Anh Minh chị Trang thường đến Đền thờ Hồ chủ tịch ở KP4, P. Tăng Nhơn Phú A, Quận 9, Tp Hồ Chí minh để nhờ các anh chị em trí thức ở đây tư vấn, giúp đỡ , chỉ dẫn đường đi nước bước để khiếu kiện đúng nơi , đúng chổ.
Cuối cùng thì tôi cũng đi đến tận nơi ở trước đây của gia đình anh Trang chị Minh để tìm hiểu hoàn cảnh của gia đình anh chị. Một mảnh đời cơ cực và bị chèn ép điển hình của người dân vùng Bưng Sáu Xã trước ngọn "sóng thần" mang tên " Toàn cầu hoá".Nơi tôi đến không phải là rừng sâu nước độc, không phải hải đảo xa xôi, cái tôi cần tìm không phải là một di chỉ khảo cổ. Nơi đó chỉ cách nền văn minh ước chừng chưa đầy 500mét, vốn trước đây là khu dân cư lâu năm của phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, tp Hồ Chí Minh. Đó là nơi gia đình anh Minh chị Trang sinh sống trước đây. Vậy mà không một ai có trách nhiệm của chính quyền quận 9 hoặc ban bồi thường giải phóng mặt bằng của quận 9 đến tận nơi xác minh một sự thực: gia đình anh Minh chị Trang đã từng có nhà cửa sinh sống trên chính mảnh đất do cha mẹ anh cho ở nơi đó. Do đó, tôi đến đây để tìm một bằng chứng một ngôi nhà đã từng hiện hữu.
Gia đình anh Minh chị Trang trước đây cư ngụ tại số 124 , tổ 4, ấp Mỹ Thành, p. Lon Thạnh Mỹ, quận 9, tp, Hồ Chí Minh. Anh tên là Nguyễn Hồng Minh, sinh 1968; chị tên là Dương Thanh Trúc, sinh 1971, mọi người thường gọi là chị Trang. Gia đình anh chị có 4 người con là: Con gái Nguyễn Thị Trúc Giàu (sinh 1992), con gái Nguyễn Hồng Ngọc(1993), con trai Nguyễn Minh Vũ (sinh 2002) và con gái Nguyễn Thị Trúc Vy (sinh 2003).
Đây không phải là phế tích của một nền văn minh bị lãng quên, 5 năm trở về trước nơi đây là khu dân cư trù phú, nhà cửa xen lẫn các vườn cây trái sum xuê.
Chính sách "tạm cư" sai lầm của chính quyền đã ép buộc người dân phải đập phá nhà cửa để giao đất cho chính quyền trước khi có dự án có nhu cầu sử dụng đất quá lâu. Đã 5 năm trôi qua kể từ khi người dân bị thu hồi đất, xóm làng đã thành rừng hoang mà chưa có dự án nào triển khai. Trong khi dó, nhiều người dân đã lỡ giao nhà giao đất cho nhà nước vẫn chưa được tái định cư, phải sống tạm bợ cơ cực trong các khu nhà trọ tồi tàn.
Phải vượt qua nhiều khu rừng chồi hoang dại như thế này mới đến được nhà xưa của gia đình anh Minh chị Trang.
Miếu thổ địa của làng xóm xưa kia nay bị bỏ hoang, đây là công trình kiến trúc duy nhất nguyên vẹn trong khu rừng âm u này hoang vắng này.
Anh Minh phải vác một khúc cây khoảng 3 mét để làm cầu vượt qua những con mương đã bị cỏ dại che lấp.
Vượt qua rặng cây này là đến nền nhà xưa của gia đình anh Minh chị Trang.
Anh Minh chị Trang vạch cỏ phát lộ vết tích nhà cửa xưa kia của gia đình anh chị
Dưới lùm cỏ dại này là nền nhà xưa của gia đình anh Minh chị Trang
Gốc dừa trước cửa nhà anh Minh chị Trang vẫn còn đây
Mảng tường gạch còn lại là bằng chứng hiển nhiên không thể chối cãi về một ngôi nhà đã từng tồn tại, nơi gia đình anh Minh chị Trang đã từng sinh sống.
Phí xa xa là nhà máy Alied Tech. đang hoạt động cầm chừng trong Khu công nghệ cao
Nguyên năm 1978, gia đình cha mẹ anh Minh tình nguyện đi xây dựng kinh tế mới ở Suối dây 2, Tây Ninh. Đến năm 1980 vì đời sống ở khu kinh tế mới khó khăn nên gia đình anh Minh bỏ về địa phương sinh sống trên đất ông bà để lại. Không hiểu sao chính quyền địa phương không nhập hộ khẩu trở lại chogia đình anh mà chỉ cấp dạng tạm trú KT3, đây là một điều vô lý và bất nhẫn khi con người ta phải "tạm trú" trên chính mảnh đất ông bà.
Năm 1995, cha mẹ anh Minh cho anh một mảnh đất có diện tích là 551mét vuông, đất này có nguồn gốc là của ông bà nội để lại. Anh Minh lúc này đã lấy vợ là chị Trang, anh cất một ngôi nhà để sống cùng vợ và hai người con là Trúc Giàu và Hồng Ngọc.
Sau đó vì công việc sinh nhai, anh Minh vốn là thợ xây dựng, gia đình anh phải đi theo công trình xây dựng nên nhà cửa không ai trông coi. Năm 1999 , sau mùa mưa bão nhà anh Minh chị Trang bị sập. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh chị chưa có điều kiện xây dựng lại, phải ở nhờ nhà của cha mẹ anh Minh. Trong khi đang ở nhờ thì nhà nước quy hoạch khu công nghệ cao quận 9, nhà anh Minh chị Trang nằm trong quy hoạch.
Sẽ không có chuyện anh Minh chị Trang thưa kiện nếu nhà nước quy hoạch mà đền bù thỏa đáng, lo tái định cư đàng hoàng cho gia đình anh chị. Ngược lại khi áp giá bồi thường, ban bồi thường quận 9 không công nhận anh Minh chị Trang có nhà nên không bồi thường theo giá đất ở mà chỉ bồi thường theo giá đất nông nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho gia đình anh chị. Bởi giá đền bù của nhà nước là 200.000 đồng một mét vuông đất vườn gò, 900.000đồng một mét vuông đất thổ cư. Tổng số tiền chính quyền bồi thường cho gia đình anh chị là khoảng 121 triệu đồng (giá thị trường mảnh đất nhà anh hiện tại khoảng hơn hai tỷ ). Hơn nữa, gia đình anh không được xem xét tái định cư. Đền bù như vậy không khác gì ném cho người dân ít tiền rồi đuổi họ ra khỏi mảnh đất họ đang sinh sống, bất chấp họ có đồng ý hay không.
Gia đình anh Minh chị Trang không chấp nhận cách giải quyết của chính quyền, anh đã làm đơn xin đại diện phường xác nhận gia định anh trước đây có nhà và đã được xác nhận là có nhà, vì nghèo nên chưa cất lại được . Bà con cư dân địa phương cũng xác nhận là có nhà đúng như anh khai với chính quyền. Thế nhưng ban bồi thường quận 9 vẫn bàng quang trước hoàn cảnh của anh Minh chị Trang.
Chính quyền phường xác nhận nhân khẩu của hộ anh Minh chị Trang
Những người dân địa phương xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà năm 1995
Những người dân địa phương xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà năm 1995
Chính quyền phường xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà ở từ năm 1995
Chính quyền phường xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà ở từ năm 1995
Anh chị đã khiếu kiện nhiều nơi nhưng chưa được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết đoàng hoàng. Sau nhiều lần khiếu kiện có một cán bộ an ninh nhân dân đi theo bà con đã trực tiếp nghiên cứu hồ sơ của chị rồi đề xuất cho lãnh đạo thành phố. Có lẽ UBND Tp có chỉ đạo cho UBND quận 9 phải quan tâm đến trường hợp của anh chị nên ban bồi thường quận 9 nhượng bộ một bước là chấp nhận cho gia đình anh chị mua một căn hộ chung cư theo giá không kinh doanh ( khoảng từ 3 đến 5 triệu một mét vuông ). Nhưng hoàn cảnh của anh chị quá nghèo thì không thể nào mua nổi. Nhà nước bồi thường có khoảng 121 triệu mà phải mua một căn chung cư bèo nhất cũng hơn 300 triệu thì lấy tiền đâu mà mua? Có hay không chuyện trên bảo dưới không nghe của ban bồi thường quận 9? Lẽ ra chính quyền phải cấp lại cho gia đình anh chị một nền đất tái định cư thì anh chị có thể cất nhà để ở. Bởi gia đình anh có đến sáu nhân khẩu thì không thể nào nhồi nhét vào một căn hộ chung cư vài chục mét vuông.
Năm 1995, cha mẹ anh Minh cho anh một mảnh đất có diện tích là 551mét vuông, đất này có nguồn gốc là của ông bà nội để lại. Anh Minh lúc này đã lấy vợ là chị Trang, anh cất một ngôi nhà để sống cùng vợ và hai người con là Trúc Giàu và Hồng Ngọc.
Sau đó vì công việc sinh nhai, anh Minh vốn là thợ xây dựng, gia đình anh phải đi theo công trình xây dựng nên nhà cửa không ai trông coi. Năm 1999 , sau mùa mưa bão nhà anh Minh chị Trang bị sập. Vì hoàn cảnh khó khăn nên anh chị chưa có điều kiện xây dựng lại, phải ở nhờ nhà của cha mẹ anh Minh. Trong khi đang ở nhờ thì nhà nước quy hoạch khu công nghệ cao quận 9, nhà anh Minh chị Trang nằm trong quy hoạch.
Sẽ không có chuyện anh Minh chị Trang thưa kiện nếu nhà nước quy hoạch mà đền bù thỏa đáng, lo tái định cư đàng hoàng cho gia đình anh chị. Ngược lại khi áp giá bồi thường, ban bồi thường quận 9 không công nhận anh Minh chị Trang có nhà nên không bồi thường theo giá đất ở mà chỉ bồi thường theo giá đất nông nghiệp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho gia đình anh chị. Bởi giá đền bù của nhà nước là 200.000 đồng một mét vuông đất vườn gò, 900.000đồng một mét vuông đất thổ cư. Tổng số tiền chính quyền bồi thường cho gia đình anh chị là khoảng 121 triệu đồng (giá thị trường mảnh đất nhà anh hiện tại khoảng hơn hai tỷ ). Hơn nữa, gia đình anh không được xem xét tái định cư. Đền bù như vậy không khác gì ném cho người dân ít tiền rồi đuổi họ ra khỏi mảnh đất họ đang sinh sống, bất chấp họ có đồng ý hay không.
Gia đình anh Minh chị Trang không chấp nhận cách giải quyết của chính quyền, anh đã làm đơn xin đại diện phường xác nhận gia định anh trước đây có nhà và đã được xác nhận là có nhà, vì nghèo nên chưa cất lại được . Bà con cư dân địa phương cũng xác nhận là có nhà đúng như anh khai với chính quyền. Thế nhưng ban bồi thường quận 9 vẫn bàng quang trước hoàn cảnh của anh Minh chị Trang.
Chính quyền phường xác nhận nhân khẩu của hộ anh Minh chị Trang
Những người dân địa phương xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà năm 1995
Những người dân địa phương xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà năm 1995
Chính quyền phường xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà ở từ năm 1995
Chính quyền phường xác nhận anh Minh chị Trang có cất nhà ở từ năm 1995
Anh chị đã khiếu kiện nhiều nơi nhưng chưa được các cấp chính quyền quan tâm giải quyết đoàng hoàng. Sau nhiều lần khiếu kiện có một cán bộ an ninh nhân dân đi theo bà con đã trực tiếp nghiên cứu hồ sơ của chị rồi đề xuất cho lãnh đạo thành phố. Có lẽ UBND Tp có chỉ đạo cho UBND quận 9 phải quan tâm đến trường hợp của anh chị nên ban bồi thường quận 9 nhượng bộ một bước là chấp nhận cho gia đình anh chị mua một căn hộ chung cư theo giá không kinh doanh ( khoảng từ 3 đến 5 triệu một mét vuông ). Nhưng hoàn cảnh của anh chị quá nghèo thì không thể nào mua nổi. Nhà nước bồi thường có khoảng 121 triệu mà phải mua một căn chung cư bèo nhất cũng hơn 300 triệu thì lấy tiền đâu mà mua? Có hay không chuyện trên bảo dưới không nghe của ban bồi thường quận 9? Lẽ ra chính quyền phải cấp lại cho gia đình anh chị một nền đất tái định cư thì anh chị có thể cất nhà để ở. Bởi gia đình anh có đến sáu nhân khẩu thì không thể nào nhồi nhét vào một căn hộ chung cư vài chục mét vuông.
Cả gia đình anh Minh chị Trang trong một lần biểu tình đòi sự công bằng vào ngày 22/11/2007, hai em nhỏ là hai người con nhỏ nhất của anh chị (Minh Vũ và Trúc Vy). Phía sau chị Trang có tấm bảng giấy ghi nội dung tố cáo của gia đình anh chị, trên đường đi đến UBND quận 9 nhiều lần bị nhân viên civil nhào vô giựt xé, rách te tua như hình dưới.
Tấm bảng bằng giấy ghi nội dung tố cáo của gia đình anh Minh chị Trang bị giựt rách tơi tả khi ra đến trước UBND quận 9, ngày 22/11/2007, hai đứa con nhỏ của anh Minh chị Trang đang giữ. Khoảng chừng 10 phút sau khi tấm hình này được chụp thì một nhân viên civil giựt lấy chạy mất.
Anh Minh cùng bà con khiếu kiện khu CNC quận 9 trước cổng UBTW MTTQ Việt Nam tại 46 Tràng Thi , Ba Đình , Hà Nội vào tháng 7/2007.
Chị Trang cùng bà con khiếu kiện khu CNc quận 9 tại toà án tp HCM vào tháng 3 năm 2007
Trong khi đó thì từ năm 2003 đến nay gia đình anh Minh chị Trang phải thuê phòng trọ để ở với giá 300 ngàn đồng một tháng, một khoản tiền không nhỏ đối với gia đình anh. Đặt biệt là trong hoàn cảnh phải chạy vạy khiếu kiện khắp nơi, công ăn việc làm thất thường.
Gia đình anh Minh chị Trang trong nhà trọ, chiếc tivi thập niên 1980 là tài sản có giá trị nhất của anh chị. Hai cháu lớn đi làm chưa về dù đã 7 giờ tối.
Ngoài một ít vật dụng cũ kỹ này, gia đình anh Minh chị Trang không còn thứ gì khác
Anh Minh chị Trang cho biết nếu nhà nước không giải quyết thoả đáng cho gia đình anh chị thì tháng sau anh chị sẽ về lại đất cũ dững một ngôi nhà lá để ở và sinh sống qua ngày.
Theo như tôi nghĩ, việc quy hoạch xây dựng để phát triển kinh tế là điều cần thiết. Nhưng chính quyền không thể nhân danh lợi ích quốc gia mà làm tổn hại đến lợi ích của bất kỳ một người dân nào. Trong trường hợp gia đình anh Minh chị Trang, nếu không bị dính quy họach của nhà nước thì với 551 mét vuông đất gia đình anh chị có thể phân ra thành 3 nền nhà, bán một nền vẫn cất được hai căn nhà khang trang. Giá đất cách chổ đất nhà anh chị khoảng 500 mét hiện nay là 4 triệu đồng một mét vuông ( đất nhà anh chị nằm trên ranh giữa khu công nghệ cao và khu dân cư hiện hữu không bị quy hoạch).
Tôi hy vọng sau khi có đủ thông tin chứng minh sự tồn tại của nhà cửa anh Minh chị Trang thì ban bồi thường quận 9 không có lý do gì mà không giải quyết nền tái định cư và bồi thường hợp lý cho anh chị.
(Bài viết của Bùi Trúc Linh. Chân thành cảm ơn sự giúp đỡ thông tin, hình ảnh của gia đình anh Minh chị Trang và bà con khu cnc quận 9, tp HCM. Đây là bài viết vì cộng đồng, không lợi nhuận. Rất hoan nghênh sự giúp đỡ đưa tin lại rộng rãi của các phương tiện thông tin đại chúng và cộng đồng bloggers.)
Dân Việt nhìn đâu cũng thấy khổ,
Trả lờiXóaCộng Việt nhìn đâu cũng thấy kẻ thù.