Một góc nhỏ đời sống công nhân




Tăng ca triền miên! Đi làm chỉ biết giờ đi, không biết giờ về

Công nhân xí nghiệp giày Việt Lập tâm sự: “Bọn em chỉ biết giờ vào làm chứ chưa bao giờ biết chính xác giờ về, dạo này cũng đỡ hơn rồi chứ trước đây thì ngày nào cũng từ 7 giờ sáng đến 10 giờ đêm liên tục như vậy và có khi tới sáng hôm sau. Có đợt phải làm liên tiếp đến 5 chủ nhật, mệt mỏi lắm, muốn xin nghỉ thì phải có giấy xác nhận của bác sỹ ghi rõ là được nghỉ mấy ngày sau đó mới được tính lương theo dưới mức đã ghi trên hợp đồng lao động. Có đợt làm hàng nhiều, bác sĩ không xác nhận cho nghỉ có người xỉu tại chỗ mới được khênh về". Cứ xỉu mới cho về???

Thực tế, công nhân sẽ được hưởng khoản trợ cấp chuyên cần là 6 ngày công/tháng nếu tháng đó không nghỉ ngày nào, nếu nghỉ một ngày dù là có phép cũng sẽ bị trừ đi 3 ngày công, nghỉ hai ngày sẽ bị trừ hết 6 ngày công. Mỗi ngày lương bằng chính mức lương cơ bản của người đó.

Nghỉ không phép, nghỉ có phép đã vậy. Nghỉ một giờ tăng ca, nghỉ chủ nhật không làm thêm cũng bị trừ tiền chuyên cần (!). Lương thấp, phạt nhiều. Những quy định quái đản trên đã vắt kiệt sức người lao động!

Có một chút ngạc nhiên và mâu thuẫn khi thấy họ nói mệt mỏi triền miên nhưng lại vẫn mừng khi có hàng nhiều và tăng ca. Câu trả lời khá giản dị là nếu không có tăng ca thì lương lãnh ra mau chóng hết veo vì đa số đều đã tạm ứng trước từ 300.000đồng đến 500.000đồng.

Chỉ biết làm, không biết lương tháng này được bao nhiêu.

Tại Phiếu chi lương có ghi lương công nhật là 30.300đ/ngày, nhưng mức lương cơ bản là 787.000đ/tháng, nhưng thực tế khi nghỉ việc có phép với xác nhận của bác sỹ thì họ chỉ được trả từ 18.000 – 20.000đồng/ngày.

Phiếu phát lương của công ty Việt Lập không thể hiện số giờ tăng ca theo từng thời điểm khiến công nhân không thể tính được tiền lương chính xác của mình. Số giờ tăng ca ở đây được quy ra ngày công nên không phản ánh chính xác tiền lương của người lao động. Chúng tôi có trong tay một Phiếu phát lương của cty Việt Lập cho thấy số giờ tăng ca được quy ra ngày công lên tới 27,58 công ??? Số giờ tăng ca như vậy có sai phạm Luật Lao động?


Bang luong CN

Bảng lương của một công nhân nữ (đã làm việc 2 năm)

Trong khi đó, mức lương của công nhân tại Việt Lập được tăng theo một cách duy nhất và có thể tin tưởng được chắc chắn là theo thâm niên làm việc mỗi năm là 10.000đ (mười ngàn đồng một năm).

Hầu hết công nhân khi nhận tiền đều không dám thắc mắc gì. Trong xí nghiệp có một hộp thư góp ý nhưng không có công nhân nào dám gửi đơn từ gì vào vì mọi nơi đều có camera quan sát, từ cổng vào tới phòng ăn, ngay cả nơi rửa tay trong toa lét cũng có camera.

Những công nhân bị phát hiện có tham gia đấu tranh sẽ được cho nghỉ ngay hoặc hết hợp đồng không ký lại nữa.


DSC01614 [800x600]


Bữa ăn trưa CN

Tại Việt Lập công nhân được ăn trưa với tiêu chuẩn 4500 đ/suất. Với số tiền ít ỏi như vậy người thầu bữa ăn CN ở đây mua sắm đồ dùng, nhân viên phục vụ, khấu hao tài sản và tiền lời, thử hỏi còn bao nhiêu vào được cái dạ dày lép kẹp của công nhân. Nhưng chúng tôi còn ngạc nhiên hơn khi biết cty Đại Quang có tiêu chuẩn ăn 3.700 đ/suất và thấp nhất là Duy Hưng với 3.500 đ/suất. Công nhân Cty Duy Hưng phản ánh: Có bữa ăn phải cá thối. Nhưng không ăn thì đâu có sức mà làm. Đã vậy họ còn cấm ngặt không cho công nhân mang theo đồ ăn thêm và nước uống vào. Muốn uống hay ăn thêm phải mua của họ.

Khi Công ty Việt Lập đề nghị tăng lương cho công nhân 4.000 đ/ngày, trong đó có 1.000 đ đưa vào bữa ăn, công nhân đã phản đối. Họ nói nhà bếp sẽ chỉ thay đổi trong vài ngày rồi đâu lại vào đó và họ muốn Công ty Việt Lập đưa cả 4.000 đ/ngày vào lương cơ bản.

Lạm phát vật giá tăng cao ảnh hưởng nặng đến đời sống công nhân.

Anh chị em công nhân tâm sự:

"Bó rau trước đây là 1 ngàn đồng nay thành 2 ngàn, gas tăng giá, đồ ăn thức uống đều tăng giá đến chóng mặt, ngay cả mì gói cũng tăng gấp rưỡi, trước mua 1.000 đồng / gói, nay là 1.500 đồng".

Một căn phòng trọ có diện tích 2,7m x 3m họ phải thuê với giá 500.000 đ nhưng chỉ được ở 4 người, nếu tăng thêm một người là thêm 50.000 đ. Điện nước tính riêng. Từ 2.500 đ đến 3.000 đ/kw điện; 3.000 đ/m3 nước giếng bơm.

Họ còn lo chủ phòng trọ luôn đe dọa sẽ tăng giá đặc biệt là khi họ biết được sau khi đình công sẽ được tăng lương.


khu nha tro


Thế nhưng vẫn có những công nhân nữ biết chi tiêu chặt chẽ và vẫn dành dụm được 200.000 đồng / tháng để phòng khi khốn khó và để về phép thăm quê. Họ nói quê ở gần thì còn về được chứ những bạn ở ngoài Bắc thì cả 4-5 năm mới về được một lần và hầu như phải vay mượn thêm để có chút quà cho cha mẹ bà con.

Chúng tôi định hỏi thêm nhiều chuyện khác như họ có thường đi cà phê, xem ca nhạc, sinh hoạt giải trí, học hành thêm hay họ dành thời gian cho việc giao lưu kết bạn thế nào…. nhưng lại thôi vì ngay khi ấy chúng tôi đã tự đoán ra được câu trả lời.

Chúng tôi ra về mà tâm trạng còn vương vấn vài câu hỏi: Tại sao họ đều có vẻ sợ hãi? Rõ ràng không một ai dám trực tiếp đối đáp với đại diện công ty nhân danh quyền lợi của mọi công nhân. Điều trớ trêu là tại Cty Sung Hyun VN hàng tháng công nhân đều phải trả phí công đoàn là 5.000đ, nhưng chính khi công nhân cần tiếng nói của công đoàn thì lại không thấy đâu!
Với công nhân, mặc dù ai cũng đều có thể trả lời ngay cho chúng tôi biết họ đình công là để đòi tăng lương nhưng bản thân họ cũng không hề biết là nên đòi hỏi đến đâu và mức độ nào là phù hợp.


Câu hỏi nữa là, tại sao đã thấy có nhà báo đến khá sớm nhưng tin tức không thấy đăng lên báo. Mãi đến hôm qua mới thấy một đoạn tin nhỏ nói đến 2.000 công nhân tại công ty Duy Hưng.

Vâng, đoạn tin này quả thực nhỏ quá … nhưng chúng tôi cũng thấy một chút vui vì dù sao cũng có người đọc nó.

9 nhận xét:

  1. Khủng khiếp thật! :-(

    Trả lờiXóa
  2. Cái này phải gọi là "thực dân kiểu hoàn toàn mới".
    Thời đại nào rồi mà vẫn còn những kiểu bóc lột kiểu này.

    Trả lờiXóa
  3. hihi, blog này PV không bằng blog em, đề nghị phải đi PR lên! :-) kakaka... :-) Ba`i này em có đăng bên blog em và dẫn đường link đấy! :-)

    Trả lờiXóa
  4. Bảng lương ghi rõ công nhân phải trả 5 ngàn đồng /tháng x 1.700 CN = 8.500.000đ, vậy một năm công đoàn có 102 triệu. Như Pung Kook có 10.000CN thì công đoàn thu 600 triệu 1 năm.
    Hỡi ôi ÔNG CÔNG ĐOÀN LÀ ÔNG NÀO sao không thấy mặt mũi ở đâu thế nhỉ ?
    Rõ ràng CÔNG ĐOÀN chỉ là một đám nô lệ mù, câm, điếc và VÔ CẢM như những con chiên trung thành của chủ nghĩa MÁC LÊ đang đại diện cho giai cấp Công nhân để lãnh đạo 80 triệu dân mình đấy thôi.

    Trả lờiXóa
  5. @ Anh Ba saigon nè_ "CÔNG ĐOÀN mà không phải là một đám nô lệ mù, câm, điếc và VÔ CẢM" thì em chết liền đó! tụi này là người của nhà nước bắn qua, để kết hợp với bọn "tư bản man rợ" thực hiện công cuộc "bần cùng hóa công nhân" đi đến thắng lợi! vì sao phải bằng cùng hóa công nhân_ vì, đảng cộng sản việt nam là "đảng thương yêu" của giai cấp công - nông mà lị_ rứa mới khốn nạn, rứa mới đảng "quang vinh muôn năm"!
    hoặc là "bần cùng hóa công nhân; lưu manh hóa trí thức" hoặc là tự sát_ tui, đã nói như rứa!

    Trả lờiXóa
  6. O Khu Che Xuat Binh Duong, co nhg nha tro cho cong nhan nhu nhg cai HOM, khg biet lay oxy dau de tho.
    Nhieu nguoi o mien Trung vao,tieng la lam cho nuoc ngoai nhg khg co gio song cho minh, noi gi den giai tri. Luong cach day ba nam chi hon 500.000 vnd 1 chut.

    Trả lờiXóa
  7. CLB Nhà Báo Tự Dolúc 22:26 18 tháng 10, 2007

    TT - Tôi có thời gian làm công nhân cho một công ty may nước ngoài ở Khu công nghiệp Mỹ Phước (Bình Dương). Tiếng là làm cho công ty nước ngoài nhưng lương công nhân ở đây thì thật bèo bọt.
    Lương cơ bản 800.000 đồng/tháng, một giờ tăng ca chỉ được trả 5.700 đồng. Một tháng tăng ca cật lực thì mỗi người chúng tôi cũng chỉ nhận được 1,2-1,6 triệu đồng! Đồng lương như vậy nên cuộc sống của công nhân hết sức chật vật trong điều kiện giá cả ngày một tăng cao.
    Bức xúc hơn cả chuyện lương thấp là công nhân bị đối xử rất tệ. Tại công ty tôi làm, có lúc ông quản lý người nước ngoài nổi giận phạt một số công nhân nữ bằng cách bắt họ ngồi phơi nắng để xỏ dây nón áo khoác, chỉ vì họ nói chuyện trong giờ làm.
    Nhìn những cô gái ngồi dưới nắng khóc nức nở, cả công ty đã tức giận đình công suốt một buổi cho tới khi đại diện của ngành lao động tới, tình hình mới được lắng xuống. Khi được hỏi vì sao lại phải chịu hình phạt vô lý như thế, các cô gái đều nước mắt lưng tròng kêu sợ bị đuổi việc!
    Luật lao động qui định công nhân làm việc mỗi ngày 8 giờ, có tăng ca thì tối đa cũng chỉ 4 giờ.Vậy mà khi công ty cần hàng gấp thì công nhân chúng tôi có khi phải làm việc thâu đêm! Công nhân nào mệt quá xin về không được, tự ý bỏ về sẽ bị dọa đuổi việc. Có thể nói hai tiếng "đuổi việc" là công cụ của công ty trong việc trấn áp công nhân.
    NGỌC NGA
    (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM)

    Trả lờiXóa