Dân ta dễ bị dụ!




Uyên Vũ

Công ty nghiên cứu quảng cáo lớn nhất thế giới Nielsen vừa công bố một nghiên cứu đáng chú ý. Theo kết quả nghiên cứu đó, thì Việt Nam là một trong vài quốc gia tin vào quảng cáo nhất thế giới. Nước tin vào quảng cáo nhiều nhất là Brazil và Phillippines với 67% người tin.

Tại Việt Nam, có 64% người được phỏng vấn tin vào mọi thứ quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Theo đó thì dân Việt Nam tin vào quảng cáo theo kiểu truyền miệng, rỉ tai là 79%; tin theo phương tiện TV là 73%, còn tin vào quảng cáo trên báo chí là 72%.

Các phương tiện truyền thông qua mạng điện tử tuy mới mẻ và còn ít người sử dụng nhưng cũng chiếm “niềm tin” nơi dân ta kha khá, với những cách thức như thăm dò ý kiến qua mạng Internet, Email quảng cáo, tìm kiếm trên mạng có các tỷ lệ người tin tương ứng: 58%, 38% và 52%. Theo Nielsen thì những con số trên là rất cao so với các nước có nền công nghiệp quảng cáo phát triển như Bắc Mỹ và Tây Âu (nguồn: http://www.women-bds.com/english/Modules.aspx?file=details&ID=745).

Việc nước ta chiếm thứ hạng cao trong nghiên cứu trên có thể do một số nguyên nhân:

- Dân ta đặt niềm tin vào các phương tiện truyền thông rất lớn.

- Trình độ nhận thức, tư duy độc lập của đa số người dân còn quá kém. Ðiều này dẫn đến việc người dân lười suy nghĩ, chỉ quen có người nghĩ thay, nói giúp.

Thử phân tích các nguyên nhân trên ta có thể lý giải:

- Nước ta là nước nghèo, các phương tiện truyền thông hiện đại chỉ mới phát triển vài năm nay, trong khi các nước khác những phương tiện truyền thông như báo chí đã phát triển từ lâu đời; truyền hình của họ cũng phát triển trên 50 năm. Dân ta (không tính miền Nam trước 1975) từ một nước gần như sơ khai về công nghệ lập tức tiếp cận ngay với kỹ thuật mới mẻ nhất khiến ta choáng váng và đặt niềm “tôn kính vô bờ” với kỹ thuật.

- Cũng trừ miền Nam trước 1975, các phương tiện truyền thông đại chúng hơn 50 năm nay chưa bao giờ nằm trong tay người dân. Tất cả mọi phương tiện từ radio, báo chí, truyền hình và bây giờ là Internet đều nằm trong vòng kiểm soát, quản lý bởi nhà nước. Với những phương tiện mạnh mẽ, ngân sách khổng lồ và phương sách khôn khéo, mọi thông tin đều truyền từ trên xuống dưới theo hàng dọc, người dân là đối tượng cuối cùng tiếp nhận thông tin nên bắt buộc phải tin (không tin thì biết tin ai). Cứ thế, những món ăn tinh thần cho dân chúng đã được “nhai, nghiền, mớm” sẵn dân chúng chỉ việc nuốt. Tiêu hóa hoài những “thực phẩm” ăn liền kiểu này, mỗi khi gặp món ăn “nguyên chất” chưa qua nhào nặn chế biến người ta dễ bị sốc vì khác khẩu vị và khó tiêu hóa.

Ðến đây ta có thể hiểu, các doanh nghiệp sẽ mừng thế nào trước đám đông dễ bị dụ như vậy. Theo dõi các phương tiện truyền thông ta thấy hằng hà sa số những quảng cáo mà không ai kiểm chứng, những quảng cáo lừa bịp khoác lác “một tấc đến trời”, những “siêu sản phẩm”, của các đại gia giỏi quảng cáo tha hồ kiếm lời. Mỗi năm có biết bao nhiêu vụ kiện tụng vì chất lượng hàng không như quảng cáo, biết bao nhiêu vụ tiền mất tật mang vì hàng “rởm”. Cũng thế, trên phương tiện thông tin đại chúng còn biết bao nhiêu tin tức, bài báo sai sự thật vẫn đàng hoàng đăng tải và đa số dân chúng vẫn một mực tin tưởng, nếu có ai phản bác họ sẵn sàng xả thân ra bảo vệ chính cái sự dối trá, lừa bịp ấy.

Có lẽ chính vì thế, cũng theo một kết quả nghiên cứu quốc tế của tổ chức Gallup International (GIA) đầu năm 2007 cho thấy dân Việt Nam đứng đầu thế giới về mức độ lạc quan với 94% dân chúng tin vào tương lai tươi sáng, nhiều gấp đôi so với mức độ lạc quan trung bình của thế giới, bất kể việc Việt Nam nằm trong nhóm những nước nghèo thế giới.

Quảng cáo sai sự thật và thông tin dối trá, cả hai đang tiếp tay khai thác “niềm tin thơ ngây”, khai thác tính “lười suy nghĩ” của người dân. Bao giờ dân chúng mới “tỉnh ngộ”?

NguoiViet Online

5 nhận xét:

  1. Muốn dân ta " khó bị dụ" thì XHVN phải là một XH.Một XH đa nguyên sẽ có cạnh tranh và cạnh tranh sẽ tự làm cho người ta khó dụ hơn .Nhưng vì quyền lợi"cá nhân và gia tộc" người ta đã luôn cố tình né tránh, lẳng nơ giả bộ làm những con Nai tơ.(Tôi nghét nhất rả rối-yêu nhất TRUNG THỰC đấy các bạn ạ là một ví dụ điển hình)!
    Trên thực tế; cái" dễ bị dụ" của VN đã làm thiệt hại rất nhiều cho chính nền KT phát triển.Bằng chứng là cũng vì quen cái thói làm ăn bố láo ..nên biết bao nhiêu hàng hóa xuất khẩu của VN đã bị trả về vì bị anh Tàu luôn chơi trên đầu( nói thẳng ra là như thế ,vì VN đã nhập quá nhiều thứ hóa chất để làm phương tiện đảm bảo... cho hầu hết những mặt hàng đã bị trả về ấy)!
    Nhiều khi không hiểu nổi mỗi khi mà tôi đối thoại với nhiều người.Hễ cứ đả phá chính quyền thì sẽ bị gán ngay là coi thường đất nước..vân vân và VV
    Phải đồng ý cả hai tay với bác Vũ là: dân ta không những "dễ bị dụ" mà còn dễ bị nhồi sọ nữa!
    Buồn thay!

    Trả lờiXóa
  2. lê Tuấn Huy có cái hình trên Avatar cười nhìn giống bác
    T[riết] dzễ sợ giờ ạ!( khen đẹp dzai tí)!

    Trả lờiXóa
  3. Ơ, lại póc tem :D
    Cười trước đã, haha..., cái hình minh họa hay quá: cái con (ngu như) bò đang cắm đầu ăn rác =))
    Biết là dân ta lạc quan thích tếu nhưng mà đến "94% dân chúng tin vào tương lai tươi sáng" thì choáng nhé. Mà cũng thật, nhìn vào chính trị mà xem (quan tâm của tôi), hiện thực là thế, tuyệt đối bế tắc cho một đường hướng phát triển thay đổi (với bối cảnh quyền lực hiện nay), nhưng mà từ trẻ đến già đều, đại để: khó khăn, tiêu cực, dân chủ còn bị xâm phạm đó nhưng nhất định sẽ là 1 XH giàu mạnh, văn minh, dân chủ..., =)) ặc ặc (cười nấc cục luôn). Cái bệnh (CNXH) không tưởng thấm vào máu rồi :P

    Trả lờiXóa
  4. Các bác ạ, lạc rang là tốt, dân Việt mà còn bi quan thì có mà tự tử hàng loạt, không có đất mà chôn. Những thống kê kiểu dạng mức độ lạc quan theo cách phỏng vấn trực tiếp không được chính xác lắm, vì dân ta cũng mắc tính AQ, nên kết quả mới cao đến thế.
    @Lê Tuấn Huy: có 1 nhận định khác cho rằng con cừu mới là con ngu nhất bác ạ:
    "Đàn cừu, từng đàn...khiêu vũ trên những cánh đồng bất tận, chúng ca hát chúng reo hò và nghĩ rằng trái đất, vũ trụ chỉ là những cánh đồng mà chúng hàng ngày thường ăn cỏ. Cừu đầu đàn chạy đi đâu thì cừu trong đàn chỉ nhìn thấy, chỉ cảm nhận được cái đuôi con cừu phía trước, âm thanh duy nhất mà cừu nghe được là..tiếng hát cữa cừu đầu đàn để phụ họa theo. Cứ thế và cứ thế...tiếp nối...đời này qua đời khác ! Trong cánh đồng bát ngát nông gia làm hàng rào không phải chỉ để phân định ranh giới sở hữu đất đai mà chỉ để cho đàn cừu biết đâu là giới hạn cho cừu. Giống cừu nó ngu dại lắm, nó chỉ thấy chỗ nào có đất có cỏ là chúng ca hát khiêu vũ. Chúng chạy , nhắm mắt bịt tai mà chạy...chạy theo con đầu đàn , mà con đầu đàn bản chất cũng chỉ là con...cừu nên cũng di truyền bản chất ngu si và bướng bỉnh. Chúng nào biết được trên cánh đồng cỏ cũa núi đồi có nhiều vực thẳm. Con cừu phía trước lao đầu xuống vực thẳm , những tiếng vang động như sấm dội do thân xác cừu vỡ tan dưới tận đáy vực thẳm. Những con cừu phía sau nào thấy được gì, nghe được gì...chỉ tìm theo dấu vết, cái bóng mờ của cái đuôi cừu phía trước...nhào theo bóng mờ , nhào theo ảo ảnh phía trước , tiếng ầm ầm vang dội từ đáy vực mà cừu cứ nghỉ là 1 giọng hát khác , 1 giọng hò khác mà cừu đầu đàn muốn dạy cho đàn cừu non. Và vì giọng hò này quá mới lạ khác với giọng hò cừu truyền thống nên đàn cừu non chỉ kêu lên được những tiếng nấc nghẹn...
    Cả đàn cừu vô tình...rơi xuống đáy vực thẳm." (trích KSBH-X-cafe)

    Trả lờiXóa
  5. Dân ngu nên dễ bị dụ!
    cả 1 quốc gia với vị thế đẹp trên bản đồ thế giới nhưng cái gì cung thấp nhất so với TG!
    hix
    biết bao giờ dân ta mới sáng mắt ra được!
    chúng ta đã bị nhồi sọ!
    cái gì nhà nứoc cũng đúng và luôn đúng - đó là tư tưởng chết người trong dân - và đó cũng chính là lý do vì sao DCSVN tồn tại đến nay ( nhưng có lẽ không lâu quá 2010)

    Trả lờiXóa