Tin về một du học sinh được chọn tham gia rước đuốc, anh Lê Minh Phiếu đã có thư ngỏ gởi đến ngài chủ tịch IOC phản đối việc Bắc Kinh chính trị hóa tinh thần Thế Vận hội, qua việc lập bản đồ rước đuốc qua Hoàng Sa trước khi đến Sài Gòn.
Bộ mặt thông tin về rước đuốc Olympic Bắc Kinh có hai mảng đối lập rõ rệt. Các kênh truyền thông nhà nước hầu như không đưa tin gì về thái độ ủng hộ và phản đối khi ngọn đuốc đi qua London, Paris, San Fransisco. Trong khi đó, thế giới blog thì lại tràn ngập hình ảnh và tin nóng về về sự kiện trên.
Hé cửa thông tin?
| |
Quá trình rước đuốc gây nhiều tranh cãi |
Người ta nhớ lại rằng, trước đây trong nội dung thư ngỏ phản đối Trung Quốc hành chánh hóa quần đảo Hoàng Sa của một nhóm văn nghệ sĩ sống trong nước, họ đã gởi đi lời kêu gọi không ủng hộ Thế Vận hội Bắc Kinh.
Tinh thần trên được các trang web truyền đi và đã thu thập được hàng ngàn chữ ký.
Gần đây hơn và ở một nội dung khác, bức thư ngỏ của một nhóm văn nghệ sĩ ở Hà Nội đã phát đến các cơ quan công quyền cấp cao và công chúng văn học về việc kiến nghị đừng thu hồi tuyển tập thơ Trần Dần.
Ở Việt Nam lúc này, một câu hỏi mà mọi người có ý thức đang tự hỏi hoặc trao đổi riêng tư với nhau bằng nhiều tâm trạng rằng: Không hiểu sao các cơ quan quản lý thông tin bỗng hé cửa, cung cấp thêm dưỡng khí cho mọi người được rộng đường hít thở.
| |
Báo VN không đề cập tới biểu tình |
Ông C, một nhà báo có 15 năm thâm niên, vừa lãnh xong tiền trợ cấp vì tự ý nghỉ việc kể rằng: Nhà báo VĐD có rủ một số tờ báo lớn đi làm lọat bài về nông dân bị mất đất ở Long An.
Không tờ báo lớn nào chịu cử người đi cùng ông, lý do là nếu viết đúng sự thật thì không thể đăng. Rốt cuộc ông VĐD phải đi làm bài một mình, và trong bài viết có cụm từ “ cướp đất”.
May thay trong hệ thống báo chí lớn nhỏ khắp cả nước cũng còn có tuần báo VN chịu đăng mà không cắt bỏ cụm từ “cướp đất.”
Trong lịch sử xã hội thông tin độc quyền ở Việt Nam, cũng có nhiều thời kỳ nhà nước thực hiện chính sách “ngó lơ” một khoảng thời gian để cho những thành phần theo khuynh hướng thông tin tự do “đục lỗ” xả xú páp. Và tuy chỉ là tạm thời và rất ngắn ngủi, những giai đoạn đó luôn là mùa xuân rực rỡ của xã hội thông tin Việt Nam.
Một nhà thơ vỉa hè kể: Anh được một quan chức trong ngành Văn hóa tư tưởng cho rằng, anh thiếu thông tin “trầm trọng” về quan điểm của nhà nước trong vụ Hoàng Sa và Trường Sa.
Quan chức này sẵn sàng trao đổi với anh để anh có quan điểm chính xác trong việc đưa ra chính kiến trong sáng tác.
Giá trị thông tin phản biện
Không ai ngây thơ cho rằng nhà nước đang dần dần từ bỏ công cụ sắc bén toàn trị thông tin.
Nhưng các cơ quan quản lý thông tin dù rất muốn cũng không thể kiểm soát hết được toàn bộ thông tin qua ngõ Internet trong thời đại toàn cầu hóa.
Không ai ngây thơ cho rằng nhà nước đang dần dần từ bỏ công cụ sắc bén toàn trị thông tin. |
Đương nhiên hệ thống an ninh mạng có dựng bức tường lửa, nhưng việc vượt bức tường này đối với công dân mạng chỉ là việc thích hay không thích vượt mà thôi.
Thế nên việc bị bắt buộc phải chung sống với những kênh thông tin đối lập là việc mà các quan điểm quản lý thông tin bảo thủ nhất phải tập chịu đựng.
Các nhà báo, các độc giả ở hải ngoại thời gian gần đây luôn ngạc nhiên về các nguồn thông tin đa dạng từ trong nước.
Cùng với trang nhật ký trên mạng, nhiều blogger đã trang bị cho mình ý thức nhà báo công dân.
Y, một nhà báo nữ nói: “ Tôi cũng có blog, vào cơ quan hay ở nhà mở mạng ra đọc là chính.”
Có một sự thật, với hơn hai mươi triệu người sử dụng Internet, một xã hội thông tin khác đã hình thành ở Việt Nam.
Và đời sống thế giới thông tin đó đã tạo nên những giá trị mới về quyền được thông tin cũng như quyền đưa ra thông tin.
| |
Thông tin tràn đầy các trang mạng |
Một số trí thức trong nước lạc quan nhận định rằng, tinh thần chính của đời sống thông tin ở Việt nam trong vài năm tới là tinh thần phản biện.
Những người bi quan thì lắc đầu cho rằng, từ ý thức thông tin trên thế giới ảo đến thể hiện sức mạnh dư luận ở đời thực là một khoảng cách rất xa.
Giá trị thật của tinh thần thông tin phản biện chỉ có ở một xã hội dân sự đúng nghĩa, trong đó quan điểm phản biện phải là những chi tiết của toàn bộ tinh thần đối lập thông tin.
Xây dựng đúng tinh thần thông tin này, trước tiên chính là bảo vệ giá trị thông tin phản biện khỏi bóng tối của số phận trở thành một công cụ mị dân.
Hiện nay với kiến thức cơ bản về sử dụng máy tính, riêng trên hệ thống thông tin internet, trong một chừng mực nhất định, mỗi công dân cũng có quyền thông tin của mình. Điều đó phần nào cũng cho thấy những tín hiệu hy vọng về văn minh thông tin ở Việt Nam.
Và những ngày này, ở các quán cà phê có đông nghệ sĩ vỉa hè và nhà báo công dân, không khí xác nhận tin, và săn tin để đưa lên blog rất háo hức:
“Sao rồi?” “Hay gì chưa? Hôm 9/4 bà con các tỉnh lại lên biểu tình đòi đất ở khu trung tâm Sài Gòn ”.
“Ngài Thủ tướng Anh xù chuyện dự lễ khai mạc ở Bắc Kinh rồi. Ha ha!.”
“ Sao, sao ! Có chắc ông Ban Ki- Moon không dự Olympics không cha nội?”
“ Ông Bush mà không đi Bắc Kinh tao chịu thua mày một chầu nhậu để ăn mừng.”
Cách ông Bush nói lập lờ về chiện có hay không có đi dự buổi Khai Mạc Thế Vận Hội ở Bắc Kinh là một thế cờ thượng phong . Thứ nhất, trấn an các người biểu tình đang phẫn nộ . Thứ hai, tạo áp lực chút đỉnh cho Bắc Kinh và có thể đẩy Bắc Kinh vào thế chấp nhận một vài điều kiện gì đó để bàn thảo . Bởi vì thủ tướng Anh Gordon Brown đã quyết định không đi dự lễ Khai Mạc, khiến cho Bắc Kinh cần phải dựa vào sự có mặt của TT Bush nhiều hơn trong buổi lễ long trọng này, để xác định vị trí của Bắc Kinh đối với thế giới .
Trả lờiXóaDĩ nhiên là ông Bush sẽ đi dự Olympic tại Bắc Kinh, nhưng có thể chỉ tránh không xuất đầu lộ diện trong buổi khai mạc thôi . Điều này sẽ xảy ra nếu như Bắc Kinh cứng rắn, không nhượng bộ trong những cuộc bàn thảo ngầm .
Còn nếu Bắc Kinh nhượng bộ trong những cuộc bàn thảo ngầm, thì chắc chắn ông Bush sẽ ra mặt trong buổi lễ Khai Mạc Thế Vận Hội .
Còn chuyện họ bàn thảo ngầm điều kiện gì thì khó có thể biết được, tuy nhiên chắc chắn là những điều mang đến quyền lợi cho nước Mỹ, bởi vì nhiệm vụ của bất cứ tổng thống Mỹ nào, Quốc Hội Mỹ nào, chính sách đối ngọai của bất cứ Bộ Ngọai Giao Mỹ nào, cũng đều chỉ nhằm mang về lợi ích quốc gia cho đất Mỹ là hàng đầu . Còn tất cả các lý do khác đều là thứ yếu .