Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền




Đỗ Hiếu,
phóng viên RFA
2008-12-10

Hôm nay là ngày kỷ niệm 60 năm Bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra đời.

Nhân dịp này Biên tập viên Đỗ Hiếu có bài tổng hợp sau về họat động nhằm bảo vệ các quyền căn bản của con nguời trên thế giới cũng như tại Việt Nam .

Bối cảnh ra đời

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc vào năm 1945, với hàng chục triệu người thiệt mạng, gây ra bởi chủ thuyết quốc gia cực đoan, phân biệt chủng tộc, tham vọng thống trị tòan cầu.

Để đoàn kết các dân tộc, bảo vệ hòa bình, tôn trọng nhân phẩm, vào ngày 10 tháng 12 năm 1948, tại điện Chaillot, thủ đô Paris, Pháp quốc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ký kết Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, nhằm bảo đảm những quyền con người, tránh đại chiến bùng phát và giải phóng các nước thuộc địa.

Tiến sĩ Hà Văn Hải, đại diện nhân quyền của chánh phủ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc ở Geneve, Thụy Sĩ năm 2004 nhắc lại ý nghĩa Ngày Quốc tế Nhân quyền:

“Đây là ngày kỷ niệm 60 năm kể từ khi các quốc gia ngồi lại với nhau để cùng đấu tranh đòi hỏi nhân quyền cho người dân ngay tại nước họ.

Theo hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bất cứ một chính thể nào đều không có quyền sử dụng quyền lực của mình để tứơc đoạt nhân quyền trong dân tộc của mình. Quyền tối thượng mà Thượng đế dành cho nhân loại là quyền tự do của con người, nhất là tự do tôn giáo.

Ngày 12 tới đây, chúng tôi sẽ có mặt tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, để gặp bà Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc cùng các vị đại sứ nước khác và Cao ủy Nhân quyền.”

Dịp này, ông cũng sẽ có mặt tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ở New York, để vận động Hà Nội trả tự do cho các nhân vật bất đồng chính kiến đang bị giam cầm tại Việt Nam:

“Dịp này, chúng tôi kêu gọi quý vị này làm áp lực để yêu cầu Hà Nội trả tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, luật sư Lê Thị Công Nhân và nhà báo Điếu Cày là những người vô tội”.

Nhân quyền tại Việt Nam

Ông Đòan Thế Cường, thuộc Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam, thành viên ban tổ chức chương trình lễ trao giải nhân quyền Việt Nam năm 2008, được tổ chức vào ngày 14 tháng 12 tới tại Nam California cho đài chúng tôi biết về sinh hoạt liên quan:

“Trong tinh thần thống nhất hành động mỗi khi cùng lên tiếng bảo vệ nhân quyền, chúng tôi thống hợp với các tổ chức khác để cùng làm việc, đặc biệt là vào dịp kỷ niệm 60 Ngày Quốc tế Nhân quyền.

Hàng năm, Mạng Lưới Nhân quyền Việt Nam cũng tổ chức buổi lễ trao giải thưởng nhân quyền cho các nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Năm nay sẽ trao giải thưởng nhân quyền cho thượng tọa Thích Thiện Minh, nhà báo Điếu Cày và bán nguyệt san Tự Do Ngôn Luận.

Người Việt hải ngoại cần lên tiếng bênh vực cho nhân quyền, vì người dân trong nước luôn luôn bị ngăn chặn.”

Trong khi đó, một ngày truớc kỷ niệm 60 năm kỷ niệm tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, tại quốc gia láng giềng của Việt Nam là Trung Quốc, hàng trăm nhân vật đấu tranh tại Hoa Lục cũng ký tên trong bản thỉnh nguyện yêu cầu nhà nước Trung Quốc thực hiện những quyền tự do căn bản của con người.

Lời kêu gọi được phổ biến trên mạng có tên là “Hiến chương 08” do một nhóm gồm trên 300 người chủ trương thuộc thành phần luật gia, học giả, nhà văn, nghệ sĩ, đồng thanh yêu cầu Bắc Kinh thay đổi chính trị, chấm dứt chế độ độc quyền, độc đảng, cải tiến dân chủ, nhân quyền, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo.

Lời kêu gọi đưa ra 19 biện pháp nhằm giúp cải thiện thành tích nhân quyền tại Hoa Lục.

Hiện cũng có chỉ trích đối với Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên hiệp quốc là văn kiện này do không có tính ràng buộc nên khiến một số quốc gia thành viên vi phạm mà không bị trừng phạt. Thế rồi thiếu định nghĩa rõ ràng thế nào là những quyền tự nhiên vốn có sẵn, như quyền từ chối không tham gia chiến đấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét