Thành kính phân ưu




Được tin cụ Hoàng Minh Chính - Tổng thư ký Đảng Dân chủ sau nhiều tháng lâm trọng bệnh đã vĩnh viễn ra đi vào lúc 23h08p ngày 07/02/2008, nhằm ngày mùng một tết Nguyên đán năm Mậu Tí. Sự ra đi của cụ Hoàng Minh Chính là một mất mát to lớn với tiến trình dân chủ hóa Việt Nam, với Đảng Dân chủ và để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình và những người Việt yêu chuộng tự do dân chủ.

Thay mặt Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, chúng tôi xin thành kính chia buồn cùng tang gia và Đảng Dân chủ. Nguyện xin anh linh cụ Hoàng Minh Chính được yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng. Chúng tôi tin chắc di sản tinh thần của cụ sẽ được trân trọng lưu truyền và công lao của cụ trong tiến trình dân chủ hóa sẽ luôn được ghi nhớ.

Tiểu sử ông Hoàng Minh Chính

Ông Hoàng Minh Chính tên thật là Trần Ngọc Nghiêm, bí danh Lê Hồng, sinh ngày 16 tháng 11 năm 1922 ở Nam Trực, Nam Hà, tham gia cách mạng từ năm 1937. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác đoàn thể ở Việt Bắc, sau hòa bình về Hà Nội tiếp tục làm công tác đoàn thể. Năm 1939 ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương (sau 1975 đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam).

Ông đã từng giữ những chức vụ cao trong bộ máy nhà nước như : Phó chủ nhiệm Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Viện trưởng Viện Triết học Mác-Lênin.

  • 1957, ông được cử đi học tại Liên Xô.
  • 1961, ông về công tác tại Ủy ban Khoa học nhà nước, làm Viện trưởng Viện Triết học.
  • 1967, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai trừ ông Chính ra khỏi Đảng
  • 1967-1973, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đưa ông đi tập trung cải tạo.
  • 1973-1976, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quản chế ông tại Sơn Tây.
  • Tháng 6 năm 1995-tháng 6 năm 1996, chính quyền bắt giữ và xét xử theo pháp luật Việt Nam, ông bị tù 1 năm với tội trạng "lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nuớc, tổ chức xã hội và công dân".
  • Sau khi ra tù, ông vẫn tiếp tục viết đơn thư khiếu nại, vận động, yêu cầu Đảng và chính quyền Việt Nam "giải oan" cho các vụ án "chống Đảng", "xét lại"; tuyên truyền phát tán tài liệu, vận động người tham gia góp ý cho bản dự thảo "Thách thức và triển vọng".
  • Tháng 4 năm 1998, ông cùng với Lê Hồng Hà bàn việc chuyển hướng hoạt động sang đấu tranh với mục đích thành lập "Hội nhân dân chống tham nhũng".
  • Ngày 16 tháng 1 năm 2000, ông gửi thư ngỏ cho Tổng thống Hoa Kỳ, nói rằng ở Việt Nam chưa có tự do báo chí, tự do ngôn luận..., những vấn đề mà Mỹ có thể can thiệp.
  • Tháng 8 năm 2005, ông sang Mỹ chữa bệnh, diễn thuyết nhiều lần, công khai phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam.
  • Ngày 28 tháng 9 năm 2005, ông đã đến phát biểu tại Đại học Harvard (Mỹ) về đề tài dân chủ cho Việt Nam.
  • Ngày 29 tháng 9 năm 2005, ông ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ để, như ông nói, "nêu ra những vụ đàn áp tôn giáo, khủng bố tàn bạo" ở Việt Nam.

Hiện nay, ông Hoàng Minh Chính vẫn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động của những người bất đồng chính kiến: vận động lấy chữ ký đòi hủy bỏ điều 4 của Hiến pháp Việt Nam và Nghị định 31/CP, tìm cách phát triển lực lượng, liên kết với đại tá Phạm Quế Dương, giáo sư Trần Khuê và những nhân vật bất đồng chính kiến khác, viết đơn và kêu gọi thành lập Hội nhân dân chống tham nhũng.

Ông Hoàng Minh Chính nhiều lần cùng các nhân vật bất đồng chính kiến khác tổ chức gặp mặt nhằm công khai tổ chức, nhằm tái lập Đảng Dân chủ cùng nhiều hoạt động khác. Ông cũng đã soạn một số tài liệu gửi ra nước ngoài cho một số tổ chức nhân quyền, trả lời phỏng vấn về tình hình dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam.

Ông Hoàng Minh Chính cho rằng học thuyết của Karl Marx và Friedrich Engels có sai sót cơ bản và sai lầm nghiêm trọng, chủ nghĩa mà có thời ông, trên cương vị Viện trưởng Viện Triết học, đã tuyên truyền và ca ngợi.

Những bài viết về ông Hoàng Minh Chính đã thu hút sự quan tâm của báo chí Việt Nam và ngoài Việt Nam.

Ngày 1 tháng 6 năm 2006, Ông Hoàng Minh Chính ra tuyên bố khôi phục hoạt động Đảng Dân chủ.

2 nhận xét:

  1. bóc tem, tôi xin gửi tới thân nhân Giáo sư Hoàng Minh Chính lời chia buồn và lời cảm thông sâu sắc nhất!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  2. Than ôi, chính trị mà làm j cho nhức đầu, bởi kết cục:
    Lẳng lơ thì cũng ra ma
    Chính chuyên thì cũng phải ra cánh đồng
    Xin một nén nhang cho người đã khuất.

    Trả lờiXóa