Chúng tôi vừa nhận được bài viết sau đây, từ một người đã trực tiếp và liên tiếp nhiều lần đến thăm hỏi, cứu trợ các nạn nhân và gia đình nạn nhân của thảm họa sập cầu Cần Thơ. Chứng cứ sống động này đặt ra nhiều vấn nạn nhức nhối về trách nhiệm, về lòng hảo tâm và nhiều vấn đề khác. Trân trọng giới thiệu đến các bạn bài viết này (trong khi tất cả các phương tiện thông tin đại chúng đã để sự việc vào quên lãng).
Như vậy là sau một tháng kể từ ngày cầu Cần Thơ sụp, đằng sau nó vẫn còn nhiều điều đọng lại trong tôi sau 4 lần tham gia đi cứu trợ cho gia đình các nạn nhân tử nạn tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long và cho các nạn nhân đang nằm điều trị tại 4 bệnh viện.
Lần cứu trợ thứ nhất chuyến đi của tôi là ngày 07/10/2007. Khi đi thăm các gia đình nạn nhân tôi được họ cho biết. Hầu hết họ chỉ nhận được số tiền chôn cất và mai táng, lúc đầu là 35 triệu đồng ngoài ra không có các khoản bảo hiểm nào khác cả. ( Tính theo ngày mà tôi theo đoàn cứu trợ về dưới là đúng 12 ngày kể từ ngày cầu bị sụp 26/09/2007). Chưa kể đến một sự thật là hễ bất kỳ công nhân nào xin vào làm việc trong dự án cầu Cần Thơ đều bị tốn tiền đầu vào hay gọi nôm na là tiền cò từ 100 à 400 ngàn đồng, trong khi họ là những người rất nghèo, chạy ăn từng bữa. Thật đau đớn và chua chát ! Sự phẫn uất trong tôi dâng lên mãnh liệt. Dù đã chuẩn bị tâm lý cho mình rất kỹ, nhưng đến tận nhà của các nạn nhân thì nước mắt tôi lại rơi. Tôi cảm thương cho họ quá, họ đã khốn khó để đi xin đi làm với mơ ước dành dụm chút tiền để sữa nhà, hay trả tiền nợ mà họ đang vay v.v… Nhưng có ai ngờ đâu.
Một cảnh tương phản khác khiến tôi khó kiềm chế là tòa nhà UB MTTQ huyện Bình Minh quá xa hoa với hơn 50 loại cây kiểng lớn nhỏ bày biện chung quanh. Trong khi nhân dân trong huyện của mình còn quá nghèo khổ.
Lần cứu trợ thứ hai của tôi là ngày 17/10/2007. Lần nay tôi và các bạn của tôi đã đi hết tất cả các bệnh viện tại Cần Thơ. Lúc này, trên cả ba bệnh viện : 121, Đa Khoa TW và Tây Đô tổng số bệnh nhân còn lại là 28 người. Tất cả các thân nhân của các nạn nhân đều cho tôi biết rằng ngoài tiền chữa trị miễn phí họ cũng không nhận được một đồng nào để hổ trợ cho họ ( ngoại trừ các hội đoàn trực tiếp vào thăm các bệnh nhân đang nằm điều trị ở các bệnh viện và ủng hộ mà thôi … ). Nhìn các bệnh nhân đang nằm trên giường bệnh tôi chua xót và ngậm ngùi tôi chẳng phải biết nói gì nữa. Tất cả các nạn nhân đang nằm tại đây đều là lao động chính trong gia đình. Vậy mà, khi bị tai nạn xảy ra cả công ty lẫn nhà nước đều chưa có một sự hỗ trợ tài chánh thỏa đáng nào cho họ cả … Nhưng sức tôi thì có hạn dẫu có muốn làm điều gì to tát hơn cũng chẳng thể nào làm được. Lực bất tòng tâm, tôi chỉ còn biết lắng nghe và chia sẽ với họ về hoàn cảnh gia đình.
Lần thứ ba của chuyến đi cứu trợ của tôi vào ngày 26/10/2007 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Cả bốn nạn nhân ở đây đều đang được chữa trị trong điều kiện rất tốt. Đến khi hỏi thăm về các chính sách hỗ trợ của công ty hay nhà nước thì tất cả họ ( từ nạn nhân cho đến thân nhân của họ ) đều trả lời tôi là KHÔNG CÓ GÌ VÀ KHÔNG BIẾT GÌ. ( Tính đến hôm nay là đã đúng 1 tháng trời). Có một gia đình nạn nhân còn cho tôi biết là đang định làm đơn để hỏi về số tiền ủng hộ tài chánh mà đáng lẽ ra họ phải nhận được.! Trên các phương tiện thông tin đại chúng, người ta vẫn nghe nói đến con số quyên góp chỗ này trăm triệu chỗ kia vài trăm triệu rồi vài chục tỷ này tỷ nọ. Nhưng gia đình nhận bao nhiêu???. Số tiền mấy chục tỷ quyên góp được đã đi đâu rồi. Tôi không biết và chẳng ai biết
Lần thứ tư của chuyến đi cứu trợ của tôi là vào các ngày 27, 28, và 29/10/2007. Tôi lại quay trở về tỉnh Vĩnh Long để đi cứu trợ các gia đình của các nạn nhân. Lần này tôi có nhiều thời gian hơn để thăm hỏi các gia đình nạn nhân và tìm hiểu những vấn đề đằng sau của vụ sập cầu này.
Điêu đầu tiên làm tôi sửng sốt là số tiền các nạn nhân phải nộp để được nhận vào làm việc không phải chỉ từ 100 à 400 ngàn như lúc đầu nữa mà chính xác nó lên đến con số 100 à 1.000.000 VND. Tôi có hỏi thăm một gia đình của nạn nhân, nếu phải đóng con số tiền là 1.000.000 VND thì tiền đâu mà họ có thể xoay sở trong 1 tháng đó. Họ cho tôi biết là PHẢI ĐÀNH CHỊU thôi. Cứ đi vay mượn ở đâu đó để trang trải trước, rồi tháng sau khi có lương mình sẽ trả từ từ. Khi hỏi về lương hướng cụ thể như thế nào thì được gia đình họ cho biết lương cơ bản khoảng 1.500.000 VND/thang. Nếu ai đăng ký tăng ca thì số tiền nhận được mỗi tháng có thể lên đến 1.900.000 đồng đến hơn 2.000.000. đồng. Ấy là chưa nói đến số tiền họ phải bị giam lại khoảng 300.000 đồng ( Tức là sau tháng lương mọi công nhân đều bị giam lại số tiền là 300.000 đồng để làm gì đó mà họ không giải thích). Tôi hỏi gia đình nạn nhân… “ Họ làm như vậy mà mình cũng cam chịu nữa à”… liền nhận được câu trả lời “vì SỢ MẤT VIỆC LÀM, SỢ KHÔNG CÓ TIỀN và VÌ NGHÈO … nên đành CAM CHỊU”. Nhưng sau này, khi các nạn nhân qua đời công ty có cử người đem hoàn trả lại số tiền 300.000 này và có giải thích là mua những đồ bảo hộ lao động , mua giày, mua dây gì đó v.v… ( Thật không tin nổi, bảo hộ lao động cho 1 công trình lớn như cầu Cần Thơ thì công ty phải lo chứ. Sao lại đè cổ người lao động ra và bắt họ phải chi trả số tiền ấy… Và nếu không có tai nạn gây cú sốc cho cả nước này, liệu số tiền ấy sẽ có hoàn trả lại cho gia đình không). Còn chuyện làm việc tăng ca thì thân nhân gia đình cho tôi biết, có khi phải làm việc đến 11h đêm hoặc 12h đêm, chuyện công nhân ăn uống thế nào, gia đình họ trả lời là: “ Anh ấy làm việc ở trên cao chị à, buổi trưa họ mang cơm lên đó cho ăn tại chổ. Ăn xong rồi lại làm việc ngày mà không được nghĩ ngơi. Còn buổi tôi tăng ca có lúc thì được ăn, có lúc thì không được ăn” …. Đó là lời của vợ một nạn nhân thuật lại với tôi. Tôi chỉ con biết kêu lên trời ! ….
Ngạc nhiên thứ hai của tôi là vấn đề ủng hộ tài chánh cho các gia đình của nạn nhân. Theo các thông tin của các phương tiện đại chúng trước đó thì như sau. Tôi xin được trích dẫn lại cho tiện theo dõi.
“Cũng trong ngày 5.10, UBND, UB MTTQ và các ngành chức năng tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ đã có cuộc họp sơ kết tình hình vận động, tiếp nhận và phân phối quà cứu trợ nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Tổng số tiền 2 địa phương tiếp nhận đến nay là 14.439.045.000 đồng; đã phân phối 2 đợt đến gia đình người bị nạn, mỗi trường hợp 40 triệu đồng. Số tiền còn lại sẽ tiếp tục hỗ trợ đợt III cho gia đình các nạn nhân tử vong, mất tích hoặc bị thương đặc biệt nặng, mỗi trường hợp thêm 100 triệu đồng. Đối với 11 trường hợp tử vong ngoài tỉnh Vĩnh Long (9 người ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc và 2 người ở TP Cần Thơ) tỉnh Vĩnh Long sẽ chuyển đến UB MTTQ các tỉnh để gửi đến gia đình. Riêng đối với nạn nhân bị thương nặng dự kiến được hỗ trợ đợt III là 80 triệu đồng/người, những người bị thương trung bình và nhẹ sẽ được xem xét hỗ trợ phù hợp” ( Trích dẫn báo Thanh Niên ngày 05/10/2007)
“Theo đó, với gia đình có người chết, mất tích hoặc bị thương rất nặng hỗ trợ 100 triệu đồng/người, người bị thương nặng 80 triệu đồng/người, người bị thương trung bình 50 triệu đồng/người, người bị thương nhẹ 5 triệu đồng/người.” ( Trích báo Viet Nam Net )
Như tôi đã nói trước đó, khi tôi đích thân về thăm các gia đình nạn nhân (lần thứ 4 này tôi và các bạn của tôi đã đến được 38 hộ gia đình có nạn nhân tử nạn). Khi hỏi về số tiền ủng hộ về tài chính thì họ đã cho chúng tôi biết như sau: “ Tất cả các nạn nhân tử nạn đều nhận được một sổ tiết kiệm trị giá 100.000.000 đồng mà theo nguyên tắc là không được rút tiền trong vòng 24 tháng”. Ngoài ra, họ còn cho tôi biết thêm báo Tuổi Trẻ đã ủng hộ cho các gia đình nạn nhân có cho con em còn đang đi học hoặc các nạn nhân tử nạn có cha mẹ luống tuổi với một sổ tiết kiệm trị giá 30.000.000 đồng. Bên cạnh đó báo Người Lao Động cũng ủng hộ tương tự như vậy với một sổ tiết kiệm trị giá 10.000.000 đồng.
Thử nhẩm tính, tổng số tiền quyên góp được theo các phương tiện thông tin đại chúng là khoảng hơn 30 tỷ VND. Trong đó , công ty Nhật bồi thường thiệt hại là 25 tỷ còn lại là do những người hảo tâm đóng góp qua các phương tiện đại chúng ...
Như vậy nếu theo những gì tôi biết thực tế thì bình quân số tiền mà các thân nhân của các nạn nhân sẽ nhận được như sau . ( Tôi tính bình quân và đổ đồng cho 54 nạn nhân theo danh sách chính thức. )
54 nạn nhân tử nạn x 100.000.000 = 5.400.000.000 VND ( sổ tiết kiệm trị giá 100 triệu)
54 nạn nhân tử nạn x 30.000.000 = 1.620.000.000 VND ( Báo Tuổi Trẻ )
54 nạn nhân tử nạn x 10.000.000 = 540.000.000 VND ( Báo Người Lao Động )
Như vậy con số tròm trẹm cứu trợ chưa đầy 8.000.000.000 đồng ( tám tỷ VND). Đây là số liệu chính thức tôi không tính các hội đoàn đích thân về đó cứu trợ bằng nguồn riêng của các hội đoàn. ( Tuy nhiên chổ này tôi cũng cần mở ngoặc nói thêm, không phải tât cá các thân nhân của các gia đình tử nạn đều được sự ủng hộ tài chánh của 2 tờ báo này. Có gia đình nhận được và có gia đình không nhận được gì cả.) Bằng chứng là khi tôi hỏi về số tiền 30.000.000 này của một gia đình nạn nhân xem có nhận được không. Thì gia đình đã trả lời tôi là không nhận được ngoài 1 sổ tiết kiệm trị giá 100.000.000 VND. Tôi có chỉ dẫn họ ra chính quyền địa phương để hỏi cho được số tiền này. Vì đó là quyền lợi mà các thân nhân của gia đình nạn nhân phải được hưởng.
Ngạc nhiên thứ ba của tôi là về thân nhân của các nạn nhân tử nạn tại Miền Bắc không biết đi đâu cả hết rồi. Khi tôi muốn đến thăm các gia đình có nạn nhân tử nạn có nguồn gốc từ Phía Bắc ngay cả người hướng dẫn cho tôi đều trả lời không biết. Và tôi cũng đã hỏi rất nhiều người khác nhưng tất cả đều trả lời tôi là không biết. Sao thế nhỉ ? Họ đâu mất tiêu cả hết rồi ???. Một sự mất tích hàng loạt của các gia đình thân nhân từ phía Bắc. Có người còn nói thêm với tôi nếu ai biết mà chỉ hay nói bậy bạ sẽ gặp phiền phức với chính quyền địa phương sở tại. Nên cho dù họ biết họ cũng không nói. Tại sao có sự thể lạ lùng thế ??? Câu trả lời xin nhường lại cho độc giả
Chính vì những mờ ám, khuất tất trong sự việc này nên đến giờ tôi có thể nghi ngờ một điều: Con số tử nạn chính thức không phải chỉ dừng lại ở con số là 54 nạn nhân theo thông tin chính thức. Điều này chính miệng 1 nạn nhân được cứu sống đã nói thẳng với tôi. Anh ấy cho tôi biết toàn bộ các bạn đồng nghiệp của anh ấy khi làm việc dưới cầu (chổ tháo gỡ mấy tấm ván đã đổ bê tông ngày hôm trước khi cầu sập) đều bị chết sạch và anh ấy đã khẳng định con số tử nạn không phải là 54 người.
Một người khác hiện đang cư ngụ tại Vĩnh Long cho tôi biết thêm thông tin này như sau: “Nếu nói con số tử nạn của các nạn nhân tỉnh Vĩnh Long là 30% thì con số nạn nhân ở ngoài Bắc trong công trình Cầu Cần Thơ phải là 70%.... “
Như vậy một câu tạm kết luận của tôi vào thời điểm này “đằng sau của vụ sập cầu này có rất nhiều uẩn khúc, sự thật đã bị cố tình dấu diếm và bưng bít. Cũng như đã có sự không minh bạch về tài chính trong việc hỗ trợ cho gia đình các nạn nhân”
TrangDem
Cam on rat nhieu . Em da nghi ngo tu lau
Trả lờiXóaKhong biet CLBNBTD co tim hieu them ve vu nay?
Trả lờiXóaTham nhũng trong các hoạt động cứu trợ đáng báo động từ nhiều năm qua, nhưng Đ&NN chẳng quan tâm.
Trả lờiXóaAi có lòng hảo tâm đóng góp cứu trợ qua UBMTTQ Vn thì coi như cúng cô hồn...đó là một sự thật hiển nhiên ai cũng có thể kiểm chứng.
Ai có lòng hảo tâm nên đến tận nơi giúp đỡ, hay đóng góp cho các tổ chức tôn giáo thì an tâm hơn.
các bác cố gắng tìm đến nhà nạn nhân phía bắc coi, chẳng lẽ chuyện lớn như thế này mà tìm kg được à?
Trả lờiXóacác bác cố gắng tìm đến nhà nạn nhân phía bắc coi, chẳng lẽ chuyện lớn như thế này mà tìm kg được à?
Trả lờiXóaTOM xin giới thiệu bài này trong Blog TOM. Quả là xã hội vẫn còn nhiều người chưa bị mù!
Trả lờiXóaHọ đã dùng con Vàng Anh để đánh lạc hướng thì làm gì mà không có những khuất tất to lớn!Mấy công ty Nhật họ biết tiền bồi thường của họ không đến với người bồi thường họ nghĩ sao, phản ứng sao nhỉ?
Trả lờiXóaCứ để đảng ta làm việc ác, sự tích lũy về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất.
Trả lờiXóaTôi cũng xin phép được đăng bài này trong blog của tôi
Trả lờiXóa- Phía trên, "chứng cứ" chớ không phải "chứng từ".
Trả lờiXóa- "Chia sẻ" dấu hỏi chớ không phải dấu ngã.
- Câu trả ơời phải dành cho chính quyền các tỉnh VL, CT chớ không phải độc giả, độc giả làm sao trả lời được.
Cố tìm hiểu thêm vụ này nhe CLB Nhà Báo Tự Do. DCT mong tin từ các bạn. Đừng để con chim VA nó làm mất phương hướng như báo điện tử, báo giấy, báo của đảng...
Trả lờiXóaồ đúng ạ/
Trả lờiXóaơ cái com em vừa com đâu rồi
Trả lờiXóatroi dat oi!!!!! het y kien!!!!!!
Trả lờiXóa