CÔNG AN QUẬN 3 BẮT VÀ TẠM GIAM ANH NGUYỄN VĂN HẢI (ĐIẾU CÀY) THIẾU CƠ SỞ VÀ KHÔNG CẦN THIẾT.


Báo công an Thành phố Hồ Chí Minh ngày 22/04/2008 đã đăng bài viết “ Khởi tố kẻ trốn thuế’

Do chưa có điều kiện tiếp cận hồ sơ vụ án và các đương sự có liên quan, nên trong bài viết này Văn phòng luật sư Pháp Quyền chúng tôi chỉ bình luận việc bắt và tạm giam ông Nguyễn Văn Hải trên cơ sở những thông tin mà báo Công an Tp đã đưa và hệ thống pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.

Trước hết, theo thông tin mà báo đã đưa “ Ngày 10/4/2008, Cơ quan cảnh sát điều tra quận 3 và Viện kiểm sát nhân dân quận 3 đã thống nhất quan điểm khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Văn Hải và Dương Thị Tân về hành vi trốn thuế ….”

Đối chiếu các điều 87 “Thời hạn tạm giữ”, điều 88 “tạm giam”, điều 100 “căn cứkhởi tố vụ án hình sự ” và điều 104 “Quyết định khởi tố vụ án hình sự” Bộ luật tố tụng hình sự, chúng tôi có thể khẳng định anh Nguyễn Văn Hải đã bị khởi tố và bị tạm giam vì không thể bắt anh Hải để gọi là tạm giữ được.

Khoản 1 điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo trong trường hợp sau đây:

a. Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng

b. Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà bộ Luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội.

Khoản 3, điều 8 Bộ luật Hình sự quy định : “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”.

Điều 161 “Tội trốn thuế” :

1. Người nào trốn thuế với số tiền từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232,233, 236 và 238 của Bộ luật này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm.

2. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

3. Phạm tội trốn thuế với số tiền từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.

Đối chiếu điều 8, Điều 161 Bộ luật hình sự và điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự thì rõ ràng anh Nguyễn Văn Hải đã bị tạm giam theo quy định khoản 2, điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy, Cơ quan điều tra công an quận 3 đã tạm giam Anh Hải dựa vào một trong ba cơ sở sau:

1. Có căn cứ cho rằng anh Nguyễn Văn Hải trốn.

2. Anh Nguyễn Văn Hải cản trở việc điều tra

3. Anh Nguyễn Văn Hải có thể tiếp tục phạm tội

Dựa vào diễn biến vụ việc có thể khẳng định anh Nguyễn Văn Hải không cản trở việc điều tra vì anh chưa từng được mời đến cơ quan công an điều tra để trả lời về “ hành vi trốn thuế” của mình. Lại càng không thể nói anh “ tiếp tục” phạm tội được. Căn cứ vào thông tin mà báo Công an TP.HCM đã đưa “ Trước đó cơ quan cảnh sát điều tra đã nhiều lần mời Nguyễn Văn Hải lên làm việc nhưng y đã cố tình lẩn trốn…”, Như vậy, chúng tôi có cơ sở để khẳng định anh Hải bị tạm giam vì Cơ quan cảnh sát điều tra quận 3 cho rằng “đã có căn cứ cho thấy anh Hải có thể trốn ...”.

Chúng tôi không bình luận “hành vi” của anh Hải có phạm tội trốn thuế hay không? cũng như không bình luận việc khởi tố, bắt, khám xét và ra lệnh tạm giam có đúng trình tự, thủ tục hay không? (Chúng tôi sẽ bình luận hai vấn đề trên ở các bài viết khác). Trong bài biết này chúng tôi chỉ bình luận về “Căn cứ” mà Cơ quan cảnh sát điều tra Quận 3 đã ra lệnh tạm giam đối với anh Nguyễn Văn Hải.

Như đã phân tích ở trên, Cơ quan cảnh sát điều tra quận 3 đã dựa vào căn cứ “anh Hải có thể trốn”.

Vậy thì “trốn”, “có thể trốn” trong điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự được hiểu như thế nào?

Theo từ điển Việt Nam “ Trốn” có các nghĩa sau:

1. Giấu mình vào chỗ kín đáo để không bị trông thấy.

2. Bỏ đi một cách bí mật để khỏi bị bắt giữ

3. Tìm cách lảng tránh một trách nhiệm nào đó.

Như vậy có thể hiểu nghĩa trốn ở điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

1. Người phạm tội ý thức được hành vi vi phạm của mình có thể bị bắt, bị tạm giam nên đã rời khỏi nơi cư trú hoặc nơi thực hiện tội phạm hoặc nơi họ thường xuyên có mặt.

2. Người phạm tội cố tình lảng tránh nghĩa vụ khai báo của mình bằng cách từ chối có mặt theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với nhóm tội xâm phạm trật tự kinh tế, hoặc cụ thể hơn là tội trốn thuế, người phạm tội chỉ có thể nảy sinh ý định bỏ trốn khi tội phạm được phát hiện hoặc bị khởi tố. Hay đúng hơn sau khi nhận được sự nhắc nhở của cơ quan Thuế hoặc quyết định khởi tố bị can, người phạm tội mới có thể nảy sinh ý định “bỏ trốn”.

Như vậy, ở trường hợp này của anh Hải, không thể nói anh đã “bỏ trốn” vì ý thức được hành vi vi phạm của mình có thể bị bắt tạm giam vì các lẽ sau đây:

1. Anh là người có nơi cư trú rõ ràng, có nhà cửa, có vợ con và nhiều quan hệ khác mà cơ quan điều tra xác định được.

2. Anh đã rời khỏi nơi cư trú để đi du lịch và công việc trước ngày cơ quan điều tra khởi tố vụ án (trước ngày 10/4/2008) và anh chưa nhận được quyết định khởi tố bị can một cách hợp lệ.

3. Trước khi khởi tố, anh chưa được chi cục thuế quận 3 lập hồ sơ xử lý hay bất kỳ động tác nào nhằm nhắc nhở anh vì “hành vi trốn thuế”.

4. Mặt khác, luật cư trú và Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam cũng không cấm công dân Việt Nam được tự do đi lại trên đất nước Việt Nam.

Cũng không thể nói rằng anh Hải đã lảng tránh nghĩa vụ khai báo của mình vì Cơ quan điều tra công an quận 3 và Chi cục thuế quận 3 chưa bao giờ chính thức “triệu tập” anh để làm rõ “vấn đề trốn thuế”.

Từ những phân tích trên chúng tôi cho rằng: Công an quận 3 đã tạm giam anh Nguyễn Văn Hải là thiếu cơ sở và không cần thiết hay đúng hơn là có “cái gì đó” thiếu minh bạch và không rõ ràng.

TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 04 năm 2008

Luật sư – Thạc sỹ Lê Trần Luật

Nhắn gởi của Văn phòng luật sư Pháp Quyền: Văn phòng luật sư Pháp Quyền chúng tôi trân trọng nhắn gởi đến tất cả bà con, bạn bè thân hữu của anh Hải “ Hãy liên hệ và phối hợp với chúng tôi để làm thủ tục bảo lãnh cho anh Nguyễn Văn Hải tại ngoại”

Luật sư Lê Trần Luật bị thẩm vấn vì đã đề nghị bào chữa cho Điếu Cày

http://blog.360.yahoo.com/blog-ioK86xowda6DlDgTuFsN_Nc-?cq=1&p=907

Sau khi tin về Luật sư Lê Trần Luật gửi lá thư đề nghị bào chữa miễn phí cho ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) được đăng tải trên một số Blog, cơ quan Công an đã có một cuộc thẩm vấn đột xuất luật sư vào 9h30’ ngày 28/4/2008.

Đến Văn phòng mời luật sư đi là Công an khu vực P.7, Quận Gò vấp lúc 9h sáng, tuy nhiên Luật sư lại phải làm việc với người của cơ quan an ninh.

Một số câu hỏi được cơ quan an ninh đặt ra – ghi lại theo lời kể của luật sư Lê Trần Luật như sau:

- Mối quan hệ giữa anh với ông Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày) như thế nào ?

- Vì sao anh lại nhận bào chữa "miễn phí" ?

- Anh biết gì về CLB nhà báo tự do ?

- CLB nhà báo tự do là một tổ chức không được nhà nước thừa nhận, tại sao anh lại muốn bảo vệ cho Blogger Điếu Cày ?

- Anh có biết cuộc biểu tình tại lãnh sự quán Trung quốc hay không ?

- Mối quan hệ giữa anh với Phan Thanh Hải như thế nào ?

- Anh biết gì về công ty TNHH Tư vấn Nhân Quyền ?

Cuối cùng họ chốt lại buổi thẩm vấn bằng một câu hỏi:

- Anh có còn tiếp tục muốn bào chữa cho Điếu Cày nữa không ?

...

Và kết luận : chúng tôi sẽ còn nhiều cuộc làm việc với anh nữa, mong được sự cộng tác của anh với chúng tôi !!!???

Thiết nghĩ việc luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo dù là miễn phí hay không cũng là một điều hết sức bình thường vì đó là chức năng nghề nghiệp của Luật sư. Việc cơ quan an ninh thẩm vấn Luật sư với những câu hỏi trên đây có dấu hiệu bất thường nhằm đến cá nhân Luật sư Lê Trần Luật. Nếu tất cả các Luật sư đều bị thẩm vấn khi có lời đề nghị bào chữa cho bị can bị cáo thì quả là rất đáng quan ngại đến việc hành nghề của các Luật sư trên đất nước ta.

3 nhận xét:

  1. Một mình chống lại mafia?
    Nói đến mafia, không thể không nhắc đến bố già Al Capone. Ông trùm này rất giỏi về tổ chức và dùng người khiến các đối thủ mafia khác cũng như cảnh sát Mỹ khó đánh bại. Phương thức làm việc của mafia khá chặt chẽ nên thông thường cảnh sát rất khó tìm được bằng chứng phạm tội của các ông trùm. Khi ra lệnh thi hành một công việc gì đó, bố già nói miệng với consigliere (cố vấn) của mình; sau đó consigliere nói miệng lại với một trong những caporegime (trưởng toán); caporegime này ra lệnh xuống cấp dưới nữa và lệnh được truyền đạt theo kiểu dây chuyền như thế cho đến người trực tiếp thực hiện. Nếu kẻ thi hành nhiệm vụ bị bắt hoặc bị lộ, ông trùm chỉ việc ra lệnh thủ tiêu một mắt xích nào đó trong dây chuyền là xong; cảnh sát không thể với tay đến ông trùm được. Al Capone cũng điều hành tổ chức tội phạm của mình như vậy nên cảnh sát Mỹ đành bó tay, không thể làm cách nào bỏ tù ông trùm được. Cuối cùng, chính phủ Mỹ đã dùng một chiêu độc…đáo, lúc ấy chưa ai dùng tới, là truy tố Al Capone về tội trốn thuế. Bố già Capone…cáo già mấy chục năm nhưng dại một giờ vì…chủ quan nên đã lọt vào bẫy của chính phủ Mỹ.
    Thực ra, không phải dễ dàng bỏ tù người ta vì tội trốn thuế được. Ở tòa, công tố viên phải chứng minh được rằng bị cáo “nhất quyết” không chịu trả thuế thì mới được. Nếu sở thuế vụ phát hiện ai đó khai thuế không đúng với thu nhập thực tế, họ sẽ gọi người đó đến sở thuế để xét hỏi. Nếu người đó không thể chứng minh được với sở thuế về hồ sơ khai thuế của mình là chính xác và đúng sự thật thì sẽ bị sở thuế bắt nộp tiền phạt trong thời hạn nào đó. Nếu người đó thấy sở thuế chơi ép thì có thể nhờ luật sư hoặc chính mình ra tòa kiện sở thuế. Khi tòa án nhận hồ sơ kiện cáo, thời hạn người đó phải nộp tiền phạt cho sở thuế được hoãn cho đến khi tòa xử xong. Nếu người đó bị thua kiện thì sẽ phải trả thêm tiền lời của số tiền bị sở thuế phạt. Nếu không kiện ra tòa hoặc ra tòa kiện mà bị thua nhưng người đó vẫn không chịu nộp phạt đúng thời hạn thì sẽ bị truy tố tội trốn thuế.
    Al Capone cứ chủ quan cho rằng sở thuế không thể nào có được bằng chứng về các khoản thu nhập (bất hợp pháp) của mình nên không thèm trả tiền phạt của sở thuế mà cũng không kiện sở thuế ra tòa. Chuyện này xảy ra cách đây gần một thế kỷ, vào năm 1931.
    http://tienggoithanhnien.com/forum/index.php?showtopic=3590&hl=

    Trả lờiXóa
  2. Cho em hỏi với ạ: Thế là chú Hoàng Hải hiện vẫn đang bị bắt giữ ạ??Chưa có liên lạc gì từ chú Hải hết ạ?

    Trả lờiXóa
  3. Vào năm 123 trước CN,có một người tên là Điếu Cày khi được hỏi Định Nghĩa về ANH HÙNG là gì.Anh ta trả lời: "đơn giản thôi,Anh Hùng tức là Đéo sợ thằng nào cả!Mình thích đi ăn trộm thì cứ đi,thích Hiếp Dâm thì cứ việc thấy Gái đi ngoài đường kéo vào làm...tới bến he he"
    "Ái chà Bác giỏi thật" mấy thằng Mù ăn theo nói leo phấn khích vỗ tay cổ vũ nhiệt tình.
    Bọn kia lại hứng hỡ hỏi tiếp,nghe nói Bác làm được Phi Vụ Trốn Thuế ở Việt Nam phải không?. Điếu Cày đáp: "chuyện nhỏ ấy mà!,ta là ANH HÙNG ĐÉO SỢ THẰNG NÀO CẢ"
    (câu chuyện này xãy ra vào năm 123 trước CN,khi Điếu Cày đang ở chung với một số Bộ lạc của anh ở Đạt Lai)

    Trả lờiXóa