Ban Mê Thuột và Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên
Nhận được tin sẽ có Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên diễn ra tại thành phố Buôn Mê Thuột và khu vực du lịch sinh thái bản Đôn, sau khi cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác Truyền khẩu và Di sản Phi vật thể của Nhân loại. Quy tụ khoảng 30 đoàn cồng chiêng của các tỉnh Việt Nam và bè bạn thế giới như các nước Pháp, Lào, Hàn Quốc... Lễ hội diễn ra từ 21.11 đến 24.11. Đây cũng là một ngày hội lớn của khắp núi rừng Tây Nguyên, và các sự kiện văn hoá nghệ thuật liên hệ đến Tây Nguyên. Nhóm phóng viên trong CLB Nhà Báo Tự Do ban Du Lịch đã có mặt tại thành phố Buôn Mê Thuột vào chiều 21-11 để kịp thời ghi lại những khoảnh khắc trước khi khai mạc lễ hội sẽ diễn ra lúc 8 giờ tối.
Địa điểm diễn ra buổi lễ khai mạc lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên. Đó là Biệt Điện Bảo Đại, bảo tàng văn hoá dân tộc tỉnh Daklak
Những lão tượng đang tiến vào bảo tàng
Nghiêm trang như đoàn quân
Đang đi vào bảo tàng
Và....tặng vật từ các lão tượng.
Đêm khai mạc
Ngay trong đêm khai mạc lễ hội Cồng Chiêng, hàng ngàn người dân chen chúc nhau để được vào bên trong khuôn viên toà bảo tàng văn hoá dân tộc(Biệt điện Bảo Đại). Vì có sự ưu tiên cho những vị khách mời và các đoàn đại biểu các tỉnh, thế nên tất cả các cổng đều đóng kín như bưng. Mãi đến 8h tối, cổng bảo tàng mới được mở ra.
Với sự góp mặt của khoảng 30 đoàn cồng chiêng đến từ các tỉnh và nhất là có sự hiện diện của đoàn Hàn Quốc và Quốc Gia Lào, đã đem lại sự hoành tráng, đa dạng cho buổi lễ khai mạc.
Lễ hội được chia làm 2 phần: Giới thiệu các đoàn cồng chiêng và phần ca múa nhạc.
Đoàn vũ nhạc Hàn Quốc dường như được sự ưu tiên hơn cả, khi họ chiếm cả sân khấu khoảng gần 10 phút, trong khi đó, những đoàn khác ở trong nước chỉ được giới thiệu vắn tắt.
Cũng trong lễ khai mạc, còn mời những ca sỹ nổi tiếng như: Y Zắc, Y Moan, Trọng Tấn, Long Nhật, nhóm Mặt Trời Đỏ...Nhưng trên hết vẫn là giọng ca của Y Moan với sự góp mặt của dàn nhạc giao hưởng Tp Hồ Chí Minh. Đặc biệt là tác phẩm mới của Nguyễn Cường nhằm giao thoa giữa dàn khí nhạc phương Tây với dàn cồng chiêng Tây Nguyên. Nổi bật trong những ca khúc mang âm hưởng Tây Nguyễn vẫn là Nguyễn Cường.
Nhưng có sự hơi “lệch pha” đó là việc mời ca sỹ Long Nhật hát những bản tình ca của Phan Huỳnh Điểu như: Ở hai đầu nỗi nhớ vàThư tình cuối mùa thu, nó không hợp với không khí. Chất rock của Tây Nguyên không phù hợp với sự ẻo lả của ca sỹ cũng như những tác phẩm mà anh trình bày. May sao, cuối chương trình cũng được “vớt vát” chút nào với tác phẩm của Trần Tiến qua giọng ca của ca sỹ Phạm Anh Khoa với hai nhạc phẩm “ Ngựa ô thương nhớ” và “ Ngọn lửa cao nguyên”. Anh đã làm sống lại hào khí của Tây Nguyên.
Sân khấu diễn ra buổi lễ. Quá hoành tráng và trang trọng.
Đoàn múa nhạc Hàn Quốc
Đoàn ca múa nhạc tỉnh Daklak
Y Zắc, đứa con cưng của buôn làng Tây Nguyên
Y Moan, giọng ca đặc biệt của dòng rock
Phần trình diễn của nghệ nhân, kết hợp với dàn giao hưởng từ nhạc viện Tp Sài Gòn
2 cô gái trong nhóm Mặt trời Đỏ
Tiết mục trình diễn trang phục 54 dân tộc Y Moan cùng với những người con của mình.
Bài viết: Mr Thiên Sầu
Hình ảnh: Điếu Cày (Hoàng Hải)
Biên tập: Hà Vũ Trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét