Tổng thống Philippines kêu gọi các nước trong Asean ủng hộ hiến chương mới |
2007 là đúng 40 năm kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) được thành lập.
Và sau nhiều năm thi hành nguyên tắc không can thiệp chuyện láng giềng, Asean, với quyết định thành lập cơ quan theo dõi nhân quyền, dường như cho thấy họ đã sẵn sàng để đưa chính trị khu vực tiến nhanh như kinh tế.
Về mặt kinh tế, 10 nước nói chung dễ dàng thống nhất về một cơ chế thương mại, theo đó, hầu hết rào cản thuế giữa các nước sẽ được xóa trước năm 2020.
Nhưng về chính trị, Miến Điện lâu nay vẫn là cái gai trong mắt phương Tây, trong khi 9 nước còn lại trong Asean tỏ ra miễn cưỡng khi phải thúc ép Miến Điện.
Với quyết định đưa ủy ban nhân quyền vào một hiến chương mới của tổ chức, có hy vọng Asean sẽ đưa ra những quyết định chính trị táo bạo hơn.
Một số quốc gia muốn thành lập một cơ quan chuyên về nhân quyền nhưng các nước như Miến Điện phản đối. Việt Nam, Campuchia và Lào cũng được nói rằng họ chưa sẵn sàng.
Từ lâu Asean thực thi nguyên tắc không can thiệp chuyện nội bộ các nước |
Tuy vậy, vào cuối ngày 30-7 đã có loan báo hiến chương mới của Asean sẽ bao gồm điều khoản thành lập một ủy ban nhân quyền.
Ngoại trưởng Singapore George Yeo tuyên bố: "Chúng tôi đồng ý rằng sẽ có một cơ quan nhân quyền."
Ông Yeo nói chi tiết của việc này sẽ được bàn sau, nhưng họ hy vọng mọi thứ sẽ làm xong trước khi có hội nghị thượng đỉnh Asean vào tháng 11.
Ngoài chuyện nhân quyền, cần lưu ý đã có mô hình Asean cộng ba cùng Trung Quốc, Nhật và Nam Hàn. Diễn đàn Khu vực Asean cũng đã bàn tới các vấn đề như vũ khí hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên.
Thử thách
Các chuyên gia nay sẽ soạn thảo một hiến chương để các lãnh đạo trong Asean ký tại một hội nghị thượng đỉnh trong tháng 11.
Câu hỏi đặt ra là cụ thể ngôn ngữ trong hiến chương này sẽ như thế nào, liệu chúng có thực chất hay không?
Ngoại trưởng Malaysia Syed Hamid Albar nói: “Nếu điều khoản nhân quyền không có trong hiến chương, người ta sẽ nghĩ Asean không ủng hộ nhân quyền. Chúng tôi ủng hộ nhân quyền, tự do dân sự, pháp quyền, chúng tôi muốn thấy những chính phủ tốt.”
Nhưng ông thừa nhận rằng thành lập một ủy ban nhân quyền chỉ là bước đầu tiên.
“Sẽ mất thời gian. Tôi không đánh giá thấp những khó khăn,” ông nói.
Philippines là quốc gia muốn thành lập một ủy ban như vậy nhất. Ngoại trưởng nước này, Alberto Romulo, nói nó sẽ đem lại “thêm uy tín trên trường quốc tế” cho tổ chức.
Ít nhất về nguyên tắc, Asean đã chứng tỏ các vấn đề chính trị sẽ không còn là cấm kị trong quan hệ đa phương.
Người ta sẽ chờ xem ngôn ngữ của hiến chương mới, và dĩ nhiên cả hành động tương lai, của tổ chức này sẽ đi xa đến đâu
Miến Điện, một nước bị Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ lên án vi phạm nhân quyền với việc bắt giam và quản thúc bà Aung San Suu Kyi trong 18 năm qua, đã ký bản hiến chương. Sự kiện này khiến cho nhiều người nghi ngờ giá trị thật sự của văn bản.
Ngày 15.12.2008, tại Djakarta, ngoại trưởng các nước thành viên Asean xác nhận bản hiến hiến chương chính thức có hiệu lực, tăng cường sự thống nhất giữa mười nước trong khối Đông Nam Á.
Hiến chương mới sẽ đưa Asean đến gần với mô hình của Liên Hiệp Châu Âu. Trên nguyên tắc cuộc họp thượng đỉnh phải được tổ chức trong tháng này tại Bangkok nhưng đã bị dời lại sang mùa Xuân 2009 do cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan.
Chủ tọa cuộc họp hôm nay, tổng thống Indonêxia đã đánh giá sự kiện bản hiến chương được thông qua mang một ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ cho phép Asean giữ một vai trò rộng lớn hơn tại châu Á nói riêng và trên sân khấu quốc tế nói chung, trong bối cảnh thế giới đang trải qua nhiều xáo trộn nghiêm trọng. Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono múôn nói đến cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Đồng thời ông cũng lấy làm mừng là vùng Đông Nam Á không còn cho thấy hình ảnh « một khu vực bị chia rẽ sâu đậm và bị chiến tranh tàn phá » giống như trong hai thập niên 1960 và 1970.
Bản hiến chương Asean buộc các nước ký vào văn bản phải tăng cường dân chủ, xử lý tốt công việc của Nhà nước, tôn trọng luật pháp và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản.
Miến Điện, một nước bị Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ lên án là đã trắng trợn vi phạm nhân quyền với việc bắt giam và quản thúc bà Aung San Suu Kyi trong 18 năm qua, đã ký bản hiến chương. Sự kiện này khiến cho nhiều người nghi ngờ giá trị thật sự của văn bản. Nhất là hiến chương không quy định biện pháp trừng phạt đối với một nước vi phạm nhân quyền
Nguồn: BBC Vietnamese & RFI
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét