Chế độ toàn trị đã lung lay





Thông Luận

“...Từ hơn ba thập niên qua đã diễn ra một cuộc giằng co giữa một bên là xã hội Việt Nam vùng vẫy để cố cởi trói và một bên là đảng cộng sản cố siết lại để giữ nguyên chế độ toàn trị ; cán cân lực lượng đã không ngừng biến đổi thuận lợi cho xã hội Việt Nam và giờ đây chúng ta đã đến gần điểm đoạn tuyệt...”

Vụ bauxit Tây Nguyên đánh dấu sự lung lay của chế độ toàn trị.

Khi công bố quyết định khai thác bauxit tại Tây Nguyên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết đó là một quyết định không thể thay đổi vì là một chủ trương lớn đã được xác nhận qua hai đại hội 9 và 10 của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Dũng đã nói như người phát ngôn của một lực lượng chiếm đóng: đảng đã quyết định, như thế là xong, không ai được chống lại, dân tộc Việt Nam không có chủ quyền.

Nhưng rồi xã hội Việt Nam vẫn phản ứng, và trước làn sóng phản đối mạnh mẽ, bộ chính trị đảng cộng sản đã phải ra thông báo rà soát lại dự án, đặc biệt là đình chỉ việc khai thác bauxit tại Nhân Cơ. Việc xét lại này trên thực tế chỉ là một bước chuẩn bị để hủy bỏ dự án. Nhân Cơ quan trọng hơn nhiều so với Tân Rai, bỏ Nhân cơ thì việc khai thác bauxit Tây Nguyên trở thành vô nghĩa.

Những yếu tố mà bộ chính trị sẽ xét lại - đảm bảo môi trường và sự đồng tình của các sắc tộc Tây Nguyên, lợi ích kỹ thuật và kinh tế của dự án, đại bộ phận công nhân phải là người Việt, chuẩn bị trước nguồn năng lượng v.v. - đều là những lý do để hủy bỏ dự án ; sở dĩ người ta không tuyên bố ngay quyết định hủy bỏ chỉ vì, một mặt, muốn tránh đụng chạm nặng đối với Trung Quốc và, mặt khác, muốn gỡ thể diện cho đảng.

Nhưng thể diện nào? Làm sao một chủ trương lớn được thông qua bởi hai đại hội đảng lại không biết đến những yếu tố rất sơ đẳng này ? Trí tuệ của những người lãnh đạo đảng ở đâu?

Chắc chắn là nhượng bộ này, nhượng bộ đầu tiên của đảng cộng sản trước một phản kháng trực diện đến từ xã hội, đã chỉ có được nhờ sự tiếp tay, thậm chí khuyến khích và thúc đẩy, của một thành phần trong đảng nhưng nó vẫn chứng tỏ xã hội Việt Nam đã đủ mạnh để những khuynh hướng tranh chấp nhau trong đảng phải cố gắng vận dụng để chiếm phần thắng. Chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối của một tiến trình. Đảng cộng sản không còn toàn quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước được nữa.

Từ hơn ba thập niên qua đã diễn ra một cuộc giằng co giữa một bên là xã hội Việt Nam vùng vẫy để cố cởi trói và một bên là đảng cộng sản cố siết lại để giữ nguyên chế độ toàn trị ; cán cân lực lượng đã không ngừng biến đổi thuận lợi cho xã hội Việt Nam và giờ đây chúng ta đã đến gần điểm đoạn tuyệt. Đất nước đã thay đổi. Nhượng bộ này chỉ mở đường cho những nhượng bộ khác.

Tình trạng này đến vào đến vào lúc mà đảng cộng sản đang phải chuẩn bị cho đại hội 11, một đại hội đặc biệt khó khăn. Trước đây luôn luôn có một đảng cầm quyền trong đảng - do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, rồi Đỗ Mười và Lê Đức Anh cầm đầu - giữ trật tự trong đảng, khống chế đảng và dùng đảng để khống chế đất nước. Chính nhờ vậy mà chế độ đã tồn tại được dù đã phạm những sai lầm lớn. Nhưng hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã già đi mà không có người thay thế, đảng cộng sản không còn ban trật tự, và tất cả có thể xảy ra. Trước đây những người lãnh đạo còn có chút uy tín trong đảng nhờ thành tích chiến đấu hoặc được sự đỡ đầu của những người có thành tích; nhân sự lãnh đạo xuất phát từ đại hội 11 sẽ chỉ gồm những người không hề chứng tỏ một khả năng và nhân cách nào và cũng không có thành tích nào ngoài thành tích tham nhũng. Một chế độ độc tài không thể duy trì được với những người lãnh đạo như thế.

Một cơ hội dân chủ hóa lớn đang ló dạng. Những người dân chủ phải chuẩn bị đội ngũ để đúng hẹn với lịch sử.

Thông Luận

© Thông Luận 2009

1 nhận xét:

  1. Châu Xuân Nguyên (Úc)
    TNc: Tác giả bài viết này là một chuyên gia về xây dựng, thiết kế nhiều công trình sản xuất alumina. Ông đã tính toán nhà máy Nhân Cơ sẽ lỗ to. Cái quan trọng là bị một khối bùn đỏ độc hại khổng lồ sẵn sàng đổ ra Tây Nguyên và vùng Đồng Nai Sài Gòn. Vậy mà nhiều người vẫn ham món Bauxite..Mời các bạn tham khảo
    Chào độc giả,
    Có một người bạn tôi là anh Đặng Ngọc Khoa, yêu cầu tôi bàn luận chuyên đề về hiệu quả của dự án Alumina Nhân Cơ ở Tây Nguyên, nên bài viết này ra đời.
    Theo thói quen, tôi thường kết luận trước rồi mới dẫn giải sau, để độc giả nào cần tham khảo thêm.
    Kết luận
    1. Dự án Alumina Nhân Cơ thu vào lợi nhuận ước tính khoảng 92 triệu đô la Mỹ/năm và chi phí là 92+172+92 = 356 triệu đô la Mỹ/năm. Vậy là mỗi năm ước tính bị âm vào là 264 triệu đô la Mỹ.
    2. Mỗi 5 năm nâng cấp nhà máy lên 600.000 tấn mỗi lần với giá 200 triệu đô la Mỹ (tức là lần 1, lợi nhuận thành 92 X 2= 184 triệu, thêm 200 triệu nâng cấp, khấu hao và tiền lời là 23% trên 200 triệu là 46 triệu). Vậy mỗi lần nâng cấp, lợi nhuận sau tiền lời và khấu hao là 92-46 = 46 triệu đô la, sau thuế la 31 triệu. Vậy để không bị âm thì cần phải thực hiện 8.5 hay 9 lần nâng cấp, mỗi lần là 5 năm là 45 năm sau mới có thể phá thế cân bằng, chuyển từ âm sang lời.
    3. Bất cứ một số tiền đầu tư nào từ vài trăm ngàn đến vài trăm triệu đô la Mỹ, nếu thời gian hoàn vốn (rate of return) trên 3 năm thì được coi là là dự án không khả thi.
    4. Bùn đỏ có hại cho môi trường khủng khiếp, tốc độ gia tăng là bằng với lượng alumina sản xuất hàng năm (50-50%), tức là 600 ngàn tấn/năm và nếu nâng cấp nhà máy thì càng thêm nhiều mà số bùn càng ứ ra càng không thể giải quyết được. Tây Nguyên ở Việt Nam, địa thế đất rất cao so với mặt nước, hơn nữa diện tích giới hạn rất nhiều so với vùng lưu trữ bùn đỏ Gladstone của Queensland, Úc.
    Dẫn giải
    1. Nhà máy Alumina Nhân Cơ có công suất 600 ngàn tấn alumina/năm, sử dụng 1.2 triệu tấn bauxite từ ngay mặt đất với rất ít đất dư thừa (overburden).
    2. Nhà máy này không xử dụng 1 lượng điện lớn như lầm tưởng.
    3. Alumina là dạng bột trắng, thành phẩm trung chuyển giữa bauxite và nhôm thỏi. Giai đoạn 2 là giai đoạn chế biến từ alumina đến nhôm thỏi mới cần 1 số lượng điện lớn.
    4. Nhà máy này đã được ký xây dựng theo dạng chìa khóa trao tay với 1 công ty con của Chalco với số kinh phí là 650 triệu đô la Mỹ.
    5. Ngoài chi phí nhà máy, cơ sở hạ tầng gồm có đường ray đến cảng Đà Nẵng để vận chuyển alumina, bồn chứa alumina, hệ thống tải và nhận LPG (Liquidfied Petroleum Gas) để sấy khô alumina, chuyển tải điện, nước, khí nén, chi phí xây đập chứa bùn đỏ. Những chi phí này là 500 triệu đô la Mỹ, mà công ty Chalco từ chối cung cấp trên cơ sở bị từ chối tham gia 60% cổ phần của Nhân Cơ khi mới thương lượng.
    6. Tổng kinh phí cho dự án này là 1.15 tỉ đô la Mỹ.
    7. Giá alumina hiện thời là 230 đô la Mỹ/tấn, 600 ngàn tấn sẽ đem lại nguồn thu là 138 triệu đô la Mỹ/năm.
    8. Tiền lợi nhuận trước thuế và khấu hao thường là 1/3 của những dự án dạng như thế này, tức là EBIT (Earning Before Interset and Tax), được ước tính là 92 triệu đô la Mỹ.
    9. Tiền lời (dù là vốn của nhà nước, thì tiền lời vẫn phải tính vì chúng ta vay nợ trên thị trường tài chính thế giới để thực hiện dự án) trên số vốn ban đầu là 8%/năm của 1.15 tỉ là 92 triệu đô la Mỹ/ năm.
    10. Khấu hao (Depreciation) là 15% năm theo Luật Kế Toán, ước tính là 172 triệu đô la Mỹ.
    11. Thuế doanh thu (Turnover Tax) là 30% trên 138 triệu/năm, là 92 triệu đô la Mỹ.
    Kinh nghiệm bản thân
    Tôi tham gia thiết kế nâng cấp nhà máy Queensland Alumina Ltd (QAL) năm 80~83 với vai trò Kỹ sư Cơ khí trưởng (Lead Mechanical Engineer) thuộc công ty thiết kế Raymond Engineers của Mỹ (Oakland based,California). Nhà máy alumina này nâng cấp từ 2 triệu tấn/năm lên 2.75 triệu tấn/năm. Trong lần nâng cấp này, thêm vào 1 bauxite bin + hệ thống băng tải, 1 Ball/rod Mill, 1 thickeners, 1 Calciner (thiết bị của Đức) Lurgi, hàng trăm ống dẫn, van, và các thiết bị khác.
    Nhà máy tinh luyện alum

    Trả lờiXóa