Xã hội tự do & xã hội sợ hãi




Chúng ta thường liên hệ một xã hội tự do với một số quyền căn bản nào đó. Tuy nhiên không một xã hội nào những quyền tự do này là tuyệt đối. Ở Mỹ chẳng hạn, nơi mà các quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng được coi là bất khả xâm phạm, người ta không có quyền tự do để la hoảng “cháy!” trong một nhà hát đông người, hoặc chế độ đa thê được cho phép nhân danh niềm tin tôn giáo. Trong khi những thảo luận về giới hạn thích hợp nào đó của các quyền tự do có thể là những đề tài tranh luận thú vị trong các xã hội dân chủ, những thảo luận này không làm sáng tỏ được sự khác biệt nền tảng giữa một xã hội dựa trên tự do và một xã hội dựa trên sự sợ hãi.

Như thế nào là một XÃ HỘI TỰ DO?

Một xã hội là tự do nếu người dân trong xã hội đó có quyền được bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị bắt giam, bị tù đày, hoặc bị hành hung.

Một xã hội không bảo vệ quyền được có ý kiến khác biệt, ngay cả khi xã hội này hoàn toàn tuân thủ những giá trị và ý thức hệ riêng biệt của nó, thì nó sẽ không tránh khỏi trở nên một xã hội sợ hãi và, do đó, gây nguy hiểm cho tất cả thành viên trong xã hội.

Một phương pháp đơn giản để xác định quyền được bất đồng chính kiến trong một xã hội nào đó có được tôn trọng hay không là dùng phép thử “quảng trường thành phố”: một người có thể đến quảng trường thành phố và bày tỏ quan điểm của mình mà không sợ bị bắt, bị tù đày, hoặc hành hung không? Nếu một người có thể làm việc đó thì người này đang sống trong một xã hội tự do. Nếu không, thì anh ta đang sống trong một xã hội sợ hãi.

Những người đang sống trong một xã hội tự do có thể cho rằng phép thử này quá bao quát vì, cùng với nền dân chủ tự do, nó bao gồm cả những quốc gia thường vẫn không được coi là tự do. Theo phép thử “quảng trường thành phố” này thì những quốc gia nơi mà phụ nữ không được tham gia bầu cử, nơi nạn phân biệt tràn lan, nơi đời sống kinh tế bị độc quyền trong tay một thiểu số vẫn được coi là những quốc gia tự do. Sự phế phán rất chính đáng này đã chứng tỏ rằng tất cả những xã hội đáp ứng tiêu chuẩn tự do không nhất thiết là những xã hội công bằng. Tuy nhiên những xã hội vượt qua được trắc nghiệm này được coi như đã bước qua ngưỡng của tự do. Ngược lại, một xã hội sợ hãi thì không bao giờ bước qua ngưỡng cửa này và luôn luôn là một xã hội bất công.

Thử chia thế giới thành hai hạng, xã hội tự do và xã hội sợ hãi, và khoảng trống ở giữa. Tôi tin rằng chỉ có hai loại xã hội đó mà thôi. Một xã hội không bảo vệ quyền bất đồng chính kiến chắc chắn sẽ dựa trên sự sợ hãi. Trên thực tế, sự sợ hãi là sản phẩm tất yếu bởi cơ chế của một chính thể bạo ngược.

Hãy hình dung một xã hội thuần nhất trong đó mọi người đều suy nghĩ như nhau, chia sẻ những giá trị, niềm tin, và lối sống như nhau. Xã hội giả định này là “tự do” vì sẽ không cần có luật để ngăn cấm người ta bày tỏ ý kiến khác biệt – vì đã không có ý kiến khác biệt. Và vì tất cả mọi người đều đồng ý với ý thức hệ chung nên cũng không có những người bất đồng chính kiến.

Sự đa dạng trong đời sống con người gợi ý rằng thay đổi trong bất cứ xã hội nào là điều không thể tránh khỏi. Sẽ không có hai người nào, nói gì đến tất cả thành viên trong một cộng đồng, có chung hoàn cảnh, chung thị hiếu, chung trình độ thông minh, chung kinh nghiệm, chung sở thích,v.v…Những khác biệt tự nhiên này sẽ tất yếu đưa đến những phản ứng khác nhau trước những hoàn cảnh mới. Dù một xã hội có thuần nhất đến mức nào đi nữa thì dần dần sự khác biệt giữa những thành viên trong xã hội đó sẽ xuất hiện và gia tăng. Tốc độ của tiến trình này khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ mức độ đa dạng của các thành tố xã hội đến mức độ ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, nhưng sự khác biệt về ý kiến là điều chắc chắn.

Vấn đề trở nên là: xã hội giả định này sẽ phản ứng như thế nào trước sự khác biệt ý kiến không thể tránh khỏi như thế? Liệu nó cho phép mọi người được bày tỏ một cách tự do? Liệu nó cho phép một sự thay đổi trật tự hiện hành bằng những biện pháp dân chủ? Nếu câu trả lời là “có” thì xã hội đó vẫn là một xã hội tự do.

Nhưng nếu đa số người dân trong xã hội đó không muốn thay đổi, và muốn ngăn chặn bất cứ thay đổi nào trong tương lai thì sao? Những đạo luật nghiêm cấm bất đồng chính kiến sẽ phải được ban hành bởi đa số hoặc được áp đặt bởi chế độ. Việc các đạo luật này có trở thành biện pháp ngăn chặn hữu hiệu hay không còn tùy thuộc vào sự kiên định của những người bất đồng đối với ý tưởng của họ và tùy thuộc ở mức độ khắc nghiệt của sự trừng phạt. Nhưng có một điều rõ ràng: xã hội này không còn là một xã hội tự do nữa!

"Có một tín điều cho rằng mặc dù chúng ta yêu tự do, người khác thì không; rằng sự gắn bó của chúng ta với tự do là sản phẩm của văn hóa; rằng tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp trị là những giá trị phương Tây…Chúng không phải là những giá trị của phương Tây mà là những giá trị hoàn vũ của tinh thần nhân loại. Bất cứ nơi nào, lúc nào, người dân có cơ hội được lựa chọn, kết quả của những lựa chọn này luôn giống nhau: chọn tự do, không chọn bạo quyền; chọn dân chủ, không chọn độc tài; chọn pháp trị, không chọn công an trị."( Tony Blair)

Niềm tin tưởng của tôi cho rằng tự do là cho tất cả mọi người không chỉ bắt nguồn từ thực tại là dân chủ đã có mặt khắp mọi nơi trên thế giới, cho phép nhiều dân tộc của những nền văn hóa khác nhau được hưởng quyền tự do mà nó bảo đảm, niềm tin đó còn bắt nguồn từ kinh nghiệm sống trong thế giới của sợ hãi, nghiên cứu nó, tranh đấu với nó. Bằng cách mổ xẻ cái thế giới sợ hãi này, mổ xẻ cái cơ chế của bạo quyền đang vận hành nó, và phân tích cách thức mỗi cá nhân đương đầu với nó, người ta có thể hiểu tại sao lịch sử hiện đại thế giới đã chứng kiến một sự bùng nổ ngoạn mục của tự do như thế. Khao khát chung của con người là không sống trong sợ hãi. Thực vậy, nếu được lựa chọn thì tuyệt đại đa số sẽ chọn một xã hội tự do, thay vì một xã hội sợ hãi.

Michael Vũ

3 nhận xét:

  1. Đồng ý Michael Vũ(một xã hội tự do ,hay một xã hội sợ hãi)
    Ông nói như vầy thì người dân trong nước làm sao hiểu được cái tự do kiểu gì mà người ta không sợ ai hết,kể cả chửi Nông Đức Mạnh làm sai ,hoặc công an ức hiếp dân(ở xã hội tự do mà giữa rạp hát la cháy thì người ta cho thằng đó bị khùng liền niếu không có cháy,còn ở xh sợ hãi thì lo dọt trước cho chắc ăn)Tôi muốn nói đến cấu trúc của một xã hội không biết sợ ,tam quyền phân lập ,bầu cử tự do,đa đảng,tự do báo chí ,tự do ngôn luận ,tự do tư tưởng
    ,còn nhiều thứ tự do khác nữa mà tự nó sẽ có.Tại vì khi chia quyền như vậy thì kẻ nắm quyền không thể làm cha thiên hạ được,mà như vậy thì không có người dân nào phải sợ hãi hết

    Trả lờiXóa
  2. Người ta đôi khi chỉ sợ chính nỗi sợ, còn những ai vốn dũng mãnh, can đảm và tự tin thực sự thì không cần phải làm cho người khác sợ mình. NqP

    Trả lờiXóa
  3. Michael Vu viet rat dung va sau sac, ly luan chat che nhung toi so rang cao qua phai co trinh do hoc van kha moi hieu tron ven duoc.
    Neu bai nay dua cho dan BACHAN doc thi ho cha hieu gi ca, vi ho chi biet BAC KIM va Dang CS tu bao nhieu nam qua . Ngay nay duoc hai bua com thay bobo ,ngo ,khoai la tot roi. ( Ho cung khong biet la gao do NAMHAN vien tro ).
    Neu bai nay cho dan mien BAC VIETNAM thi cung chi hieu mot phan nho ,vi XA HOI DA THAY DOI TUYET VOI ,khong con cai RADIO la het suot ngay treo day duong,khong con phai xin phep khi di tham ban o xa , va nhieu cai khong nua . Doi song nho BAC va DANG da tien gan bang xa hoi MIEN NAM truoc nam GIAIPHONG 1975. Nen nhieu nguoi nghi the la du lam roi .
    Dan mien NAM VN co the thau hieu nhieu bai viet nay cua ban day .
    Toi van thich loi dien dich ve TUDO,DANCHU cua CONGLY, DIEUCAY, NGUYENTIENTRUNG ..... no don so, de hieu nhu ban tinh that tha cua nguoi mien NAM VN .
    Neu LANHDAO VN doc bai nay cua ban va biet phai,trai thi that phuoc duc cho dan minh.
    NGUYENTANDUNG va NGUYENMINHTRIET deu la sinh vien SAIGON truoc 1975, hai BAC CS nay thoai mai ho het tren duong pho SAIGON vao nhung nam do, co bi tu ngay nao dau. Hy vong hai BAC hieu duoc Michael Vu.

    Trả lờiXóa