Cái nhìn thiển cận của chính quyền Việt Nam
<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:"Cambria Math"; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1610611985 1107304683 0 0 159 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman","serif"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-latin;} .MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; font-size:10.0pt; mso-ansi-font-size:10.0pt; mso-bidi-font-size:10.0pt; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri;} .MsoPapDefault {mso-style-type:export-only; mso-margin-top-alt:auto; mso-margin-bottom-alt:auto; text-align:justify; line-height:120%;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.0in 1.0in 1.0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} -->
Điều đáng để ý, là trong khi Trung Quốc thực hiện điều này, với sự cho phép của chính quyền Việt Nam, thì một số quốc gia khác ở Châu Phi xa xôi lại bắt đầu rút ra bài học khi làm ăn với người Trung Quốc. Biên tập viên Thiện Giao tìm hiểu thêm về vấn đề này.
Bản tin ngày 26 tháng Ba trên tờ New York Times, với tựa đề “Niềm Hy Vọng Tan Vỡ Khi Đầu Tư Trung Quốc Tại Châu Phi Sụt Giảm,” viết rằng “khi giá hàng hoá toàn cầu sụt giảm, một vài bạn hàng Châu Phi của Trung Quốc dấn sâu vào bất ổn, Trung Quốc bắt đầu rút lui khỏi một vài dự án rủi ro và tham vọng nhất. Người Trung Quốc bây giờ bắt đầu đi tìm một sự bảo chứng mà các công ty Phương Tây đã mưu tìm từ lâu: sự ổn định về chính trị và kinh tế.”
Bản tin viết về trường hợp Guinea rằng, người dân xứ này cho đến nay vẫn chưa nhận được những gì họ thật sự chờ đợi từ người Trung Quốc. Đó là một hợp đồng nhiều tỷ Mỹ kim Trung Quốc giúp xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, đổi lại Bắc Kinh được khai thác những mỏ sắt và bô xít khổng lồ của xứ xở này.
Đến nay, người Trung Quốc vẫn còn chần chờ, không đổ tiền vào Guinea. Lý do, theo lời Đại Sứ Trung Quốc tại đây nói với tờ New York Times, là vì “chính trị bất ổn” và “thị trường thế giới không thuận lợi.”
Trong khi chính trị và thị trường không thuận lợi để Trung Quốc khai thác khoáng sản tại Guinea, trong đó có bô xít, thì tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam, người ta đã bắt đầu thấy sự xuất hiện của người Trung Quốc.
Người Trung Quốc đến đây khai thác bô xít trong một dự án bị chống đối dữ dội bởi nhiều giới khoa học, chính trị, văn hoá trong nước. Nhưng người Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục khai thác, và người đứng đầu chính phủ Việt Nam khẳng định “khai thác bô xít là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước.”
TQ vào Tây Nguyên là nguy cơ lớn cho an ninh quốc phòng
Nhà văn Nguyên Ngọc đã từng xác định, dự án bô xít tại Tây Nguyên đang “gây rất nhiều dư luận trong xã hội.”
“Dự án bauxite Tây Nguyên đang gây rất nhiều dư luận trong xã hội. Nói chung là lo lắng nhiều mặt, về kinh tế sẽ thua lỗ, về môi trường thì tác hại không thể khắc phục. Còn nhiều mặt khác, như xã hội, an ninh quốc phòng, vân vân…”
Tin tức gần nhất cho biết, tập đoàn nhôm Chalco của Trung Quốc, một trong những nhà đầu tư khai thác bô xít tại Tây Nguyên đang bị lỗ nặng. Cụ thể, tập đoàn này thông báo lãi ròng năm 2008 giảm gần 100% so với năm 2007 và sẽ còn tiếp tục thua lỗ trong quý 1 năm nay.
Bản tin của tờ Wall Street Journal ngày 29 tháng Ba viết rằng, bản báo cáo của tập đoàn Chalco phân tích lý do lỗ lã là vì “nạn động đất và bão tuyết tại Trung Quốc trong năm qua,” và “khủng hoảng tài chánh thế giới, sự tăng giá của vật liệu thô cùng với sự giảm giá thành phẩm đã tạo ra những khó khăn chưa từng có tiền lệ cho thương vụ và hàng hoá của Tập Đoàn.”
Chalco ký hợp đồng với tập đoàn Than và Khoáng Sản Việt Nam, TKV, hồi năm 2006 để khai thác bô xít tại Đắc Nông trong một dự án bị chính một số nhà khoa học của TKV phản đối.
Gần đây, người ta thấy lan truyền trên Internet một bức thư được xem là của tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, Giám Đốc Công ty Năng Lượng Sông Hồng trực thuộc TKV, phản đối các dự án bô xít của TKV với Trung Quốc.
Nguồn tin của chúng tôi tại Việt Nam xác định, bức thư ấy được tiến sĩ Sơn viết gởi riêng cho lãnh đạo Đảng Cộng Sản, trong đó có ông Trương Tấn Sang, Uỷ Viên Bộ Chính Trị, Thường Trực Ban Bí Thư.
Thư có đoạn, rằng “lựa chọn nhà thầu Trung Quốc là một sai lầm cố ý của TKV” và rằng tác giả “hoàn toàn đồng tình với đa số các ý kiến tại cuộc tọa đàm cho rằng việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc vào Tây Nguyên là một nguy cơ rất lớn đối với an ninh quốc phòng.”
Áp dụng mô hình đầu tư kiểu Trung Quốc
Trở lại bài viết của tờ New York Times. Bài báo viết, rằng Trung Quốc đang tạo ra một mô hình đầu tư mới tại Châu Phi. Đó là, quan tâm đến quyền lợi của 2 phía nhưng không đưa ra những yêu cầu mà các công ty và giới tài trợ Tây Phương thường đòi hỏi, chẳng hạn tiêu chuẩn môi trường, điều kiện lao động, và sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ.
Dự án khai thác bô xít tại Đắc Nông cũng làm nảy sinh nhiều câu hỏi, trong đó có câu hỏi về môi trường.
Chẳng hạn, Tiến Sĩ Nguyễn Thành Sơn, giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng, là người có những ý kiến phản biện mạnh mẽ, nói rằng bùn đỏ thải ra trong quá trình khai thác bauxite được ví như “bom bẩn” đe doạ môi trường và mạng sống con người. “Bùn đỏ chứa 70% nước và 30% chất thải quặng thì rất nguy hại về môi trường, vì 70% còn lại chất NAOH, tức là xút.”
Khai thác khoáng sản chỉ là một vế của câu chuyện người Trung Quốc ở Việt Nam. Gần đây, báo chí Việt Nam lại báo động một hiện tượng khác, là “đã có hàng vạn công nhân Trung Quốc vào Việt Nam.”
Bản tin của báo Tuổi Trẻ ngày 28 tháng Ba dẫn lời Chủ Tịch Tổng Hội Xây Dựng Việt Nam, rằng “các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất... Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được…”
Không chỉ len lỏi mang người, Trung Quốc còn áp dụng bất cứ biện pháp khả dĩ nào để mang cả thiết bị, nguyên vật liệu vào Việt Nam. Tuổi Trẻ viết rằng, “Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào Việt Nam. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang …đến cái bệ xổm toilet họ cũng không dùng hàng Việt Nam mà mua hàng Trung Quốc.”
Những gì đang diễn ra tại Việt Nam khiến giới quan sát tin rằng, người Trung Quốc vào Việt Nam để lấy được tài nguyên rẻ, đồng thời giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp của chính Trung Quốc với cách thức “đầu tư đến đâu, mang người theo đến đó.”
Nguồn: Thiện Giao - RFA Vietnamese
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét