Việt Nam xếp hạng 178/195 trên thế giới về tự do báo chí


Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-05-03

Tổ chức Freedom House vừa công bố bản phúc trình thường niên về tự do báo chí trên toàn thế giới năm 2007. Nhận định chung là mức độ tự do báo chí toàn cầu giảm dần trong 6 năm liền. Theo phúc trình này, Việt Nam xếp hạng 178 trên 195 quốc gia được khảo sát, và thuộc vào nhóm “không có tự do.”

Courtesy freedomhouse. org

Bản đồ về tình hình tự do báo chí ở các nước trên thế giới.

Xếp hạng 178 trên 195

Tổ chức Freedom House vừa công bố phúc trình tự do báo chí thường niên nhằm đánh giá mức độ tự do báo chí trên toàn thế giới, trên từng khu vực, và tại mỗi quốc gia, trong năm 2007. Mức độ tự do báo chí năm 2007 sụt giảm so với năm trước, và là sự tiếp tục sụt giảm trong một giai đoạn 6 năm liền. Đó là kết luận tổng quát nhất được tiết lộ từ các con số thống kê.

Điều bất ngờ là, ngoài sự mất tự do báo chí tại các quốc gia độc tài, ngay cả các quốc gia có nền dân chủ cao cũng có dấu hiệu sụt giảm của tự do báo chí. Bản phúc trình khảo sát 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy 72 quốc gia có tự do báo chí; 59 quốc gia tương đối tự do; và 64 quốc gia không có tự do báo chí. Việt Nam thuộc vào nhóm không có tự do báo chí, được xếp hạng 178 trên 195.

“Nhà nước ra nhiều luật liên quan đến báo chí, và gần đây nhất là chỉ thị 37 của thủ tướng cấm tư hoá báo chí. Tôi cho rằng với hoàn cảnh như vậy, báo chí phát triển rất khó khăn.”

“Tôi thấy 600 tờ báo thì cũng là một tiếng nói thôi.”

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội thuộc nhà nước mới có quyền ra báo.”

Đó là những phát biểu của một số nhà báo Việt Nam, trong đó có những người tự gọi là “nhà báo tự do,” không tham gia trong hệ thống báo chí chính thống nhà nước, mà là những blogger hay những người viết bài gởi ra đăng ở các tờ báo nước ngoài. Các phát biểu này đã được ghi âm và phát trên một chương trình của đài Á Châu Tự Do hồi trung tuần tháng Hai vừa qua, cũng liên quan trực tiếp đến câu hỏi về mức độ tự do báo chí tại Việt Nam.

Tất cả đều do nhà nước quản lý

Newspaper-Press-250.jpg
Tại Việt Nam hầu hết các ngòi bút đều bị kiểm duyệt nghiêm ngặt và bị đặt dưới áp lực của đảng và nhà nước. AFP PHOTO

Anh Văn Lang, một nhà báo tự do, đã từng đưa ra nhận định: “Báo chí tự do thì phải ở thể chế tự do. Do đó ở Việt Nam, báo chí nằm trong một cái khung không thể đi ra được. Về mặt cơ chế, ở nước ngoài, các vị trí trong ban biên tập, như chủ nhiệm, chủ bút đều thuộc tư nhân, họ làm đúng theo luật, và không ai xen vào được.

Tại Việt Nam thì tất cả đều do nhà nước quản lý, Tổng Biên Tập do nhà nước chỉ định, nên nếu anh làm trái ý “ông chủ” thì “ông chủ” có quyền cắt, chuyển anh qua công tác khác. Do đó các tổng biên tập làm việc như có lưỡi dao trên bên trên, họ phải làm có mức độ, nếu ai qua khỏi mức độ thì mất việc. Tại Việt Nam, các tổng biên tập mất chức liên tục.”

Những phát biểu này cho thấy, Việt Nam khống chế báo chí thông qua sự khống chế về nhân sự báo chí. Gần đây, như nhiều người ta đã biết, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho ban hành chỉ thị số 37, cấm tư nhân hoá báo chí.

Bản phúc trình thường niên của Freedom House, ngoài việc đánh giá tổng quát trên toàn thế giới, còn thiết lập những đánh giá theo từng vùng và nhận định riêng cho từng quốc gia. Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 40 quốc gia, Tân Tây Lan được xếp đầu bản và Bắc Hàn xếp cuối bản. Việt Nam thuộc nhóm “không có tự do,” đứng hàng thứ 36, ngay trên nước Lào và dưới Brunei. Cũng trong bảng này, Cambodia hạng 26, và được xếp vào nhóm “tương đối tự do.”

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, một nhà báo Việt Nam mô tả luật báo chí Việt Nam và tiến trình bổ nhiệm một Tổng Biên Tập, nhân vật cao cấp nhất của một tờ báo, như sau.

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội của nhà nước mới có quyền ra báo. Và quyền ra báo phải được thừa nhận bởi một giấy phép do Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp. Theo luật, khi tờ báo là cơ quan ngôn luận của các tổ chức ấy, thì tờ báo ấy là cơ quan trực thuộc tổ chức đó. Cơ quan đó sẽ đề nghị một tổng biên tập.

Đề nghị này sẽ được xem xét theo rất nhiều tầng nấc. Bắt đầu bằng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Phố trực thuộc trung ương. Rồi đến Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Uỷ, rồi sau đó gởi lên cho ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương mà ngày nay người ta gọi là Ban Tuyên Giáo. Sau khi cơ quan Đảng có ý kiến về đề nghị đó [bổ nhiệm Tổng Biên Tập], họ chuyển cho chính quyền phê duyệt. Trên nguyên tắc, sự bổ nhiệm tổng biên tập phải có sự đồng ý của ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương và Bộ Văn Hoá Thông Tin.”

Chính quyền và các nhà báo

Rõ ràng, tiến trình đề cử và bổ nhiệm như vừa được mô tả, cho thấy người được cất nhắc vào các vị trí cao trong các cơ quan truyền thông Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu mang đầy màu sắc chính trị do phải được sự phê duyệt của các cơ quan chịu trách nhiệm về tư tưởng của Đảng và chính quyền.

Trong một bảng đánh giá về mức độ tự do báo chí của Việt Nam trước đó một năm, tức là năm 2006, Freedom House viết rằng: “Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.”

Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.

Nhà báo tự do Hoàng Hải, mà nhiều người trong giới blog biết đến với tên gọi “Điếu Cày,” vừa bị bắt gần đây do những hoạt động phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng nhận định, rằng, nếu “Nhà nước cấm đăng thì toàn bộ các báo không đăng. Các báo không đăng, thì dân không biết tin tức.” Cũng theo blogger này, trong hoàn cảnh như thế, Internet sẽ là phương tiện truyền đạt và phá vỡ bức tường bưng bít thông tin trong truyền thông nhà nước.

Công việc đưa tin buổi lễ rước đuốc Olympics Bắc Kinh tại Sài Gòn ngày 29 tháng Tư vừa qua là một ví dụ về sự kiểm soát báo chí Việt Nam. Gần như không một tờ báo nào của Việt Nam đưa tin về việc rước đuốc. Rồi bỗng nhiên, đến ngày 29 tháng Tư, tất cả các báo cùng đưa tin, với nội dung và mức độ

1 nhận xét:

  1. có lẽ đang có sự chuẩn bị để bắt đầu một chiến dịch.....?
    Tuổi trẻ Thứ Năm, 19/06/2008, 04:04 (GMT+7)
    Đề xuất bỏ án tử hình đối với 12 tội danh
    TT (HÀ NỘI) - Ngày 18-6, trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết tổ biên tập dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999 đang khẩn trương lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ.
    Theo tinh thần chung, luật sửa đổi bổ sung sẽ được điều chỉnh theo hướng nhân văn, trong đó đề xuất bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình đối với 12 tội gồm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; buôn lậu; sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tham ô tài sản; nhận hối lộ, đưa hối lộ...

    Trả lờiXóa