cháu của những liệt sĩ đã hy sinh xương máu xây dựng nên chế độ này, là cách xử sự của kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ phản phúc, kẻ vô ơn bội bạc. Không đúng với truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Cung cách đó còn mang tính phản bội lợi ích nhân dân, mãi mãi bị người đời nguyền rủa. Những sai phạm trọng việc lạm dụng quyền lực công vụ do ông Trần Văn Thắng, phó công an phường Tăng Nhơn Phú A, quận 9 dẫn đầu là không thể chấp nhận. Đặc biệt là đối với Đào Khánh Nam, cần phải đuổi ra khỏi ngành công an. Hành vi côn đồ dã man của hắn chẳng những vi phạm pháp luật mà còn vi phạm đạo đức công chức, vi phạm quyền con người. Hành vi đá vào bụng phụ nữ đang mang thai còn vi phạm thêm “Pháp lệnh bảo vệ bà mẹ và trẻ em”, có thể truy tố hình sự. Các hành vi đó tạo nên vết nhơ cho công an quận 9. Làm xấu đi hình ảnh của người công an tận tâm tận lực phục vụ đối nhân dân. Dư luận nhân dân quận 9 đang chờ đợi các cơ quan chức năng xử lý nghiêm minh để trả lại niềm tin cho nhân dân đối với chính quyền quận 9 nói chung cũng như công an quận 9 nói riêng.

BÚT THÉP

(Đại diện cho các nạn nhân phường Nhơn Phú A, Quận 9, TPHCM.)

CHÚ THÍCH ẢNH:

1. Cô Hạnh bị đánh gãy răng và bắt đem đi

2. Đào Khánh Nam (ở góc trái đang nghe ĐT) người đã đá vào bụng bầu của chị Hạnh

Chính quyền đưa công nhân và máy móc vào thi công tại khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà!

Báo động: trong vài ngày qua, chính quyền đưa công nhân và máy móc vào thi công tại khu đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà!

HÀ NỘI - Những ngày qua, chính quyền Hà Nội ngang nhiên chỉ đạo cho một đơn vị đem các cọc bê tông tới thi công trên khu vực đất Hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, bất chấp pháp luật, dư luận và những sự việc vừa mới xảy ra tại giáo xứ. Sự kiện này đang gây nên tâm trạng bức xúc cho các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà.

Nhiều người đang tự hỏi chính quyền Hà Nội muốn gì khi ngang nhiên lấn chiếm đất của giáo xứ Thái Hà như vậy?

Lịch sử khu đất

Khu đất này nằm sát ngay sau Gò Đống Đa, thuộc địa giới hành chính phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Khu đất này rộng 18.230 m2, thuộc sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế từ năm 1928, ban đầu là khu ruộng cấy, sau vì lý do lấy đất san lấp nền tu viện và nhà thờ, các linh mục Dòng Chúa Cứu Thế đã đào lấy đất đắp nền và biến khu vực thành hồ cá.

Những năm 1970- 1980 của thế kỷ trước, linh mục Vũ Ngọc Bích cho ông Ba Giang thuê thả cá và trồng rau và từ đó, hồ được các cư dân quanh vùng đặt tên là “Hồ Ba Giang”.

Sau khi ông Ba Giang mất, giai đoạn từ 1980 – 1985, giáo xứ cho hợp tác xã Nam Đồng thuê để thả cá. Sau đó, vì không quản lý nổi, hợp tác xã Nam Đồng đã trao trả lại cho Dòng Chúa Cứu Thế quản lý.

Suốt từ năm 1928 cho tới nay – năm nhà dòng mua khu đất này, thì khu đất này vẫn do Dòng Chúa Cứu Thế quản lý. Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà, luôn đứng tên đăng ký trước bạ và trong các lần kê khai tài sản theo chính sách, chủ trương của chính phủ, thì giáo xứ và tu viện luôn kê khai đầy đủ khu vực hồ Ba Giang vào trong địa bạ.

Bên cạnh đó, các công văn của chính quyền các cấp, sở, ban, ngành từ thành phố tới quận luôn khẳng định khu đất hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý:

- Báo cáo của Sở Địa chính Hà Nội, số 387/BC- SĐCNĐ, ngày 11/5/1999, khẳng định: “Khu đất Hồ Ba Giang hiện do giáo xứ Thái Hà đang quản lý”.

- Công văn số 64/CV-UB- ĐĐ, ngày 30/1/1996 của UBND quận Đống Đa, về việc giải quyết hồ Ba giang, cũng khẳng định “Khu đất của giáo xứ Thái Hà đang quản lý và cho mượn”.

Lúc sinh thời, linh mục Vũ Ngọc Bích đã nhiều lần tuyên bố công khai trước hàng ngàn giáo dân về quyền sở hữu của Nhà Dòng Chúa Cứu Thế - giáo xứ Thái Hà trên khu vực này và khẳng định ngài không hề ký cho hay chuyển nhượng bất cứ mét vuông đất nào của giáo xứ tại hồ Ba Giang.

Có thể nói cho tới giờ này, Dòng Chúa Cứu Thế vẫn đang là đơn vị quản lý và là chủ sử dụng hợp pháp toàn bộ khu đất hồ Ba giang này.

Tuy nhiên, trong thực tế, những năm đầu của thập niên 90 thế kỷ trước, chính sách mở cửa đã kéo dân cư các tỉnh thành về Hà Nội làm ăn sinh sống. Quỹ đất trở nên eo hẹp, các quan chức chính quyền địa phương và nhân dân thi nhau san lấp khu vực để lấy đất làm nhà và bán chác chia nhau.

Năm 1994, khi nhận thấy tình hình lấn đất của giáo xứ trở nên nghiêm trọng, linh mục Vũ Ngọc Bích đã làm đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu can thiệp và đề nghị các cấp chính quyền giải quyết ổn định trật tự tại khu vực.

Khoảng năm 1998, chính quyền Hà Nội lập dự án qui hoạch khu vực thành khu nhà ở di dân, nhưng thực chất là để chia lô bán chác. Tình hình khu vực trở nên hỗn loạn, một số người đã lợi dụng tình hình mua qua bán lại khu đất này.

Cuối năm 2004, một vụ án hình sự đã được khởi tố và kết quả bị can Phạm đình Bổng đã bị chết bất ưng trong tù.

Thời điểm này, giáo xứ Thái Hà tiếp tục kiên trì gửi đơn lên các cấp chính quyền yêu cầu chính quyền giải quyết trao lại cho giáo xứ và Nhà Dòng khu đất để phục vụ cho mục đích tôn giáo và từ thiện và dự án bị treo từ đó tới nay.

Chính quyền Hà Nội muốn gì?

Việc chính quyền Hà Nội ngang nhiên cho thi công trên phần đất của giáo xứ bất chấp những cơ sở pháp lý vừa nêu, trong bối cảnh giáo xứ vừa bị chính quyền cướp khu đất dệt thảm len, khiến các giáo dân hết sức bất bình. Đây quả là một việc làm đầy ngạo mạn và tiếp tục thách thức pháp luật, thách thức những người thiện chí.

Người ta đang tự hỏi, chính quyền Hà Nội muốn gì khi thực hiện dự án vào lúc này?

Sau khi phân tích tình hình chính trị và xã hội những ngày gần đây, thì nhiều người cho rằng, chính quyền đang muốn mượn tay giáo xứ Thái Hà để làm dịu đi tình hình người dân bất mãn với chính phủ khi thực hiện dự án Bô – xít Tây Nguyên, bởi đó vẫn là con bài mà chính quyền cộng sản thường sử dụng để lèo lái dư luận hướng sang một điểm nóng khác.

Người khác thì cho rằng, sau khi không thể thực hiện được dự án xây nhà và trung tâm thương mại tại khu đất dệt thảm len nhắm chia chác, chính quyền quận Đống Đa phải kiếm một khu đất khác để hoàn trả cho đối tác và khu đất ấy phải thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa. Đống Đa bây giờ không còn đất trống nữa ngoài khu đất hồ Ba Giang và vì thế, chính quyền quận Đống Đa nhắm mắt làm liều khu đất này của giáo xứ Thái Hà.

Cũng có ý kiến cho rằng trong cuộc trả lời phỏng vấn các phóng viên báo đài, ông Nguyễn Thế Doanh - Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ, có nhắc tới một “thế lực thứ ba” mà ai cũng hiểu đó là thế lực trong nội bộ đảng, chính thế lực này đang rắp tâm thúc đẩy dự án, đưa các đồng chí của mình ra đương đầu với giáo dân để “ngư ông hưởng lợi”, vì sắp tới đại hội đảng bộ thành phố.

Mấy giáo dân nhiệt thành thì lại cho rằng, tại Thái Hà, Thiên Chúa đã khởi đầu công cuộc đi tìm công lý và sự thật cho dân Việt, vì thế, sau vụ xử phúc thẩm giáo dân Thái Hà, Ngài lại làm cho lòng Pharaon ra chai đá, để giáo dân có lý do hợp pháp mà thắp nến cầu nguyện và tiếp tục lên đường đi tìm công lý.

Dù là lý do gì, thì việc chính quyền thành phố Hà Nội bất chấp pháp luật và dư luận, tiếp tục lấn chiếm đất đai của giáo xứ Thái Hà, là một việc làm chẳng nên trong thời điểm hết sức nhạy cảm này của lịch sử.

An Dân
Nguồn: VietCatholic News

.



Tình trạng trong tù của Nguyễn Hoàng Hải và Phạm Thanh Nghiên






. Trà Mi, phóng viên RFA 2009-04-16



Hai trong số các trường hợp của những người cầm bút tại Việt Nam đang bị giam cầm vì thể hiện quan điểm bất đồng mà Văn bút Quốc tế quan tâm là anh Nguyễn Hoàng Hải và chị Phạm Thanh Nghiên.

Mong chờ công lý



Anh Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cày, thành viên Câu Lạc Bộ Nhà báo Tự do gặp rắc rối với chính quyền sau các bài viết phản ánh quan điểm cá nhân về thực trạng xã hội và hoạt động biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa-Trường Sa.

Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải Anh bị bắt tháng 4 rồi bị đưa ra xét xử hồi tháng 9 năm ngoái với bản án 2 năm rưỡi tù giam vì tội danh trốn thuế.

Hỏi thăm chị Tân, vợ anh Hải, về tình hình của anh hiện nay trong trại giam, chúng tôi được biết ngày 30/3 vừa qua, anh Hải đã bị chuyển từ trại giam Chí Hoà đến trại giam Cái Tàu, xã Khánh An, huyện U Minh, Cà Mau.

Chị Tân, vợ anh Hải, thuật lại: “Sau thời hạn tạm giam kéo dài rất lâu và toà xử phúc thẩm xong, tôi mới được thăm nuôi chồng tôi, mỗi tháng 1 lần. Mỗi lần như vậy được từ 15-30 phút, tùy theo. Thực tế trại giam Cái Tàu chỉ dành cho những tội phạm ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, miền Tây. Còn thành phố HCM đổ ra thì phải đưa đi Bình Thuận. Còn vì sao họ không chuyển về Bình Thuận, Hàm Tân mà lại chuyển đi Cái Tàu thì tôi cũng không rõ. Theo tôi, có lẽ họ cũng muốn gián tíêp gây khó khăn cho gia đình thôi. Quả tình, đi xuống đấy, sự thăm viếng rất là khó khăn. Để gặp đựơc anh Hải, tôi cũng rất khó khăn. Như hôm vừa rồi, họ cho rằng tôi không hợp pháp khi gặp anh vì tôi là vợ cũ đã ly hôn của anh, thì không đựơc phép thăm. Tôi nói rằng những trại giam khác đều cho phép tôi vào, vì các con tôi phải đi học, tôi có thể đại diện cho các cháu không? Họ mới đưa vào cho lãnh đạo giải quyết. Khoảng 2 tiếng đồng hồ sau họ mới cho tôi vào gặp anh. Điều kiện trại giam, theo như chính quản giáo trại Cái Tàu nói, thì không thể bằng ở trại giam Chí Hoà được. Đường xá đi lại xa xôi quá, ngồi ô tô 10 tiếng mới tới, xuống đi xe ôm vào khoảng 20 cây số nữa.”

Về tình trạng sức khoẻ của anh Hoàng Hải, chị Tân cho biết: “Sức khoẻ tương đối ổn hơn so với lần họ đưa anh trở lại điều tra về việc gì khác. Đợt đó sức khoẻ anh ấy kém. Còn nhìn chung tất nhiên không thể bằng khi ở bên ngoài. Anh Hải cũng gửi lời thăm và cảm ơn tất cả những ngừơi đã quan tâm đến việc của anh ấy. Tôi có nói với anh Hải rằng ở ngoài này tôi vẫn tiến hành khởi kiện ngừơi thuê nhà tôi bội tín đẩy chúng tôi vào tình cảnh như vậy. Vị quản giáo trong đấy nghe xong lưu ý tôi rằng không nên thưa kiện gì nhiều nữa, vì nếu thưa kiện gì nữa sẽ rất khó khăn cho anh Hải. Anh Hải rất muốn công lý phải được thực hiện, kể cả bây giờ hay khi anh ra tù. Anh ấy rất muốn làm cho vụ việc này sáng tỏ để mọi ngừơi thấy rằng người ta ép buộc chúng tôi vào một bản án như vậy hoàn toàn bất công. Gia đình tôi ở ngoài cũng cùng chung 1 suy nghĩ như vậy. Chúng tôi khẳng định chẳng bao giờ chúng tôi có tội như vậy. Chẳng qua là họ buộc vào để bắt anh Hải vì một cái tội khác thôi. Anh Hải cùng một số ngừơi bạn biểu tình chống Trung Quốc lấy đảo Hoàng Sa-Trừơng Sa của Việt Nam. Họ cho đấy là hành động phản động, chống đối lại chính quyền. Họ không có chứng cứ gì để bắt về việc đó. Cho nên họ mới phải mượn việc này.”

Bao giờ mới xét xử?



Cô Phạm Thanh Nghiên, nhà báo tự do và là một cây bút mạng, bị bắt từ tháng 9 năm ngoái vì những bài viết và hành động biểu tình tại gia phản đối thái độ của nhà nước Việt Nam trước việc Trung Quốc chiếm Trừơng Sa-Hoàng Sa.

Người nhà cô cho biết cách đây mấy tháng, cô đã nhận lệnh gia hạn tạm giam thêm 4 tháng nữa, sau 4 tháng tạm giam ban đầu. Theo lời bà Nguyễn Thị Lợi, thân mẫu của cô Nghiên, kể từ ngày cô bị bắt 18/9 năm ngoái tới nay, cô vẫn bị giam cầm không án lệnh, không được đưa ra toà xét xử, và người nhà cũng không được phép tiếp xúc thăm nuôi.

Bà Lợi phát biểu: “Tôi vẫn được gửi quà bánh vào đó, còn gặp thì chưa đựơc gặp. Tôi có hỏi bên an ninh, họ bảo em nó khoẻ. Giờ chỉ nghe thế biết thế thôi chứ có nhìn thấy đâu ạ! Em nó chỉ có đấu tranh cho tự do, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí và nói sự thật thôi, ví dụ như em nó bảo Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam. Thế thôi, chứ còn trong lệnh bắt thì họ quy tội phạm điều 88, tuyên truyền chống phá nhà nước. Cũng chẳng biết cầu cứu ở đâu. Đợi hết hai lần gia hạn hết 8 tháng tôi lại hỏi tiếp xem họ có mang ra xử không. Mà nếu họ không xử, lúc đó tôi cũng chả biết phải làm thế nào. Tôi bây giờ già rồi. Con tôi làm những việc không phải là sai. Bây giờ chỉ có nhờ tất cả những qúy vị làm sao có được quyền dân chủ như tất cả mọi nước. Nhờ quý vị mọi nơi lên tiếng giúp thôi, chứ còn cũng chẳng biết phải làm thế nào.”

Trong danh sách 7 ngòi bút dân chủ bị giam cầm tại Việt Nam được Văn bút Quốc tế lên tiếng bảo vệ, ngoài anh Hoàng Hải và chị Thanh Nghiên, còn có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà báo tự do Phạm Văn Trội, phóng viên mạng Lê Thị Kim Thu, nhà thơ Nguyễn Văn Túc, ngòi bút trẻ Ngô Quỳnh. Tất cả họ đều bị bắt trong chiến dịch đàn áp những tiếng nói bất đồng chống Trung Quốc hồi tháng 8, tháng 9 năm ngoái và bị giam giữ dài hạn kể từ đó đến nay dù không có bản án xét xử của toà.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-writers-in-prison-TMi-04162009154002.html