Cam kết có giới hạn của Trung Quốc




Khi nộp đơn xin đăng ai Olympics, Trung Quốc hứa tạo điều kiện cho phóng viên, cải thiện dân chủ và nhân quyền.

Để tìm hiệu thực hư của cam kết này, phóng viên của Chương trình Panorama của BBC John Sweeney đã tới một số nơi ở Trung Quốc, kể cả các điểm rước đuốc đi qua trong vòng năm tuần.

Có thể xem Fang Zheng là hình mẫu lý tưởng cho Olympics. Anh mất hai chân trong một “tai nạn giao thông” và đoạt huy chương vàng trong tất cả các vòng thi đấu tại Trung Quốc.

Thế nhưng khi ngọn đuốc được đưa tới thị trấn Hợp Phì ở tỉnh An Huy quê anh thì anh đã không có ở đó.

Câu chuyện của Fang cho chúng ta thấy một điều gì đó về sự cởi mở của Trung Quốc.

Anh nói với tôi là “Đó đâu phải tai nạn giao thông”.

Kiểm duyệt thành công

“Sự thật là vào ngày 4 tháng Sáu năm 1989, tôi rút lui khỏi Quảng trường Thiên An Môn, tôi đã bị một xe tăng đuổi theo và hai chân của tôi bị xích xe tăng nghiền nát”.

Thảm kịch 1989 tại Quảng trường Thiên An Môn vẫn là điều cấm được nói tới tại Trung Quốc.

Hàng trăm người chết, không ai biết có bao nhiêu người chết. Tuy nhiên, sự kiểm duyệt có hiệu quả có nghĩa rằng hàng triệu người không biết gì về biến cố này.

Fang, năm nay 41 tuổi, nói tiếp: “Khi xe tăng đè tôi, tôi vẫn tỉnh nhưng không thấy phần xương của tôi”.

Nói đến đây thì Yang Meng, “hướng dẫn viên” (người của chính phủ cử đi cùng với phóng viên) đã yêu cầu dừng video và nói “đây là chủ đề nhạy cảm” và yêu cầu liệu tôi có thể bỏ qua tiểu tiết về việc Fang bị thương tật như thế nào.

Fang nói anh không được đưa vào danh sách thi đấu tại Olympics bởi anh mất hai chân tại Quảng trường Thiên An Môn.

Khi được hỏi về nhân quyền, Đảng Cộng Sản Trung Quốc nói họ đã đưa 300 triệu người ra khỏi cảnh nghèo đói và đó là quyền cơ bản nhất.

Bằng chứng về sự phát triển kỳ diệu về kinh tế của Trung Quốc có thể thấy được tại những nơi như Bắc Kinh, Quảng Châu và Thượng Hải.

Tại vùng nông thôn ở Trung Quốc, những người còn nhớ lại giai đoạn bị đói hồi giữa thập niên 1970 nay đầy đủ lương thực.

Trung Quốc đang thay đổi nhưng hiện không có lá phiếu bầu cử tự do toàn quốc.

Internet bị kiểm duyệt và theo Amnesty International, số phóng viên và các nhà bất đồng chính kiến bị ngồi tù tăng trước khi Bắc Kinh khai mạc Olympics.

Đưa tin có chọn lọc?

Chúng tôi được biết là với “cái đuôi” của mình là “hướng dẫn viên” thì không ai tại một số khu vực đã xảy ra các vụ biểu tình tại nông thôn (liên quan tới cáo buộc quan lấy đất của dân) sẽ nói với chúng tôi thoải mái.

Thật hiếm tìm thấy tại Trung Quốc có ai đó sẵn lòng phê phán Đảng Cộng Sản.

Chúng tôi tới Tứ Xuyên, hai tuần sau trận động đất làm 85 ngàn người thiệt mạng hoặc mất tích.

Có một trường học cấp hai cách tâm động đất chừng 50km bị sập và đến đây thì mới biết được tại sao chỉ có trường học này bị sập mà không tòa nhà cao tầng nào bị sập.

Đó là bởi trong đống đổ nát người ta sẽ thấy là bê tông không có cốt thép bên trong.

Khi tôi tới đây thì “hướng dẫn viên” bối rối và tôi thấy có hàng trăm phụ huynh các em thiệt mạng đang ký vào thư phản đối về tai nạn này.

Tôi hỏi một gia đình là có bao nhiêu em mất tích trong vụ này và ông nghẹn ngào nói với tôi là “Dựa vào con số của chúng tôi thì có hơn 280 em mất tích”.

Cho tới ngày hôm nay, Đảng Cộng Sản Trung Quốc chưa công bố chính thức số học sinh thiệt mạng tại khắp Tứ Xuyên và có bao nhiêu trường học bị sập.

Khi một bà cụ giải thích với tôi rằng “trách nhiệm này thuộc về ai xây trường chất lượng kém” thì “hướng dẫn viên” đề nghị tôi không quay phim nữa và nói với tôi là “chủ đề này không tốt đẹp gì cho đất nước Trung Quốc, đặc biệt là trước Olympics”.

Một thực tế là cho dù Trung Quốc có đoạt được bao nhiêu huy chương trong Thế Vận Hội này thì đây vẫn là một nước mà một khi quan chức đã mở mồm thì người dân không dám nói về cái chết của chính con của mình nữa.

Ảnh: John Sweeney vẫn khó tìm được những người muốn nói chuyện

Nguồn: BBC Việt ngữ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét