Ðông Âu tai Viet Nam

Có một cuốn sách mang tên "Đông Âu tại Việt Nam".
Và đoạn phim trên giới thiệu tóm lược các sự kiện được nêu ra trong cuốn sách ấy.


Vào đầu thập niên 80, do sự sa lầy tại A Phú Hãn (1) và bị kiệt sức trong cuộc chạy đua vũ trang theo kế hoạch Star War của Hoa Kỳ, khiến cho nền kinh tế của Liên Xô đã hoàn toàn bị phá sản.

Kháng chiến quân A Phú Hãn đã nổi dậy
chống lại cuộc xâm lược của Liên Xô vào quốc gia này vào năm 1979
.

Liên bang Xô-viết phải tung ra chính sách cởi mở và tái phối trí, để các nước Cộng sản chư hầu mở cửa tìm kiếm phương tiện từ các quốc gia Tây phương hầu cứu vãn sự sụp đổ.

Ba Lan là quốc gia đi đầu trong việc áp dụng chính sách mở cửa, vay tiền các nước Tây phương để gia tăng khả năng sản xuất và tiêu thụ của dân chúng. Nhưng, nạn tham nhũng trong Đảng gia tăng, khiến cho những món tiền vay mượn bị tiêu sài hoang phí mà không một dự án nào được hoàn tất.

Bản đồ quốc gia Ba Lan

Tình trạng nói trên đưa đến hậu quả, là chính quyền Ba Lan lại phải tăng giá sinh hoạt, nhằm bù đắp các khoản tiền thiếu hụt vì nạn tham nhũng, và đã làm cho dân chúng Ba Lan không còn chịu đựng được nữa.

Poland's Angry Workers - The Time

Ngày 14/8/1980, lấy lý do chống đối việc ban quản trị sa thải một nữ công nhân điều khiển giàn cần trục, công nhân của xưởng đóng tàu Lenin tại thành phố Gdansk đã tổ chức đình công.

Cuộc đình công của công nhân xưởng đóng tàu Lenin tại Gdansk, 1980

Hai ngày sau công nhân thành lập Ủy ban đình công đưa ra 21 yêu sách đòi chính quyền Cộng sản Ba Lan phải đáp ứng.

Ban lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết họp báo công bố chương trình hành động
chống lại chính sách độc tài của đảng Cộng sản Ba Lan (1981)

Sau hai tuần lễ đấu tranh gay gắt, Ủy ban đình công đã giành thắng lợi, khi buộc chính quyền Ba Lan phải chấp thuận việc thực thi 21 yêu sách như tôn trọng quyền tự do tụ họp, tư tưởng, lập hội, di chuyển, ngôn luận, v.v...

Đại diện chính quyền Ba Lan (trái) cùng với ông Lech Walesa (phải)
ký thỏa ước thi hành 21 Yêu Sách của Ủy Ban Đình Công.

Thắng lợi này đã tạo chấn động rất lớn tại các quốc gia Cộng sản trong khối Đông Âu, vì lần đầu tiên một nước Cộng sản công nhận sự hoạt động của Công đoàn độc lập.

Lech Walesa cùng Công đoàn độc lập

Nương theo thắng lợi nói trên, ngày 4/9/1980, Ủy ban đình công đổi tên công đoàn thành Công đoàn Đoàn kết - Solidarnosc, bầu Lech Walesa làm chủ tịch, trụ sở đặt trong xưởng đóng tàu Lê-nin ở thành phố Gdansk.

Lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết Lech Walesa
(sau này là vị Tổng Thống đầu tiên của nước Ba Lan không cộng sản)

Sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết đã thu hút đông đảo công nhân, trí thức và quần chúng tham gia.

Ban lãnh đạo công đoàn họp quyết định duy trì cuộc đình công trên toàn quốc
hầu tăng áp lực lên đảng Cộng sản Ba Lan (5/1981)

Đức giáo hoàng John Paul đệ nhị đã không những công khai ủng hộ mà còn chỉ thị cho Giáo hội thiên chúa giáo Ba Lan tiếp tay nuôi dưỡng Công đoàn Solidarnosc.

Giáo hoàng John Paul thăm Ba Lan vào tháng 6 năm 1979

Đức Giáo Hoàng ban phép lành cho Lech Walesa
tại Trụ sở Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Ba Lan tháng 6/1979

Nhờ vậy, quần chúng Ba Lan đã nhiệt liệt tin tưởng vào thế đấu tranh chính nghĩa của công đoàn. Chỉ trong 1 năm đầu thành lập, đã có gần 1/3 dân chúng Ba Lan tham gia làm thành viên.

Sự kiện chính quyền Cộng sản Ba Lan phải công nhận tính cách hợp pháp của công đoàn Đoàn kết là biến cố lớn, tạo sự quan tâm cho Hoa Kỳ cũng như các quốc gia Tây phương và nhất là kích thích mạnh mẽ khiến các phong trào đấu tranh bí mật tại các nước Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Đông Đức hoạt động trở lại, sau các cuộc nổi dậy thất bại vào năm 1956 và 1968.

Hồng Quân Liên Xô đưa quân và Chiến Xa vào án ngự
các đường phố chính của Hung Gia Lợi, năm 1956

Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan tuy được sự ủng hộ mạnh mẽ của dân chúng và Va-ti-căng, nhưng cũng bị đàn áp một cách dã man.

Từ năm 1981 - 1987, là thời đen tối nhất của Công đoàn: toàn bộ ban lãnh đạo bị bắt giữ, đàn áp, và hơn 1/3 thành viên công đoàn bị khống chế, phải ngưng hoạt động.

Thủ tướng Jaruzelski ban hành lệnh thiết quân luật trên toàn quốc
để ngăn chận các cuộc đình công của Công Đoàn Đoàn Kết (13/12/1981)

Nhờ thế giới gia tăng áp lực lên chế độ Cộng sản Ba Lan, công đoàn Đoàn kết đã vùng dậy tổ chức thành công một cuộc đình công vào tháng 5/1988 với hơn 400.000 người tham dự, làm tê liệt mọi sinh hoạt, khiến cho chính quyền Ba Lan phải tổ chức hội nghị bàn tròn đối thoại với công đoàn Đoàn kết.

Hàng trăm ngàn người xuống đường biểu tình tại Thủ Đô Warsaw (1988)

Căn cứ trên những thỏa thuận trong hội nghị bàn tròn, đảng Cộng sản Ba Lan phải tổ chức tổng tuyển cử tự do vào ngày 4/6/1989, đưa đến thắng lợi to lớn của công đoàn Đoàn kết.

Công Đoàn Đoàn Kết đã dành thắng lợi 100%
trong cuộc Tổng Tuyển Cử Tự Do Đợt I với 161 ghế tại Hạ Viện.

Ngày 24/8/1989, quốc hội Ba Lan chọn luật sư Tadeusz Mazowieckj, cố vấn công đoàn, lên làm thủ tướng. Đây là vị thủ tướng không Cộng sản đầu tiên của Ba Lan kể từ năm 1945.

Luật sư Taduesz Mazowieckj của Công Đoàn Đoàn Kết
được Quốc Hội tín nhiệm vai trò Thủ Tướng vào ngày 24/8/1989.

Thắng lợi của công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan đã như trận bão dân chủ, thổi mạnh mẽ đến các quốc gia Cộng sản khác tại Đông Âu và lần lượt đốn ngã các chế độ Cộng sản:

1. Tại Hung Gia Lợi, vào 23/10/1989, khi quốc hội Hung quyết định hủy bỏ thế chế Cộng sản

Hàng trăm ngàn người Hung đã tụ tập trước trụ sở Quốc Hội nghe thông báo về tên nước mới và thể chế mới không còn dùng theo thể chế cộng sản, 23/10/1989.

2. Tại Đông Đức, vào ngày 9/11/1989, khi bức tường Bá Linh bị phá đổ

Germans dancing on the Berlin Wall

3. Tại Tiệp Khắc, vào ngày 29/11/1989, khi quốc hội liên bang hủy bỏ điều khoản quy định vai trò lãnh đạo của đảng CS

Diễn Đàn Dân Sự do Kịch Tác Gia Havel lãnh đạo đã tổ chức cuộc đình công với hơn 500 ngàn người tham gia đã làm tê liệt các sinh hoạt thủ đô Prague vào ngày 28/11/1989. Chính quyền Cộng sản Tiệp Khắc tuyên bố đối thoại với Diễn Đàn Dân Sự để thành lập chính quyền mới.

Dân chúng Tiệp Khắc đi bầu một cách tự do sau 44 năm sống trong chế độ Cộng sản

4. Tại Bungari, ngày 12/12, khi quốc hội bãi bỏ thể chế Cộng sản, tổ chức tổng tuyên cử tự do

5. Tại Rumani, 12/12/1989, khi vợ chồng nhà độc tài Ceausescu bị bắt và bị xử tử

Dân chúng vui mừng nghe tin vợ chồng Ceaucescu bị xử tử đêm 25/12/1989

6. Tại Nam Tư, vào ngày 26/12/1989, khi đảng Cộng sản Nam Tư bãi bỏ chế độ độc đảng, công nhận đa nguyên chính trị

Sự tan rã hàng loạt các quốc gia chư hầu tại Đông Âu đã dội ngược vào thành trì chuyên chính vô sản ở Liên-Xô, làm cho nhóm lãnh đạo giáo điều phải ra tay, bằng cách tổ chức cuộc đảo chính hạ bệ Gorbachev để cứu vãn tình hình.

Nhưng cuộc đảo chính của phe quân đội giáo điều ngày 15/8/1991 đã bị thất bại vì không ai hưởng ứng, từ đó dẫn đến sự tan rã của khối Cộng sản Xô-viết vào cuối năm 1991.

Trang Nhung


Chú thích:

(1) A Phú Hãn: Afganistan

Tham khảo: http://www.dongautaivietnam.com

Tôi sử dụng đoạn phim này với mong muốn đưa ra những sự kiện tại các quốc gia Đông Âu trong bước ngoặt chuyển biến từ các chế độ Cộng sản. Đoạn cuối phim nói đến tình hình Việt Nam không là chi tiết nằm trong mục đích giới thiệu của tôi. :)

7 nhận xét:

  1. Cảm ơn Trang Nhung đã tóm lược các sự kiện lịch sữ về sự sụp đỗ của chế độ CS

    Trả lờiXóa
  2. @LT: TN chỉ chuyển đoạn phim thành dạng text và hình ảnh, cùng với các chú thích cho hình ảnh mà thôi, với ý nghĩ rằng điều đó sẽ giúp mọi người ghi nhớ rõ hơn những gì đoạn phim nói tới!
    Cảm ơn LT đã dành một lời cảm ơn cho TN! Với TN thì lời cảm ơn đó như một động lực, một sự cổ vũ cho TN khi TN thấy rằng những gì mình viết là hữu ích với ai đó!

    Trả lờiXóa
  3. VN ƠI BAO GIỜ ! nội xâm tàn phá quá , vùng lên VN ƠI

    Trả lờiXóa
  4. Nhung che do CONGSAN lan luot sup do tai DONG AU , tat ca the gioi deu biet ro. Nhung nguoi dan trong 4 nuoc CS con lai thi bi che dau nen nguoi dan kho hinh dung duoc nhung hinh anh do.
    TRANG NHUNG da tom tat mot su that de giup nhung nguoi muon biet su that.
    Toi cung co nhung suy nghi giong ban. Cam on TRANG NHUNG rat nhieu.

    Trả lờiXóa
  5. đề nghị nhà xuất bản in lại bìa cho nó hợp với nội dung >:), nhìn chán ốm

    Trả lờiXóa
  6. @ Tuan Linh : Ban nhin chan om . DANG CS con chan hon ban 1OOO lan.
    Ghe vao BLOG cua ban thay toan mot "MAU DO " , ban viet ca ngoi DANG CS rat hay, con duong TUONG LAI cua ban rat sang sua. Ban co the tro nen mot nha "TU BAN DO " tuong lai .
    Ban chon ly tuong CS . TOI ton trong ly tuong cua ban. Ben PHAP co 2% dan bo phieu cho DANG CS PHAP day . Ben VietNam co 99% dan bo phieu cho DANG CS. Toi thay co gi gian doi trong do.
    Tai sao ban khong viet mot bai gui den " DIEN DAN THAO XUAN" de giup moi nguoi hieu duoc ly tuong CS cua ban . Tranh luan se giup tim ra SU THAT.
    DANG CS VN can nhung nguoi nhu ban.

    Trả lờiXóa
  7. bài viết rất hay ,mô hình đấu tranh giành tự do của ba lan cũng đáng để cho chúng ta học tập.những người như TN còn biết dành tự do là hạnh phúc,là dòi hỏi chính đáng của 1 con người và những kẻ muốn tập trung quyền lực chỉ tồn tại ở chế độ phong kiến.Thê nhưng 1 kẻ đại diệi 1 đất nước ,đại diện cho 1 chó đảng cầm quyền lại phát biểu"tự do là tự sát".sao mà ấu trĩ, mị dân dữ vậy không biết.

    Trả lờiXóa