Đàn áp Blogger : Muốn bắt thì bắt muốn thả thì thả

(CLB Nhà báo Tự do) Sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam và trả tự do cho blogger Người Buôn Gió, Mẹ Nấm và nhà báo Phạm Đoan trang vì có những hành động yêu nước đã khiến dư luận trong nước và quốc tế phản ứng mạnh mẽ. Sự kiện này cũng khiến dư luận nhớ đến blogger Điếu Cày của CLB Nhà báo Tự do hiện vẫn còn bị giam giữ và kỷ luật gắt gao. Xin giới thiệu bài về vấn đề này trên RFA

Sau khi nhiều cơ quan truyền thông quốc tế lên tiếng quan ngại, hai blogger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang đã được trả tự do.

Trong lúc đó nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải còn được biết rộng rãi hơn qua bút danh Điếu Cày bị bắt giam từ ngày 19 tháng Tư năm 2008 vì đã biểu tình chống Trung Quốc về Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng lại nhận bản án 30 tháng về tội trốn thuế và không hề được giảm án hay ân xá trong dịp lễ vừa qua.

Dư luận vẫn đang theo dõi blogger Điếu Cày trong lúc bị di chuyển từ trại giam này sang trại giam khác với những quan tâm đặc biệt dành cho ông.

Quyết định bất ngờ của công an

Hai Blogger Người Buôn Gió tức anh Bùi Thanh Hiếu và Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang có lẽ không ngờ rằng mình được thả ra sớm như vậy sau khi cơ quan an ninh bắt giữ với cáo buộc là xâm phạm an ninh quốc gia.

Đây là một động thái hiếm hoi của công an Việt Nam dành cho các người bị cáo buộc tội danh này khi họ áp dụng luật tạm giữ hành chánh tối đa là chín ngày cho các nghi can vừa nói.

Đây là một động thái hiếm hoi của công an Việt Nam dành cho các người bị cáo buộc tội danh này khi họ áp dụng luật tạm giữ hành chánh tối đa là chín ngày cho các nghi can vừa nói.

Cả ba người đều có chung một hành động giống nhau dẫn tới việc bắt giữ khẩn cấp của công an đó là trên trang blog và bài viết của họ có nội dung chống lại việc Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ba người này may mắn hơn một blogger khác, cũng hành động như họ là tham gia biểu tình chống trung Quốc trước khi cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh xảy ra, đó là nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải còn được biết là chủ nhân của trang blog Điếu Cày.

Chống Trung Quốc: 2 năm 6 tháng tù giam

Toà án Quận 3, TP Hồ Chí Minh, tuyên mức án 30 tháng tù giam cho ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) vợ cũ của ông là bà Dương Thị Tân nhận mức án cải tạo không giam giữ 16 tháng và thử thách ba năm về tội trốn thuế.

Rất là không công bình với chúng tôi vì chúng tôi nào có tội gì ngoài cái tội yêu nước của ông Hải?

Bà Dương Thị Tân

Chúng tôi liên lạc với bà Dương Thị Tân để hỏi bà có ý kiến gì khi hai logger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang chỉ bị tạm giữ có 9 ngày trong khi chồng bà là blogger Điếu Cày lại bị bản án nặng nề như thế, bà Tân cho biết: “Rất là không công bình với chúng tôi vì chúng tôi nào có tội gì ngoài cái tội yêu nước của ông Hải?”

Nhạc sĩ lão thành Tô Hải, có lẽ là một blogger già nhất Việt Nam, người cùng với blogger Điếu Cày tham gia cuộc biểu tình cho biết: “Công tác ngoại giao thế nào chưa biết nhưng ông Hải tức Điếu Cày thì đã vào tù rồi! Dạo đó tôi cũng tham gia nhưng có lẽ họ thấy già quá nên không bắt!”

Người yêu mến blogger Điếu Cày trông mong ông sẽ được ân xá vào ngày lễ 2 tháng 9 vừa qua vì tin rằng việc giam giữ ông như vậy là quá đủ cho chính sách nâng cao quan hệ Việt Trung của nhà nước. Quan trọng hơn nữa là dư luận vẫn tin tưởng mạnh mẽ rằng ông Nguyễn Hoàng Hải là người vô tội.

Thủ tục đầu tiên làm đơn xin nhận tội ?

Luật sư Lê Trần Luật giải thích thủ tục miễn giảm án hay ân xá có những quy định như sau: “Giảm án tha tù là trong thời gian cải tạo phải tốt và thực hiện hai phần ba bản án. Còn ân xá thì không cần thực hiện hai phần ba nhưng phải làm đơn nhận tội và xin được khoan hồng.”

Giảm án tha tù là trong thời gian cải tạo phải tốt và thực hiện hai phần ba bản án. Còn ân xá thì không cần thực hiện hai phần ba nhưng phải làm đơn nhận tội và xin được khoan hồng

LS.Lê Trần Luật

Thủ tục này có lẽ là nguyên nhân khiến cho một loạt các nhà đấu tranh cho dân chủ bị bắt trước đây ít lâu, xuất hiện trên truyền hình Việt Nam nhận tội một cách công khai với hy vọng hưởng sự khoan hồng của nhà nước. Riêng blogger Điếu Cày thì khác.

Theo lời kể của vợ ông là bà Dương Thị Tân thì hai ông bà không có lý do gì để nhận tội, dù chỉ nhận để được ân xá, bà Tân kể phản ứng của chồng bà như sau: “Họ bắt chúng tôi nhận tội để được ân giảm thì chúng tôi thấy không có lý do gì để nhận cả, Ông Hải cho họ biết là sẽ ở cho đến ngày cuối cùng.”

Sau khi hai blogger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang được thả, bà Nguyễn Phương Nga, người mới đảm nhận vai trò phát ngôn viên cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố với báo chí rằng: "Cơ quan an ninh đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam khi tiến hành tạm giữ những người này. Đáng tiếc một số tổ chức và cá nhân đã cố ý thổi phồng sự việc này để xuyên tạc với dụng ý xấu".

Hãy làm gì nhà nước nói đừng làm gì nhà nước làm

Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ nhận định lới tuyên bố này là khác thường và ông chứng minh ngược lại: “Chính phủ Việt Nam và bộ Ngoại Giao Việt nam liên tục công bố trước Liên Hiệp Quốc là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam thì blogger Như Quỳnh cũng như những người khác kêu gọi phản đối Trung Quốc mà bị xem là có tội thì bộ Ngoại Giao Việt Nam có tội hay không?”

Chính phủ Việt Nam và bộ Ngoại Giao Việt nam liên tục công bố trước Liên Hiệp Quốc là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam thì blogger Như Quỳnh cũng như những người khác kêu gọi phản đối Trung Quốc mà bị xem là có tội thì bộ Ngoại Giao Việt Nam có tội hay không?

Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Trong khi đó nhạc sĩ Tô Hải cay đắng hơn khi ông cho rằng Việt Nam không còn xem trọng luật pháp như bà phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao tuyên bố, ông đưa ra ý kiến: “Cái đất nước này là cái đất nước chẳng giống ai cả, muốn bắt ai thì bắt muốn giam giữ bao lâu cũng được.”

Bà Dương Thị Tân cũng cho biết tình trạng chồng bà trong nhà giam bị đối xử khá tồi tệ bà nói: “Chúng tôi ngồi ở cái phòng cách ly của họ và chỉ được nói qua một cái lổ nhỏ xíu bên cạnh ông Hải là một giám thị trại giam”.

Cư dân mạng trên các trang blog theo dõi sự kiện ông đang tiếp tục bị giam một cách chăm chú do vẫn tin rằng hành động của blogger Điếu Cày là yêu nước và phẩm chất ứng xử của ông trước mọi áp lực là đáng trân trọng. Từng là người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Điếu Cày vẫn tiếp tục chiến đấu trong hoàn cảnh mới của đất nước với niềm tin mãnh liệt vào công lý.

Thế nhưng ngày nào người lính Điếu Cày còn trong bốn bức tường tối tăm thì ngày ấy xem ra công lý vẫn chưa soi rọi được hết những góc tối khó nhận dạng từ nhiều thế lực. Tính chất khác lạ trong việc phân biệt xét xử hiện nay của các tòa án tại Việt nam tùy theo thời tiết chính trị giữa quan hệ Việt Trung là mối lo lắng hàng đầu của dư luận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét