Vô phương chống đỡ với sự phát triển của blog




Thưa các bạn sinh viên
Chúng ta đang chiếm 60 hay 70% số chủ nhân blog ở Việt Nam. Chúng ta đang chờ đợi sự ra đời chính th ức của cái thông tư về “quản lý blog” của bộ Thông Tin – Tuyên Truyền, mà theo ấn định nó phải có mặt trong tháng 12 này.
Ở một đất nước mà báo chí tư nhân bị cấm đoán, sự tự do báo chí được quốc tế xếp vào loại “bét”, nhà báo đều là công chức, mọi tờ báo đều phải có “cơ quan chủ quản… nếu chúng ta hỏi nhau rằng thông tư này nhằm phát triển hay hạn chế blog thì sẽ là thừa.

Đảng lo lắng chuyện nở rộ của cộng đồng blog

Theo ĐCSVN thì dân trí Việt Nam chưa cao (lời ông Lê Doãn Hợp, uỷ viên trung ương đảng, bộ trưởng bộ Thông Tin – Tuyên Truyền, trong buổi giao lưu trực tuyến trên báo điện tử Vietnamnet) nên chưa thể ban cho dân đầy đủ dân chủ. Tự do ngôn luận cũng do đó mà bị hạn chế.

Khốn nỗi, từ khi có blog (phương tiện giúp cho mỗi cá nhân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình) thì cả một “rừng blog” cứ mọc lên, hàng triệu và hàng triệu. Blog ở Việt Nam lan toả với tốc độ ghê gớm. Tuyệt đa số chủ nhân blog là giới trẻ “có học”: học sinh, sinh viên. Nhiều nhà văn, nhà báo, nhà khoa học cũng tạo blog riêng. Nó nói lên rằng quyền tự do ngôn luận vốn bị kìm hãm, nay bùng phát nhờ có phương tiện thích hợp. Nó cũng chứng tỏ dân trí Việt nam không đến nỗi thấp – như ông Lê Doãn Hợp nói.

Điều nguy hại cho đảng là trong “rừng blog” này có quá nhiều blog chính trị - với “chính kiến khác biệt”. Nó phản ánh tình trạng người dân bị bịt miệng về chính trị. Đảng quá nhạy cảm để thấy rằng các trang blog đó đang lật tẩy những vi phạm dân chủ và nhân quyền trong chủ trương và chính sách của đảng. Vậy, phải “quản lý” chúng, đưa chúng vào “lề phải”.

Chúng ta nên chính thức nói với những người e ngại (hoặc vin cớ để e ngại) rằng tuyệt đa số blogers có đủ hiểu biết để không vi phạm những quy định về tự do ngôn luận. Chúng ta không nói trái đạo đức, kém văn hoá, không xúc phạm nhân phẩm của ai, không xâm phạm quyền tự do của người khác, không moi móc chuyện riêng tư của mỗi cá nhân. Tất nhiên, chúng ta cũng không tuyên truyền chiến tranh, khuyến khích tội ác, kỳ thị tôn giáo và chủng tộc.

Đảng CSVN khỏi lo những chuyện này, vì (nếu có) là rất cá biệt, sẽ bị chính cộng đồng blogers phản đối. Ngược lại, chúng ta có cơ sở và bằng chứng để lo rằng ĐCS sẽ cấm chúng ta nói về sự vi phạm dân chủ và nhân quyền của đảng.

Lúng túng hay bế tắc chuyện quản lý blog?

Quản lý blog là chủ trương của đảng. Khỏi ai cần nghi ngờ.
Đảng giao cho bộ Thông Tin – Tuyên Truyền lo chính sách đối phó, còn con người chịu trách nhiệm cụ thể là ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn. Tháng 12-2008 (còn vài ngày nữa) ông Doãn phải có bản thông tư về quản lý blog, do vậy ngày 27-11 vừa qua ông đã chủ trì một hội thảo có tên là “Xây dựng thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog)” để lấy ý kiến chung.

Chỉ cần 2 key words là “quản lý blog” và “đỗ quý doãn”, chúng ta có ngay 14 ngàn hay 15 ngàn trang web liên quan. Nó nói lên Đảng, Nhà Nước và Dân đều đang rất quan tâm chuyện quản lý blog.

Nếu thêm một key word nữa, là 27/11, chúng ta sẽ thu được tới 1500 kết quả (!). Điều này chứng tỏ cái hội thảo nói trên được dư luận hết sức chú ý. Rất nhiều tờ báo đã đưa tin, bình luận, nhiều cá nhân đã phát biểu trên blog.

Sau khi đọc những bài quan trọng nhất, chúng ta thấy… ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn tỏ ra rất khổ sở, lúng túng và bất lực. Ông đang ở thế “trên đe, dưới búa”.

- Ông vừa phải thực hiện ý đồ của đảng về “quản lý” blog – theo nghĩa răn đe, bịt miệng;
- Ông lại phải tỏ ra cởi mở với quyền tự do ngôn luận của dân. Ông nói, quản lý blog không phải là hạn chế blog (mà hạn chế sao nổi?);
- Ông còn phải dè chừng sự theo dõi của thế giới vốn rất thành kiến với đảng CSVN về dân chủ và nhân quyền…

Ông đã không giải đáp và không trả lời được nhiều thắc mắc, chất vấn, phản biện tại hội thảo. Gọi là thông tư, lẽ ra nó phải rất cụ thể, thì thực tế nó lại rất chung chung, coi như chỉ là “sự định hướng” để dân blog biết cái gì có thể làm và nên làm, cái gì nên tránh. Không có thưởng nếu làm tốt, không có phạt nếu vi phạm (!).

Khi cần xử lý một blog vi phạm, ông thứ trưởng Đỗ Quý Doãn bảo rằng cứ… áp dụng luật báo chí. Nhưng ông lại không muốn (không dám) coi blog là báo chí. Ông nói: (ai viết blog mà) “biến thông tin blog thành thông tin báo là phạm luật”. Khổ nỗi, điều sờ sờ là vô số blog ở Việt Nam đang mang dáng dấp thật sự, hoặc đang trở thành, báo chí tư nhân. Các bloger đã được nhiều người gọi là “nhà báo công dân” hoặc “nhà báo tự do” (với ý không phải nhà báo viết theo “lề phải”). Chả lẽ, ông Doãn lại dám thay mặt đảng mà thú nhận rằng “đã tới lúc không còn có thể cấm được báo chí tư nhân”?

Nguyên nhân lúng túng và bất lực


- Trước hết, ông Doãn không định nghĩa được blog là gì. Bởi vì, nội hàm của blog đang thay đổi. Ở các xứ sở có dân chủ và tự do, người ta không cần định nghĩa blog, hoặc có định nghĩa thì nó hao hao giống… tờ báo cá nhân (xem wikipedia). Con ông Doãn lại muốn đưa ra định nghĩa để hạn chế nội dung blog và bó tay người viết blog. Ông khổ sở vì không còn dám coi blog chỉ là nhật ký (của cá nhân) nữa như khái niệm ban đầu nữa.
- Thứ hai, đảng và chính phủ của đảng không đủ ba đầu sáu tay để đọc và kiểm soát từng trang blog, trong khi blog cứ nở rộ hàng ngày, hàng giờ.
- Thứ ba, dẫu đảng có là đỉnh cao trí tuệ thì cũng khó mà đối phó nổi với hàng triệu cái đầu tìm mọi cách an toàn để có thể nói được mọi điều cần nói.
- vân vân…
- Nhưng nguyên nhân “gốc” khiến ông Doãn và đảng lúng túng và bất lực trong quản lý blog là… ông và đảng của ông đang bơi ngược trào lưu, ngược xu thế tự do dân chủ trên thế giới mà Việt Nam buộc phải hội nhập.

Nhân kỷ niệm 60 năm ngày ra đời bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, nhóm sinh viên chúng tôi xin trình bày (như dưới đây) trước các thầy, các bạn những thu hoạch của nhóm sau khi học bài về Quyền Tự Do Ngôn Luận

Không ai cấm nổi mọi người tự do suy nghĩ (tự do tư tưởng)
Giới sinh viên chúng ta có hàng triệu cái đầu khác nhau, do vậy người này có thể suy nghĩ không giống người khác. Suy nghĩ là quá trình diễn ra trong não mỗi người, không ai có thể cấm đoán nổi. Nội dung và kết quả của sự suy nghĩ nếu không biểu lộ ra ngoài cũng khó ai biết nổi.

Khốn nỗi, chúng ta là… người. Do vậy, ngoài khả năng suy nghĩ, chúng ta còn có khả năng thể hiện suy nghĩ bằng lời nói (ngôn) và chữ viết (ngữ). Con vật rất ít năng lực suy nghĩ và (do vậy) cũng rất ít nhu cầu thể hiện sự suy nghĩ. Con người, nhất là khi đã tốn công học hành để thành sinh viên, có nhu cầu rất cao về thể hiện các suy nghĩ và do vậy cũng tạo ra nhu cầu trao đổi với người khác. Chính nhờ trao đổi mà đi đến chân lý và tạo ra sự đồng thuận thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Cách hành xử độc đoán, độc tài
Không cấm nổi mọi người suy nghĩ khác nhau, bọn độc tài – dù ở thời đại nào cũng vậy – tìm mọi cách cấm đoán mọi người thể hiện ý nghĩ. Cụ thể là cấm biểu lộ những suy nghĩ chống độc tài. Chúng dùng muôn cách, nhưng chung quy vẫn là:
- Làm cho mọi người suy nghĩ giống nhau về “sứ mạng cai trị dân của chúng: Ví dụ, giai cấp phong kiến nhồi vào đầu mọi người cái “chân lý” rằng… vua là con Trời. Ngôi vua do Trời đặt. Mệnh vua là mệnh Trời. Chống vua là chống Trời… Nh ưng, tuyên truyền lừa bịp chính là một nguyên nhân khiến chế độ phong kiến bị thay thế bằng chế độ cộng hoà, dân chủ.
Đảng Cộng Sản nào khi đã cướp được chính quyền đều nhất loạt nhồi vào đầu mọi người, từ trẻ em tới cụ già, cái “chân lý” rằng… thời đại này là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH; tiến lên CNXH là quy luật tất yếu; chỉ có ĐCS là đảng duy nhất đưa dân lên CNXH; địa vị ăn trên ngồi trốc của ĐCS là do Lịch Sử giao phó. Chống Đảng là chống chân lý, chống quy luật…
- Nếu có ai không suy nghĩ như v ậy, thì giới độc tài cấm họ thể hiện và phổ biến suy nghĩ. Ví dụ, không cho phép những ý kiến “khác biệt” xuất hiện trong cộng đồng, hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng…
- Nếu không cấm nổi thì cấm tự do ngôn luận, cấm thảo luận các ý kiến “khác biệt”. Ví dụ, không cho phép báo chí nằm ngoài sự khống chế của cường quyền (chọn tổng biên tập, biến nhà báo thành công chức ăn lương, tờ báo nào cũng phải có cơ quan chủ quản), cấm báo chí tư nhân…

Làm người, phải có quyền tự do ngôn luận
Con người khác con vật ở chỗ có tiếng nói và chữ viết. Nhưng tiếng nói và chữ viết sẽ dùng để làm gì nếu con người không có quyền thể hiện sự suy nghĩ, không được phép trao đổi, bàn luận với nhau ?

Tự do thể hiện sự suy nghĩ và tự do ngôn luận chính là một trong những quyền làm người được nêu trong bản Tuyên Ngôn về Quyền Làm Người được Liên Hợp Quốc công bố thắng 12 năm 1948 mà nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam long trọng cam kết thực hiện cách đây đã 20 năm.

Chỉ còn 2 tuần nữa toàn thế giới sẽ long trọng kỷ niệm 60 năm ngày Liên Hợp Quốc công bố bản Tuyên Ngôn phổ quát về các Quyền để mỗi con người thật sự trở thành Con Người. Vậy mà nhà nước CHXHCNVN trong suốt 20 năm qua chưa một lần nào cho phép báo chí ở Việt Nam công bố nguyên văn Bản Tuyên Ngôn mà họ đã ký và cam kết thực hiện, nói gì tới chuyện cho chúng ta bàn luận, trao đổi; càng không thể nói đến chuyện thực hiện.

Trần Hiền Thảo, Hà Thị Đông Xuân và nhóm sinh viên

CSVN sắp siết dây thòng lọng quanh cổ các "Blogger"




HÀ NỘI 28-11 (TH) - Chế độ Hà Nội qua Bộ Thông Tin Truyền Thông loan báo sắp đưa ra một thông tư vào Tháng Hai năm tới nhằm “quản lý hoạt động Blog” với những lời đe nẹt trước rằng “Biến thông tin Blog thành thông tin báo chí là phạm luật”.


Nhà báo tự do Hoàng Hải, tức người viết Blog “Ðiếu Cày”, đang bị công an CSVN cưỡng bách đi về trụ sở để thẩm vấn khi ông đi biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn.


Hàng trăm tới hàng ngàn người viết báo mạng cá nhân (Blogger) trong số hơn 1 triệu người viết Blog ở Việt Nam sẽ phải tù tội hay ít nhất phạt hành chính mà các biện pháp nặng nhẹ thế nào, chưa thấy Ðỗ Quý Doãn, thứ trưởng bộ nói trên nói rõ. Tuy nhiên, người ta có thể “đánh hơi” thấy chế độ Hà Nội muốn bóp chế những Blogs đang đưa tin tức, bài vở làm chế độ điên đầu mà không làm gì được ngoài những lần gọi tới cơ quan công an để đe nẹt, khủng bố.

Một số Blogs đã bị công an CSVN ép buộc ngừng hoạt động một cách kín đáo và người ta không biết rõ con số là bao nhiêu vì không hề có những thống kê được nêu ra.

“Yếu tố cá nhân trong Blog là yếu tố cơ bản. Yếu tố này quy định Blog không đại diện cho một tổ chức hay thông tin chính thống nào.” Ðỗ Quý Doãn nói và được VietNamNet thuật lại ngày Thứ Sáu 28 Tháng Mười Một 2008 nhân có buổi hội thảo về “Xây dựng thông tư về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (Blog)” ngày 27 Tháng Mười Một tại Hà Nội.

“Những Blog vượt quá thông tin cá nhân là sai quy định”. Doãn nói.

Biên giới giữa thông tin báo chí và thông tin cá nhân là cái gì, ở chỗ nào, không hề được các nước tôn trọng tự do báo chí hoàn toàn, tôn trọng quyền tự do thông tin của nhân dân, đặt thành vấn đề. Các Bloggers muốn viết cái gì, đưa tin gì chứ không phải chỉ nói về mình, là quyền của họ và không hề bị chế tài, nhà nước chĩa mũi vào kiếm chuyện, từ bắt thẩm vấn khủng bố đến bỏ tù. Nhưng trong cái chế độ độc tài đảng trị ở Hà Nội, nhà nước nắm trọn quyền ban phát thông tin báo chí, cấm báo chí tư nhân nên mới thành vấn đề nhức đầu của nhà nước và đảng CSVN khi các người viết báo mạng cá nhân không “đi ở lề đường bên phải”.

“Quản lý hoạt động của Blog đang là vấn đề phức tạp và nhạy cảm nên việc ban hành thông tư riêng cho hoạt động này là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng và cơ quan quản lý.” Ðỗ Quý Doãn nói như vậy.

Hiến pháp CSVN điều 69 viết “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật”. Nhưng vào pháp luật thì không có luật nào cho tư nhân ra báo, làm truyền thông, không cho tư nhân lập hội, biểu tình.

Ngày 29 Tháng Mười Một 2006, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN phổ biến một chỉ thị theo lệnh của Bộ Chính Trị “kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức”, ngược hẳn lại hiến pháp.

Rất nhiều chỉ thị, lệnh lạt mỗi năm một vài lần lại thấy chế độ Hà Nội càng ngày càng siết chặt thêm vấn đề thông tin báo chí. Bảng xếp hạng thường niên của Tổ Chức Phóng Biên Không Biên Giới (RSF) luôn luôn xếp tình trạng tự do báo chí tại Việt Nam trong nhóm những nước nằm cuối bảng bên cạnh các nước độc tài, Cộng Sản, quân phiệt hoặc tôn giáo quá khích như Bắc Hàn, Trung Cộng, Iran, Miến Ðiện v.v... Tổ chức này từng gọi Nông Ðức Mạnh, tổng bí thư đảng CSVN là “con dã thú sát hại báo chí”.

Hồi đầu năm, cơ quan bảo vệ mạng lưới Internet của Hà Nội bắn tiếng những người truy cập “web đen” sẽ bị phạt hành chính 5 triệu đồng và có thể lên đến 20 triệu đồng. Không giới hạn ở đây, các người cung cấp thông tin trên mạng, có thể bị truy tố hình sự.

Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bút hiệu Hoàng Hải, người viết báo mạng cá nhân Ðiếu Cày, bị nhà cầm quyền CSVN tống giam ngày 19 Tháng Tư 2008 rồi bị kết án 2 năm rưỡi tù với cái bỏ bọc “trốn thuế”. Nhưng thật sự, mọi người đều hiểu ông đã bị tù chỉ vì viết báo mạng cá nhân đưa tin, cổ võ lòng yêu nước xuyên qua Blog “Ðiếu Cày” về hành động bá quyền của Trung Quốc qua vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Ông cũng tham dự tích cực trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc từ cuối năm 2007 sang đầu 2008 ở Sài Gòn nên đã làm Bộ Chính Trị CSVN tức giận.

RSF cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã phản đối mạnh mẽ bản án mà chế độ Hà Nội giáng lên đầu Ðiếu Cày.

Với những gì mà chế độ Hà Nội sắp sửa đưa ra để siết cổ tự do thông tin thêm một mức nữa, những Blogs nổi tiếng như “Công Lý và Sự Thật” của bà Tạ Phong Tần, “Osin” của nhà báo Huy Ðức, và hàng trăm Blogs “ngoài luồng” khác, sẽ vất vả.

Cho tới nay, chưa có gì được công bố trên báo chí cho thấy chế độ Hà Nội thỏa thuận được những gì với hai tổ chức cung cấp dịch vụ Internet quốc tế Google và Yahoo. Yahoo từng bị Quốc Hội Hoa Kỳ đả kích mạnh mẽ khi cung cấp chi tiết của người viết Blog tên Shi Tao đả kích chế độ Cộng Sản Bắc Kinh để ông bị kết án tù 10 năm với cáo buộc “tiết lộ bí mật nhà nước”. Liệu Yahoo và Google có làm như vậy đối với Việt Nam hay không trong khi họ muốn kiếm ăn ở Việt Nam? Ðây còn đang là một dấu hỏi mà chế độ Hà Nội đang điều đình.

Cái kẹt của Hà Nội là các người viết Blogs dùng dịch vụ Yahoo ở nước ngoài nên không thể “quản” được. Nếu không biết đích xác những người đó là ai, vì hầu hết đều dùng một bút hiệu, một cái tên lạ, dò tìm ra được để hành tội không phải dễ dàng.

Một trong những cách mà Hà Nội muốn làm là ép các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài, bắt họ lãnh nhiệm vụ đội vòng kim cô lên đầu những người viết Blog ở Việt Nam theo một thỏa thuận kỹ thuật nào đó.

“Sắp tới, Bộ Thông Tin Truyền Thông sẽ đặt vấn đề với Google và Yahoo!, đề xuất họ hợp tác trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm, phối hợp với nhà nước để tạo môi trường hoạt động tốt nhất, lành mạnh nhất cho các Blogger”, Ðỗ Quý Doãn nói trong cuộc hội thảo nói trên ở Hà Nội.

Nay vì không thể “quản” được các nhà cung cấp dịch vụ Internet ở nước ngoài, Hà Nội chọn cách giản dị là kết tội “phạm luật” đối với những người dùng Blogs để loan truyền tin tức. Cái khôi hài là chính mồm ông Doãn đã nói “Blogs sẽ làm cho xã hội thông thoáng hơn” (VietNamNet ngày 13 Tháng Tám 2008).

BÀN VỀ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CÔNG KHAI




November 29, 2008

.

Các Giáo dân Thái Hà sẽ bị xét xử ở tầng 4 ngôi nhà này

.

Thời gian gần đây, có những vụ án thuộc diện không phải xét xử kín, Quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa Án cũng ghi rõ là “xét xử công khai”, nhưng thực tế người dân vẫn bị cản trở không cho tiếp cận phiên tòa, điển hình là các vụ xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) và bà Dương Thị Tân tội danh “Trốn thuế”, vụ các Giáo dân Thái Hà sẽ xét xử sơ thẩm vào ngày 08/12/2008.

CL&ST xin giới thiệu bài viết của Thạc sĩ Luật học Lê Trần Luật - Trưởng Văn Phòng Luật sư PHÁP QUYỀN bàn về nguyên tắc xét xử công khai được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

* * *
.
BÀN VỀ NGUYÊN TẮC XÉT XỬ CÔNG KHAI
.

Công khai là một trong những thuộc tính quan trọng của xã hội dân chủ. Trong xã hội dân chủ công khai được xem như một tư tưởng xuyên suốt quá trình tổ chức và vận hành bộ máy nhà nước. Trong hoạt động tư pháp tư tưởng này cũng được ghi nhận một cách rất cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật tố tụng.

Hiến pháp 1946, Điều 67: “Các phiên tòa phải công khai, trừ trường hợp đặc biệt”.

Hiến pháp 1959, Điều 101: “Việc xét xử tại các tòa án nhân dân đều công khai, trừ trường hợp Luật định”.

Hiến pháp 1980, Điều 133: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp Luật định”.

Hiến pháp 1992, Điều 131: “Tòa án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp Luật định”.

Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (năm 2003) đã cụ thể hóa tư tưởng này tại Điều 18: Xét xử công khai “Việc xét xử của Tòa án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này qui định.

Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.”

Theo tiến sĩ Luật học Võ Khánh Vinh, “Việc xét xử công khai, một mặt bảo đảm cho nhân dân có thể kiểm tra, giám sát được các hoạt động của Tòa án” (Trang 42 - Bình luận Khoa Học Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự - Nhà xuất bản Công An Nhân Dân).

Như vậy, có thể thấy việc xét xử công khai nhằm bảo đảm cơ chế kiểm tra và giám sát của dân đối với hoạt động xét xử. Sự kiểm tra giám sát của dân đối với hoạt động nhà nước nói chung và hoạt động xét xử nói riêng là đòi hỏi cấp bách của một xã hội dân chủ. Mọi hoạt động của Nhà nước không được công khai, triệt tiêu sự giám sát của dân đều có khả năng dẫn đến chuyên quyền, quan liêu và tệ hơn nữa là ở nơi đó “Quốc nạn tham nhũng” được hoành hành.

Mặt khác, xét xử công khai là một trong bảo đảm cho hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn, nâng cao trách nhiệm và lương tâm của thẩm phán.

Hoạt động xét xử được tiến hành đúng đắn thì bản án phán quyết của Tòa mới được chính xác và được mọi người tôn trọng.

Một bản án “đúng người, đúng tội” làm cho những người tham dự phiên Tòa và công luận “Tâm phục, khẩu phục” thì có nghĩa rằng “Công lý đã được thực thi”, “Công lý được thực thi” thì tinh thần thượng tôn pháp luật được nâng cao.

Để nguyên tắc công khai được thực thi, điều Luật đã qui định “Xét xử công khai và mọi người (người trên 16 tuổi) có quyền tham dự”. Theo chúng tôi là để nhằm thu hút đông đảo nhân dân tham gia phiên tòa, bảo đảm sự giám sát của dân đối với hoạt động xét xử, cũng như bảo đảm tác dụng giáo dục và phòng ngừa của hoạt động xét xử. Để đảm bảo nội dung này, Tòa án phải niêm yết kế hoạch xét xử tại trụ sở của Tòa án để nhân dân biết và tham gia. Đối với những vụ án thu hút sự chú ý của nhân dân, Tòa phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và tham gia.

Thời gian gần đây, có nhiều phiên Tòa mà số lượng người tham dự rất đông. Thay vì khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia thì lực lượng cảnh sát bảo vệ phiên tòa và Tòa án cố tình ngăn cản không cho người dân tham gia với lý do:

- Phòng xử án hẹp, không đủ chổ.

- Tham gia đông không đảm bảo trật tự phiên tòa.

- Cá biệt, có Tòa còn yêu cầu người tham gia phải có đơn xin tham dự.

Theo chúng tôi, dù với bất cứ lý do nào cũng đều không thể hạn chế số lượng người tham gia vì điều đó là vi phạm Bộ luật tố tụng hình sự và cao hơn nữa là những hành động “vi hiến”. Để khắc phục tình trạng nêu trên và tránh tình trạng vi phạm “Nguyên tắc xét xử công khai” theo chúng tôi Tòa án có thể tiến hành một số giải pháp sau:

1/ Tạo điều kiện thuận lợi cho giới truyền thông tham gia, để những người dân không tham dự trực tiếp có thể xem qua các kênh này.

2/ Phòng xử án hẹp, thiếu chổ, Tòa có thể bố trí loa phát thanh ngoài phòng xử án để người dân không vào phòng xử án có thể nghe những diễn biến của phiên tòa.

3/ Nếu có điều kiện (chúng tôi cho rằng rất khả thi) tòa có thể dùng camera và các màn hình đặt ngoài phòng xử án để người dân trực tiếp theo dõi diễn biến phiên toàn.

4/ Trong trường hợp cần thiết Tòa có thể xử ở nơi khác (ngoài trụ sở Tòa án). Như vậy, Tòa có thể thuê, mượn những nơi có điều kiện hơn như sân vận động, nhà hát hay hội trường lớn ..v.v..

Tòa án và lực lượng bảo vệ phiên Tòa phải có nghĩa vụ tạo mọi điếu kiện thuận lợi cho mọi người tham dự phiên Tòa. Cản trở hoặc hạn chế người dân tham dự các phiên Tòa, theo chúng tôi là hành động vi phạm pháp luật cần phải nghiêm trị.

.

Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 11 năm 2008
Lê Trần Luật
Thạc sỹ Luật học

Nguồn: Văn phòng Luật sư PHÁP QUYỀN

____________

Xem thêm:

Tôi bị cản trở đến phiên tòa xét xử Điếu Cày như thế nào

Quyết định đưa vụ án Thái Hà ra xét xử

8 giáo dân Thái Hà sẽ ra Tòa ở đây

Đơn đề nghị được tham dự phiên tòa của các Linh mục DCCT

Giết cảnh sát nhưng là người hùng với dân chúng




Tòa án Nhân dân Tối cao Thượng Hải - Dương Gia trong quá trình xét xử anh vào tháng Mười tại Thượng Hải về tội đã giết sáu nhân viên cảnh sát (hình: AFP)

The New York Times

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kẻ giết hại các Cảnh sát viên,

Nhưng là Người hùng Đối với

Một số Dân chúng Trung Quốc, Đã bị Hành quyết


DAVID BARBOZA

Ngày 26-11-2008


THƯỢNG HẢI -- Một người đàn ông 28 tuổi bị kết tội giết hại sáu nhân viên cảnh sát đã bị xử tử hình bằng cách tiêm thuốc độc vào sáng thứ Tư, theo tin từ truyền thông nhà nước, kết thúc vụ án từng lôi cuốn một số lượng lớn đáng kinh ngạc về sự đồng cảm của công chúng đối với anh ta.

Bản án tử hình đã được thi hành nhanh chóng sau khi tòa tối cao quốc gia, gọi là Tòa án Nhân dân Tối cao tại Bắc Kinh, đã không chấp nhận một đề nghị kháng án nhân danh người đàn ông Bắc Kinh thất nghiệp, anh Dương Gia, từng lao vào một đồn cảnh sát ở Thượng Hải ngày 1 tháng Bảy và đâm sáu nhân viên cảnh sát cho tới chết.

Anh Dương cho biết mình bị buộc tội oan là đã ăn cắp một chiếc xe đạp, rồi bị cảnh sát Thượng Hải đánh đập vào tháng Mười năm 2007; cảnh sát thừa nhận rằng họ đã hỏi anh ta về việc anh sử dụng một chiếc xe đạp không đăng ký song lại phủ nhận là đã đánh đập anh. Anh Dương đã gửi thư cho cảnh sát Thượng Hải và đòi có sự đền bù những tổn thất về tâm lý. Cuối cùng anh đã coi cuộc tấn công của mình vào đồn cảnh sát là một hành động báo thù.

Đối với nhiều người Trung Quốc, anh đã trở thành một biểu tượng về một kẻ tầm thường mà đã dám đứng lên chống lại thói quấy rối của cảnh sát và sự bất công của chính quyền. Trong thời gian diễn ra hai phiên toà, những người ủng hộ anh đã tập họp thành những đám đông bên ngoài phòng xử án tại Thượng Hải. Một số người đã mặc những chiếc áo phông có hình ảnh anh Dương; một số khác đã gọi anh là một người anh hùng.

Bên ngoài Thượng Hải, một số tờ báo đã cho đăng tải những bức chân dung của Dương với vẻ mặt dễ mến.

Các luật sư bảo vệ cho anh Dương nói là anh đã không ổn định về tinh thần và không đủ sức khỏe để ra tòa. Thế nhưng các công tố viên đã liệt anh vào loại sát nhân có máu lạnh, kẻ đã phạm tội ác với "bản tính hiểm độc có dự tính trước và chuẩn bị kỹ lưỡng." Anh đã bị tuyên là có tội vào ngày 1 tháng Chín và bị kết án tử hình.

Vào hồi 9 giờ hôm thứ Tư, sau khi ăn một ít cháo đặc, anh Dương đã bị hành quyết bằng cách tiêm thuốc độc, theo tin từ báo chí của nhà nước cho hay.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào tối thứ Tư, cha anh Dương, ông Dương Phú Sinh, cho biết ông căm giận hệ thống luật pháp của đất nước Trung Quốc và đã choáng váng trước bản án tử hình đứa con trai của mình.

"Tôi đã có những nỗ lực lớn nhất để giúp cho con trai tôi, để cứu lấy cuộc sống của nó, thế nhưng tôi đã thất bại, Tôi có thể nói gì bây giờ?" ông giãi bày qua điện thoại. "Đó là một trải nghiệm cay đắng đau buồn suốt bốn tháng này, là quãng thời gian khắc nghiệt và tối tăm nhất trong cuộc đời chúng tôi. Tôi sẽ nghi nhớ sâu đậm trong trái tim mình mọi giây phút đau đớn, mọi nỗ lực và mọi lời khẩn cầu mà tôi đã cố gắng; tôi hứa là sẽ không bao giờ quên nó. Và giờ đây tôi đã mất con trai rồi. Tôi nhận ra là những người dân bình thường đã phải bất lực đến thế nào."

Một ngày sau khi anh Dương Gia bị cáo buộc đã giết các nhân viên cảnh sát, mẹ anh, bà Vương Tinh Mỹ, đã bị bắt giữ tại Bắc Kinh và bị đưa tới một bệnh viện tâm thần địa phương. Gia đình bà kể là họ đã không hề được ai nói cho biết nơi bà bị giam giữ hoặc ai đã giam giữ bà; họ chỉ biết rằng bà đã biến mất. Bà được thả ra hôm Chủ nhật tuần trước, họ kể, và được phép tới thăm con hôm thứ Hai.

Cha của anh Dương nói là ông chỉ được tới thăm con trai mình một lần, vào hôm 16 tháng Mười, và anh đã không được phép có cuộc thăm viếng nào khác. Bản miêu tả của báo chí nhà nước về cái chết của con trai ông đã không giải đáp được những điều nghi vấn nhất của ông.

"Tôi vẫn không biết nơi mà nó bị hành hình, cách họ hành hình nó, nó chết nhẹ nhàng hay đau đớn, nó muốn nói với tôi và mẹ nó điều gì," cha anh Dương than thở. "Thật là vô nhân đạo khi chính quyền đã tước đi cái quyền của tôi được nhìn thấy con trai tôi; điều này đã dạy cho tôi bài học cay đắng, là cán cân công lý và luật pháp luôn luôn nghiêng về phía những kẻ có quyền lực, về phía một chính quyền hùng mạnh như thế."


Trần Dương đã bổ sung thông tin từ Bắc Kinh.


Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng


Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008


-----------------------

Shanghai Higher People's Court, via Agence France-Presse — Getty Images

Yang Jia during his trial in October in Shanghai on charges of killing six police officers.

The New York Times

------------

Police Officers’ Killer, Hero to Some Chinese, Is Executed

By DAVID BARBOZA

Published: November 26, 2008

SHANGHAI — A 28-year-old man convicted of killing six police officers was executed by lethal injection on Wednesday morning, according to state media, ending a case that drew a surprising amount of public sympathy for the man.

The execution came shortly after the nation’s highest court, the Supreme People’s Court in Beijing, rejected an appeal on behalf of the unemployed Beijing man, Yang Jia, who stormed a Shanghai police station on July 1 and stabbed six officers to death.

Mr. Yang said he had been wrongly accused of stealing a bicycle and been beaten by the Shanghai police in October 2007; the police have acknowledged that they questioned him about riding an unlicensed bicycle but denied beating him. Mr. Yang wrote to the Shanghai police and demanded compensation for psychological damage. He eventually called his assault at the police station a revenge attack.

To many Chinese, he became a symbol of the little guy standing up against police harassment and government injustice. During his two trials, supporters gathered in crowds outside the courthouse in Shanghai. Some wore T-shirts with Mr. Yang’s image; some called him a hero.

Outside of Shanghai, some Chinese newspapers published sympathetic portraits of Mr. Yang.

Lawyers for Mr. Yang said he was mentally unstable and not fit to stand trial. But prosecutors labeled him a cold-blooded murderer who had committed the crime with “ premeditated malice and thorough preparation.” He was convicted Sept. 1 and sentenced to death. The courts rejected several appeals.

At 9 a.m. on Wednesday, after eating some porridge, Mr. Yang was executed by lethal injection, according to the state-run news media.

In a telephone interview Wednesday evening, Mr. Yang’s father, Yang Fusheng, said he was outraged at China’s judicial system and devastated by his son’s execution.

“I’ve tried my best to help my son, save his life, but failed, what can I say?” he said by phone. “It was a bitterly sad experience for these four months, the hardest and darkest time in our life. I’ll remember firmly and deeply in my heart every minute of suffering, every attempt and every appeal that I tried; I promise I will never forget it. And now I lost my son. I’ve realized how powerless common people are.”

A day after Mr. Yang was accused of killing the officers, his mother, Wang Jingmei, was detained in Beijing and sent to a local mental hospital. Her family said they were never told where she was held or by whom; they knew only that she had disappeared. She was released last Sunday, they said, and allowed to visit her son on Monday.

Mr. Yang’s father said that he visited his son once, on Oct. 16, and that he was not allowed another visit. The state media account of his son’s death did not answer his deepest questions.

“I still don’t know where he was executed, how they executed him, if he died calmly or painfully, what he wanted to say to me and to his mother,” Mr. Yang’s father said. “It’s inhuman that the government deprived my right to see my own son; it taught me bitterly, that the scale of justice and law is always leaning toward to the one who has the power, toward so mighty a government.”

Chen Yang contributed research from Beijing.

VN sẽ "đặt vấn đề" với Google và Yahoo để siết blog!




Vietnamnet hôm nay (28/11/2008) đăng bài về quyết tâm triệt blog của nhà cầm quyền VN. Với tiêu đề "Biến thông tin blog thành thông tin báo chí là phạm luật" Ông Doãn lại hùng hồn tuyên bố nhiều điều ngớ ngẩn và chỉ càng bộc lộ cho dư luận thấy cách hành xử của một nhà nước đang run rẩy cố đối phó với sự phát triển của công nghệ truyền thông và âm mưu dùng bạo lực để bịt miệng dân chúng.



Trong một thời gian ngắn, bộ TT&TT mà nhân vật tiêu biểu là Đỗ Quý Doãn đã nhiều lần lên tiếng về vấn đề quản lý trang nhật ký điện tử cá nhân blog, từ ban hành các văn bản dưới luật cho đến tổ chức các cuộc hội thảo. Điều này chứng tỏ blog và các blogger đã vượt qua ranh giới của một hiện tượng hoặc một phong trào nhất thời mà biến thành một sức mạnh đáng kể. Chuyện các blogger biểu tình chống Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa gần 1 năm trước và lên tiếng tẩy chay Olympic Bắc Kinh là một ví dụ. Những ví dụ khác sinh động không kém là việc sụt giảm số lượng ấn hành của tất cả các báo VN, việc Đài TH VTV phản ứng về bài viết đăng trên blog của 1 giáo viên lật tẩy chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" mới xảy ra gần đây... và ngay cả việc các nhà báo dồn tâm huyết vào blog cá nhân của mình hơn là các bài viết "theo định hướng lề phải".



Có lẽ Việt Nam là nước hiếm hoi trên thế giới mà blog gây ảnh hưởng mạnh đến nhà cầm quyền như vậy, tất nhiên ta có thể kể thêm về trường hợp Miến Điện (Burma), Trung Quốc nữa. Câu kết luận là một nhà cầm quyền càng độc tài bao nhiêu càng sợ hãi việc minh bạch thông tin bấy nhiêu. Ở các nước có nền báo chí tự do thì việc phanh phui những chuyện mờ ám hay việc phản biện lại các quyết sách sai trái là những điều hết sức bình thường, dân chúng không cảm thấy cần thêm kênh thông tin nào để tìm hiểu những điều khuất tất hoặc để phản đối sai lầm của nhà cầm quyền.



Ông Doãn nói: "Yếu tố cá nhân trong blog là yếu tố cơ bản. Yếu tố này quy định blog không đại diện cho một tổ chức hay thông tin chính thống nào. Những blog vượt quá thông tin cá nhân là sai quy định". Với lời phát biểu trên, ông Doãn không nói "sai quy định" là quy định nào, quy định của nhà cung cấp dịch vụ hay quy định nào khác của nhà cầm quyền. Ta có thể thấy blog của nhà cung cấp Yahoo hay bất cứ nhà cung cấp nào đều cho phép khách hàng của họ có quyền để thông tin mở (public), như thế dù yếu tố cá nhân có là yếu tố cơ bản thì cũng không thể cấm người sử dụng có quyền chia sẻ thông tin, chia sẻ cảm nhận của cá nhân mình về xã hội. Thêm nữa, nếu một tổ chức hay một kênh thông tin nào chọn blog để quảng bá về họ thì không lẽ blog đó không thể đại diện cho họ hay sao, hay là họ không có quyền chọn blog làm phương tiện quảng bá thông tin về họ?



Tiếp tục lập luận như vậy, ông Doãn triển khai: "Blog, về mặt ngữ nghĩa, từ ngữ của mình khó xác định. Nếu là tiếng nước ngoài thì nói blog là đã giới hạn khuôn khổ ngay trong khái niệm đó. Nếu đã đưa thông tin báo chí thì phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí . Người nào vượt quá phạm vi blog, biến thông tin trên blog thành thông tin báo chí là vi phạm Luật Báo chí". Không hiểu ông Doãn căn cứ vào đâu để nói những câu hàm hồ như trên, nói "blog đã giới hạn khuôn khổ ngay trong khái niệm" vậy tại sao các nhà cung cấp dịch vụ còn càng ngày càng mở rộng, càng thêm những công dụng khác của blog, khiến nó linh hoạt hơn báo chí. Thông tin nào là vượt quá phạm vi blog? Ví dụ tôi đọc một bài viết ngớ ngẩn hoặc sai sự thật trên báo, thay vì tôi viết một lá thư gửi cho các bạn bè chia sẻ cảm nghĩ của tôi thì tôi viết trên blog, vậy viết mail cc cho nhiều người thì không sao, còn viết trên blog thì vi phạm Luật báo chí? Ví dụ khác: thông tin báo chí cũng vẫn có những mục chia vui đám cưới, chia buồn đám ma, tâm sự nhỏ to... nếu tôi dựng 1 video clip có âm nhạc, hình ảnh, kỹ xảo để chia vui đám cưới bạn bè là cũng phạm Luật Báo chí?



Cũng ông Doãn nói: "Đã là nhật ký cá nhân thì chỉ viết cho mình, cùng lắm là người thân của mình đọc. Nếu đưa ra đại chúng thì không thể là nhật ký mà vô tình biến nó thành trang thông tin điện tử, như vậy phải chịu sự quy định như đối với trang thông tin điện tử". Theo kiểu lập luận như vậy thì tất cả các loại nhật ký, hồi ký, gia phả, ghi chép không chỉ cho riêng cá nhân mình hoặc người thân của mình đều bị khép tội cả.



Để triệt mạnh tay hơn, ông Doãn không dấu giếm ý định gây áp lực hoặc mua chuộc 2 nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất thế giới là Yahoo và Google phải bán thông tin cá nhân hoặc hạn chế cung cấp cho khách hàng tại VN qua câu tuyên bố trơ trẽn: "Sắp tới, Bộ TT - TT sẽ đặt vấn đề với Google và Yahoo!, đề xuất họ hợp tác trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm, phối hợp với Nhà nước để tạo môi trường hoạt động tốt nhất, lành mạnh nhất cho các blogger".



Chưa biết là mệnh lệnh của ông đối với công ty nước ngoài có khả thi hay không, nhưng đủ thứ rào cản, đe dọa, khép tội của hệ thống pháp luật kỳ quái mà nhà cầm quyền nghĩ ra để bóp nghẹt tiếng nói công dân trên blog mà gọi là để "tạo môi trường họat động tốt nhất, lành mạnh nhất" thì quả là khôi hài... đen.

Copy từ Nhã Nam

TIỀN “TẤU HÀI” MIỄN PHÍ LẦN 2




Lần trước, Quý vị khán giả đã được xem, nghe nói đến màn “Tấu Hài Miễn Phí” diễn ngày 10/9/2008 tại trụ sở Tòa án quận 3 (Địa chỉ: 139 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh). Bây giờ, trước khi “Tấu Hài miễn phí” màn 2 cảnh 2 chuẩn bị “diễn”, mời Quý vị xem trước màn “Tiền Tấu Hài” này:

“Tiền” đây không phải là tiền bạc, mà “tiền” (?) là trước, đối nghịch với “hậu” (?, ?) là sau. Tiền tấu hài là thủ thuật trình diễn trước một tiểu phẩm tấu hài trên sân khấu. Trong nghệ thuật hát bội, hát tuồng, chèo trước khi mở màn hát chính thức thì có chú Tễu nhí nha nhí nhảnh chạy ra trước múa may dẫn truyện gọi là “giáo đầu”. Khác với chú Tễu giáo đầu tuồng làm cho khán giả vui vẻ, tươi cười, thích thú với nội dung tuồng tích được Tễu tóm tắt giới thiệu trước; “Tễu” của Tòa Án Thành phố Hồ Chí Minh làm cho khán giả cười không nổi.

Số là ngày thứ 6 tuần trước, Tòa án Thành phố HCM gởi giấy triệu tập bị cáo Dương Thị Tân do Thẩm phán Trần Xuân Minh ký.

Giấy triệu tập ghi rõ: “Đúng 8 giờ 30 phút ngày 25 tháng 11 năm 2008 có mặt tại Tòa Hình sự - Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh - 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa,Quận 1 (gặp thư ký Thu Thủy). Bị cáo mang theo giấy chứng minh nhân dân. Để được thông báo xét xử”.

Khi chị Tân đến đúng giờ, gặp đúng người thì “Tễu” ta lấy bút ghi thêm vào giấy ngay dòng Để được thông báo xét xử” mấy chữ “vào lúc 7h 30’ ngày 04/11/2008” rồi bảo chị Tân cứ đúng giờ đó ngày đó đến Tòa án để tham dự phiên tòa phúc thẩm. Chị Tân thắc mắc tại sao không tống đạt Quyết định đưa vụ án ra xét xử và Giấy triệu tập bị cáo như phiên xử sơ thẩm thì “Tễu” ta bảo là phúc thẩm thì không cần cái đó.

“Giáo đầu” tiền “tấu hài” lần này quả là dở tệ. Thư ký Tòa án cấp thành phố (mà thành phố to nhất nước nữa à) không biết học hành thi cử thế nào, lại không rành Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự nên không biết các Điều 178, 182, 183, 247, vì vậy mới trả lời thắc mắc của chị Dương Thị Tân trớt he như vậy.

- Không có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì lấy gì mà mở phiên tòa, lấy căn cứ nào để triệu tập bị cáo ra Tòa?

- Không có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị cáo làm sao biết thành phần Hội đồng xèt xử, đại diện Viện kiểm sát, Thư ký phiên tòa là ai, có mâu thuẫn, thù oán “đâm cha thuốc chú”, “giành ruộng cướp trâu”, “giựt chồng đoạt vợ”… gì với mình không mà đề nghị thay đổi hay không thay đổi các vị ấy cho việc xét xử được công bằng, khách quan như luật quy định?

- Không có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì biết xét xử ở địa điểm nào, thời gian nào, bị xét xử tội gì, có đúng tội danh cáo trạng truy tố hay xử tội khác?

- Không có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì bị cáo làm sao biết có ai làm Luật sư bào chữa cho mình không, Luật sư do gia đình mời có vừa ý bị cáo không, mà lo trước kiếm thêm hay từ chối ông (bà) Luật sư đó?

- Không có Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì biết xét xử công khai hay xử kín mà thông báo cho thân nhân, bạn bè, người quen, báo chí đến tham dự?

- Căn cứ khoản 1 Điều 182 BLTTHS, nếu ngày hôm nay (25/11/2008) Tòa án thành phố Hồ Chí Minh giao Quyết định đưa vụ án ra xét xử cho chị Tân thì phiên tòa cũng không thể xét xử vào ngày 4/12/2008 được vì Quyết định giao cho bị cáo quá trễ, vi phạm vào điều khoản “Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa”.

Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định thì Tòa án Việt Nam chỉ xét xử với hai hình thức là xử công khai hoặc xử kín, điều này phải được ghi rõ trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử. Nay Tòa án thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Nguyễn Văn Hải, Dương Thị Tân mà không có Quyết định đưa vụ án ra xét xử nên cả bị cáo lẫn người dân quan tâm đến vụ án không biết Tòa sẽ xử công khai hay xử kín, hay là Tòa án thành phố Hồ Chí Minh muốn xử lén chăng? Xử lén tức là lén lén xử không cho ai hay biết, lấm la lấm lét, “Len lét như rắn mồng năm”. Kiểu xử lén này không được quy định trong bất cứ bộ luật thành văn nào, họa chăng là chỉ có trong miệng những kẻ tự cho phép mình hành xử bằng thứ luật không thành văn, mà dân gian hay gọi là “luật rừng”!


Tạ Phong Tần

. ____________________

Bài liên quan:

Vụ án Điếu Cày: “Trốn thuế” hay “Nạn nhân của mưu đồ chính trị”?

Tôi bị cản trở đến phiên tòa xét xử Điếu Cày như thế nào

Xung quanh phiên tòa trá hình: Nhà cầm quyền đã tự lột mặt nạ của mình

. ___________

Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự:

Điều 178. Nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử

Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải ghi rõ:

1. Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

2. Tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát áp dụng đối với hành vi của bị cáo;

3. Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

4. Xử công khai hay xử kín;

5. Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, nếu có;

6. Họ tên Kiểm sát viên tham gia phiên toà; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết, nếu có;

7. Họ tên người bào chữa, nếu có;

8. Họ tên người phiên dịch, nếu có;

9. Họ tên những người được triệu tập để xét hỏi tại phiên toà;

10. Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên toà.

Điều 182. Việc giao các quyết định của Tòa án

1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa.

Điều 183. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa

Căn cứ vào quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa.

Điều 247. Thủ tục phiên toà phúc thẩm

Phiên tòa phúc thẩm cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.

Hơn 300 người biểu tình trước UBND tỉnh Tiền Giang





Việt Hùng, Thông tín viên RFA
2008-11-25

Mấy ngày nay, hàng trăm hộ gia đình tại tỉnh Tiền Giang đã biểu tình trước Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc chính quyền thu hồi đất nhưng bồi thường không thỏa đáng khiến cho nhiều gia đình đang lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.

Cách đây không lâu nhiều hộ gia đình đã ra Hà Nội khiếu kiện nhưng bị ngăn cản và bị “trục xuất” về lại Tiền Giang. Nói chuyện với Việt Hùng của Đài Á Châu Tự Do, ông Ba Trinh thuật lại.

Xử dụng công an cưỡng chế, đe dọa

Ông Ba Trinh: Dạ thưa đúng, họ cưỡng chế lùa người dân lên xe rồi nói là sẽ giải quyết, có giấy của Hà Nội gởi về nhưng tỉnh vẫn không giải quyết. Coi dân không ra gì hết, lùa dân, áp lực, rồi một số công an đưa dân lên xe nói là đi giải quyết nhưng mà họ đưa về luôn…

Việt Hùng: Chúng tôi ghi nhận trong 3 ngày nay nhiều hộ gia đình ở tỉnh Tiền Giang biểu tình về việc thu hồi - bồi thường đất. Về phía các cấp chính quyền có sự trả lời thỏa đáng với bà con hay không?

Ông Ba Trinh: Chính quyền nói là giải quyết, nhưng nói thì nói vậy thôi, trên thực tế là không giải quyết gì hết. Không chỉ vậy họ còn cho công an theo dõi, cưỡng chế, đe dọa, giật đồ đạc của người ta, mấy cái biểu ngữ, băng rôn họ cho công an nữ đến lục xét thu hồi hết thưa ông.

Việt Hùng: Trong những ngày vừa qua số người tới tập trung biểu tình trước Ủy ban Nhân dân tỉnh Tiền Giang khoảng bao nhiêu người

Ông Ba Trinh: Khoảng trên 300 người biểu tình trước Ban Thanh tra tỉnh. Những băng rôn với nội dung “Đả đảo chính quyền tỉnh Tiền Giang tham nhũng, làm nhũng loạn”, nhưng họ giựt, lục xét đồ hết. Hôm rồi cưỡng chế lên xe nhưng không lục xét, nhưng mấy hôm nay nó quần quá tay cho nên dân cũng la dữ.

Việt Hùng: Hôm rồi ông nói công an đưa mọi người lên xe đưa đi, nhưng mấy hôm nay họ làm quá tay. Quá tay là như thế nào?

Ông Ba Trinh: Bây giờ kể như nó giật như là giật con heo vậy…

Việt Hùng: Cách đây không lâu một phái đoàn bà con tỉnh Tiền Giang ra Hà Nội khiếu kiện, nhưng có thể nói “lại bị trục xuất về lại Tiền Giang” , chuyện đó có đúng hay không thưa ông?

Ông Ba Trinh: Dạ thưa đúng. Hôm ở ngoài đó chúng tôi có gặp bên Thanh tra Chính phủ ở Cầu Giấy, đến Bộ Công an, đến Quốc Hội tại Hà Nội. Mấy ổng có mời đại diện vô tiếp xúc, nhưng công văn ở tỉnh Tiền Giang gởi ra Hà Nội nói là đã bồi thường cho dân thỏa đáng hết rồi, nhưng thực ra là không có bồi thường gì hết. Họ báo cáo cái gì cũng xong hết nhưng thực ra cái gì ở đâu vẫn ở đó.

Việt Hùng: Khi đại diện dân tỉnh Tiền Giang gặp Ban Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Quốc Hội… là gặp ở cấp nào và cụ thể là gặp ai thưa ông?

Ông Ba Trinh: Đợt trước tôi có đi Hà Nội, chúng tôi có đến nhà ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nhưng công an không cho vô. Bà con nói là chờ đến giờ mấy ổng đi làm việc để đón đường để xin các ông ấy lên tiếng giùm cho bà con tỉnh Tiền Giang và các tỉnh phía Nam để trả lại sự công bằng cho người dân nhưng công an nó lùa dân, dân tràn ra nhiều quá thế là nó đưa tụi côn đồ, mật giận hờn không ông ơi… nó không còn tình người, nó giật dân, nó khiêng, thảy lên xe như heo.

Lệnh Hà Nội không bằng lệnh Tiền Giang

Việt Hùng: Trường hợp ông Ba Trinh cũng chỉ là một trong số nhiều hộ gia đình tại tỉnh Tiền Giang ra Hà Nội với hy vọng Trung ương sẽ nghe được những tiếng kêu thống khổ của những con dân nước Việt thấp cổ bé miệng.

Một nhân chứng khác, bà Nguyễn Thị Quýt là một trong số hàng chục hộ gia đình ở Tiền Giang vừa từ Hà Nội trao đổi với Đài Á Châu Tự Do.

Bà Nguyễn Thị Quýt: Tôi là Nguyễn Thị Quýt ở ấp Giòng Tre, xã Phú Thịnh, huyện Tây Phú Đông. Tỉnh Tiền Giang chúng tôi có dự án bao đê ngăn mặn Phú Thịnh – Phú Đông của quốc tế mà bây giờ tỉnh Tiền Giang “áp bức” đền có 25 triệu đồng tiền Việt Nam cho 1 công đất, họ biểu chị em chúng tôi lãnh ra đi.

Nó trù dập chúng tôi dữ lắm, lãnh công đất có 25 triệu làm sao sống? Vậy nên chúng tôi mới ra Hà Nội trình lên Quốc Hội can thiệp giùm, nhưng công an nó trù dập. Ở tỉnh Tiền Giang, bà Nguyễn Thị Nhãn (thanh tra tỉnh) bà ấy ban hành luật của tỉnh chứ không coi lệnh của chính phủ ra cái gì hết. Bây giờ bà còn cho công an trù dập chúng tôi, xin quý vị ở ngoài lên tiếng giùm cho chúng tôi.

Việt Hùng: Khi ra Hà Nội bà và mọi người gặp cấp nào và sự trả lời của các cấp như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Quýt: Chúng tôi có gặp Ban Tiếp dân của Quốc Hội gởi giấy về Tiền Giang giải quyết, nhưng tỉnh không giải quyết mà còn cho công an trù dập. Ở Hà Nội ban Thanh tra Chính phủ cho giấy về để Tiền Giang giái quyết, nhưng tỉnh họ đâu có coi giấy của Hà Nội ra cái gì hết, bây giờ Tiền Giang họ có luật “riêng tự xử…”

Việt Hùng: Bà nói có công văn của Ban Thanh tra Chính phủ và Quốc Hội gởi về Tiền Giang giải quyết nhưng tỉnh không những không giải quyết mà còn “trù dập” người dân? Trù dập ở đây là như thế nào, bà có thể cụ thể hơn?

Bà Nguyễn Thị Quýt: Chúng tôi lên tỉnh trình bày chưa được 10 phút thì họ cho công an khống chế xuống, bà Chánh Thanh tra Nguyễn Thị Nhãn không cho tôi nói, bà kêu công an trù dập hốt tôi xuống rồi tống lên xe về luôn. Chúng tôi ở đây giờ quá khổ, con thì đông, không lẽ uống thuốc tự vẫn, đất thì mất hết trơn rồi, giờ thì đi mua bắp chuối để sinh sống gia đình, nó khổ như vậy đó…

Ảnh: Dân oan tại 1 công viên ở Hà Nội

TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY KHÔNG HỀ CÓ NHÂN QUYỀN ! ! !




Kính thưa tất cả quý vị !

Tôi không phải là một Chính Trị Gia, cũng không là một Nhà Truyền Thông Chuyên Nghiệp, mà chỉ là một người Việt Nam tị nạn cộng sản đang định cư ở Úc Châu. Bước chân vào đài phát thanh Vietnam Sydney Radio chỉ với một tâm nguyện làm được một việc gì dù nhỏ để phục vụ xã hội mình đang sinh sống và cho Tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam. Từ tâm tình này và từ những phò trợ của Ơn Trên, tôi đã có một sự gắn bó liên lạc nhiều với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước, với những vị tu sĩ của những tôn giáo trong nước và cả nhiều dân oan Việt Nam đau khổ... Tôi cũng đã từng là chứng nhân dù chỉ qua điện thoại những diễn tiến đàn áp khốc liệt của công an và nhà cầm quyền độc tài cộng sản Việt Nam đối với người dân trong nước, vì thế tất cả đã cho tôi và tất cả chúng ta ngày càng thấy rõ đất nước Việt Nam không hề có Nhân Quyền, Tự Do, Dân chủ ! Và phần tường trình sau đây mà tôi đã ghi nhận được qua điện thoại những diễn tiến xảy ra trong ngày hôm nay - thứ Tư 19 tháng 11 năm 2008, sẽ càng khẳng định thêm rằng Việt Nam Không Có Hề Nhân Quyền ! ! !

Như mọi người đã biết, hơn tháng nay về thư kêu gọi hỗ trợ của những luật sư hay công dân Việt Nam tham gia giúp bào chữa thiện nguyện cho những người dân bị bắt tù vì yêu nước hay vì tranh đấu cho dân chủ nhân quyền và công lý. Đáp lại lời kêu gọi này, đã có 3 nhà đấu tranh dân chủ thuộc Khối 8406 đã bàn bạc đồng ý ủng hộ và đề nghị được tham gia, đó là : Nhà Báo Nguyễn Khắc Toàn ở Hà Nội, ông Trần Anh Kim ở Thái Bình, kỹ sư Phương Nam - Đỗ Nam Hải ở Sài Gòn, mới đây có thêm ông Vi Đức Hồi ở Lạng Sơn và ông Phạm Mỹ Phố cũng ở Thái Bình. Theo dự định, hôm thứ Tư 19/11/2008 thì luật sư Lê Trần Luật sẽ ra Hà Nội để có cuộc gặp gỡ với 3 vị tại thủ đô Hà Nội, ngoài miền Bắc Việt Nam.

Khoảng 1.30 chiều giờ Sydney ( tức 9.30 sáng VN), tôi nhận được tin từ anh Nguyễn Khắc Toàn cho biết 2 ông Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi đang có mặt tại tư gia của anh tại số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền, còn luật sư Lê Trần Luật vừa đáp phi cơ xuống phi trường Nội Bài và sẽ đến chốc lát nữa, nên tôi đã thực hiện cuộc phỏng vấn ngay lập tức, mời quí vị theo dõi và chỉ xin ghi xuống những phần quan trọng :

VietnamSydneyRadio ( VSR) : Kính chào anh Nguyễn Khắc Toàn, được biết mấy hôm nay công an đóng chốt nhà anh gắt gao vì lý do gì ?

Nguyễn Khắc Toàn : Kính thưa quí thính giả của đài Vietnam Sydney Radio Úc Châu. Thưa vâng, tôi là nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn, người tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền ở trong nước. Thế thì tình hình cụ thể như thế này, từ sáng hôm qua đến giờ, phía sở công an thành phố Hà Nội, cụ thể là đơn vị PA - 21, ở trong nước còn gọi là "trinh sát ngoại tuyến" của Sở Công An ở phòng Bảo Vệ Chính Trị đã cử những mật vụ từ 4 đến 6 nhân viên lảng vảng ở cửa trước và sau của nhà tôi. Sở dĩ họ tái lập lại chốt canh này, là vì lý do cách đây chừng độ khoảng 3 hôm, tôi có bàn với kỹ sư Đỗ Nam Hải về việc sẽ đứng ra làm Bào Chữa Viên Nhân Dân cho các tù nhân chính trị vì tham gia phong trào đấu tranh trong nước, vì tham gia Khối 8406 đã có những hoạt động cụ thể như là treo biểu ngữ, viết bài phê phán đảng cộng sản Việt Nam, đòi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ cho đất nước nên họ đã bị bắt bớ, ví dụ như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cô Phạm Thanh Nghiên, ông Nguyễn Văn Tính, nhà thơ Trần Đức Thạch…và mới đây là anh Lê Thanh Tùng, cũng là một trong những thành viên của phong trào dân chủ Việt Nam khá tích cực. Đứng trước tình hình như vậy, chúng tôi nghiên cứu luật pháp ở trong nước, đặc biệt là Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự (BLTTHS) của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thấy có điều khoản là : Tất cả các công dân ở trong nước mà không bị tước quyền công dân, đang sống hợp pháp tại lãnh thổ đất nước này, thì đều có quyền tham gia bào chữa cho các bị can, bị cáo đang ở trong vòng tố tụng. Và, người ta qui định cho những người đó gọi là "Bào Chữa Viên Nhân Dân". Như vậy là không cần những công dân trong nước có bằng luật gia, luật sư với bằng cấp chính quy mà chỉ cần là những công dân có tư cách đầy đủ như tôi đã nói ở trên, thì đều được đăng ký tham gia làm Bào Chữa Viên Nhân Dân cho các tù nhân, kể cả tù hình sự, tù chính trị, tù kinh tế... trước các phiên tòa của cộng sản Việt Nam sắp mở tới đây để xét xử các can phạm chính trị này.

Sau đó, anh Đỗ Nam Hải đã liên lạc được với ông Trần Anh Kim, một nhân vật điều hành của Khối 8406, một nhà tranh đấu dân chủ khá nổi tiếng ở Việt Nam. Vì họ thấy thế rất nguy hiểm, nên công an Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn tôi, không cho đi lại một cách tự do, dù chỉ là trong phường để đi ra các quán Internet gửi văn bản này cho nhà nước và gửi cho văn phòng của luật sư Lê Trần Luật ở trong Sài Gòn. Đây cũng là việc đáp ứng lại lời kêu gọi của luật sư Lê Trần Luật mời các cá nhân, các đơn vị, các luật gia, các công dân ở trong nước hợp tác với văn phòng pháp quyền của luật sư để mà tham gia bào chữa cho các tù nhân chính trị như tôi đã trình bày. Tình hình là như thế, nhưng không vì những khó khăn như vậy mà chúng tôi không tiến hành công việc này, bởi vì đây là cái quyền, là trách nhiệm công dân của chúng tôi trong Phong trào dân chủ và hoàn toàn nằm trong khuôn khổ của chính pháp luật nhà nước này qui định. Bên cạnh tôi bây giờ là ông Trần Anh Kim đang ở tại nhà tôi số 11 ngõ Tràng Tiền, người cũng tham gia làm Bào Chữa Viên Nhân Dân miễn phí cho các anh chị em tù chính trị trong nước sẽ có đôi lời phát biểu.

VSR : Bảo Khánh xin kính chào anh Trần Anh Kim, xin anh cho biết vì sao anh tình nguyện làm công việc này ?

Trần Anh Kim : Thưa quí vị thính giả, thưa Bảo Khánh, như thế này...Trước khi chúng tôi đi làm cách mạng thì cái mục tiêu là mang lại quyền lợi cho nhân dân cho Tổ quốc. Nhưng sau khi nhận ra được đảng cộng sản Việt Nam, người ta đưa ra mục tiêu đó nhưng không làm đúng theo nó, phát hiện ra việc đó nên chúng tôi đã đứng vào đấu tranh để đòi lại quyền độc lập dân tộc, tự do, nhân quyền thì bị người ta trù dập. Và tiếp theo là người ta đi tìm những người dám lên tiếng để vạch mặt chế độ cộng sản suy đồi đến tột độ này, nó vừa suy đồi mà vừa Siêu Lừa, phải gọi là siêu lừa bịp ! Người ta đã tìm cách ngăn cản không cho chúng tôi gặp gỡ trao đổi ý kiến, đó là cái mà chúng tôi không thể đồng ý. Sau khi trao đổi với anh Đỗ Nam Hải và anh Nguyễn Khắc Toàn về thực hiện cái Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tôi thấy rất hợp lòng dân và hợp cả hiến pháp, tôi thấy rất tốt nên tôi hoan nghênh tất cả ý tưởng của anh em. Nhưng tôi có trao đổi với các anh rằng cái ý tưởng đó rất tốt và nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không cho chúng tôi làm được, nhưng mình cứ làm để làm một chứng minh rằng cái nhà nước độc tài này nó như vậy đấy, nó luôn nói về sự thật nhưng không bao giờ dám nhìn vào sự thật và làm đúng sự thật. Cho nên, tôi đã tình nguyện vào đội hình này và sẵn sàng đi bào chữa, bảo vệ quyền của những người bị nạn theo đúng luật pháp của Việt Nam.

VSR : ( Sáng ngày 19/11/2008 được tin ông Vi Đức Hồi cũng tham gia vào đội ngũ Bào Chữa Viên Nhân Dân và có mặt tại nhà anh Nguyễn Khắc Toàn nên có hỏi ý kiến ông). Kính chào chú Vi Đức Hồi, xin chú cho biết động lực nào mà chú tham gia vào việc này ?

Vi Đức Hồi : Thật ra tôi cũng đã có ý tìm luật sư Lê Trần Luật để bàn việc phải tìm người đứng ra để bào chữa cho những anh em tù nhân chính trị của đảng cộng sản.

VSR : Thưa chú, chú nghĩ sao về những bản án mà các nhà dân chủ như cô Nghiên hay anh Trội đang bị cộng sản áp đặt ?

Vi Đức Hồi : Tôi không biết nhà nước Việt Nam này sẽ kết tội họ bằng điều gì, nhưng chắc cuối cùng thì cũng đưa vào điều tuyên truyền chống lại nhà nước theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự thì tôi thấy nó không thực tế, bởi vì ngay cả chị Nghiên chả có làm cái gì để mà chống ai cả, kể cả những người khác họ có trương biểu ngữ thì cũng rất là ôn hòa thôi, họ nói là đa nguyên đa đảng là rất cần cho nhà nước Việt Nam. Nhà nước cũng có phát động việc này thì tôi cũng không hiểu họ sẽ ghép tội những người đó thế nào, nhưng theo tôi thì những người đó hoàn toàn vô tội, tôi luôn luôn khẳng định như vậy.

Vào khoảng 3 giò chiều giờ Sydney ( tức 11 giờ trưa VN), tôi nhận được điện thoại ngắn của anh Nguyễn Khắc Toàn cho biết rất đông công an bất thình lình xông vào nhà đòi khám xét hành chánh và áp giải cả ba vị về đồn công an phường Tràng Tiền. Tôi yêu cầu được nói chuyện với những công an nhưng họ từ chối và bắt anh Toàn ngưng điện thoại. Nhưng tôi cũng được cho biết là luật sư Lê Trần Luật sẽ đi đến công an Tràng Tiền để gặp ba người. Vào khoảng 4 giờ 30 giờ Sydney ( 12 giờ 30 trưa VN) được cô Lư Thị Thu Duyên cho hay LS Luật đã được thả ra khỏi công an Tràng Tiền, tôi liền gọi điện thoại ngay cho LS Lê Trần Luật.

VSR : Thưa đây là Bảo Khánh - Vietnam Sydney Radio, kính chào luật sư Lê Trần Luật, xin LS cho biết tình hình bây giờ thế nào ?

LS Lê Trần Luật : Hiện tại anh Nguyễn Khắc Toàn, anh Vi Đức Hồi và anh Trần Anh Kim thì đang làm việc ở đồn công an. Công an cho tôi về trước, bởi vì đâu có lý do gì để giữ tôi đâu !

VSR : Dạ vâng, nhưng họ giữ 3 người kia với lý do gì thưa anh ?

LS Lê Trần Luật : Tôi hỏi họ giữ vì lý do gì thì họ không trả lời ! Chỉ có nói rằng là : "anh đã biết tình trạng của mấy người này rồi, họ là những người đang bị quản thúc, đặc biệt là anh Nguyễn Khắc Toàn...". Thì tôi mới nói là vì bị quản thúc nên tụi tôi hẹn gặp ở nhà anh ấy, thì lý do gì mà bắt, họ nói đây là sự việc rất tế nhị. Rồi họ giữ ba người đó trên lầu hai, còn đưa tôi xuống lầu một nói chuyện và họ đề nghị lập biên bản với tôi về việc gặp mấy người đó có phải là để tuyên truyền chống chế độ hay không hay sách động gì không ? Tôi bảo là đơn giản là họ muốn gặp tôi là vì nhờ một số vụ việc. Rồi công an bảo tôi lập biên bản, tôi bảo tôi không có lý do gì để lập biên bản với các anh, vì tôi không phải là người các anh triệu tập đến và cũng chẳng có lỗi phải gì để lập biên bản với các anh hết. Có một anh đó là an ninh thành phố Hà Nội thì phải, anh ta nói là mong luật sư hỗ trợ với cơ quan an ninh cho biết đúng sự thật là đến đây vì chuyện gì ? Tôi nói là chẳng có chuyện gì, các anh ấy đã hẹn từ tuần trước là gặp tôi để bàn bạc cách thức mà bào chữa cho những nhà hoạt động dân chủ cũng như sẽ đề nghị với tôi thêm 2 người nữa, một người ở Nghệ An và một ở Bắc Ninh mới vừa bị bắt để mong tôi giúp cho 2 người đó, thế thôi !

VSR : Dạ thưa, đối với anh Nguyễn Khắc Toàn là vậy, còn hai anh Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi thì sao ?

LS Lê Trần Luật : Dạ thì tôi nói họ là các anh không có lý do gì mà giữ mấy người đó hết, chúng tôi lẽ ra chỉ gặp mặt thân mật ở nhà anh Nguyễn Khắc Toàn rồi bây giờ lại gặp nhau ở công an, tôi thấy thật là vô lý. Khi tôi nói được vài câu thì họ lại bảo là bây giờ muốn kiểm tra chứng minh của tôi, tôi nói họ các anh không có quyền gì kiểm tra chứng minh của tôi, và tôi cũng chẳng có lý do gì mà phải xuất trình với các anh cả. Lúc đó thấy căng quá thì họ cách ly tôi xuống dưới phía dưới, rồi lại có một anh đang chờ và đòi lập biên bản với tôi, anh ta bảo là phải đưa chữ ký để xác định sự thật như thế nào, thì tôi nói là chẳng có lý do gì mà tôi phải ký với các anh hết. Cuối cùng tôi bảo nếu các anh không có việc gì khác thì tôi phải về vì tôi còn rất nhiều công việc, anh ta bảo là thôi thì anh được về trước. Và họ thả tôi về trước.

VSR : Và bây giờ luật sư sẽ làm gì để hỗ trợ ba vị kia hay như thế nào ?

LS Lê Trần Luật : Tôi sẽ còn ở lại Hà Nội đến cuối tuần và vẫn muốn hỗ trợ cho những hoạt động dân chủ. Tôi có nói với mấy anh trước khi về rằng khi nào các anh được thả ra thì liên lạc với tôi và tôi cũng sẽ tiếp tục đến nhà anh Nguyễn Khắc Toàn tiếp, tôi đã nói với công an như vậy. Thì, tôi hy vọng chiều nay họ sẽ thả mấy anh ra hoặc là ngày mai, tôi sẽ quay lại gặp các anh ấy.

Từ sau khi hay tin công an áp giải anh Toàn, anh Kim và ông Hồi về đồn công an Tràng Tiền thì tôi đã gọi ngay cho anh Đỗ Nam Hải báo tin, nhưng không liên lạc được. Mãi đến khoảng 5 giờ 30 chiều ( tức 1 giờ 30 chiều VN) thì gọi được nhưng bị cắt đứt cuộc phỏng vấn 6 lần trong 7 phút nói chuyện. Xin ghi lại để tỏ tường như sau:

VSR : Xin kính chào anh Đỗ Nam Hải, về sự việc xảy ra tại Hà Nội trưa nay, anh có gì muốn nói ?

Đỗ Nam Hải : Vâng tôi có được thông báo sự việc và cách đây đúng một tiếng tôi có gọi được cho anh Trần Anh Kim và anh nói vẫn đang ở công an phường Tràng Tiền Hà Nội "để làm việc". Thế thì đây là rõ ràng một sự vi phạm trắng trợn, táo tợn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với công dân trong đó có cả những luật sư và những người tình nguyện làm Bào Chữa Viên Nhân Dân để bào chữa cho những người đấu tranh cho tự do dân chủ hiện nay đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giam giữ trái phép. Trước mặt tôi đây là Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam do nhà xuất bảo Chính Trị Quốc Gia Hà Nội ấn hành năm 2003…( đường giây bị cắt ngang một lát sau tiếp tục )…

..... Alô, vâng điều 56 trang 45 nói rằng người bào chữa thì có thể là luật sư hoặc là Bào Chữa Viên Nhân Dân. Như thế thì chúng tôi trên cơ sở nghiên cứu kỹ bộ luật hình sự (BLHS) và BLTTHS để viết ra bản văn đó hưởng ứng với lời kêu gọi của văn phòng luật sư pháp quyền của LS Lê Trần Luật. Quan điểm đấu tranh của chúng tôi là, những người đó là những người Việt Nam yêu nước, người ta không có tội và chúng tôi bảo vệ họ để mà chống lại những tòa án như trước đây và sắp tới đây, là tòa án của chế độ độc tài độc đảng, chúng tôi sẽ trung thành với nguyên tắc đó. Chúng tôi đấu tranh là để khẳng định là những người đó không có tội, chứ không phải đấu tranh để nhận rằng họ có tội nhưng vì những tình tiết để giảm nhẹ tội. Điều thứ hai là, chúng tôi nhận lời bào chữa mà không nhận tiền gì của những người bị bắt giữ đó. Đấy là hai nguyên tắc chúng tôi đặt ra. Nhưng, chỉ vậy thôi mà nhà cầm quyền cũng đã ra tay đàn áp rồi và tôi nhớ lại rằng vào tháng 11 năm…( đường giây bị cắt khá lâu mới nối lại được )

Tuy nhiên, để có giá trị pháp lý giúp cho những người đấu tranh dân chủ kia thì chúng tôi cũng phải làm đầy đủ thủ tục, bằng cách là nếu như ai đó mà muốn chúng tôi làm Bào Chữa Viên thì phải làm giấy ký xác nhận vào thì chúng tôi sẵn sàng làm Bào Chữa Viên cho họ. Chúng tôi cho rằng đây là một cơ hội để chúng tôi tạo ra để đấu tranh dân chủ, còn với những gì đã qua hay đang xảy ra hay sắp xảy ra thì chúng tôi tin rằng, với một cái chế độ độc tài độc đảng này thì cái tòa án cũng sẽ là một tòa án độc tài, tòa án bỏ túi mà thôi.... Cho nên việc bào chữa này đây thật ra là một cơ hội để đấu tranh dân chủ, chứ không phải sự có mặt của chúng tôi sẽ làm cho cái nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hay cái tòa án này bớt đi cái độc tài lừa bịp, thì đấy là điều mà chúng tôi thống nhất nhau như vậy.

VSR : Trong những ngày sắp tới nếu họ ngăn chặn việc này thì anh nghĩ sao ?

Đỗ Nam Hải : Vâng, thì việc mà họ ngăn chận ấy chúng tôi đã tính ra 2 khả năng : thứ nhất là họ sẽ cản trở, khả năng này có đến 90 %, cụ thể như hôm nay mới chỉ là họp bàn với nhau để tiến hành các thủ tục pháp lý để trở thành những Bào Chữa Viên Nhân Dân thì ba người ở Hà Nội cùng với LS Lê Trần Luật đã bị "mời" đi công an rồi thì chắc chắn là họ sẽ ngăn cản, kể cả tôi trong giai đoạn sắp tới. Nhưng việc họ ngăn cản đó cũng có cái giá trị tố cáo, vạch trần cái bộ mặt giả nhân giả nghĩa của nhà cầm quyền này và của cái gọi là "hệ thống pháp lý của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" !!!. Còn về trường hợp thứ hai mà họ không ngăn cản, có xác xuất rất thấp, khoảng 10 % thôi, có nghĩa là chúng tôi được làm những Bào Chữa Viên Nhân Dân để bào chữa cho những người yêu nước đang đứng lên đấu tranh dành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam mà hiện nay đang trong chốn lao tù cộng sản. Đây cũng là có một giá trị lớn để những người bạn đấu tranh của chúng tôi ấm lòng và biết rằng chúng tôi luôn luôn ở bên cạnh họ.

VSR : Dạ thưa anh Đỗ Nam Hải còn muốn nói gì với cộng đồng thế giới ?

Đỗ Nam Hải : Tất cả những việc mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã hành xử đối với những người đang dũng cảm đứng lên đấu tranh dành lại tự do dân chủ cho Việt Nam càng chứng tỏ rằng họ là nhà cầm quyền nói một đằng làm một nẻo, luật pháp, hiến pháp ghi trên giấy trắng mực đen mà…( đường giây lại bị cắt sau đó lại tiếp tục...)....

....Những phiên tòa của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đối với những người yêu nước Việt Nam, nó còn độc tài phát xít hơn cả chế độ Hitler trước đây mà cái dẫn chứng về vụ án ông Đimitơrôp trước kia là ví dụ, điều đó chứng tỏ rằng đất nước này không có dân chủ, mà cụ thể là họ đã "mời" cả bốn người về đồn công an Tràng Tiền sáng nay rất thô bạo. Và còn việc giữa tôi và chị Bảo Khánh của đài Vietnam Sydney Radio khi đang trả lời phỏng vấn thế này, thời gian rất ngắn chỉ chưa tới 10 phút mà tới 3-4 lần bị ngắt quãng nửa chừng. Đấy là do công an thuộc Tổng Cục Kỹ Thuật nghe trộm và họ thấy nguy hiểm nên đã cắt 3-4 lần như thế này, điều đó lại chứng tỏ đất nước này không có dân chủ, nhân quyền ! Và tất cả những hành động đàn áp đó của họ không làm cho những nhà đấu tranh trong nước và đồng bào ta ở hải ngoại nản chí sờn lòng mà lại càng củng cố thêm cái quyết tâm là phải cùng đoàn kết với nhau, sát cánh cùng nhau tạo sức mạnh tổng hợp để mà đấu tranh dành lại tự do dân chủ cho Việt Nam.

Vào khoảng 8 giờ tối Sydney ( tức 4 giờ chiều VN), tôi được tin ba vị trên đều được thả tự do nên đã gọi điện thoại cho anh Nguyễn Khắc Toàn để tìm hiểu về buổi làm việc tại công ang Tràng Tiền hôm nay.

VSR : Kính chào anh Nguyễn Khắc Toàn, xin anh cho biết về những việc xảy ra tại công an Tràng Tiền ?

Nguyễn Khắc Toàn : Tôi là nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đang phát biểu từ nhà riêng Hà Nội, tôi đã được công an thả ra khỏi đồn lúc 16 giờ Hà Nội, còn anh Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi được thả ra trước một tiếng đồng hồ. Sở dĩ họ có sự phân biệt đối xử đó là vì họ cho tôi là người chủ mưu việc viết cái "Thư gửi văn phòng luật sư pháp quyền của LS Lê Trần Luật" trong Sài Gòn, đồng hưởng ứng việc mà LS công bố thư mời hợp tác ngày 26/09/08 để mời tất cả luật sư, luật gia, các công dân Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia cùng bào chữa, hợp tác với luật sư để biện minh, bênh vực cho những nạn nhân bị chiến dịch của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong nước đàn áp, bắt giữ từ đầu tháng 9 cho đến đầu tháng 11 này, trong chiến dịch treo biểu ngữ cổ vũ cho dân chủ tự do, đa nguyên đa đảng và phản đối chế độ Trung Cộng đã xâm lược các đảo Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam trong sự tiếp tay của nhà cầm quyền và đảng cộng sản trong nước... Thế thì việc làm này của chúng tôi là hoàn toàn chính đáng và hợp pháp, phù hợp với hiến pháp, với luật pháp của nhà nước Việt Nam hiện nay, của chính đảng cộng sản Việt Nam hiện nay.

Tôi xin nói rõ, bởi vì điều 11, điều 56 của BLTTHS nước CHXHCNVN có qui định về những người được tham gia bào chữa, được tham gia tố tụng tại các phiên tòa xử án hình sự hay án mang tính chất chính trị, kinh tế, cũng như luật sư, luật gia và các công dân Việt Nam. Và những công dân Việt Nam đó được tham gia các phiên tòa xét xử này thì được gọi là Bào Chữa Viên Nhân Dân. Và những yếu tố qui định cần thiết để trở thành Bào Chữa Viên Nhân Dân chỉ cần là công dân Việt Nam không bị tước quyền, đang sống hợp pháp có địa chỉ rõ ràng trong nước mà thôi. Thế thì căn cứ vào những điều khoản của hiến pháp và luật pháp chính cái nhà nước này nên chúng tôi đang tiến hành làm đơn gửi các cấp chính quyền, gửi các cơ quan gọi là bảo vệ luật pháp trong nước, thí dụ như là công an - bộ phận điều tra vụ án, Viện Kiểm Sát và Tòa Án…Trước đấy thì chúng tôi đã công bố một Bức thư hưởng ứng việc kêu gọi mời hợp tác của văn phòng luật sư pháp quyền do LS Lê Trần Luật đứng đầu và văn bản này đã được công bố rộng rãi trên mạng Internet toàn cầu mà quí vị đã biết.

Theo chương trình thì ngày hôm nay, LS Lê Trần Luật sẽ từ Sài Gòn ra để gặp các thân chủ, những thân nhân của những gia đình của những người đang bị bắt giữ, thí dụ như ông Nguyễn Xuân Nghĩa, ông Nguyễn Văn Tính, cô Phạm Thanh Nghiên, anh Phạm Văn Trội, anh Vũ Hùng, nông dân Nguyễn Văn Túc…Và đồng thời LS Luật sẽ gặp tôi và các vị khác như anh Trần Anh Kim và Vi Đức Hồi.... Sở dĩ chúng tôi có cái thư hợp tác này là vì lý do, thứ nhất là dựa vào cơ sở pháp lý của chính Bộ Luật mà nhà nước độc tài đảng cộng sản Việt Nam đã qui định. Thứ hai nữa là vì hoàn cảnh các anh chị em đang bị đàn áp rất nghèo khổ, mà luật sư trong nước đòi tiền công để bênh vực cho các bị cáo chính trị này rất là cao. Hãy lấy ví dụ như là việc anh Đỗ Nam Hải đã liên lạc với luật sư Thắng Cảnh ở Lạng Sơn thì ông ta đưa cho cái giá là 10 triệu đồng VN cho một người. Còn một luật sư khác ở Đoàn Luật sư Bắc Ninh hay Bắc Giang là người nhà của dân oan Nguyễn Kim Nhàn cho biết, các luật sư đồng ý tham gia nhưng với giá là 20 triệu đồng VN cho mỗi đầu người…Nói chung cái giá cả để các luật sư bào chữa cho những phiên tòa chính trị này là những giá cắt cổ so với thu nhập bình thường của một người dân Việt Nam và còn cắt cổ hơn nữa cho những anh chị em đấu tranh dân chủ rất nghèo khổ... Đứng trước tình hình như vậy nên chúng tôi đã quyết định bác bỏ tất cả những việc thuê mướn luật sư bằng tiền và chúng tôi sẽ đứng ra tình nguyện bào chữa miễn phí cho tất cả các thân chủ này không lấy một đồng nào !!! Kể cả tiền đi lại, tiền kinh phí, tiền mọi chi tiêu khác hay in ấn các tài liệu, và vào thăm gặp trực tiếp các "bị can, bị cáo" chính trị này trong trại tù để tìm hiểu và tiếp xúc với hồ sơ của họ. Nhưng hôm nay, công an trong nước đã có những hành vi là rất thô bạo vào sáng nay lúc 10 giờ 30 phút sáng khi chúng tôi vừa mới ngồi với nhau khoảng hơn nửa tiếng thì công an đồng loạt xông vào nhà tôi tự tiện mở khóa không hề có sự đồng ý của gia đình chúng tôi. Họ đã xông vào nhà gọi là "kiểm tra hành chính" do Thiếu Úy Bùi Đình Toàn, công an khu vực phường Tràng Tiền và 3 công an thuộc an ninh của quận Hoàn Kiếm và của Sở Công An Hà Nội. Sau đó họ đã áp giải hai anh Vi Đức Hồi và Trần Anh Kim ra công an phường Tràng Tiền và tôi là người cuối cùng đi ra...

Tại đây, công an gồm hơn một chục người đã liên tục thẩm vấn tôi về nội dung cuộc gặp gỡ, lý do, mục đích cuộc gặp. Tôi đã trả lời là để bàn với LS Lê Trần Luật để tiến hành các thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý cần thiết để trở thành Bào Chữa Viên Nhân Dân và dự các phiên tòa sắp xử của các thân chủ chúng tôi trong nay mai. Trong buổi thẩm vấn sáng nay, đã có một số công an có thái độ không đúng đắn đối với anh em chúng tôi như là quát nạt, hăm dọa, trong đó có trung tá Bạch Hưng Tân, thượng tá Hà Mạnh Hòa, có nhiều sĩ quan an ninh khác... Nhưng chúng tôi đã rất đàng hoàng và đĩnh đạt trả lời họ tất cả những việc làm như vậy là không hề vi phạm luật pháp, không hề chà đạp hiến pháp, mà trái lại chính cơ quan an ninh của các anh đang mạo danh là "bảo vệ luật pháp" nhưng lại chính là người đang chà đạp luật pháp !!! Thế thì, trước những câu trả lời của chúng tôi thì họ không trả lời được mà chỉ nói là làm theo lệnh của cấp trên và lại nói đây là những vụ án chính trị và các anh không được quyền làm Bào Chữa Viên Nhân Dân, chúng tôi không bao giờ chấp nhận cho các anh có mặt ở phiên tòa dù làm lá đơn đến 10 hay trăm lần đi nữa !

Sơ lược là như thế, còn về phía LS Lê Trần Luật thì chỉ gặp kịp bắt tay thăm hỏi ít phút sau đó họ đã áp giải luật sư xuống tầng dướiđể thẩm vấn, nhưng luật sư từ chối không làm việc với họ. Cũng được biết thêm là vào khoảng từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều thì LS Lê Trần Luật cùng với LS Lê Quốc Quân và nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã gặp gỡ ông Christian Marchant là một Viên Chức Chính Trị của tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội để trao đổi một số vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam. Trong cuộc gặp mặt này thì LS Lê Trần Luật cũng đã thông báo với ông Christian Marchant về việc xảy ra hôm của chúng tôi, thì thái độ của viên chức chính trị này đã lắc đầu ngao ngán cho tình hình nhân quyền dân chủ Việt Nam vẫn còn đen tối như hũ nút vậy ! Khi tôi đang trả lời quí đài thì phía công an đã bắt đầu đặt chốt canh trước nhà tôi với con số vào khoảng 6 người và họ còn cho biết sẽ đặt chốt canh cho đến khi các anh phải từ bỏ việc thành lập đoàn Bào Chữa Viên Nhân Dân này và đến khi LS Lê Trần Luật trở về Sài Gòn...

Phần phỏng vấn kết thúc tại đây và suy xét là của độc giả và thính giả khắp nơi. Nhưng đối với riêng tôi, điều khẳng định dứt khoát trước khi chấm dứt là : Tại Việt Nam hiện nay không hề có Nhân Quyền ! ! !

Bảo Khánh – Vietnam Sydney Radio

( Ghi lại từ phần audio phỏng vấn trực tiếp ngày19/11/2008 từ Hà Nội - Việt Nam )

Chú thích : Trường hợp công dân Phạm Mỹ Phố là thương binh hạng 3/4 chưa kịp lên Hà Nội thì đã xảy ra cuộc đàn áp rất thô bạo tại nhà anh Nguyễn Khắc Toàn ngày 19/11/2008 nên sẽ được VSR thực hiện phỏng vấn sau để phổ biến rộng rãi.


Ảnh: Công an trước nhà Nguyễn Khắc Toàn

Thông báo và Tuyên bố quan điểm của THTNDC về tình hình anh Nguyễn Tiến Trung trong QĐNDVN




Từ những ngày đầu trong quân ngũ, Bộ chỉ huy Trung đoàn Gia Định liên tục gây sức ép buộc anh Nguyễn Tiến Trung phải đọc 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, nhưng anh Trung từ chối. Đầu tháng 11/2008, Bộ chỉ huy Trung đoàn Gia Định đe dọa truy tố anh.



Anh Nguyễn Tiến Trung, thành viên Ban thường vụ Đảng Dân Chủ Việt Nam, trưởng ban đại diện Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Trung đoàn Gia định trong thời gian từ tháng 3/2008 đến tháng 8/2009. Sau khi có lệnh nhập ngũ, Anh Trung đã phải xin nghỉ việc tại công ty Rhodia (ở Diamond Plaza), đồng thời phải bỏ học khóa học Cử nhân Quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration) trong chương trình liên kết đào tạo giữa trường đại học Hoa Sen và Học viện kinh doanh UBI (United Business Institute), vương quốc Bỉ.



Người của quân đội đã đến thâm nhập để xác định tư cách xem có để cho anh Trung đi bộ đội hay không. Họ gồm có đại diện của quân khu 7, đại diện của trung đoàn Gia Định, của quân đội Tân Bình, phường đội, bí thư đảng uỷ phường. Anh Nguyễn Tiến Trung đã khai rõ trong lý lịch rằng mình là đảng viên đảng dân chủ Việt Nam.1 Anh Trung đã khẳng định với họ rằng, với tư cách là đảng viên đảng Dân chủ Việt Nam, anh không thể đọc 10 lời thề của quân đội nhân dân Việt Nam. Những người đến thâm nhập không phản ứng gì, và vẫn quyết định rằng anh Trung đủ tư cách gia nhập quân đội, chứng tỏ rằng việc anh Trung là đảng viên đảng Dân chủ và việc anh Trung không chấp nhận đọc 10 lời thề của quân đội đã được họ ngầm chấp nhận.



Ngày 09/11, khi anh Trung từ chối đọc 10 lời thề, Ban chỉ huy đe dọa nếu anh Trung từ chối 2 lần nữa thì sẽ bị truy tố, cũng như cũng có các biện pháp "cứng rắn" đối với anh.



Hiện nay, các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam phải thề "hy sinh tất cả vì Tổ quốc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam", cũng như "nêu cao tinh thần yêu nước xã hội chủ nghĩa, tinh thần quốc tế vô sản".2



Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập dưới sự chỉ huy của đại tướng Võ Nguyên Giáp3. Ông cũng là người soạn thảo 10 lời thề danh dự của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. 10 lời thề này không hề nhắc đến Đảng cộng sản Việt Nam hay chủ nghĩa cộng sản, hay chủ nghĩa xã hội hoặc tinh thần vô sản quốc tế…4 So sánh với 10 lời thề danh dự của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, rõ ràng 10 lời thề của Quân đội Việt Nam hôm nay mang nặng tính ý thức hệ, không phù hợp với Hiến pháp và luật pháp.



Khi xưa, Hồ Chí Minh, người lãnh tụ của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cũng đã từng trao lá cờ có chữ "Trung với nước, hiếu với dân" cho quân đội nhân dân Việt Nam. Một bài báo đăng trên website của Đảng cộng sản Việt Nam giải nghĩa: "Trước kia, theo quan niệm cũ, trung là trung quân, là trung thành với vua; trung thành với vua cũng có nghĩa là trung thành với nước, vì vua với nước là một, vua là nước, nước là của vua. […] Ngày nay, theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh thì trung phải là trung với nước, hiếu phải là hiếu với dân. Trung với nước là trung thành với sự nghiệp giữ nước và dựng nước, trung thành với lợi ích tối cao của Tổ quốc. Nước ở đây là nước của dân, còn dân lại là chủ nhân của đất nước".5 Như vậy, những lời thề của quân đội nhân dân Việt Nam đang đi ngược lại tư tưởng Hồ Chí Minh mà chính những người lãnh đạo bây giờ đang hô hào toàn dân học tập.



Đảng Dân Chủ Việt Nam chủ trương đối thoại ôn hòa, coi đảng Cộng sản Việt Nam là một đối tác chính trị trong sứ mạng bảo vệ Tổ quốc, dân chủ hoá xã hội, phát triển đất nước. Cách hành xử của trung đoàn Gia Định đối với đảng viên Đảng Dân Chủ đi ngược lại chủ trương đại đoàn kết dân tộc của chính Đảng cộng sản Việt Nam.



Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ cho rằng việc ép buộc anh Nguyễn Tiến Trung- đảng viên Đảng Dân Chủ Việt Nam- đọc lời thề trung thành với Đảng Cộng Sản Việt Nam và tinh thần giai cấp vô sản là không hợp lý, là ép buộc chiến sỹ nói những điều trái ngược với niềm tin của mình. Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ cũng cho rằng mười lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam cần được sửa đổi. Quân đội không phải trung với bất kỳ đảng phái nào, mà phải trung với đất nước. Không nên cố tình đánh đồng khái niệm Tổ quốc và Đảng Cộng sản. Quân đội phải đặt lợi ích Tổ quốc và nhân dân lên hàng đầu, chứ không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích đảng phái nào. Đất nước Việt Nam với 4000 năm văn hiến, với truyền thống văn hoá, lịch sử hào hùng được gây dựng nên bởi tổ tiên ngàn đời chứ không phải chỉ bởi Đảng cộng sản Việt Nam từ năm 1930. Cũng như quân đội Nga không phải trung thành với Đảng Cộng sản Nga, mặc dù Đảng cộng sản Nga đã cầm quyền trong vòng 70 năm; quân đội Mỹ cũng không phải thề trung thành với đảng cầm quyền, dù đó là đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ.



Những quy định của quân đội phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Nếu 10 lời thề của quân đội vi hiến, quân đội cần sửa đổi. Người chiến sĩ quân đội nhân dân chỉ chấp hành mệnh lệnh của cấp trên khi các mệnh lệnh phù hợp với pháp luật. Nếu người chiến sĩ chấp hành mệnh lệnh vi hiến và vi phạm pháp luật của cấp trên, thì người chiến sĩ đó vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, vì vậy nghĩa vụ của người chiến sỹ buộc họ phải từ chối những yêu cầu vi phạm pháp luật của cấp trên.



Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ, tháng 11/2008