Bản Nháp Kết Toán VN 2008




Bản Nháp Kết Toán VN 2008
(1/4)
. Đinh Tấn Lực
Kính mời cả nhà bổ xung cho đầy đủ
(bản gốc toàn bộ 4 phần:
http://dinhtanluc.wordpress.com/temp/
http://dinhtanluc.blogspot.com )

*
- Những Tuyên Bố Để Đời -




ledoanhop2A01. “Quản lý là quản có lý. Bao gồm cả đạo lý và nguyên lý”.

Bộ trưởng TT-TT Lê Doãn Hợp







hoxuanson1A02. “Đề nghị phía Nhật Bản trong khi vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận cuối cùng thì các cơ quan truyền thông đại chúng của Nhật Bản cũng như của Việt Nam đều không nên đưa tin, bài về việc này; nếu có đưa tin thì phải khách quan, theo đúng quy định pháp luật của mỗi nước”.

Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn




doquydoan1A03. “Nếu hiểu blog là nhật ký cá nhân thì anh chỉ nói những vấn đề hoàn toàn mang tính cá nhân. Nhưng khi anh viết những vấn đề quảng đại cho nhiều người đọc thì anh phải tuân thủ những định chế khác”.

Thứ trưởng TT-TT Đỗ Quý Doãn







phamquangnghi1A04. “Nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm”… “Trận mưa lụt là cuộc tổng diễn tập lớn cho tương lai”.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị







nguyenthethaoA05. “Cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt TGM giáo phận Hà Nội , cảnh cáo ông Vũ Khởi Phụng - LM Chánh xứ Thái Hà …đề nghị thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo của các vị này ra khỏi giáo phận Hà Nội”.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo




ledung1A06. “Hoàn toàn không có việc lực lượng an ninh Việt Nam hành hung ông Ben Stocking”.

Phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Lê Dũng







to-huy-ruaA07. “Khi tường thuật vụ xử, báo chí phải viết rằng hai sĩ quan công an là nguyên cán bộ công an, và hai nhà báo là nguyên nhà báo… Không nên để bạn đọc hiểu là những bị cáo này được hưởng đặc quyền đặc lợi”.

Chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TW




tranquytuongA08.“Người có vòng đo ngực trung bình dưới 72 cm không được cấp bằng lái hạng A1, tức cũng không được đi xe trên 50 cc”.

Phó Cục trưởng Cục Quản lý KCB/Bộ Y tế Trần Quý Tường








hoangtrongdungA09.“Ở đây chỉ có tao và mày, mày không khai ra thì tao đánh cho mày bác sĩ nhìn không ra, luật sư mày tìm mày không thấy…. mày không khai ra tao sẽ nhốt mày vào với những tù nhân có bệnh Sida, để cho mày nhiễm bệnh. Tao sẽ pha thuốc vào nước cho mày uống để cho mày tiêu chẩy đến mức suy kiệt mà chết”.

Trung tá CA Hoàng Trọng Dũng trao đổi cùng blogger Điếu Cày trong tù




ngtandungA10.“Chúng tôi đã biến Việt Nam thành một quốc gia pháp quyền và một quốc gia của dân, do dân và vì dân. Quyền tối cao thuộc về nhân dân chúng tôi. Chẳng hạn, Quốc hội Việt Nam đại diện cho tiếng nói và quyền lực của nhân dân Việt Nam… Mọi người dân Việt Nam luôn nhất trí với đường lối và chính sách của đội ngũ lãnh đạo của chúng tôi và 87 triệu dân Việt Nam đồng lòng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng




nvthinhPhụ trội A11. “Nhân quyền là những giá trị chung, nhưng sự áp dụng nhân quyền tùy thuộc mức độ kinh tế của quần chúng: Đối với dân chúng nghèo họ không quan tâm đến tự do ngôn luận mà quan tâm về ăn uống, đói no”.

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Viết Thịnh

Bản Nháp Kết Toán VN 2008




Bản Nháp Kết Toán VN 2008
(4/4)
. Đinh Tấn Lực
- Những Góc Nhìn VN Từ Trong Nước -

dlstphcm3D01. THỨ NHẤT, quyết định phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa của Quốc vụ Viện Trung Quốc là sự phủ nhận lịch sử và bất chấp công lý về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. THỨ HAI, Hoàng Sa và Trường Sa đã, đang và sẽ mãi mãi là lãnh thổ không tách rời và bất khả xâm phạm của Việt Nam cả về phương diện pháp lý (de jure) lẫn phương diện thực tế (de facto). - Đoàn Luật Sư TP/HCM


1D02. Người là ai hỡi Tổ quốc yêu dấu / Người là ai hỡi kẻ giấu mặt sau bức màn đen tối của bàn tay quyền lực / Người là ai hỡi kẻ giấu mặt sau nỗi sợ hãi đã trùm lên lương tâm của cả dân tộc / Người là ai hỡi những thước đất nằm im lìm không thể nào lên tiếng / Người là ai hỡi những trùng dương sóng bạc đầu. - Nguyyễn Thị Thanh Phượng (Sự im lặng ô nhục)


phandoitq1D03. …Bây giờ con nói cho bác rõ: / con không tin lời bác nói nữa đâu / con chỉ tin trái tim và cái đầu / Với giòng máu lạc hồng trong huyết quản / con tự biết làm gì… / khi vận nước gian nan. - Gia Long


D04. Đây mới là thời kỳ mà lý luận ở Việt Nam nhập nhằng nhất như nhân dân nói sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng. Một xã hội mà các lý lẽ luôn bất nhất từ cấp cao nhất xuống dưới cùng xã hội. Từ việc biên giới, hải đảo đến việc xét xử người dân. Cấp tướng rồi mà nay thuyên chuyển , đình chỉ mai lại phong quân hàm lên chức, cấp thứ trưởng nay bắt giam rồi mai bảo vô tội cần phục hồi, rồi lại điều tra. Đến thằng dân đen bữa nọ bắt giữa đường kêu buôn ma tuý, bữa khác bắt vì tội gây rối, bắt liên tiếp đủ tội cuối cùng mang ra toà xử tội trốn thuế. – Blogger Người Buôn Gió


buithanhD05. Năm 2008: năm đen tối và đáng buồn nhất trong lịch sử báo chí VN. - Blogger BùiThanh


htthichquangdo-1D06. Mời họ đến thăm nhà mình, họ đến cửa ngỏ nhà mình lại không cho vào. Chưa đến cửa ngỏ đã chận rồi thì cái lời hứa của họ như vậy còn có giá trị gì, cái lời mời còn có giá trị gì? Đấy, tôi xấu hỗ ở chỗ đó… Xấu hỗ cho cả dân tộc phải sống dưới một chế độ ăn nói bất nhất như thế. - Hòa thượng Thích Quảng Độ


nguyentrungD07. Tôi cho rằng thế hệ chúng tôi đã phạm không ít lỗi; do nhiệt tình cách mạng, do sự bất cập.., và nhiều người trong thế hệ chúng tôi đang ngày càng phạm nhiều lỗi do tha hóa nữa. Mọi yếu kém của chúng tôi để lại nhiều hệ quả cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Mong giới trẻ hôm nay hãy dám và quyết nhận thức đất nước này là của các em và tự quyết định tất cả từ nhận thức này!… Các em hãy nhìn vào khoảng cách tụt hậu kinh hoàng so với thế giới bên ngoài mà đất nước đang phải đối mặt ở thế kỷ 21. Đã hơn 3 thập kỷ trôi qua, làm ăn cực nhọc là thế, thành tựu không thể nói là nhỏ, thế mà khoảng cách phát triển của ta so với thế giới sao vẫn xa vời! Không định thần nhìn nhận lại tất cả, không khéo chúng ta sẽ ngày càng đi sâu vào con đường đi làm thuê, đất nước có nguy cơ trở thành đất nước cho thuê với triển vọng là bãi thải công nghiệp của các quốc gia khác! Giữa lúc thế giới đang bước vào thời kỳ kinh tế tri thức! - Nguyễn Trung, nguyên Bí thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt


vthaoD08. Mỗi mét vuông mặt đường chứa đựng sự dối trá. Vì số tiền người làm đường lấy từ công quỹ thường lớn gấp ba lần số tiền thực chi cho đường. Những mặt đường ngày càng co hẹp lại, để tiền vào túi cá nhân qua các cử chỉ thụt két và hối lộ để được nhận dự án. Nhưng công trình xây dựng. Những bệnh viện. .. Những hàng rởm. Những khoản tiền cứu trợ, những chương trình vì người nghèo hay trồng rừng bị xà xẻo…. Những nhà máy gian dối để thải chất độc ra sông giết cộng đồng và môi trường. Những người làm hoa quả, làm nứơc mắm, làm sữa… dùng độc chất để tăng sự bóng bẩy và chỉ số giả về chất dinh dưỡng, không cần biết đến vịêc mình đang hãm hại mọi người. Những huân huy chương thật được trao cho những thành tích giả sau những cuộc chạy chọt… Những lời nói giả ngày ngày được phóng đại trên loa truyền thanh và các phương tịên thông tin đại chúng. Và trên các giảng đường, những kiến thức lạc hậu, cũng chính là những kiến thức giả được tung ra, làm mất thì giờ và thui chột nhiều thế hệ trẻ. Những giáo trình giả, biết rằng dạy chỉ để nói rằng tôi đang giữ vững lập trường đây, để tính điểm với cấp trên, rồi những điểm số giả… Không thể kể hết. Những sự gỉa ấy, còn tiếp tục làm mục ruỗng nhân cách người Việt Nam. – Nhà văn Võ Thị Hảo


bachtuocD09. Một trong những vi phạm nghiêm trọng tại nhiều địa phương là công an trở thành lực lượng bảo kê cho nhiều tổ chức và cá nhân làm ăn bất hợp pháp. Vào trong Đảng để làm quan – Quen công an để làm càn đã trở thành câu tục ngữ thời hiện đại. - Tướng Về Hưu


chienincourt4D10. Chồng tôi đã viết vì ‘một niềm tin lành lặn ở con người’. Giờ phút này trong trại giam, liệu anh có còn sự lành lặn nào trong tâm hồn nữa hay không? – Phùng Bích Ngọc (vợ của nhà báo Nguyễn Việt Chiến)


26nam1D11. Thêm dấu chữ Tu biến chữ Tù / Chung thân hai án ở thiên Thu / Tay còng, chân quyện nơi u tối / Cửa sắt, tường cao chốn mịt mù. - TT Thích Thiện Minh

D12. Thư thứ 4: “Không có gì đáng bận tâm nữa: Mù và thiếu thông tin thì dân trí thui chột, quốc gia này không có đường phát triển cạnh tranh với chúng ta!” – Blogger pvhai chấp bút cho một điệp viên kinh tế tưởng tượng


daohieu021D13. Những số phận của thế hệ “sau Lạc Đường”: Đó là một lớp người thực dụng, tham lam, lạnh lùng trong một xã hội tan rã, bẩn thỉu, mục nát. Đó là một lớp trẻ muốn lột xác, đổi đời nhưng lại bị cái guồng máy ma quỷ dẫn dụ, vùi dập không thương tiếc. Đó là một lớp trẻ có hoài bão về một tương lại tươi đẹp nhưng lại bị cái bóng đen của cuộc chiến tranh vừa qua đánh phủ đầu gục chết trong bóng tối. Đó còn là số phận của đám dân đen bị quyền lực và tham vọng nghiền nát. Vậy thì Việt Nam sẽ về đâu? Đó là câu hỏi lớn dành cho mọi người. Về Đâu thì chưa rõ lắm nhưng điều ai cũng nhìn thấy là Việt Nam phải thoát ra khỏi con đường hiện nay. Vì đó là MẠT LỘ. – Nhà văn Đào Hiếu


yenson4D14. “Họ hất bà già rồi quăng xách như là xách lợn ấy, có hai bà bị ngất. Người ta cản thì có cháu Nguyễn Thế Đồng, tức nó là nó thấy ông nó hơn 80 tuổi rồi, đứng giữ xe nói rằng thì tôi có mỗi hai thước đất rau, mà giờ tôi già như thế này rồi, tôi không làm được gì, thì để cho tôi làm rau tôi ăn. Khi xô đẩy nhau thì ông ấy bị ngã ra, cháu Đồng vào đỡ ông, thì một anh công an thúc tay vào bụng cháu, dí dùi cui vào rồi cháu nằm quèo ngay ra đấy”. – Bà Nguyễn Thị Mùi kể chuyện công an đàn áp dân ở Yên Sơn, HàNội


vutruongD15. Sau 1975, trường Măng Non, 32 bis Nguyễn Thị Diệu, thuộc quyền sở hữu của Tu hội NTBA, trở thành một cơ sở giáo dục dưới sự quản lý của Phòng Giáo Dục Quận 3, TPHCM. Năm 2005, cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu đã biến thành một vũ trường karaôkê, ‘nhằm mục đích kinh doanh’ thay vì ‘sử dụng đúng mục đích giáo dục’ - và đối tượng phục vụ là thành viên Câu Lạc Bộ Những Nhân Vật Rất Quan Trọng - với một cái tên rất hoành tráng là: VIP CLUB. Năm 2007, Công ty Quản lý nhà Thành phố cho Ban Quản lý Đường sắt thuê… Sau ba mươi năm nỗ lực phục vụ người dân theo lời kêu gọi của chính quyền, thay vì niềm tin tưởng lẫn nhau gia tăng, thì cách giải quyết vụ việc như thế này khiến các chị tự hỏi xem còn có nên kiên trì tin tưởng vào sự chân thành của chính quyền nữa hay không. - Trần Duy Nhiên


sangolfD16. Hơn 1.000 nhân khẩu của 3 xóm Rổng Cấn, Rổng Tằm, Rổng Vòng bị thất nghiệp và chỉ hơn 70 người trong xã được nhận vào sân golf (lớn nhất Đông Nam Á) làm các công việc như cắt cỏ, tưới nước sân golf hoặc làm bảo vệ, trong số đó giờ đã có không ít người lại phải nghỉ việc… Hàng trăm hộ dân sinh sống xã Lâm Sơn (Lương Sơn, Hòa Bình), sau khi bị mất hết đất nông nghiệp, tổng thu nhập của gia đình họ hiện nay không quá 300 nghìn đồng/tháng và con số lao động bị thất nghiệp thì ngày càng được nối dài. – www.dantri.com


ngoquangxuanD17. Việc quan trọng nhất phải rút kinh nghiệm đó là công tác dự báo. Cần phải biết rõ bây giờ các nước ra sao, tình hình thế giới thế nào, khủng hoảng đi đến đâu, lúc nào nguy kịch nhất, để cố vấn, tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ…Tôi cho rằng công tác dự báo của chúng ta nói chung còn nhiều vấn đề, trong đó, dự báo đối ngoại còn hạn chế. - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của QH Ngô Quang Xuân


tranquangcoD18. Chuyện PCI không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ với Nhật Bản, nước viện trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, mà còn tác động đến các nước khác đang giúp Việt Nam, khiến họ lo ngại. Hình ảnh Việt Nam đang bị hoen ố đi phần nào… Muốn có chiến lược, trước hết, phải có thống nhất về tư duy… Ngay cả vào thời điểm tôi tham gia hoạt động đối ngoại, dù hoạt động ngoại giao được đánh giá tích cực, thành công, giúp mở cửa với thế giới, thì trong nội bộ cũng còn những trục trặc, không thống nhất chứ nói gì bây giờ… Bây giờ, tôi thấy vẫn tồn tại các luồng chính sách ngược nhau, nên không thể rõ ràng, dứt khoát về chiến lược đối ngoại được. Không có một chiến lược dài hơi, các hoạt động đối ngoại sẽ chỉ là sản phẩm của những thỏa hiệp giữa hai xu hướng đó. - Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ


vnexpressD19. Một phóng viên Việt Nam (dấu tên vì lý do an ninh) tố giác rằng các cơ quan tuyên huấn của cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo cho báo chí phải “remove” ngay tức khắc những thông tin về vụ nhà chức trách Nhật Bản đến trụ sở Việt Nam Airlines lục soát và lập biên bản nhiều thùng hàng hóa ăn cắp. Kết quả là bức ảnh này (từ nguồn Asahi Shinbun) bị tháo gỡ khỏi bài tường thuật của vnExpress. – Blogger SphinX 2.0


vodichD20. Cảm ơn đội tuyển bóng đá VN đã tạo điều kiện cho những người hâm… mộ được thỏa mãn lòng… mề mình, được xả xú páp các loại tình cảm và ẩn ức. Thế là dân tộc được 1 phen phấn khởi. – Blogger ĐặngThân


D21. Tôi tự hào vì con gái Việt Nam đẹp, đến nỗi ông chủ tịch nước qua Mỹ cũng mời rao chuyện đó. Tự hào vì nguyên thủ quốc gia ra nước ngoài cứ phải đi cửa hậu để tránh đồng bào mình biểu tình phản đối. Tự hào vì báo chí nước ngoài: Đức, Nhật, Mỹ phanh phui tham nhũng ở quê hương tôi. Tự hào là gái Việt đứng hàng hàng lớp lớp cởi đồ cho ngoại nhân lựa chọn và đi làm vợ khắp Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Tự hào vì dân Việt đang bán mồ hôi giá rẻ và bị ngược đãi ở Malaysia, Ả Rập… Tự hào vì trẻ con Việt phải phục vụ trong các nhà chứa ở Cambodia. Tự hào vì nước tôi có một quốc hội không do dân bầu, một nền hành pháp, tư pháp chỉ thực thi theo lệnh của một nhóm người. Vì những cuộc đấu tố, thanh trừng man rợ. Vì tỷ lệ nạo phá thai nước tôi xếp hàng đầu thế giới. Vì đạo đức xã hội đang mục ruỗng, băng hoại. Vì luật pháp và minh bạch xếp ở vài thứ hạng cuối cùng. Vì đoàn nông dân lũ lượt nằm vỉa hè thành phố mong đòi được đất sống. Vì những công nhân chui rúc trong những phòng trọ nghèo nàn không dám đình công. Vì dân tôi quan tâm đến hoa hậu nhiều hơn công lý. Vì những điều gian dối đầy rẫy trên các mặt báo, truyền hình. Vì những tội ác thường trực trong các “khu phố văn hóa”. Vì công an đánh đổ máu đầu phóng viên ngoại quốc rồi leo lẻo chối tội. Vì những bản án nặng nề cho những người yêu nước. Vì Trung Quốc bắn chết ngư dân đồng bào tôi, rồi hăm he dùng vũ lực đánh chiếm quê hương tôi… Tôi sẽ tự hào vì điều gì nữa đây??? – Nhã Nam


gmnqkietD22. Nếu có ai vì cầu nguyện mà phải đi tù, thì tôi sẵn sàng đi tù thay cho họ! - Đức TGM Ngô Quang Kiệt.

D23. Hãy trông kìa ! / Bọn thẻ đỏ tim đen tiếm quyền hóa giặc / Bịt miệng người kêu nỗi đau Ải Bắc / Bóp cổ người thét nỗi nhục Hoàng Sa / Sông có nghe nỗi nhục chuyển sơn hà ? / Hãy trông kìa ! / Bọn thẻ đỏ tim đen tiếm quyền hóa giặc / Một lũ sói nhe nanh kết bầy nhâng nháo khắp / Móc túi dân / Cướp đất dân / Bóp cổ dân / Nỗi oan dâng núi thét sông gầm… / Hỡi sông Hồng / Hỡi sông Hồng / Hỡi sông Hồng tiếng thét bốn nghìn năm / Tổ Quốc bao giờ nhục thế này chăng ? – Bùi Minh Quốc


ptnghienD24. Tôi xin kính khẩn kêu gọi mọi tầng lớp công dân Việt Nam, quý bác, quý chú đã từng hy sinh cuộc đời của mình cho nền độc lập của đất nước, các anh chị và các bạn trẻ đang mong ước đất nước Việt Nam sẽ ngẩng cao đầu với cộng đồng nhân loại, hãy cùng với tôi bày tỏ thái độ và lòng yêu nước của mình ngay tại chính nhà của quý vị, bất cứ ngày nào khởi từ ngày 14 tháng 9 này trở đi, nếu như quý vị cũng như chúng tôi bị ngăn cấm, không thể đến được nơi biểu tình ở Hà Nội vào 14/09 trước sứ quán Trung Quốc. - Công dân Phạm Thanh Nghiên


talamotweare1-96D25. Không một APEC hay WTO nào có thể tự nó làm thay đổi vận mệnh Việt Nam. Chính người Việt Nam phải làm điều đó. Hãy sát cánh cùng nhau để phá vỡ hẳn cái nguyên trạng teo tóp còn lại của đảng CSVN ngày nay. Hai từ “xoay chuyển” đang nằm gọn trong tay của mỗi chúng ta. - Nguyễn V. Nam

Tám giáo dân Thái Hà kiện báo đài VN vu khống




Hà Nội (NV) - Hôm 22 tháng 12, tám giáo dân Thái Hà là “bị cáo” trong phiên xử vụ án “gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại tải sản”, diễn ra ngày 8 tháng 12, đã cùng ký tên vào một lá thư, yêu cầu VTV1 (Ðài Truyền hình Việt Nam) và báo Hà Nội Mới đính chính về việc đã đưa tin sai sự thật.

Tuy trong phiên xử, cả tám “bị cáo” cùng khẳng định với hội đồng xét xử rằng họ không sai khi tham gia đọc kinh cầu nguyện, đòi lại tài sản của nhà thờ Thái Hà nhưng khi đưa tin, cả VTV1 lẫn Hà Nội Mới cùng cho rằng họ đã “cúi đầu nhận tội để được khoan hồng”.

Trả lời đài RFA, một trong tám “bị cáo” là ông Nguyễn Ðắc Hùng, tái khẳng định: “Hôm đó, tất cả chúng tôi không ai cúi đầu nhưng đài truyền hình và báo chí lại bịa đặt chúng tôi 'cúi đầu nhận tội và xin hưởng sự khoan hồng'. Chúng tôi đã yêu cầu đính chính nhưng không biết nhà nước có chấp nhận sự thật hay không”.

Một “bị cáo” khác, bà Nguyễn Thị Việt cho biết thêm: “Chúng tôi có quyền bắt họ cải chính. Nếu họ không cải chính thì chúng tôi kiện họ. Chúng tôi không cúi đầu nhận tội vì chúng tôi không có tội.”

Ông Phạm Chí Năng cả quyết: “Báo, đài là của nhà nước nên họ có quyền thông tin không đúng sự thật nhưng chúng tôi nhất định đòi cho được sự thật. Tôi mong những cơ quan truyền thông hãy nói sự thật và công bằng. Ðó là chuyện không đáng nhưng chính quyền xé cho to”.

Luật Sư Lê Trần Luật, người đã biện hộ cho tám giáo dân là “bị cáo” trong vụ Thái Hà giải thích: “Các giáo dân cho rằng, việc báo Hà Nội Mới, VTV1 bảo họ cúi đầu nhận tội là xúc phạm đến danh dự của họ, họ yêu cầu cải chính. Không cải chính họ sẽ kiện. Tôi cho rằng hành động như thế là rất lịch sự và rất tôn trọng pháp luật.”

Luật sư này nhận định rằng: Việc đưa tin sai sự thật, trước hết có thể vì chính quyền muốn biện minh với dư luận. Họ muốn dư luận thấy rằng, các giáo dân đã cúi đầu nhận tội thì có nghĩa là tiến trình xử lý vụ Thái Hà của nhà nước hoàn toàn chính xác. Chính quyền muốn tranh thủ dư luận, muốn tranh thủ niềm tin trong một cuộc khủng hoảng niềm tin mà chính quyền đã bị mất. Họ đã hành xử quá sai trái. Ðể biện minh cho hành động sai trái này, chính quyền chỉ có một mục tiêu là làm sao cho giáo dân nhận họ có tôi nhưng không đạt được mục đích này.”

Trong thực tế, có khá nhiều cơ quan truyền thông đưa tin các “bị cáo” trong vụ Thái Hà “cúi đầu nhận tội và xin hưởng sự khoan hồng” nhưng tám “bị cáo” chỉ yêu cầu VTV1 và báo Hà Nội Mới cải chính vì hai cơ quan này có trụ sở chính tại Hà Nội. Theo các nạn nhân, trong vòng một tuần, hai cơ quan truyền thông này không đính chính, họ sẽ khởi kiện cả hai để đòi bồi thường danh dự...

Bản án của vụ án “gây rối trật tự công cộng” và “hủy hoại tải sản” Tòa án CSVN đã tuyên đối với tám giáo dân trong vụ Thái Hà cho thấy, chính quyền CSVN đã buộc phải thoái bộ để diễn biến không xấu hơn. Có nhiều dấu hiệu cho thấy, nếu xử phạt tám giáo dân có liên quan đến vụ cầu nguyện đòi lại đất ở Thái Hà theo hướng “răn đe” sẽ khiến tình hình vượt khỏi khả năng kiểm soát của chính quyền CSVN.

Từ sáng sớm ngày 8 tháng 12, hàng ngàn giáo dân đã đổ về trụ sở UBND phường Ô Chợ Dừa, quận Ðống Ða để phản đối vụ xét xử đồng đạo của họ. Những giáo dân này đeo ảnh “Nữ Vương Công Lý” trên ngực, tay cầm lá thiên tuế (biểu tượng tôn vinh những tiền nhân tử đạo), giương cao các khẩu hiệu: “Chúa ở cùng anh chị em”, “Chúng tôi yêu mến anh chị em”, “Anh chị em vô tội”, “Mẹ tôi vô tội”, “Chồng tôi vô tội”, thậm chí “Chúng tôi muốn đi tù thay anh chị em”,... đã vây kín khu vực có phòng xử. Tuy không thể tiếp cận khu vực có phòng xử song hàng ngàn giáo dân cùng với các tu sĩ, giáo sĩ Công Giáo đã kiên nhẫn chờ suốt từ sáng sớm đến hết giờ làm việc buổi chiều để chờ kết quả xét xử. Trong thời gian chờ đợi, họ đồng thanh đọc kinh, cầu nguyện, hát thánh ca, giương cao lá thiên tuế và khẩu hiệu trong vòng vây của đủ loại cảnh sát, an ninh. Chính quyền CSVN đã kéo hàng rào kẽm gai, hàng rào sắt, dùng cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động, cảnh sát phòng cháy-chữa cháy, cảnh khuyển, an ninh,... kèm theo các phương tiện như: máy dò vũ khí, xe chuyên dụng chống bạo động, xe vòi rồng,... phong toả toàn bộ khu vực, dù trước đó đã từng tuyên bố sẽ “xét xử công khai”.

Tuy hệ thống truyền thông của CSVN dẫn nhận định của công an, viện kiểm sát, tòa án cho rằng “hành vi của các bị cáo là nguy hiểm, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết dân tộc” vì “tụ tập, cầu nguyện không đúng nơi quy định, cùng nhiều người đánh cồng chiêng, dùng loa phóng thanh cầu kinh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến đời sống của khu dân cư; trật tự giao thông, gây bất bình cho dư luận, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các giáo dân thực hiện nghiêm túc 'tốt đời, đẹp đạo'. Việc làm của các bị cáo là nhằm gây áp lực đối với chính quyền” nhưng cuối cùng tòa án CSVN chỉ tuyên phạt: Bà Nguyễn Thị Nhi, 46 tuổi, 15 tháng tù vì “gây rối trật tự công cộng” nhưng “cho hưởng án treo”. Bà Ngô Thị Dung, 54 tuổi bị phạt 7 tháng tù vì tội “hủy hoại tài sản”, 6 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”, tổng hợp hình phạt là 13 tháng tù nhưng cũng “được hưởng án treo”. Do cả hai bà không được tại ngoại nên họ được trả tự do ngay tại tòa.

Sáu bị cáo còn lại, bà Nguyễn Thị Việt, 59 tuổi, bị phạt 6 tháng tù vì tội “hủy hoại tài sản”, 6 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”, tổng hợp hình phạt là 12 tháng tù nhưng “được hưởng án treo”. Ông Lê Quang Kiện, 63 tuổi, bị phạt 7 tháng tù vì tội “hủy hoại tài sản”, 6 tháng tù vì tội “gây rối trật tự công cộng”, tổng hợp hình phạt là 13 tháng tù và cũng “được hưởng án treo”.

Các ông bà: Lê Thị Hợi, 62 tuổi; Phạm Chí Năng, 50 tuổi; Nguyễn Ðắc Hùng, 31 tuổi cùng bị phạt “cải tạo không giam giữ” trong 12 tháng. Anh Thái Thanh Hải, 20 tuổi, chỉ bị “cảnh cáo”.

Chiều 8 tháng 12, chuông nhà thờ Thái Hà đã ngân dài, hàng ngàn người đã đổ về đó, miệng hô vang những từ như: “Công lý”, “Trắng án”, “Vô tội”,... một thánh lễ tạ ơn đã diễn ra ngay sau đó và rất nhiều người đã khóc.

Dù chỉ bị phạt có tính chất tượng trưng song cả tám đều đã nộp đơn kháng cáo. Họ yêu cầu tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố họ vô tội.

Tự do ngôn luận tại Việt Nam qua vụ "Con Rồng Đá"?




Hà Giang, thông tín viên RFA
2008-12-21

Sự việc NXB Tổng Hợp Đà Nẵng bị tạm đình chỉ hoạt động, Giám đốc và Phó giám đốc bị tạm đình chỉ công tác do sai phạm trong việc xuất bản tác phẩm “Rồng đá” đã gây ra không ít xôn xao trong dư luận.

Người ta cho rằng quyết định này phát xuất từ việc tập truyện “Rồng Đá” có những truyện mà nhà cầm quyền Việt Nam cho là 'đụng chạm' tới quan hệ Việt - Trung. Việc đóng cửa các nhà xuất bản, và đình chỉ chức vụ biên tập viên sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận và các lãnh vực thông tin ra sao? Thông tín viên Hà Giang có bài viết về vấn đề đáng quan tâm này.

Đình chỉ vì “động chạm”

Ngay sau khi lệnh đình chỉ nhà xuất bản Đà Nẵng được ban hành, ông Vũ Ngọc Tiến, một trong hai tác giả của tập truyện ngắn “ Rồng Ðá”, đã “Gửi lời chia buồn tới nhà xuất bản Ðà Nẵng và cá nhân anh Ðà Linh, tổng biên tập”, qua một thư ngỏ được phổ biến trên mạng lưới Internet. Trong thư này, ông Vũ Ngọc Tiến tiết lộ rằng, tác phẩm “Rồng Đá” bị thu hồi vì có truyện ngắn “động chạm” tới cuộc chiến ở biên giới phía Bắc giữa Việt Nam với Trung Quốc vào năm 1979, và hai truyện khác nữa liên quan tới cuộc chiến giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.

Về truyện ngắn có tựa đề “Chù Mìn Phủ và Tôi” ông Vũ Ngọc Tiến viết:

“Truyện ngắn ‘Chù Mìn Phủ và Tôi’ đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979). Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc, mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra là cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được. Những thảm cảnh do cuộc chiến ấy gây ra thì nhiều lắm, khốc liệt hơn cả những gì mà tôi mô tả. Giờ ta không thể bình thản coi đó như một vụ va quệt xe trên đường, mà phải tỉnh táo và sòng phẳng với lịch sử.”

Phó Giám Đốc kiêm Tổng Biên Tập của nhà xuất bản Đà Nẵng, nhà văn Đà Linh, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Mặc Lâm của đài Á Châu Tự Do, vào ngày 12 tháng 15 năm 2008 như sau:

“Chính cái điều này chúng tôi cũng bất ngờ lắm, bởi vì các cơ quan chủ quản mới có một thông tin một chiều thôi, thành ra là cũng có thể chưa nắm bắt được đâu, cái công việc và cái bản chất sự việc, thế cho nên là chính chúng tôi cũng kiểm tra và rà soát lại. Chúng tôi đã khẳng định rõ, nếu mà có cái quyết định tạm ngưng mà dựa vào cái này, thì tôi cho rằng nó là một quyết định nó không phù hợp”.

Trong khi đó, một thành viên của diễn đàn điện tử X-Café có biệt hiệu là Z-28, một trong số ít người đã đọc tập truyện ngắn Rồng Đá, nhận xét rằng nhà nước thường không thích ai nói đến, biết đến truyện gì không có lợi cho họ. Z-28 viết:

Lịch sử là gì? Là chuyện đã xảy ra có nhiều người biết đến, nhiều người nghe đến, nhưng hễ không có lợi cho đảng là đảng cần phải bịt mồm. Chiến tranh biên giới Trung-Việt có nhiều thương tâm tàn bạo mà những người trong cuộc chiến muốn kể ra. Tại sao lại phải dấu diếm? Chuyện những người vượt biên chết trên biển cả, trong các trại tị nạn thì dân họ lập bia tưởng niệm, tại sao đảng lại quyết tâm đi đập phá bia? Không lẽ đảng nghĩ rằng đảng hủy diệt mọi chứng cớ của lịch sử thì lịch sử sẽ không xảy ra? Đảng bịt mồm thiên hạ nói về chiến tranh giữa 2 anh em ‘môi hở răng lạnh’ thì cuộc chiến Trung - Việt không hề xảy ra hay sao?”

Tự do ngôn luận, báo chí?

Nhà văn Bùi Minh Quốc cho rằng việc quản lý các hoạt động báo chí và xuất bản là một hành vi quá đáng:

“Tôi thấy qua cái vụ mà đối xử của vụ Thông Tin, và nói chung những cơ quan quản lý về văn hóa tư tưởng, đối với các cái hoạt động báo chí và xuất bản, là nó rất quá đáng và cái này nó o ép báo chí văn nghệ một cách có hệ thống, thì mới diễn ra nhiều cái việc cách chức tổng biên tập này, tổng biên tập kia rồi cấm cuốn sách này, thu hồi cuốn sách kia một cách có hệ thống, từ đó đến nay, thì cái việc mà đối với nhà xuất bản Đà Nẵng, nó là một cái chuỗi, nó nằm trong một cái chuỗi như thế!”

Trong một thư ngỏ mà ông đã yêu cầu giúp phổ biến trên mạng lưới Internet, ông Bùi Minh Quốc đã nhắc nhở mọi người rằng tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của người dân đã được hiến pháp Việt Nam ghi rõ. Ông viết:

Các quyền cơ bản của người dân đã được ghi rõ trong Hiến pháp, trong đó có quyền tự do bày tỏ ý kiến, tự do báo chí và tự do xuất bản, nghĩa là phải có báo chí tư nhân. Luật báo chí, luật xuất bản nào không có điều khoản để đảm bảo cho công dân ra báo tư nhân, nhà xuất bản tư nhân là vi phạm Hiến pháp”.

Nhìn thẳng, nói rõ sự thật

Quan niệm rằng cùng nhìn thẳng vào sự thật là nhu cầu thiết yếu cho xã hội, nhà văn Bùi Minh Quốc đã cả quyết:

“Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đó là một cái nhu cầu lớn nhất của bất cứ một xã hội nào mà cần phát triển một cách lành mạnh, bao giờ cũng phải nhìn được rõ cái sự thật của tình hình đất nước và tình hình xã hội, và nói rõ được cái sự thật ấy lên. Ra báo chí tư nhân và xuất bản tư nhân là hết sức bức thiết, bởi vì cái này là hiến pháp đã quy định rồi, đã có rồi, có từ lâu rồi!”

Qua một loạt sự cố liên tiếp với các cơ quan báo chí như Thanh niên, Tuổi Trẻ, Đại Đoàn Kết, cũng như dự định quản lý Blog, cùng việc thu hồi tập truyện Rồng Đá, cách chức Ban Giám đốc rồi lại quyết định đình chỉ NXB Đà Nẵng, dư luận đã quan ngại rằng nhà cầm quyền Việt Nam đang ngày càng muốn siết chặt lại sinh hoạt của giới truyền thông và quyền tự do ngôn luận, sau một thời gian tương đối nới lỏng lãnh vực này.

Công An bắn vào người biểu tình ở Kiên Giang

Hà Giang, thông tín viên RFA
2008-12-18

Hôm 17-12-2008 tại nông trường 42, tỉnh ủy Kiên Giang, gần 500 người, đại diện cho 1064 hộ, đã biểu tình để cực lực phản đối việc chính quyền chiếm đất đai, là phương tiện sinh nhai chính của họ.

Dư luận cho biết, để đàn áp đám người biểu tình, hàng trăm công an đã kéo đến, ném lựu đạn cay và dùng súng bắn vào dân, gây thương tích trầm trọng cho một số người.

Tranh chấp đất đai

Theo lời của bà Huỳnh Thị Ba, một người dân vùng Kiên Giang, thì đúng 8 giờ sáng ngày 17/12/2008 đội thi hành án cưỡng chế của huyện Kim Lương, đông khoảng 125 người gồm cán bộ và công an đã đến để cưỡng chiếm hai hộ Lê Thị Hiến và Phạm Tỷ ở tổ 8 ấp Tây Tư, xã Vĩnh Phú, huyện Kim Lương, Kiên Giang.

Bà Ba chia xẻ về lịch sử của vùng đất mà bà và hơn một ngàn gia đình nữa đang sinh sống như sau:

“Số đất này của nhân dân chúng tôi là 1064 hộ. Chúng tôi đã mua lại đất hoang của trung đoàn 34, quân khu 9. Chúng tôi mua đất hoang này đã 12 năm rồi, cán bộ nhà nước đã động viên dân khai khẩn đất hoang để khai thác làm lúa.”

Cũng theo lời bà Huỳnh Thị Ba thì những người dân nghèo Kiên Giang, sau khi tập trung hết tiền của vào những mảnh đất hoang dã, và dùng sức người để cầy lên sỏi đá, họ dần dà đã khắc phục được thiên nhiên và thu hoạch được khoảng bốn, năm mươi dạ một công.

Nhưng đại diện nhà nước đã mang cái bằng khoán ở đâu đến để cưỡng chế lấy đất của họ. Điều này đã khiến dân chúng sợ mất nhà mất đất, mất đi nồi cơm và chính cuộc sống của mình nên họ đã tập trung rất đông lại để phản kháng, cũng như để bảo vệ đất đai của mình.

Công an nổ súng

Phản ứng của những người dân quê này đã khiến công an và cán bộ cưỡng chế nhà nước mạnh tay đàn áp họ. Bà Huỳnh Thị Ba tường thuật:

“Cán bộ đi cưỡng chế, dùng súng bắn vào dân chúng tôi, rồi dùng trái cay quăng vào dân chúng tôi, rồi dùng chó bẹc-rê để phụ tấn công chúng tôi, cưỡng bức chúng tôi quá nhiều, rồi dùng dây điện để đánh dân chúng tôi.
Cuối cùng đội cưỡng chế đã bắn 9 người dân chúng tôi bị thương. Bà Nguyễn Thị Ba 63 tuổi, bị thương ở bắp chuối trái rất là nặng. Ông Đào Văn Thành bị thương ở bắp chuối phải rất nặng, em Kỳ khoảng chừng 30 tuổi bị thương ở bắp tay phải, em Đạt, rách cần cổ và bị toác lỗ tai lên chừng một tấc. Họ còn dùng roi điện oánh hai người bị té xỉu.
Sau đó đội cưỡng chế bắt đầu đội cưỡng chó để rượt cắn nhân dân chúng tôi, do đó khi chúng tôi dùng lửa xăng phụt lên thì rượt chạy đi. Có ông phó thi hành án cởi áo công an của ổng, ổng nhẩy xuống sông ổng lặn, dân tôi mới bắt được. Công an chạy đi bỏ lại lá chắn. Họ bắt đi ba người chúng tôi, chúng tôi sợ bắt đi nữa, dùng lửa rượt họ, thì họ chạy bỏ ba người này lại và chúng tôi mở còng cho họ và giữ còng.

Dân chúng tôi vì miếng cơm và vì bị uy hiếp tinh thần nên chúng tôi mới chống lại. Chúng tôi rất biết về luật, biết đánh người là sẽ gây thương tích. Rất nhiều cán bộ sau khi công an bỏ chạy, đã đầu hàng nói rằng do cấp trên chỉ đạo, thành ra tụi tôi thương, không đánh cán bộ. Ông phó thi hành án làm giấy cam kết là không vô cưỡng chế lấy đất của dân chúng tôi nữa, nên chúng tôi cho họ ra về và trả lại con chó.

Hôm nay là theo giấy thông báo khống chế thi hành án kinh Tây Năm, hôm qua là kinh Tư hôm nay là kinh Năm, dân hôm nay cũng tập trung lại như ngày hôm qua, và cũng thủ tinh thần như ngày hôm qua.”

Cầu cứu công luận

Ông Thành thuộc ấp Tây Năm, tỉnh Kiên Giang cũng đang đứng cùng những người chòm xóm của mình để yêu cầu nhà nước đừng chiếm đoạt đất đai và lấy đi cuộc sống của họ:
“Bây giờ dân người ta đứng đây trên dưới cũng đông người để mà im lặng chờ coi chính quyền nói làm sao, người ta chỉ đòi hỏi chính quyền bây giờ đừng có lấy đất của bà con, chứ bà con không làm gì hết.”

Ông cho biết thêm rằng có hai người bị thương rất nặng phải nằm phòng cấp cứu ở nhà thương Châu Đốc:
“Còn hai người đang cấp cứu á, bị uýnh nặng đang cấp cứu ở bệnh viện Châu Đốc á, bây giờ còn đang nằm trong phòng cấp cứu á.”

Một người đàn ông khác cũng người ấp Tây Năm, lên tiêng cầu cứu:
“Bây giờ nó trên đường nó đang chuẩn bị nó đang đi vô đó, bây giờ nhờ ở nước ngoài can thiệp dùm chứ nó bây giờ là nó đang chuẩn bị nó dô, hôm qua ở bên Tây Tư nó vô khoảng 120 quân bây giờ nghe nói nó đem vô 200 quân gì đó…”
Dư luận cho rằng tiếng kêu cứu của ông không phải là tiếng kêu duy nhất của những người dân đang đi tìm công lý.

Asean lập ủy ban nhân quyền để thêm uy tín

Gloria Arroyo
Tổng thống Philippines kêu gọi các nước trong Asean ủng hộ hiến chương mới
Hôm 30-7 tại hội nghị ở Manila, lần đầu tiên trong lịch sử, khối Asean đồng ý thành lập một ủy ban nhân quyền khu vực.

2007 là đúng 40 năm kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) được thành lập.

Và sau nhiều năm thi hành nguyên tắc không can thiệp chuyện láng giềng, Asean, với quyết định thành lập cơ quan theo dõi nhân quyền, dường như cho thấy họ đã sẵn sàng để đưa chính trị khu vực tiến nhanh như kinh tế.

Về mặt kinh tế, 10 nước nói chung dễ dàng thống nhất về một cơ chế thương mại, theo đó, hầu hết rào cản thuế giữa các nước sẽ được xóa trước năm 2020.

Nhưng về chính trị, Miến Điện lâu nay vẫn là cái gai trong mắt phương Tây, trong khi 9 nước còn lại trong Asean tỏ ra miễn cưỡng khi phải thúc ép Miến Điện.

Với quyết định đưa ủy ban nhân quyền vào một hiến chương mới của tổ chức, có hy vọng Asean sẽ đưa ra những quyết định chính trị táo bạo hơn.

Một số quốc gia muốn thành lập một cơ quan chuyên về nhân quyền nhưng các nước như Miến Điện phản đối. Việt Nam, Campuchia và Lào cũng được nói rằng họ chưa sẵn sàng.

Từ lâu Asean thực thi nguyên tắc không can thiệp chuyện nội bộ các nước

Tuy vậy, vào cuối ngày 30-7 đã có loan báo hiến chương mới của Asean sẽ bao gồm điều khoản thành lập một ủy ban nhân quyền.

Ngoại trưởng Singapore George Yeo tuyên bố: "Chúng tôi đồng ý rằng sẽ có một cơ quan nhân quyền."

Ông Yeo nói chi tiết của việc này sẽ được bàn sau, nhưng họ hy vọng mọi thứ sẽ làm xong trước khi có hội nghị thượng đỉnh Asean vào tháng 11.

Ngoài chuyện nhân quyền, cần lưu ý đã có mô hình Asean cộng ba cùng Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn. Diễn đàn Khu vực Asean cũng đã bàn tới các vấn đề như vũ khí hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên.

Thử thách

Các chuyên gia nay sẽ soạn thảo một hiến chương để các lãnh đạo trong Asean ký tại một hội nghị thượng đỉnh trong tháng 11.

Câu hỏi đặt ra là cụ thể ngôn ngữ trong hiến chương này sẽ như thế nào, liệu chúng có thực chất hay không?

Ngoại trưởng Malaysia Syed Hamid Albar nói: “Nếu điều khoản nhân quyền không có trong hiến chương, người ta sẽ nghĩ Asean không ủng hộ nhân quyền. Chúng tôi ủng hộ nhân quyền, tự do dân sự, pháp quyền, chúng tôi muốn thấy những chính phủ tốt.”

Nhưng ông thừa nhận rằng thành lập một ủy ban nhân quyền chỉ là bước đầu tiên.

“Sẽ mất thời gian. Tôi không đánh giá thấp những khó khăn,” ông nói.

Philippines là quốc gia muốn thành lập một ủy ban như vậy nhất. Ngoại trưởng nước này, Alberto Romulo, nói nó sẽ đem lại “thêm uy tín trên trường quốc tế” cho tổ chức.

Ít nhất về nguyên tắc, Asean đã chứng tỏ các vấn đề chính trị sẽ không còn là cấm kị trong quan hệ đa phương.

Người ta sẽ chờ xem ngôn ngữ của hiến chương mới, và dĩ nhiên cả hành động tương lai, của tổ chức này sẽ đi xa đến đâu

Miến Điện, một nước bị Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ lên án vi phạm nhân quyền với việc bắt giam và quản thúc bà Aung San Suu Kyi trong 18 năm qua, đã ký bản hiến chương. Sự kiện này khiến cho nhiều người nghi ngờ giá trị thật sự của văn bản.

Ngày 15.12.2008, tại Djakarta, ngoại trưởng các nước thành viên Asean xác nhận bản hiến hiến chương chính thức có hiệu lực, tăng cường sự thống nhất giữa mười nước trong khối Đông Nam Á.

Hiến chương mới sẽ đưa Asean đến gần với mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. Trên nguyên tắc cuộc họp thượng đỉnh phải được tổ chức trong tháng này tại Bangkok nhưng đã bị dời lại sang mùa Xuân 2009 do cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan.

Chủ tọa cuộc họp hôm nay, tổng thống Indonêxia đã đánh giá sự kiện bản hiến chương được thông qua mang một ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ cho phép Asean giữ một vai trò rộng lớn hơn tại châu Á nói riêng và trên sân khấu quốc tế nói chung, trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều xáo trộn nghiêm trọng. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono múôn nói đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Đồng thời ông cũng lấy làm mừng là vùng Đông Nam Á không còn cho thấy hình ảnh « một khu vực bị chia rẽ sâu đậm và bị chiến tranh tàn phá » giống như trong hai thập niên 1960 và 1970.

Bản hiến chương Asean buộc các nước ký vào văn bản phải tăng cường dân chủ, xử lý tốt công việc của Nhà nước, tôn trọng luật pháp và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.

Miến Điện, một nước bị Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ lên án là đã trắng trợn vi phạm nhân quyền với việc bắt giam và quản thúc bà Aung San Suu Kyi trong 18 năm qua, đã ký bản hiến chương. Sự kiện này khiến cho nhiều người nghi ngờ giá trị thật sự của văn bản. Nhất là hiến chương không quy định biện pháp trừng phạt đối với một nước vi phạm nhân quyền

Nguồn: BBC Vietnamese & RFI

Lễ trao giải Nhân quyền năm 2008

WESTMINSTER, California (NV).- Lễ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008 đã được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) long trọng tổ chức tại Tòa Thị Chính, thành phố Westminster, California, vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 14-12-2008, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng của cộng đồng nhân loại trong việc bảo vệ và đề cao quyền làm người khắp nơi trên thế giới.

Ðại diện MLNQVN có mặt tại buổi lễ gồm các vị: Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang (trưởng ban phối hợp), Luật Sư Lâm Lễ Trinh, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng và nhiều vị khác. Trong số hơn 200 khách tham dự, chúng tôi nhận thấy có Nghị Sĩ Tiểu Bang California Lou Correa, cô Lily Nguyễn, đại diện Văn Phòng Dân biểu Liên Bang Loretta Sanchez, cùng rất nhiều đại diện cơ quan, đoàn thể, đảng phái Nam California.

Trong diễn văn khai mạc, sau khi lược thuật lịch sử ra đời Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, dẫn đến khai sinh bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền năm 1966, Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang đã nhấn mạnh đến sự vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và có hệ thống của chính quyền Hà Nội dù đã gia nhập vào một số tổ chức quốc tế. Ông nói:

“Sau khi Việt Nam được gia nhập tổ chức mậu dịch quốc tế WTO, nhân quyền đã không được cải tiến như Hà Nội hứa hẹn, mà trái lại còn trở nên tồi tệ hơn trước. Ðiển hình là việc đàn áp các tôn giáo, nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các giáo hội Tin Lành của người thiểu số vùng cao nguyên, bắt giam các nhà báo và những người sử dụng Internet, đàn áp các dân oan khiếu kiện đất đai v.v. Gần đây nhất đã xảy ra những vụ đàn áp các tín đồ Thiên Chúa Giáo tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã làm cho dư luận khắp nơi vô cùng phẫn nộ.”

Ðược biết, ngay trong năm 2008, nhằm kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tại Việt Nam, 27 nhà dân chủ đã tố cáo nhà cầm quyền CSVN đàn áp và bắt giam những người yêu nước tham gia biểu tình bất bạo động hoặc tọa kháng phản đối Trung Cộng xâm lăng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Họ đòi Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, như nhà báo Ðiếu Cày, cô Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên Ngô Quỳnh, nhà giáo Vũ Hùng, nhà thơ Trần Ðức Thạch, kỹ sư Phạm Văn Trội, v.v...

Cũng trong dịp này, ngày 10-12-2008, tại Hoa Kỳ, 8 dân biểu, trong đó có 3 vị từ California, là các dân biểu Loretta Sanchez, Ed Royce và Zoe Lofgren, đã gởi thư yêu cầu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trả tự do cho nhà báo Ðiếu Cày và cô Phạm Thị Thanh Nghiên vì họ là hai nhân vật tiêu biểu cho những người đã bị đàn áp và bỏ tù chỉ vì họ đã lên tiếng đòi hỏi những quyền tự do căn bản như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp.

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang cho biết thêm:

“Trước tình hình đó, MLNQVN đã lên tiếng và có những hành động cụ thể như thỉnh cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC vì thiếu tự do tôn giáo. Ðồng thời, MLNQVN cũng kêu gọi Thượng Viện Hoa Kỳ sớm thông qua Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam do Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer đệ nạp ngày 1-10-2008.”

“Hôm nay, chúng ta làm lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và cũng là dịp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng Giải Nhân Quyền Năm 2008 đến hai nhân vật và một tổ chức tại Việt Nam đã được vinh danh vì những thành tích đấu tranh của họ, đó là thượng tọa Thích Thiện Minh, nhà báo Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải, và bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận.”

Tiếp theo là bài phát biểu của bà Tiến Sĩ Mary Shuttleworth (sáng lập tổ chức Thanh Niên Nhân Quyền Quốc Tế tại Los Angeles). Bà cho biết, bà rất trân trọng giải thưởng Nhân Quyền Việt Nam và rất ngưỡng mộ việc làm vô cùng ý nghĩa của MLNQVN trong nhiều năm qua. Ðồng thời, bà cũng gởi lời chúc mừng những người được giải năm nay.

Phần vinh danh và giới thiệu các cá nhân, tổ chức đoạt giải Nhân Quyền 2008 được các vị sau đây diễn đọc: Giáo Sư Nguyễn ngọc Bích (vinh danh bán nguyệt San Tự Do Ngôn Luận), bà Jackie Bông (vinh danh nhà báo Ðiếu Cày-Nguyễn Văn Hải) và Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng (vinh danh Thượng Tọa Thích Thiện Minh). Ðồng thời, các cá nhân và tổ chức đoạt giải cũng được lần lượt các vị Luật Sư Lâm Lễ Trinh, Cựu Ðại Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh và Mục Sư Trần Thanh Vân chính thức trao giải.

Cũng trong buổi lễ trao Giải Nhân Quyền 2008, Linh Mục Phêrô Phan Văn Lợi, từ Huế, Việt Nam, tổng biên tập bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, cũng gởi một audio bày tỏ cảm nghĩ khi bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận được nhận Giải Nhân Quyền năm nay. Ông nói:

“Hôm nay, đại diện ban biên tập, chúng tôi trước hết xin bày tỏ lòng tri ân của chúng tôi đối với Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam vì vinh dự cao quý và bất ngờ này. Vinh dự này không phải chỉ ban cho nhóm biên tập viên chúng tôi mà còn ban cho cái tập thể rộng lớn đã cùng chung sức khai sáng, nuôi dưỡng, phổ biến cũng như thân thương đón nhận tờ báo, mà chúng tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tất cả. Trước hết là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, vị khởi xướng và đồng sáng lập, vốn đang ở tù cộng sản lần thứ tư và năm thứ 16. Tiếp đến là những tác giả trong lẫn ngoài nước đã sốt sắng gởi bài đăng hoặc cho phép chúng tôi đăng bài. Những cá nhân và tập thể đã hào hiệp ủng hộ tài chánh để tờ báo có thể tặng miễn phí hoàn toàn cho đồng bào quốc nội. Xin phép nêu vài tên tuổi tiêu biểu như Nhóm Lương Tâm Công Giáo mà hôm nay đã vui lòng thay mặt chúng tôi để nhận giải, như Khối 1706 và Khối 1906 v.v... Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn các chiến sĩ quốc nội, đặc biệt thuộc Khối 8406, trong đó một số đang ở tù, đã can đảm sao chụp và phổ biến tờ bán nguyệt san đi khắp cả nước, tới nhiều vùng. Xin cảm ơn các vị chuyên gia vi tính hải ngoại đã thiết kế trang mạng riêng cho tờ báo, các vị điều hành trang mạng đã lưu giữ tờ báo, nhiều cá nhân và tập thể đã in lại tờ báo tại Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại, Anh Quốc, Úc Châu để gây tinh thần yểm trợ cho quốc nội. Xin cảm ơn các thân hữu xa gần đã nhiệt thành phát tán tờ báo trên mạng khắp hải ngoại hay về lại trong nước. Xin cảm ơn các độc giả, đặc biệt các độc giả quốc nội là những người chẳng những đã đọc tờ báo với lòng thích thú mến chuộng mà còn với lòng dũng cảm.”

Phát biểu tại buổi lễ, Nghị Sĩ Lou Correa cho biết, ông rất cảm động khi nghe những lời phát biểu của Linh Mục Phan Văn lợi. Ðồng thời, ông hứa rằng ngày nào còn tại chức, ông sẽ luôn sát cánh với cộng đồng người Việt hải ngoại tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Có vài việc gây ngạc nhiên và vui mừng cho MLNQVN và người tham dự, đó là một vị ẩn danh đã tặng $5,000 dùng cho giải Nhân Quyền năm 2009. Ông Ðặng Hoàng Hà, từ Philadelphia đã gọi thiện thoại về chúc mừng MLNQVN nhân dịp trao giải đồng thời ông cho biết, ông đã mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền là $35,000. Ông nói:

“Sau khi tôi chết, tất cả số tiền trên tôi tặng lại cho ‘Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam’... Số tiền này để dùng vào mục đích duy nhất là làm giải thưởng một lần cho những tôn giáo, tổ chức, hội đoàn và cá nhân đang ở trong nước có những đóng góp tích cực và hữu hiệu cho dân tộc Việt Nam sớm có Dân Chủ và Nhân Quyền. Ðó là ước nguyện lớn nhất của tôi.”

Chúng tôi cũng được gặp cô Nguyễn Thị Thu Hồng, người từ Việt nam sang Hoa Kỳ du lịch, tại buổi lễ. Cô không ngần ngại cho chúng tôi biết cảm nghĩ của cô về các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Qua Internet, cô thường theo dõi và thực sự cảm phục tinh thần bất khuất và việc làm của nhà báo tự do Ðiếu Cày, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Luật Sư Lê thị Công Nhân... Họ đấu tranh dưới chế độ tàn bạo như vậy thì chỉ thiệt hại cho bản thân họ thôi, nhưng họ vẫn đứng lên đấu tranh, nên em cảm phục.”

“Sinh viên, giới trẻ Việt Nam muốn làm cái gì đó, trước đây họ rất sợ nhưng bây giờ họ bạo dạn hơn. Em đã từng tham gia những buồi biểu tình chống Trung Cộng, theo dõi vụ xử các nhà báo, nhà dân chủ.”

“Khi qua đây du lịch, em vẫn theo dõi tin tức trên Intenet nên biết có buổi lễ này. Em đến đây tham dự để ủng hộ tinh thần những người được giải và những người đang đấu tranh trong nước. Em thấy rằng họ không đơn độc vì được sự ủng hộ của đồng bảo hải ngoại, và đây là một buổi lễ rất ý nghĩa đối với em.”

Nguồn: Nguoi Viet Online

Lễ trao giải Nhân quyền năm 2008

WESTMINSTER, California (NV).- Lễ trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2008 đã được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) long trọng tổ chức tại Tòa Thị Chính, thành phố Westminster, California, vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật, ngày 14-12-2008, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, đánh dấu một bước tiến vô cùng quan trọng của cộng đồng nhân loại trong việc bảo vệ và đề cao quyền làm người khắp nơi trên thế giới.

Ðại diện MLNQVN có mặt tại buổi lễ gồm các vị: Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang (trưởng ban phối hợp), Luật Sư Lâm Lễ Trinh, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng và nhiều vị khác. Trong số hơn 200 khách tham dự, chúng tôi nhận thấy có Nghị Sĩ Tiểu Bang California Lou Correa, cô Lily Nguyễn, đại diện Văn Phòng Dân biểu Liên Bang Loretta Sanchez, cùng rất nhiều đại diện cơ quan, đoàn thể, đảng phái Nam California.

Trong diễn văn khai mạc, sau khi lược thuật lịch sử ra đời Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1948, dẫn đến khai sinh bộ Luật Quốc Tế Nhân Quyền năm 1966, Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang đã nhấn mạnh đến sự vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và có hệ thống của chính quyền Hà Nội dù đã gia nhập vào một số tổ chức quốc tế. Ông nói:

“Sau khi Việt Nam được gia nhập tổ chức mậu dịch quốc tế WTO, nhân quyền đã không được cải tiến như Hà Nội hứa hẹn, mà trái lại còn trở nên tồi tệ hơn trước. Ðiển hình là việc đàn áp các tôn giáo, nhất là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và các giáo hội Tin Lành của người thiểu số vùng cao nguyên, bắt giam các nhà báo và những người sử dụng Internet, đàn áp các dân oan khiếu kiện đất đai v.v. Gần đây nhất đã xảy ra những vụ đàn áp các tín đồ Thiên Chúa Giáo tại giáo xứ Thái Hà, Hà Nội đã làm cho dư luận khắp nơi vô cùng phẫn nộ.”

Ðược biết, ngay trong năm 2008, nhằm kỷ niệm 60 năm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tại Việt Nam, 27 nhà dân chủ đã tố cáo nhà cầm quyền CSVN đàn áp và bắt giam những người yêu nước tham gia biểu tình bất bạo động hoặc tọa kháng phản đối Trung Cộng xâm lăng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Họ đòi Hà Nội phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, như nhà báo Ðiếu Cày, cô Phạm Thanh Nghiên, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sinh viên Ngô Quỳnh, nhà giáo Vũ Hùng, nhà thơ Trần Ðức Thạch, kỹ sư Phạm Văn Trội, v.v...

Cũng trong dịp này, ngày 10-12-2008, tại Hoa Kỳ, 8 dân biểu, trong đó có 3 vị từ California, là các dân biểu Loretta Sanchez, Ed Royce và Zoe Lofgren, đã gởi thư yêu cầu Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trả tự do cho nhà báo Ðiếu Cày và cô Phạm Thị Thanh Nghiên vì họ là hai nhân vật tiêu biểu cho những người đã bị đàn áp và bỏ tù chỉ vì họ đã lên tiếng đòi hỏi những quyền tự do căn bản như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp.

Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang cho biết thêm:

“Trước tình hình đó, MLNQVN đã lên tiếng và có những hành động cụ thể như thỉnh cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sớm đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC vì thiếu tự do tôn giáo. Ðồng thời, MLNQVN cũng kêu gọi Thượng Viện Hoa Kỳ sớm thông qua Dự Luật Nhân Quyền cho Việt Nam do Thượng Nghị Sĩ Barbara Boxer đệ nạp ngày 1-10-2008.”

“Hôm nay, chúng ta làm lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và cũng là dịp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao tặng Giải Nhân Quyền Năm 2008 đến hai nhân vật và một tổ chức tại Việt Nam đã được vinh danh vì những thành tích đấu tranh của họ, đó là thượng tọa Thích Thiện Minh, nhà báo Ðiếu Cày Nguyễn Văn Hải, và bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận.”

Tiếp theo là bài phát biểu của bà Tiến Sĩ Mary Shuttleworth (sáng lập tổ chức Thanh Niên Nhân Quyền Quốc Tế tại Los Angeles). Bà cho biết, bà rất trân trọng giải thưởng Nhân Quyền Việt Nam và rất ngưỡng mộ việc làm vô cùng ý nghĩa của MLNQVN trong nhiều năm qua. Ðồng thời, bà cũng gởi lời chúc mừng những người được giải năm nay.

Phần vinh danh và giới thiệu các cá nhân, tổ chức đoạt giải Nhân Quyền 2008 được các vị sau đây diễn đọc: Giáo Sư Nguyễn ngọc Bích (vinh danh bán nguyệt San Tự Do Ngôn Luận), bà Jackie Bông (vinh danh nhà báo Ðiếu Cày-Nguyễn Văn Hải) và Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng (vinh danh Thượng Tọa Thích Thiện Minh). Ðồng thời, các cá nhân và tổ chức đoạt giải cũng được lần lượt các vị Luật Sư Lâm Lễ Trinh, Cựu Ðại Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh và Mục Sư Trần Thanh Vân chính thức trao giải.

Cũng trong buổi lễ trao Giải Nhân Quyền 2008, Linh Mục Phêrô Phan Văn Lợi, từ Huế, Việt Nam, tổng biên tập bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận, cũng gởi một audio bày tỏ cảm nghĩ khi bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận được nhận Giải Nhân Quyền năm nay. Ông nói:

“Hôm nay, đại diện ban biên tập, chúng tôi trước hết xin bày tỏ lòng tri ân của chúng tôi đối với Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam vì vinh dự cao quý và bất ngờ này. Vinh dự này không phải chỉ ban cho nhóm biên tập viên chúng tôi mà còn ban cho cái tập thể rộng lớn đã cùng chung sức khai sáng, nuôi dưỡng, phổ biến cũng như thân thương đón nhận tờ báo, mà chúng tôi cũng muốn nhân dịp này bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến tất cả. Trước hết là Linh Mục Nguyễn Văn Lý, vị khởi xướng và đồng sáng lập, vốn đang ở tù cộng sản lần thứ tư và năm thứ 16. Tiếp đến là những tác giả trong lẫn ngoài nước đã sốt sắng gởi bài đăng hoặc cho phép chúng tôi đăng bài. Những cá nhân và tập thể đã hào hiệp ủng hộ tài chánh để tờ báo có thể tặng miễn phí hoàn toàn cho đồng bào quốc nội. Xin phép nêu vài tên tuổi tiêu biểu như Nhóm Lương Tâm Công Giáo mà hôm nay đã vui lòng thay mặt chúng tôi để nhận giải, như Khối 1706 và Khối 1906 v.v... Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn các chiến sĩ quốc nội, đặc biệt thuộc Khối 8406, trong đó một số đang ở tù, đã can đảm sao chụp và phổ biến tờ bán nguyệt san đi khắp cả nước, tới nhiều vùng. Xin cảm ơn các vị chuyên gia vi tính hải ngoại đã thiết kế trang mạng riêng cho tờ báo, các vị điều hành trang mạng đã lưu giữ tờ báo, nhiều cá nhân và tập thể đã in lại tờ báo tại Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại, Anh Quốc, Úc Châu để gây tinh thần yểm trợ cho quốc nội. Xin cảm ơn các thân hữu xa gần đã nhiệt thành phát tán tờ báo trên mạng khắp hải ngoại hay về lại trong nước. Xin cảm ơn các độc giả, đặc biệt các độc giả quốc nội là những người chẳng những đã đọc tờ báo với lòng thích thú mến chuộng mà còn với lòng dũng cảm.”

Phát biểu tại buổi lễ, Nghị Sĩ Lou Correa cho biết, ông rất cảm động khi nghe những lời phát biểu của Linh Mục Phan Văn lợi. Ðồng thời, ông hứa rằng ngày nào còn tại chức, ông sẽ luôn sát cánh với cộng đồng người Việt hải ngoại tiếp tục tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Có vài việc gây ngạc nhiên và vui mừng cho MLNQVN và người tham dự, đó là một vị ẩn danh đã tặng $5,000 dùng cho giải Nhân Quyền năm 2009. Ông Ðặng Hoàng Hà, từ Philadelphia đã gọi thiện thoại về chúc mừng MLNQVN nhân dịp trao giải đồng thời ông cho biết, ông đã mua bảo hiểm nhân thọ với số tiền là $35,000. Ông nói:

“Sau khi tôi chết, tất cả số tiền trên tôi tặng lại cho ‘Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam’... Số tiền này để dùng vào mục đích duy nhất là làm giải thưởng một lần cho những tôn giáo, tổ chức, hội đoàn và cá nhân đang ở trong nước có những đóng góp tích cực và hữu hiệu cho dân tộc Việt Nam sớm có Dân Chủ và Nhân Quyền. Ðó là ước nguyện lớn nhất của tôi.”

Chúng tôi cũng được gặp cô Nguyễn Thị Thu Hồng, người từ Việt nam sang Hoa Kỳ du lịch, tại buổi lễ. Cô không ngần ngại cho chúng tôi biết cảm nghĩ của cô về các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Qua Internet, cô thường theo dõi và thực sự cảm phục tinh thần bất khuất và việc làm của nhà báo tự do Ðiếu Cày, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài, Luật Sư Lê thị Công Nhân... Họ đấu tranh dưới chế độ tàn bạo như vậy thì chỉ thiệt hại cho bản thân họ thôi, nhưng họ vẫn đứng lên đấu tranh, nên em cảm phục.”

“Sinh viên, giới trẻ Việt Nam muốn làm cái gì đó, trước đây họ rất sợ nhưng bây giờ họ bạo dạn hơn. Em đã từng tham gia những buồi biểu tình chống Trung Cộng, theo dõi vụ xử các nhà báo, nhà dân chủ.”

“Khi qua đây du lịch, em vẫn theo dõi tin tức trên Intenet nên biết có buổi lễ này. Em đến đây tham dự để ủng hộ tinh thần những người được giải và những người đang đấu tranh trong nước. Em thấy rằng họ không đơn độc vì được sự ủng hộ của đồng bảo hải ngoại, và đây là một buổi lễ rất ý nghĩa đối với em.”

Nguồn: Nguoi Viet Online

Các Blogger, Phiến quân mới của Việt Nam




Một blogger Việt Nam, lo sợ những hành động trả thù, đã không cho biết tên của cô (Chitose Suzuki / AP)

Geoffrey Cain, Ban Đối ngoại của Chronicle

Chủ nhật, ngày 14-12-2008


Với hệ thống Internet không dây đường truyền tốc độ cao, miễn phí hiện có sẵn tại những tiệm cà phê và các trường đại học trên khắp Việt Nam, các blogger đang ngày càng thách thức hệ thống kiểm duyệt và Đảng Cộng sản cầm quyền.

"Chúng tôi sẽ không xuống đường, chúng tôi sẽ không la to lên bất cứ câu nào. Chúng tôi đang ngồi trước màn hình, gõ bài và đưa lên mạng," đó là lời của một sinh viên đại học, người có tên trên Web là Mr. Cold. "Đó là cách mà chúng tôi chống đối."

Mr. Cold là một phần của một lũ chiến binh blogger, những người viết ra dưới những bí danh như Blacky và Viet+die. Họ nổi tiếng nhờ những quan điểm chống đối chính quyền và họ đưa lên mạng những sự kiện không hề xuất hiện trong hệ thống truyền thông nhà nước đã được gọt dũa cho sạch. Những trang web của nhà nước như VietnamNet và Vietnam News đưa tin tức tiêu biểu về kinh doanh, về bộ máy quan liêu của nhà nước và những dự án phát triển được nhà nước bảo trợ.

"Họ (truyền thông nhà nước) quyết định những gì chúng tôi sẽ được nghe, những gì chúng tôi sẽ phải đọc và những gì chúng tôi sẽ trông thấy," Mr. Cold viết. "Họ là những kẻ nô lệ của những người Cộng sản."

Mặc dù Đảng Cộng sản đã và đang nới lỏng các hạn chế nhờ vào động lực thị trường trong những năm gần đây, song lại không nới lỏng sự kìm kẹp của mình đối với hầu hết báo chí, đài truyền hình và phát thanh, những cơ quan vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của chính phủ.

Vào tháng Sáu, một phiên tòa đã kết án nhà báo Nguyễn Việt Chiến hai năm tù giam vì đã đưa tin bài về một vụ bê bối tham những lớn trong chính phủ năm 2006. Bốn người khác đã bị thu thẻ nhà báo do đã phê phán việc bắt giữ ông Chiến, theo tin từ hãng thông tấn Associated Press [AP].

Cho tới năm 2007, bất đồng quan điểm chính trị hầu như không tồn tại ở Việt Nam, ngoại trừ cuộc phản kháng được chính quyền cho phép năm 2003 phản đối cuộc xâm chiếm của Hoa Kỳ ở Iraq. Thế nhưng các blogger và những trang Web tin tức chưa đăng ký đã làm cho các giới chức nhà nước tức giận bằng việc thảo luận về AIDS, ma túy và tình dục, và quan trọng nhất, khi họ lên tiếng chỉ trích chính quyền.

Như một hệ quả, Hà Nội vào tháng Mười đã thành lập một cơ quan mới - Cục Quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin Điện tử - nhằm kiểm soát Internet. Cơ quan mới đã khuấy động những mối lo ngại rằng các nhà lãnh đạo Cộng sản ở đây sẽ thiết lập một phiên bản tiếng Việt của bức "Vạn lý Tường lửa" [Great Firewall] của Trung Quốc, một chương trình kiểm duyệt trực tuyến mạnh để chặn những trang Web phê phán chính phủ Trung Quốc. Khoảng 17,5 triệu trong 86 triệu dân chúng Việt Nam sử dụng Internet, theo các số liệu của chính phủ cho biết - một mức gia tăng mạnh mẽ chỉ từ 200.000 người dùng vào năm 2000.

Tín hiệu gửi tới các blogger

"Luật pháp còn cho các nhà chức trách công cụ pháp lý khác để đàn áp quyền tự do báo chí tại Việt Nam, một thực trạng đã nằm trong số tồi tệ nhất của khu vực liên quan tới sự quấy nhiễu của chính quyền đối với các nhà văn và nhà báo," theo nhận xét của ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông nam Á của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo có trụ sở tại New York. "Các xử lý tàn nhẫn đối với ông Nguyễn Văn Hải là muốn gửi đi một thông điệp đối với tất cả các blogger trong cả nước."

Vào tháng Chín, ông Nguyễn Văn Hải, người đã lập blog dưới cái tên Điếu Cày, đã bị kết án 30 tháng tù giam cho hành động trốn thuế. Trước vụ bắt giữ, ông Hải đã kêu gọi những cuộc biểu tình chống lại chuyến rước đuốc Olympic khi nó được đưa qua Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng Tư và ông cũng đã chỉ trích Trung Quốc về hành động đàn áp dã man của họ tại Tây Tạng. Việt Nam vẫn thận trọng trước những sự việc làm mếch lòng nước láng giềng hùng mạnh của mình.

"Những quy chế kiểm duyệt mới này là không phù hợp với quyền tự do ngôn luận, một quyền đã được công nhận bởi hiến pháp và những công ước quốc tế được Việt Nam ký kết," anh Lê Minh Phiếu, một sinh viên được học bổng ngành luật hiện đang theo học tại Pháp đã nhận xét.

Tuy nhiên, ông Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ thông tin và truyền thông, đã bảo vệ cho hành động đàn áp thẳng tay, bằng việc cho các nhà báo trong nước biết rằng Việt Nam "phải đối mặt với nhiều thông tin không chính xác" từ các blogger. Bộ này còn cho rằng có khoảng 1,1 triệu blog, hầu hết trong số đó là không được kiểm soát. Trong tương lai gần, ông Doãn nói, ông sẽ yêu cầu Google và Yahoo trợ giúp để "chỉnh đốn" giới blog. Cả hai gã khổng lồ ở Thung lũng Silicon đã bị chỉ trích nặng nề vì giúp chính phủ Trung Quốc trấn áp những nhà bất đồng chính kiến.

Một số blogger Việt Nam nghĩ rằng việc thách thức chính quyền là hại nhiều hơn lợi và họ đã chọn lựa cách thúc đẩy những sửa đổi theo một chiều hướng nhẹ nhàng hơn.

Blog E-Learner 2.0 của Nguyễn Anh Hùng, là một ví dụ, sẽ dạy những trẻ em nghèo cách sử dụng công nghệ chỉ một lần đưa lên và vận hành. "Tôi muốn giúp để mọi người biết về những gì đang diễn ra trong nền kỹ thuật công nghệ ở Việt Nam," anh nói.

Trang blog Vàng Anh quảng bá cho quyền tự do ngôn luận song không phải là thúc đẩy cho một sự chấm dứt chính thể đang cai trị. Các nhà hoạt động phía sau blog được nhiều người ngưỡng mộ thường gặp gỡ nhau mỗi tuần trên các chat room, họ thảo luận về những đề tài nóng của đất nước.

Song nhiều blogger thích thách thức chính quyền Cộng sản và người láng giềng lớn nhất của nó.

Tháng Mười hai năm ngoái, các blogger có hoạt động tích cực đã cùng phối hợp tổ chức một cuộc phản kháng lớn ngay trước cửa Tòa Đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nhắc lại chủ quyền tối cao của nước ông đối với quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, nơi cũng được yêu sách chủ quyền bởi Việt Nam và Đài Loan. Những người biểu tình -- hầu hết là sinh viên -- đã hô to "Đả đảo Trung Quốc!" và "Việt Nam muôn năm!"

Trang tin tức bị đột nhập

Vào tháng Năm, các blogger đã đột nhập vào trang Dân Trí, một trang Web tin tức phổ biến được nhà nước chỉ đạo, rồi viết lên những khẩu hiệu ủng hộ dân chủ và tinh thần dân tộc ví như "Các công dân chúng ta, hãy đòi hỏi đa nguyên tư tưởng!" "Những người Cộng sản bịt miệng báo chí!"

Các blogger cũng đã chỉ trích cách xử lý có tính chất áp chế của công an đối với những người nông dân phản kháng, kêu ca việc chính quyền đã từ chối trả cho họ những khoản bồi thường thỏa đáng về những phần đất bị nhà nước cho chiếm hữu.

Trong lúc này, hầu hết các blogger đang theo dõi việc truy cập vào chương trình Yahoo 360 của mình, một diễn đàn blog hết sức phổ biến đối với những người Việt Nam trẻ tuổi.

"Chúng tôi gặp may là chính quyền đã không kiểm duyệt Yahoo 360, thế nhưng họ sẽ làm với những quy định mới," Mr. Cold dự báo. "Chính quyền của chúng tôi đã chậm chạp trong việc phản ứng với các blog."


Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008