GH Công giáo lên tiếng về môi trường, bauxite




Lá Thư Mục Tử

Kính gửi Anh em linh mục, anh chị em tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận

1. Những thông tin trong thời gian gần đây nhắc nhớ cho tôi bổn phận giáo dục kitô giáo là giúp mọi thành viên trong gia đình ý thức trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ môi trường sống của mình và cũng là của mọi người anh em đồng bào và đồng loại.

Ghi nhận sự kiện

2. Cách đây ít tháng, người dân Thành phố xôn xao khi báo chí phanh phui vụ việc nhà máy sản xuất của công ty Vedan đã gây ô nhiễm nặng cho dòng sông Thị Vải, tác động đến đời sống và sinh hoạt của hàng trăm gia đình sinh sống trong vùng. Mới đây, nhiều nhân sĩ trí thức trong cũng như ngoài nước, lại lên tiếng cảnh báo về việc khai thác bôxít tại Tây Nguyên có thể gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sinh thái cũng như an sinh xã hội. Mối quan ngại này rất đáng quan tâm và Quốc Hội đã quyết định đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự trong lần họp nầy.

3. Bên cạnh những vụ việc lớn như Vedan và khai thác bôxít, khi thăm viếng mục vụ tại các giáo xứ trong Thành phố cũng như khi thăm nhiều tỉnh thành trong nước, tôi đều thấy tình trạng ô nhiễm môi trường tác hại đến sức khoẻ của cộng đồng, huỷ diệt môi sinh, gây hậu quả nghiêm trọng làm cho nhiều người phá sản, thâm chí có nhiều người, nhiều khu xóm đã trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Những hậu quả đó cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Vì thế tôi muốn nhắc nhở anh chị em những nguyên tắc hướng dẫn trong giáo huấn của Giáo Hội về môi trường, nhằm giúp anh chị em trong đời sống xã hội, có những phán đoán và hành động đúng đắn trong nhiệm vụ gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Nguyên tắc hướng dẫn

4. Môi trường thiên nhiên là quà tặng của Đấng Tạo Hoá và là tài nguyên dành cho hết mọi người. Không ai trong chúng ta tạo dựng nên môi trường thiên nhiên. Khi ta sinh ra, môi trường đó đã có rồi. Và đời sống con người gắn liền với thiên nhiên, nhờ đó ta sống và lớn lên. Quà tặng và tài nguyên này được dành cho tất cả mọi người, chứ không chỉ dành riêng cho một ai hoặc một thiểu số nào, cũng không chỉ dành riêng cho thế hệ hiện tại mà còn cho cả thế hệ tương lai. Do đó, mọi người đều có trách nhiệm và nghĩa vụ phải tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ môi trường sống của mình và cũng là của mọi người trong cộng đồng dân tộc cùng thế giới hôm nay.

5. Vì môi trường là tài nguyên dành cho mọi người, nên không thể nhân danh phát triển kinh tế và tích luỹ lợi nhuận cho một thiểu số mà huỷ hoại môi trường của đại đa số, nhất là của người nghèo, không có phương tiện tự vệ. Những sự kiện xảy ra gần đây cho thấy các nhà đầu tư chỉ tính toán lợi nhuận mà không quan tâm đủ đến tác động của việc sản xuất trên môi trường sống của con người. Phát triển kinh tế theo chiều hướng đó không thể bền vững, và cũng không vì công ích của xã hội, không vì tương lai của đất nước.

6. Vì môi trường là tài nguyên dành cho hết mọi người, nên trong phát triển kinh tế, phải quan tâm đến sự toàn vẹn và chu kỳ tuần hoàn của thiên nhiên. Các tài nguyên thiên nhiên không phải là nguồn nguyên liệu vô hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được. Do đó, không thể khai thác thiên nhiên một cách ích kỷ, làm phương hại trầm trọng đến nguồn dự trữ tài nguyên cho thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy tình trạng phá rừng và gây ô nhiễm nguồn nước đã để lại những hậu quả nghiêm trọng như thế nào cho đời sống của người dân.

7. Vì môi trường là tài nguyên dành cho hết mọi người, nên trong tiến trình phát triển kinh tế, cần phải quan tâm đến quyền lợi của người dân bản địa. Cuộc sống và cả văn hoá của dân bản địa gắn liền với đất đai và môi trường khai sinh ra họ. Do đó, những dự án phát triển kinh tế cần phải quan tâm đến quyền lợi của dân bản địa. Nếu không, sẽ có thể tạo ra xáo trộn, bất ổn, xung đột trong xã hội.

Những gợi ý hành động cụ thể

8. Trước hết, bổn phận của người kitô hữu là cầu nguyện cho nhà cầm quyền cũng như giới hữu trách được khôn ngoan sáng suốt trong việc đưa ra những quyết định có ảnh hưởng đến phúc lợi của người dân và rủi ro của môi trường thiên nhiên. Giáo Hội Công giáo đề nghị rằng trong những trạng huống mà các dữ kiện khoa học mâu thuẫn nhau hoặc dữ kiện thu thập được chưa đủ, giới hữu trách nên hành động theo nguyên lý dự phòng, nghĩa là chỉ đưa ra những quyết định tạm thời, có thể sửa đổi dựa trên những dữ liệu khoa học sau này mới biết được.

9. Bổn phận người kitô hữu còn là tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ môi trường. Nếu anh chị em là những người đầu tư vào công việc sản xuất, anh chị em cần quan tâm đến tác động của việc sản xuất đối với môi trường. Dù không phải là nhà sản xuất, mỗi người đều phải biết bảo vệ và gìn giữ môi trường sống của mình và của mọi người, bằng những hành động cụ thể trong đời sống thường ngày, như không xả rác nơi công cộng, không làm mất vệ sinh trong khu xóm...

10. Trong những sự kiện như vụ việc Vedan và khai thác bôxít ở Tây Nguyên, đã có nhiều tiếng nói được gióng lên trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác. Đây là dấu chỉ lành mạnh của một xã hội dân chủ, trong đó người dân ý thức trách nhiệm tham gia vào tiến trình quyết định về những vấn đề liên quan đến đời sống của họ và của đất nước. Là người công giáo, chúng ta ý thức rằng việc xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh là trách nhiệm gắn liền với niềm tin kitô giáo của mình. Vì thế, thông qua các cơ quan dân cử và các phương tiện truyền thông, anh chị em hãy chân thành và thẳng thắn góp ý với giới hữu trách biết yêu dân yêu nước, biết lấy dân làm gốc, đặc biệt trong những vấn đề có tầm quan trọng đối với vận mệnh của đất nước và phúc lợi của nhân dân. Đó là cách thể hiện niềm tin của chúng ta, niềm tin dấn thân xây dựng xã hội thành một cộng đồng nhân loại mới sống trong tình yêu và sự thật, trong công lý và an bình.

Kết luận

11. Thánh Kinh kể lại rằng khi tạo dựng con người, Thiên Chúa đã trao cho con người trách nhiệm chăm sóc, trông coi công trình tạo dựng của Ngài (x. ST 1,28). Vì thế, đối với các kitô hữu, gìn giữ, bảo vệ, chăm sóc môi trường thiên nhiên không chỉ là một trách nhiệm xã hội, mà còn là đòi hỏi của niềm tin, là một nghĩa vụ cảo cả, vì lẽ ta được cộng tác với Thiên Chúa trong công trình tạo dựng. Chúng ta hãy tích cực góp phần vào công trình đó để tất cả nên lời tôn vinh Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá và là Cha yêu thương hết mọi người.

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, 31. 5. 2009

Hồng Y Tổng Giám mục

"Diễn biến hòa bình"




Ký giả Roger Cohen vừa có bài gửi đi từ thành phố Hồ Chí Minh về 'Nỗi bức bối diễn biến hòa bình' ở Việt Nam và cả Trung Quốc với niềm tin rằng chừng một phần tư thế kỷ nữa hai nước sẽ có nhiều dân chủ tự do hơn.

Nhà bình luận toàn cầu (globalist) của tờ New York Times hỏi vì sao sau 20 năm sự kiện Thiên An Môn và bức tường Berlin sụp đổ vì sao cả Việt Nam và Trung Quốc không chuyển ngay sang mô hình dân chủ như Đông Âu.

Đó là vì, theo ông, một thế hệ lớn lên ở Việt Nam, và cả Trung Quốc được vẫy gọi bởi ham muốn phát triển chứ chưa phải là dân chủ.

Thanh niên các nước này có thể muốn tự do hơn nữa nhưng chưa tới mức họ sẵn sàng đối mặt với hệ thống chính trị.

Với họ, chuyển từ xe máy lên xe hơi riêng là mối lo thường trực hơn băn khoan về dân chủ đa đảng.

Còn về phía nhà nước, bài viết 'Peaceful evolution angst' cho rằng đảng cộng sản Việt Nam đã xác định kẻ thù số một là "diễn biến hòa bình".

Họ không sợ một cuộc cách mạng long trời lở đất mà sợ sự xâm nhập, mưa lâu thấm đất (drip) của nền dân chủ tự do.

Ổn định được coi là giá trị trên hết nhưng các nhân vật trong Bộ Chính trị vẫn mất ngủ vì "diễn biến hòa bình".

Tranh tối tranh sáng

Sau thời kỳ "bóng đêm của chủ nghĩa Stalin và Mao chế ngự tâm hồn đã vào quá khứ", cả Việt Nam và Trung Quốc vẫn không phải là các xã hội tự do.

Nhưng Roger Cohen, trong bài đăng báo hôm 25/05/09 vừa qua, viết rằng cả hai nước cũng không hẳn là phi tự do (un-free) tới mức công dân của họ phải "ngứa ngáy tìm tự do".

Trích lời một nhà nghiên cứu tại Trung Quốc, bài báo nói không gian mà thanh thiếu niên tìm chỗ giải tỏa không phải các cuộc biểu tình ngồi và là blog và Twitter.

So hai nước, tác giả nhận định ở Việt Nam tình hình đỡ căng thẳng hơn và Việt Nam luôn cạnh tranh với Trung Quốc dưới vẻ bề ngoài là tình anh em.

Roger Cohen đồng ý rằng với mạng Google chiếm lĩnh không gian ảo, cách mạng kiểu cũ nay không còn chỗ.

Nhưng công nghệ cũng đã tước đi tính toàn trị của bộ máy.

Chợ Bến Thành

Kinh tế thị trường và chủ nghĩa dân tộc đã lấn chỗ của đòi hỏi dân chủ

Điều chính quyền làm là lập ra các lằn ranh đỏ để kiểm soát tự do, chứ không dùng các trại lao cải như thời xưa ở Liên Xô.

Họ cũng lo sợ các tổ chức phi chính phủ NGO và những người Phương Tây có lý tưởng muốn thúc đẩy nhân quyền và nhà nước pháp quyền.

Chính những hoạt động này có nguy cơ phá hàng rào đỏ của đảng và thậm chí ăn vào các tế bào của hàng ngũ cán bộ.

Nhìn rộng ra bên ngoài châu Á, tác giả cho rằng Moscow, Bắc Kinh và Hà Nội đã tạo ra một phản ứng chung trước tinh thần cao thượng nhạt dần của Thiên An Môn và bức tường Berlin.

Sự kết hợp thị trường với chủ nghĩa dân tộc đang thắng thế trước tự do và lá phiếu.

Nhưng đó là trước mắt.

Và Roger Cohen khuyên nước Mỹ hãy kiên nhẫn.

Vì về lâu dài, tầng lớp trung lưu vươn lên ở Việt Nam sẽ đòi hỏi nhiều hơn sự minh bạch, đòi hỏi luật lệ phải nhất quán, dịch vụ y tế phải tốt hơn, chế độ bớt tham nhũng hơn.

Họ cần tự do ngôn luận nhiều hơn và ít các hàng rào, vạch cấm hơn.

Hệ thống độc đảng sẽ bị sức ép mạnh để đáp ứng các đòi hỏi đó, và theo tiên đoán của tác giả, chính nhờ có nhiều "diễn biến hòa bình" mà dân chủ và tự do sẽ ngày càng tăng ở cả Bắc Kinh và Hà Nội một phần tư thế kỷ nữa.

Bản dịch

Đảng Cộng sản Việt Nam, cũng như Đảng Cộng sản Trung Quốc anh em, đã xác định được kẻ thù số một của họ. Đấy là “diễn biến hoà bình”.

Điều này mới nghe thật chẳng khác nào nhân viên dự báo thời tiết cảnh báo vể mối đe doạ của trời quang, mây tạnh. Nhưng những kiến trúc sư của chủ nghĩa Lenin định hướng thị trường, những người đã đưa chủ nghĩa tư bản phát triển như vũ bão vào các nước độc đảng ở Á châu, không nói đùa. Cơn ác mộng của họ không phải là sự trỗi dậy của cách mạng mà là lún sâu, lún sâu mãi vào thể chế dân chủ tự do.

Hai mươi năm trước, sau vụ tắm máu ở quảng trường Thiên An Môn, phản kháng đi vào thoái trào, sinh viên từ Bắc Kinh đến Hà Nội đều trở nên dễ bảo. Họ hưởng lợi từ quá trình phát triển mà bỏ qua dân chủ trong một tương lai có thể nhìn thấy được. Có thể là họ muốn có nhiều tự do hơn, nhưng không đến mức phải đối đầu với hệ thống như thế hệ Thiên An Môn đã làm.

“Nhiệm vụ chủ yếu của Trung Quốc bây giờ là phát triển”, Song Chao, sinh viên khoa sinh thái học của trường Đại học Bắc Kinh đã nói với Sharon LaFraniere, một đồng nghiệp của tôi như thế. Đấy cũng là tâm trạng ở Việt Nam hiện nay, tại đây, chuyển từ xe máy lên xe hơi có lẽ được giới trẻ quan tâm hơn là thúc đẩy chế độ dân chủ đa đảng.

Ở Trung Quốc thái độ thực dụng như thế được cho là do chấn thương tâm lí. Nửa sau thế kỉ XX nội chiến xảy ra ở cả hai nước, gây ra rất nhiều thiệt hại. Cho nên ổn định được coi trọng, đặc biệt là khi nó đem lại một mức sống cao hơn.

Nhưng bóng ma của “diễn biến hoà bình” đã tạo ra nhiểu thay đổi làm cho Bộ Chính trị ở nước Á châu này phải giật mình tỉnh giấc giữa đêm đen.

Công nghệ đã tước mất của chế độ toàn trị chữ “toàn”. Đêm trường tư tưởng của chế độ Stalinist hay Maoist đã bị các xã hội nối mạng vất vào đống rác của lịch sử. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không phải là những nước tự do. Đồng thời cả hai nước đều không mất tự do đến mức nhân dân phải đứng lên đòi tự do.

Shi Guoliang, người đang nghiên cứu qua điểm của giới trẻ ở Trường Chính trị học Thanh niên Bắc Kinh, nói với tờ Financial Times rằng: “Sinh viên không biểu tình ngồi nữa, họ viết blog và sử dụng Twitter.”

Dĩ nhiên là chính quyền Trung Quốc có ngăn chặn một số Web sites thù nghịch. Internet không được hoàn toàn tự do. Ở Việt Nam, mọi thứ nói chung là lỏng lẻo hơn phương Bắc, cho nên cũng được tự do nhiều hơn. (Sự kình địch giữa Việt Nam và Trung Quốc bao giờ cũng được che đậy bởi tình hữu nghị anh em theo đúng thể thức.)

Ở cả hai nước, thông tin liên lạc và thế giới mạng đã trở thành những chiếc van an toàn cho chế độ độc đảng, nơi chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là cái mác để người ta nắm giữ quyền lực mà thôi.

Về đại thể, tôi có thể nói rằng thời đại cách mạng đã qua rồi. Google đã ăn tươi nuốt sống tinh thần bạo loạn. Đấy là khác biệt chủ yếu giữa thế hệ Thiên An Môn và “Thế hệ toàn cầu” đang nổi lên ở châu Á. Sức nóng chỉ gia tăng trong không gian chật hẹp. Khi các bức tường và những đường biên giới đã bị thủng lỗ chỗ thì nó sẽ tiêu tán đi.

Bộ máy của Đảng, đã học thuộc bài của Bác Mao và Bác Hồ, còn phải lo gì nếu không có “diễn biến hoà bình”?

Sự sụp đổ của hệ thống Xô-viết mà hầu như không gây ra một tiếng động nào và những cuộc cách mạng nhung ở Trung Âu đã cho những kiến trúc sư chế độ đàn áp tinh vi của thế kỉ XXI ấn tượng không thể phai mờ. Họ dỏng tai nghe không phải những tiếng nổ lớn mà là những lời chửi thầm.

Hệ thống của họ không ồn ào. Họ không dựa vào khủng bố hay quần đảo ngục tù (GULAG) mà dựa vào việc thiết lập các lằn ranh giới hạn tự do, khi tự do có nghĩa là quyền phủ nhận hoặc quyền tổ chức chống lại chính quyền.

Cho nên điều những người bảo vệ chủ nghĩa cộng sản bạo ngược đã hoá đá sợ không phải là các đơn vị cách mạng với súng AK-47 lăm lăm trong tay mà là các tổ chức phi chính phủ (NGO) có vẻ vô hại. Họ luôn cảnh giác với những người phương Tây đầy lí tưởng, có học, mặt búng ra sữa, những người mà đằng sau câu chuyện về nhân quyền và chế độ pháp quyền, có thể xoá nhoà làn ranh không thể vượt qua nói trên và làm lung lạc tinh thần của cán bộ Đảng.

“Công ty thì anh có thể đăng kí trong vòng một ngày, nhưng xin hãy quên NGO và các hội từ thiện đi”, Jonathan Pincus, người đang lãnh đạo chi nhánh mang tên Kennedy của Đại học Harvard ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nói với tôi như thế. Một đoàn đại biểu Nga mới tới thăm Việt Nam gần đây đã chỉ cho họ cách đối phó với những mối đe doạ của NGO.

Đấy là điều đáng tiếc nhưng không phải là tai hoạ. Cái tốt nhất không nhất thiết phải là kẻ thù của điều lành. Việc phát triển nhanh chóng của Trung Quốc và Việt Nam, chiếm khoảng 20% dân số thế giới, đã đưa hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh đói nghèo kể từ ngày chế độ cộng sản toàn trị sụp đổ. Phương Tây không thể nói rằng họ giỏi hơn được nữa.

Xin nói thêm một chút về cái học thuyết đã dẫn dắt nhân loại vào con đường sai lầm. Trong một giai đoạn ngắn ngay sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, thị trường tự do và chế độ tự do đa đảng tưởng như sẽ quét sạch mọi thứ trên bước đường vinh quang của nó. Nhưng từ Moskva đến Bắc Kinh và Hà Nội, phản động đã quay trở lại. Thị trường và chủ nghĩa dân tộc đã chà đạp tự do và lá phiếu của người dân, tinh thần cao quí của Thiên An Môn và Berlin phai nhạt dần.

Nước Mĩ, vốn được sinh ra từ tư tưởng tự do, phải trung thành với những giá trị của tư tưởng này. Nhưng tỉnh táo và đang trong tình trạng nghèo túng, Mĩ phải biết kiên nhẫn. Khi giới trung lưu đang lên của Việt Nam và Trung Quốc trở thành khó tính hơn đối với hàng hoá họ dùng hàng ngày thì họ cũng sẽ trở thành những khách hàng khó tính hơn của chính phủ.

Họ sẽ đòi hỏi minh bạch hơn, luật pháp ổn định hơn, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, ít tham nhũng hơn, giáo dục mở rộng hơn, nhiều tự do ngôn luận hơn và ít giới hạn không thể vượt qua hơn.

Chế độ độc đảng khó mà làm được chuyện đó. Tôi xin đánh cược rằng trong một phần tư thế kỉ nữa, thông qua diễn biến hoà bình, ở cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều sẽ có nhiều dân chủ và tự do hơn, chứ không ít hơn.

Phạm Minh Ngọc (talawas)

Roger Cohen là một cây bút nổi tiếng thế giới, thường viết các bình luận quốc tế cho báo New York Times.

Bản tiếng Anh:

http://www.nytimes.com/2009/05/25/opinion/25iht-edcohen.html?_r=1

Ân xá Quốc tế chỉ trích Việt Nam




Tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế nói trong năm qua, Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến, "hạn chế hà khắc về tự do ngôn luận, lập hội, hội họp".

Phúc trình 2009, vừa công bố, nhận định "ít nhất 11 nhà hoạt động hòa bình bị án tù, đưa số người bất đồng chính kiến bị giam cầm lên 30" kể từ tháng 11/2006.

Ân xá Quốc tế nói suy thoái kinh tế toàn cầu làm thêm nhiều người dân ở châu Á Thái Bình Dương đòi hỏi trách nhiệm giải trình từ các chính phủ.

"Thay vì đáp ứng nhu cầu, các chính phủ lại tìm cách làm dân chúng phải im lặng," báo cáo viết.

Việt Nam bị nêu ra làm ví dụ, là đã đàn áp "ủng hộ viên của Khối 8406, phong trào ủng hộ dân chủ trên Internet, cùng các nhóm không được phép khác kêu gọi dân chủ và nhân quyền".

Báo cáo nhắc lại những vụ đòi đất của giáo dân Thiên Chúa giáo, vụ xử blogger Nguyễn Hoàng Hải (Điếu Cày)...

Ân xá Quốc tế nói họ tiếp tục nhận được báo cáo về việc "hăm dọa và ngược đãi người Thượng ở Cao nguyên Trung phần".

Bức tranh toàn cảnh

Phúc trình 2009 của tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế cũng cảnh báo khủng hoảng kinh tế toàn cầu càng khiến xâm phạm nhân quyền gia tăng.

Trong phúc trình thường niên, Ân xá Quốc tế nói suy thoái kinh tế trên thế giới làm trầm trọng thêm các vi phạm, khiến quốc tế bớt chú ý, và nảy sinh nhiều vấn đề mới.

Tài liệu năm nay, bao quát 157 nước, cáo buộc nhân quyền trên thế giới đã bị coi nhẹ vì nhân danh an ninh, chống trả khủng bố và nay rơi xuống hàng thứ yếu trong nỗ lực khôi phục kinh tế.

Ân xá Quốc tế cho rằng các chính sách dựa trên kinh tế thị trường đã mở rộng khoảng cách giàu nghèo, khiến hàng trăm triệu người dễ bị tổn thương.

Nghèo đói gia tăng lại có thể dẫn tới bất ổn và bạo lực.

Báo cáo nói phản ứng từ những chính phủ độc đoán lại càng mang tính chất đàn áp.

Báo cáo kết luận sẽ không thể có hồi phục kinh tế bền vững trừ phi các chính phủ xem trọng nhân quyền và chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang.

Nguồn: BBC Vietnamese, Amnnesty International

Văn bút Quốc tế (Pen International) và IFEX lên tiếng cho Điếu Cày




Hội Văn Bút Quốc tế (PEN International) và Tổ chức Quốc tế tranh đấu cho tự do ngôn luận IFEX (International Freedom of Expression Exchange) vừa đồng loạt lên tiếng cho trường hợp ông Điếu Cày - Nguyễn Hoàng Hải và Cô Phạm Thanh Nghiên.

Được biết, từ tháng 04/2009, ông Điếu Cày mặc dù chỉ bị kết án vì tội danh trốn thuế tại Sài Gòn, vẫn bị đưa về trại giam Cái Tàu, U Minh thuộc tỉnh Cà Mau. Đây là trại giam ở nơi tận cùng đất nước, điều kiện khắc nghiệt, phương tiện giao thông để gia đình thăm nuôi rất khó khăn. Hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam chứng tỏ họ cố tình lưu đày một người yêu nước và hạn chế việc chăm sóc của gia đình ông.

Trường hợp của cô Phạm Thanh Nghiên cũng rất bi đát. Cho đến bây giờ sau 6 tháng bị giam cầm vì làm đơn xin biểu tình không được nhà nước cho phép và cô đã tọa kháng tại gia. Đến nay, mẹ và anh trai cô cũng chưa được đi thăm. Không biết tình hình hiện tại cô ra sao.

Cùng ta cũng biết, ngày 08/5 vừa qua tại Geneva, Việt Nam phải ra trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để điều trần về nhân quyền. Việt Nam đã bị nhiều nước cáo buộc về những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ đã phải thú nhận những sai sót nhưng đổ tội cho cấp dưới và vẫn cho rằng các báo cáo là vô căn cứ và thiếu thiện chí với Việt Nam. Gần đây nhất, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ ra Nghị quyết đòi đưa Việt Nam trở vào trong danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm (CPC) với mục tiêu "gửi thông điệp rằng tình trạng hiện tại ở Việt Nam là không thể chấp nhận được".

Bản tiếng Anh của Pen International:

The Writers in Prison Committee (WiPC) of International PEN is alarmed by reports that imprisoned writers Nguyen Hoang Hai and Pham Thanh Nghien (f) are at risk of ill-treatment, in poor health, and denied full access to family visits. They are part of a group of writers who were detained during a crackdown against peaceful dissent in Vietnam in August and September 2008. International PEN continues to call for their immediate and unconditional release in accordance with Article 19 of the United Nations International Covenant of Civil and Political Rights to which Vietnam is a signatory. It seeks assurances of their well being, urges that they are given full access to all necessary medical care and are allowed family visits as a matter of urgency.

According to PEN's information, there are particular concerns for the welfare of two writers who remain detained following a crackdown on peaceful protests carried out by dissidents during August and September 2008. They are:

  • Nguyen Hoang Hai (pen name: Dieu Cay), an independent journalist and blogger, sentenced on 10 September 2008 to two and a half years' imprisonment by a Court at Ho Chi Minh city for alleged ‘tax fraud', although he is widely believed to be targeted for his criticism of the Vietnamese government. On 1 April 2009, Nguyen Hoang Hai's family were told that he had been transferred to Cai Tau prison, in U Minh, which is nine hours from where the family lives and where it is difficult to obtain a visitor's permit. There are reports that Cai Tau prison is notorious for the brutal treatment of prisoners and alleged corruption. The family believes that Nguyen Hoang Hai was transferred there to limit the frequency of their visits, and are very concerned for his well-being.
  • Pham Thanh Nghien (f), Internet writer and independent journalist, detained without charge since 11 November 2008. She is believed to be held under Article 88 of the Criminal Code on charges of ‘propaganda against the state', but has not yet been brought to trial. When arrested, she was reportedly suffering from severe migraines due to previous beatings by local authorities in the streets near her home. Pham Thanh Nghien's family has not been able to visit her since her arrest, and they have no information on her health.
Bản tiếng Anh của IFEX:

Two of the seven writers still in prison as a result of the Vietnamese government's severe crackdown on peaceful dissidents last August and September are being denied visitation rights and are prone to ill treatment, warns International PEN's Writers in Prison Committee (WiPC). WiPC is asking you to write a letter to the authorities to demand their release.

On 1 April, the family of Nguyen Hoang Hai, better known by the pseudonym Dieu Cay, discovered the writer and activist had been transferred from Saigon to Cai Tau in U Minh, a prison that is not only nine hours away from the family but is also known for corruption and violent treatment of prisoners. In one recent case, a prisoner was beaten so badly by the prison warden he is now in a vegetative state, according to a report from the prisoner's family. Dieu Cay's family believes the transfer was meant to restrict their visits and is deeply concerned about his well-being.

Dieu Cay was sentenced to two and a half years in prison on tax fraud charges, after a closed trial, in September 2008. As Dieu Cay's tax fraud charges were brought down five days after his arrest and Vietnamese citizens accused of personal tax fraud can pay fines to avoid imprisonment, the case against Dieu Cay appears to be based on trumped-up charges. The internet blogger, who is the founder of the Free Journalists Club in Vietnam, is known for his critical stance of Vietnam's anti-democratic practices and human rights as well as China's foreign policy.

The family of Pham Thanh Nghien, an independent online journalist, is also very concerned about the state of Nghien's health. Nghien was arrested in November 2008 for alleged "propaganda against the state" and has yet to face a trial. At the time of her arrest, Nghien suffered severe migraines related to previous beatings by local authorities. Her current condition is unknown as Nghien's family has been denied access to her.

To write a letter to Vietnamese authorities expressing concern about the treatment of Nghien and Dieu Cay, and demanding the immediate and unconditional release of all those detained for exercising their right to free expression, follow the instructions on
WiPC's website

Cổ phần dân tộc & thị trường quyền lực

Sau Điện Biên, Đảng Cộng sản Việt Nam độc chiếm ngọn cờ dân tộc, cuồng tín biến dân tộc thành vật tế cho chủ nghĩa xã hội, và suốt lịch sử của nó, Đảng CSVN luôn ấn dân tộc vào những mục tiêu chính trị tùy thời.

Trong lúc du kích với Pháp và Mỹ, họ chiêu dụ và tận dụng mọi thành phần và nguồn lực xã hội, nhưng sau chiến tranh, những thành phần không nòng cốt lần lượt bị loại khỏi cơ cấu quyền lực.

Thành phần không nòng cốt

Thành phần không nòng cốt

Sau 1954, hai thành phần họ khử đầu tiên là trí, hào trong phong trào cải cách ruộng đất. Một dân tộc không có sản xuất hàng hóa và tri thức hiệu quả, dân tộc đó coi như ngưng sống và ngừng phát triển. Và từ 1954, miền Bắc thắt lưng buộc bụng cho CNXH và dốc xương máu vào cướp miền Nam.

Cướp miền Nam

Cướp miền Nam

Sau khi nuốt xong miền Nam, 1975, thành phần bị khạc ra đầu tiên cũng là trí thức và sản xuất. Hai thành phần này theo lý luận đấu tranh giai cấp, là một thứ chất vôi của con đỉa CNXH. CNXH không thể xây trên vũng lầy của thuộc tính tư hữu và cá nhân.

Cho đến năm Liên Xô sụp đổ, 1989, giấc mộng CNXH mới sập tiệm, mèo đen hay trắng không quan trọng, miễn bắt được chuột; Đặng Tiểu Bình với khẩu hiệu xanh rờn đó, tức thì thành đại sư phụ của CNXH hậu cộng sản, và Đảng Cộng sản Trung Quốc, từ đó mới thực là định mệnh của Đảng CSVN.

Từ khi 2 Đảng CSVN nếm mùi chuột, sư phụ và đệ tử không coi tư hữu là vũng lầy nữa, tư hữu hối hả trở thành cứu cánh; nếu coi tư hữu là vũng lầy, thì chính họ là vũng lầy của họ, vì có ai nhiều vũng lầy bằng tư sản đỏ, và có nhà nước nào mại vũng lầy hơn nhà nước XHCN Việt Nam và Tàu.

Chuột cống & chuột nhắt chuẩn bị khoét

Chuột cống & chuột nhắt chuẩn bị khoét

Hai thầy trò tuy rất máu chuột, nhưng chuột cống đang lăm le trình diễn siêu cường, còn chuột nhắt đành phải nằm gai nếm mật với chuột cống cùng khoét dân tộc. Và cả hai chuột đều nháy mắt cảnh giác món cá nhân ký sinh trùng. Bọn ký sinh trùng này không chỉ khoái đớp chuột mà còn đòi hớp cả tự do dân chủ nữa.

Giá của tự do dân chủ

Giá của tự do dân chủ

Thiên An Môn là bằng chứng máu cho những ai muốn hớp tự do dân chủ, vì dân chủ tự do là những kẻ vọng đa nguyên có thể hủy diệt độc đảng, và độc đảng cố nhiên trở thành kẻ độc quyền rút ruột dân tộc. Hy vọng vào đảng hậu cộng sản để mơ tự do dân chủ và mộng canh tân đất nước là chuyện hão huyền của con nít thường hát: đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.

Giữa Đảng CSVN và dân tộc hiện là tình trạng đồng sàng dị mộng. Cả hai cùng sàng thủ lợi từ thị trường hàng hóa, nhưng mộng thì mỗi đàng một ngả, chủng loài đảng viên muốn độc quyền chính trị, chủng loài quần chúng chắc muốn tùm lum. Cho nên quyền lực của Đảng CSVN vẫn cứ là thứ quyền lực rút ruột quyền lợi dân tộc.

Cảm xúc dân tộc hình thành từ lịch sử chống ngoại xâm, nhưng nó bị lợi dụng và bị tùng xẻo tới xương bởi chủ nghĩa cộng sản, và khi cộng sản bước vào giai đoạn hậu thời qua đồng vốn tân tự do từ kinh tế toàn cầu, cảm xúc dân tộc giờ chỉ còn mấy sợi lông phất phơ quanh một thân thể thúi rữa.

Đồng chí là đì chống

Đồng chí là đì chống

Sau khi Liên Xô sụp đổ, đồng chí đáng sợ nhất của Đảng CSVN là Đảng Cộng sản Tàu. Mặc dù đáng sợ nhưng vẫn phải đồng chí, thậm chí đồng chí cho tới chết. Khi họ còn chung một nỗi sợ tự do dân chủ, họ còn tử thủ; khi họ có chung một quá khứ gây thù chuốc oán, họ phải tử thủ. Nhưng bi đát là chuột cống có thể gặm sườn chuột nhắt bất cứ lúc nào, vì đồng chí trong thời hậu cộng sản là một tình trạng nghĩa khác, nghĩa giải cấu. Đồng chí là đì chống.

Góp vốn quyền lực

Góp vốn quyền lực

Quyền lực của Đảng CSVN hiện nay muốn trường thọ, họ biết rõ cần bắt mạch và kê toa ở đâu. Trên thế giới chắc ít có dân tộc nào ám ảnh trường thọ bằng dân tộc Trung Hoa, Đảng CSVN cũng đang mắc bịnh đó, cho nên vẫn phải tiếp tục con đường rút ruột dân tộc để góp vốn vào công ty siêu cường trường thọ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

A lô, ai muốn mua cổ phần dân tộc từ tập đoàn cai trị Đảng CSVN, coi chừng trở thành kẻ ngây ngô về thị trường quyền lực.

5/2009

© 2009 Nguyễn Quốc Chánh

© 2009 talawas blog

Mối nhục




KHI CẢ ĐẠI SỨ QUÁN BỎ CHẠY

Câu chuyện tôi sẽ kể với các bạn dưới đây là chuyện mới xảy ra, còn nóng hổi. Rất tiếc tôi không có máy hình ngày hôm đó nên không thể ghi lại các hình ảnh cho các bạn xem để làm bằng chứng. Tôi chỉ viết lên đây với cảm xúc của một người Việt cảm thấy bị sỉ nhục trước một nỗi nhục do các quan chức Việt Nam trong Đại sứ quán VN tại Nhật gây ra. Bạn tin hay không thì tùy nhưng mà là chuyện có thật.

Câu chuyện xảy ra vào thứ 6 tuần vừa qua ( ngày 15 tháng 5 năm 2009) tại Đại sứ quán VN ở Tokyo. Đoàn chúng tôi gồm các quan chức cảnh sát giao thông của tỉnh Saitama đến Đại sứ quán để yêu cầu Đại sứ quán VN giải thích và chứng thực về một Quyết định liên quan đến việc đào tạo, cấp bằng lái xe do ông Bộ trưởng giao thông vận tải VN Hồ Nghĩa Dũng ký gần đây đã làm phiền phức đến nhiều người VN làm việc và học tập ở Nhật khi xin đổi bằng lái xe của Nhật do Bộ Ngoại giao VN mà cụ thể là Đại sứ quán VN đã không thông báo khiến cảnh sát Nhật không thể cấp đổi bằng lái cho họ được do so sánh với quy định cấp bằng lái cũ của VN. Nhưng chuyện tôi sẽ kể không phải chuyện này mà là cái tôi chứng kiến tại Đại sứ quán ngày hôm đó.

Khi chúng tôi vào Đại sứ quán thì chỉ có những người Nhật và VN đang làm thủ tục xin VISA ở đó đang xúm xít quanh một cô gái Việt và bàn tán xôn xao, cùng với một anh chàng Nhật chồng cô ta đang la lối đòi kêu cảnh sát. Còn tại các bàn tiếp tân , làm việc không có một nhân viên Đại sứ quán nào cả. Khi tôi gõ bàn làm việc của họ, nói bằng cả thứ tiếng Nhật Việt để hỏi thì cũng không có một tiếng trả lời từ bên trong.

Một ông già tự xưng là giám đốc một xí nghiệp Nhật thấy tôi đứng kêu hoài thì đến vỗ vai tôi nói rằng : "Nhân viên đại sứ quán ở đây bỏ chạy hết rồi, ông kêu cũng không có ai trả lời đâu. Tôi ngồi ở đây từ đầu , chứng kiến hết tất cả vụ việc. Tôi tính xin VISA 3 tháng sang VN tìm cơ hội đầu tư , nhưng thấy cảnh này nản quá, không muốnđi nữa, đang đợi họ trở lại để kêu họ trả lại Passport đây ".

Tôi hỏi :"Chuyện gì đã xảy ra vậy, khủng bố à?".

Ông già: " Tôi không biết tiếng Việt nên không biết cái gì xảy ra, chỉ là tôi thấy cô gái kia đến làm giấy tờ, nói chuyện gì đó với nhân viên Đại sứ quán hình như bằng tiếng Việt nam, xong rồi khi cô gái cất cái Passport thì phải có màu xanh vào xách thì họ bắt đầu cãi nhau và cô gái tính bỏ đi, sau đó thì người nhân viên Đại sứ quán nhảy qua bàn làm việc , rượt theo giật cái xách đang đeo trên vai của ta khiến cái xách của cô ta bị đứt quai và cô ta té dập đầu vào cạnh bàn, ông thấy máu còn chảy đầy ra đấy. Khốn nạn thật. Tôi không nghĩ rằng họ là nhân viên ngoại giao được giáo dục đàng hoàng, cách làm việc giống côn đồ quá, cứ như là phim hành động vậy".

"Sau đó thì sao?" . Tôi hỏi.

Ông già :" Sau đó thì cô ta ôm mặt đầy máu chạy ra ngoài xe kêu chồng cô ta vào, cái anh chàng trẻ đang la hét nãy giờ bên kia, đòi gọi cảnh sát và xe cứu thương đến xử lý đấy. Khi anh ta la hét chạy vào , la toáng bằng tiếng Nhật đòi kêu cảnh sát và luật sư thì các nhân viên ở đây hình như không hiểu tiếng Nhật nhưng qua thái độ của anh chàng đó thì hình như họ sợ thì phải và đột nhiên họ rùng rùng bỏ chạy hết. Báo hại chúng tôi cả đám người ngồi đây đợi không biết bao giờ mới xong giấy tờ của mình , tôi còn nhiều việc ở công ty chắc là đợi họ trở lại để lấy giấy tờ đi về thôi. Tôi nghĩ Đại sứ quán là bộ mặt của Quốc gia mà còn như thế này thì ở VN chắc còn khủng khiếp hơn phải không ? À, mà cậu cũng định đi VN à. Tôi cảm thấy bất an quá. ".

Tôi trả lời :" Xin lỗi ông , tôi là người VN, tới đây có công chuyện, tự tôi cũng cảm thấy sỉ nhục về chuyện này bởi vì tôi là một người VN . Tôi xin lỗi ông vì cái chỗ nhơ nhớp này đã làm ông thấy bất an. Xã hội nào cũng vậy thôi. Dân chúng trong nước của tôi hiền lành và đàng hoàng chứ không có côn đồ như những tên làm việc ở đây đâu. "

Quay lại chỗ vợ chồng cô gái tôi lại hỏi cô ta :"Chuyện gì xảy ra vậy, vết thương có nặng

không ?thằng nào đánh em, kêu chồng em bình tĩnh, cầm máu trước hết cái đã". Anh chàng Nhật bổn chồng cô gái thấy tôi nói tiếng Việt nghĩ tôi là nhân viên Đại sứ quán nên đột nhiên nhào tới nắm cổ tôi và hét lên " Đồ khốn nạn, tại sao chúng mày đánh vợ tao đến như vậy?".

Gạt tay anh ta ra tôi nói :" Bình tĩnh nào, tôi là nhân viên công vụ, thông dịch của cảnh sát, những người đi với tôi là cảnh sát, từ từ nói chuyện, thẻ nhân viên của tôi đây" . "Ê, Konishi , cho anh ta coi Sổ tay cảnh sát viên của mày đi", tôi gọi người cảnh sát tên Konishi đi cùng với tôi.

Nghe nói tới chữ cảnh sát thì mặt anh ta dịu lại và đổi thái độ ,xin lỗi tôi. Sau đó kể hết tự sự cho các cảnh sát đi với tôi và nhờ họ lập biên bản. Nhưng các cảnh sát nói rằng họ không phải cảnh sát viên của Sở nha cảnh sát Tokyo đồng thời Đại sứ quán VN đây là vùng đặc quyền ngoại giao nên họ không có nhiệm vụ cũng như quyền lập biên bản. Ông sếp đi cùng với tôi kêu mỗi người rút danh thiếp đưa ra cho anh ta và nói rằng nếu anh ta muốn kiện tụng ra tòa thì cả nhóm có mặt hôm nay họ sẽ ra tòa làm chứng.

Anh bạn cảnh sát Nhật của tôi ra xe lấy bông băng cứu thương vào băng bó cầm máu cho cô ta xong thì cô gái kể cho tôi nghe rằng cô ta tên là Hoa , dân ở quận Tân Bình , Sài gòn mới lấy chồng sang Nhật hơn một năm, hôm nay cô ta đến Đại sứ quán để gia hạn lại cái Passport nhưng sau khi làm xong thì người nhân viên Đại sứ quán nhũng nhiểu làm tiền , đòi cô ta trả tiền dịch vụ 60000 yen ( khoảng 600 USD). Cô ta bất bình vì giá niêm yết gia hạn giấy tờ không phải như vậy nên đã xảy ra cãi vả. Người nhân viên đã chửi cô ta rằng " Địt mẹ mày, mày là con điếm Nhật", giận quá nghĩ rằng không thể nói chuyện với những người vô học như vậy nên cô ta chỉ bỏ lên bàn trả đúng số tiền theo giá niêm yết và đi về. Cô ta không ngờ rằng nhân viên Đại sứ quán giở thói côn đồ giật xách từ phía sau làm cho cô ta té ngữa vào cạnh bàn và bị thương.

Nghe đến đấy máu nóng của tôi nổi lên, thú thật lúc đó có thuốc nổ thì tôi cũng cho nổ tung cả cái tòa đại sứ VN nhơ nhớp này, còn chuyện hậu quả thế nào tính sau.

Tôi nói với ông sếp đi cùng: "Tôi nghĩ hôm nay tôi không thể dịch làm việc ở đây được, bởi tôi mà thấy mặt mấy thằng nhân viên lưu manh của Đại sứ quán này chắc tôi ra xe của ông vác súng vô bắn tụi nó hết. Tôi chịu hết nổi rồi. Nhục nhã quá. ".

Cũng may có cô gái Việt nam cũng là thông dịch viên cho một hãng nào đó ngồi gần, nghe nói như vậy nên kéo vai tôi. "Dzậy chú về đi, nếu chuyện không quan trọng thì sẵn thông dịch cho hãng ,cháu dịch giùm mấy ông này luôn cho, cháu thỉnh thoảng cũng có đi làm thêm thông dịch cho cảnh sát, cháu hiểu nguyên tắc làm việc của mấy chú. Cháu đi dịch ở đây nhiều lần, không có máu me chảy bị thương chứ mấy cái cảnh làm tiền của mấy ổng gần giống như dzầy cháu thấy nhiều lần cũng quen rồi. ".

Trao đổi với sếp và nhờ cô gái dễ thương dịch giùm tôi bỏ đi ra ngoài xe ngồi, lấy gói thuốc của tên bạn cảnh sát hút một hơi 3 điếu dù đã bỏ thuốc gần 5 năm mới cảm giác gần bình tỉnh trở lại, nhưng hình ảnh những người Nhật ngồi cười , bàn tán với vẻ khinh mạn, câu nói của ông già người Nhật cứ đeo theo ám ảnh tôi.

NHỤC.

Nhục thật, ước gì tôi sinh ra không phải là người Việt nam để có thể tâm bình khí hòa trước những nỗi buồn mang tên Việt nam do cái tập đoàn cầm quyền ngu dốt đang gây ra.

Chế độ toàn trị đã lung lay





Thông Luận

“...Từ hơn ba thập niên qua đã diễn ra một cuộc giằng co giữa một bên là xã hội Việt Nam vùng vẫy để cố cởi trói và một bên là đảng cộng sản cố siết lại để giữ nguyên chế độ toàn trị ; cán cân lực lượng đã không ngừng biến đổi thuận lợi cho xã hội Việt Nam và giờ đây chúng ta đã đến gần điểm đoạn tuyệt...”

Vụ bauxit Tây Nguyên đánh dấu sự lung lay của chế độ toàn trị.

Khi công bố quyết định khai thác bauxit tại Tây Nguyên, ông Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết đó là một quyết định không thể thay đổi vì là một chủ trương lớn đã được xác nhận qua hai đại hội 9 và 10 của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông Dũng đã nói như người phát ngôn của một lực lượng chiếm đóng: đảng đã quyết định, như thế là xong, không ai được chống lại, dân tộc Việt Nam không có chủ quyền.

Nhưng rồi xã hội Việt Nam vẫn phản ứng, và trước làn sóng phản đối mạnh mẽ, bộ chính trị đảng cộng sản đã phải ra thông báo rà soát lại dự án, đặc biệt là đình chỉ việc khai thác bauxit tại Nhân Cơ. Việc xét lại này trên thực tế chỉ là một bước chuẩn bị để hủy bỏ dự án. Nhân Cơ quan trọng hơn nhiều so với Tân Rai, bỏ Nhân cơ thì việc khai thác bauxit Tây Nguyên trở thành vô nghĩa.

Những yếu tố mà bộ chính trị sẽ xét lại - đảm bảo môi trường và sự đồng tình của các sắc tộc Tây Nguyên, lợi ích kỹ thuật và kinh tế của dự án, đại bộ phận công nhân phải là người Việt, chuẩn bị trước nguồn năng lượng v.v. - đều là những lý do để hủy bỏ dự án ; sở dĩ người ta không tuyên bố ngay quyết định hủy bỏ chỉ vì, một mặt, muốn tránh đụng chạm nặng đối với Trung Quốc và, mặt khác, muốn gỡ thể diện cho đảng.

Nhưng thể diện nào? Làm sao một chủ trương lớn được thông qua bởi hai đại hội đảng lại không biết đến những yếu tố rất sơ đẳng này ? Trí tuệ của những người lãnh đạo đảng ở đâu?

Chắc chắn là nhượng bộ này, nhượng bộ đầu tiên của đảng cộng sản trước một phản kháng trực diện đến từ xã hội, đã chỉ có được nhờ sự tiếp tay, thậm chí khuyến khích và thúc đẩy, của một thành phần trong đảng nhưng nó vẫn chứng tỏ xã hội Việt Nam đã đủ mạnh để những khuynh hướng tranh chấp nhau trong đảng phải cố gắng vận dụng để chiếm phần thắng. Chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối của một tiến trình. Đảng cộng sản không còn toàn quyền quyết định mọi vấn đề của đất nước được nữa.

Từ hơn ba thập niên qua đã diễn ra một cuộc giằng co giữa một bên là xã hội Việt Nam vùng vẫy để cố cởi trói và một bên là đảng cộng sản cố siết lại để giữ nguyên chế độ toàn trị ; cán cân lực lượng đã không ngừng biến đổi thuận lợi cho xã hội Việt Nam và giờ đây chúng ta đã đến gần điểm đoạn tuyệt. Đất nước đã thay đổi. Nhượng bộ này chỉ mở đường cho những nhượng bộ khác.

Tình trạng này đến vào đến vào lúc mà đảng cộng sản đang phải chuẩn bị cho đại hội 11, một đại hội đặc biệt khó khăn. Trước đây luôn luôn có một đảng cầm quyền trong đảng - do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ, rồi Đỗ Mười và Lê Đức Anh cầm đầu - giữ trật tự trong đảng, khống chế đảng và dùng đảng để khống chế đất nước. Chính nhờ vậy mà chế độ đã tồn tại được dù đã phạm những sai lầm lớn. Nhưng hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã già đi mà không có người thay thế, đảng cộng sản không còn ban trật tự, và tất cả có thể xảy ra. Trước đây những người lãnh đạo còn có chút uy tín trong đảng nhờ thành tích chiến đấu hoặc được sự đỡ đầu của những người có thành tích; nhân sự lãnh đạo xuất phát từ đại hội 11 sẽ chỉ gồm những người không hề chứng tỏ một khả năng và nhân cách nào và cũng không có thành tích nào ngoài thành tích tham nhũng. Một chế độ độc tài không thể duy trì được với những người lãnh đạo như thế.

Một cơ hội dân chủ hóa lớn đang ló dạng. Những người dân chủ phải chuẩn bị đội ngũ để đúng hẹn với lịch sử.

Thông Luận

© Thông Luận 2009

TAN HOANG CửA NHÀ




Nhà ông Sáu Ngữ bị xe ủi húc tan hoang


Ký sự của Bút Thép

Trong hai ngày 20 và 21 tháng 5 năm 2009 vừa qua, chính quyền quận 9 đã thực hiện thành công tốt đẹp công cuộc cưỡng chế phá nhà đoạt đất của hai gia đình lương dân đang sinh sống yên bình. Bất chấp các khiếu nại của người dân chưa được giải quyết thỏa đáng, bất chấp sự phản đối trong tuyệt vọng của gia đình các nạn nhân và bất chấp lời nguyền rũa phỉ nhổ của hàng trăm người dân ở quận 9. Khôi hài hơn, sau khi cưỡng chế, những người trong chính quyền còn gặp gia đình các nạn nhân để chia buồn và bài tỏ sự xót xa cảnh màn trời chiếu đất do chính họ tạo ra cho các nạn nhân [?????!!!!].

Hai là đình bị cưỡng chế đó là gia đình ông Sáu Ngữ [ Nguyễn Xuân Ngữ , ngụ tại 166/6 Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9, tp sài Gòn. Tel: 0084 08 3887 1302 hoặc mobil: 0913777040] và gia đình ông Hai Chùm [ Huỳnh Văn Chùm, ngụ tại 153/6 phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, tp Sài Gòn. Tel: (0084 08) 3890 1548 ].

KHI CHANH CHỉ CÒN VỎ

Nhìn cơ ngơi của ông Sáu Ngữ nhiều người nhầm tưởng ông là một đại gia từ thành phố về mua đất lập trang trại dưỡng già. Không mấy ai biết rằng ông là người lính trở về từ chiến trường với hai bàn tay trắng. Khi về hưu, theo lời kêu gọi phát triển kinh tế của đảng cộng sản nên ông đã bán hết tài sản, mượn vốn của bạn bè và vay thêm tiền ngân hàng để về quận 9 lập nghiệp. Ông mua hơn 3.600 mét vuông đất hoang hóa, sình lấy, nhiễm phèn để xây dựng trang trại. Khi ông mua, đất của ông nằm trong quy hoạch nhà vườn sinh thái nên chính quyền quận 9 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp do ông làm chủ. Và ông đã vay thêm tiền để đầu tư thành trang trại nhà vườn sinh thái rất đẹp. Trang trại của ông được xây tường bê tông cốt thép kiên cố bao bọc. Bên trong có hồ nước bao quanh tiểu đảo nuôi gấu, trăn, nhím,… dưới hồ nuôi thủy đặc sản: ba ba, rùa, cá chình, chép, bống mú,… Khu chuồng trại nuôi hàng trăm gà tây, gà ta, ngỗng,… Trong vườn ông trồng nhiều loại thuốc nam như sake, đinh lăng, diệp hạ châu,… và nhiều cây ăn trái khác như mít, xoài, ổi, bưởi , , mận,… Ngoài ra ông còn có khu nuôi ươm trứng baba, mỗi năm có thể ươm hàng chục ngàn con giống baba con. Nhìn cơ nghiệp đó, người ta có thể nghĩ rằng ông sẽ được an nhàn hưởng thụ tuổi già.

Ai có ngờ đâu tai họa giáng xuống gia đình ông từ chính những người mà ông gọi là đồng chí. Cơ ngơi đầu tư trị giá cả ngàn lượng vàng chưa trả hết nợ ngân hàng và nợ vay của bạn bè thì chính quyền quận 9 ra quyết định thu hồi với lý do phục vụ dự án khu Công Nghệ Cao. Là một cựu chiến binh và cũng từng là đảng viên cộng sản nên ông sẳn sàng chấp hành quyết định của chính quyền với điều kiện phải đền bù thỏa đáng với mức đầu tư của ông theo thời giá thị trường. Không thể nào chấp nhận giá đền bù của chính quyền quận 9 chỉ tương đương gần 50 lượng vàng. Vì như thế thì ông lấy đâu ra tiền để bù lại tiền vay ngân hàng đã đầu tư. Ông đã kêu gọi khắp các cơ quan của nhà nước nhằm mong muốn họ giải quyết công bằng cho ông nhưng vô ích. Hơn 4 năm nay không ai giải quyết cho ông. Cho dù ông viện dẫn các điều luật hiện hành thì người ta cũng phớt lờ. Và chính quyền quận 9 đã tung quân tàn phá cơ ngơi của ông trong sự tuyệt vọng và quẫn trí của ông và các con của ông.

Anh Út, một người dân cùng xóm, kể lại:” Tội nghiệp lắm, hôm qua ổng như người mất trí vậy. chạy tới chạy lui mất hồn, không biết phải làm gì. Tụi nó thì chỉ biết làm theo lệnh. Xe ủi húc cửa, cào nhà , xô tường ngã tan nát hết. Nhà mái tole của ổng chúng nó ủi bay xuống ao, cây cối cưa ngang ngã gục xuống hồ nước. Gấu của ổng tụi nó bắn thuốc mê rồi chở đi. Cá dưới hồ không kịp lưới lên, cây cối ngã xuống vài bữa là chết sạch. Thiệt nhìn cảnh dã man hết chổ nói. Hơn cả chiến tranh. ”.

Anh Quẩn nói:” Dân muốn đến xem là bị đuổi đi. Ai lạng quạng là bị bắt quăng lên xe bít bùng. Tôi vô được một lát cũng bị hai thằng công an kè xốc nách lôi ra”.

Tôi hỏi:” bà con mình có ai chụp được tấm hình nào không?”.

Một người trả lời:” Làm sao chụp được, tụi nó đông như kiến. Ai chụp hình là chúng nó giật máy ngay. Con ông Sáu Ngữ chụp hình cũng bị tịch thu xóa sạch. Hủy hết. Không để lại chứng cứ gì mà. Có hình để mấy ông tung lên mạng tố cáo chúng nó à? Bây giờ tụi nó khôn lắm rồi”.

Ông Sáu Ngữ kể:” Tôi quay phim chụp hình được nhiều lắm, như chiều hôm qua chúng nó tước lấy máy tôi rồi xóa sạch.”.

Tôi hỏi ông Sáu Ngữ:” Tình hình sao rồi chú?”. [Hỏi rồi mới thấy mình hơi bị vô duyên].

Ông nói như vô hồn:” Tan nát hết. Đang gom sắt vụn bán ve chai. Có cách nào tố cáo lên báo đài quốc tế không? Báo chí trong nước mời không ai dám xuống. Hôm qua có phóng viên báo Quân đội nhân dân đến xem, không biết có dám viết không? ”.

Tôi xót xa nhìn nhà cửa cây cối tan hoang mà hỏi vớt vát:” Sao chú không xin họ cho thời gian ít hôm rồi mình tự tháo cho đỡ hư hao? ”.

Ông già trên 70 muốn khóc:” Tôi như chanh chỉ còn vỏ, họ nào cần nữa. Vứt càng sớm càng tốt đấy mà. Chúng nó có tâm đâu mà xin với xỏ.”.

Ngưng một chút rồi ông nói thêm:” Chiều qua có hai thằng công an đến chia buồn với tôi. Chúng bảo xót xa lắm nhưng không biết phải làm thế nào.”.

Tôi nghe mà muốn văng tục. Bỉ ổi hết mức.

Người ta kể lại rằng con trai ông tưới xăng định tự thiêu thì công an ập đến bắt lên xe chở đi. Thế thì xem như các đồng chí công an quận 9 làm được việc tốt là cứu được một mạng người.

Một anh công an cảm thấy bất nhẫn nên bỏ ra quán uống bia, anh tâm sự:” Tôi không liên quan gì đến vụ này mà cấp trên cũng lệnh phải đi. Biết làm sao được. Mình không làm lại chúng nó đâu. Bẻ nạn chống trời sao được. Đi vầy tôi được thưởng 100.000 với một hộp cơm trưa. ”. Anh này chắc còn chút lương tri nên cảm thấy xấu hổ. Thế là tốt.

Không biết những người đến phá nhà ông Sáu Ngữ có biết rằng họ cũng là những trái chanh đang bị vắt? Khi chỉ còn vỏ thì có hơn gì ông Sáu Ngữ hay không?

SAO KHÔNG CÒN BIẾT TÌNH LÝ?

Láng giềng cùng cảnh tang thương như ông Sáu Ngữ là gia đình ông Hai Chùm. Một gia đình nông dân nghèo sống nhiều đời ở địa phương. Ông Hai nuôi bò rất giỏi, có khi đàn bò của ông lên đến hơn hai chục con. Từ khi bị vướng quy hoạch ông phải bán bớt, chỉ còn lại vài con.

Ông mời tôi ngồi bên bụi trúc còn sót lại sau cuộc cưỡng chế hôm qua rồi kể:” Tôi nói chú nghe. Nhà tôi có 11 người. Tôi sống ở đây không phải mua thứ gì. Rau cỏ, cá mắm, lúa gạo, gà vịt tự gia đình cung cấp cho cuộc sống hàng ngày. Đây là 1300 mét vuông đất của tôi nhà nước muốn lấy thì cũng được. Nhưng nhà nước phải tái bố trí gia đình 3 đứa con tôi 3 cái nền riêng để chùng nó ở. Tôi cũng phải có chổ để ở riêng. Sao nhà nước không giải quyết tình lý gì cả vậy? Nhét cả gia đình tôi đi đâu đây? Tôi lấy gì mà sống? ”.

Rít một hơi thuốc ông than vãn:” Chú coi đó. Tôi xin nó để cái chuồng bò tôi ba bữa để tôi kêu người bán mà cũng không được. Phá sập hết. Con dâu tôi sanh mới 10 ngày mà nó cũng hốt lên xe cứu thương chở đi. Tôi khiếu nại lên đến thành phố rồi mà cũng không được. Tôi đâu có chống đâu, giải quyết đàng hoàng là tôi đi ngay, cần gì cưỡng chế ”.

Anh Mến, một người cùng xóm kể:” Ông Hai là một nông dân rặt của vùng này. Cả đời ông chăm chỉ, lam lũ làm ăn. Nghèo nhưng rất lương thiện. Không rượu chè cờ bạc, không mít lòng đến đứa con nít trong xóm. Bây giờ thì ông ấy mất hết ”.

Ông Hai chỉ ngôi nhà tường đổ nát nói thêm:” Chú coi. Có thua gì mùa hè đỏ lửa 1972. Thời chiến mà gia đình tôi không mất đất mất nhà. Nay thời bình mà nhà cửa của tôi tan nát hết”.

Ông Hai Chùm đứng dậy đi gom tole, cây vụn lại. Có lẽ để dành cất chòi. Không biết đất còn đâu mà cất. Cất ở đây thì ít hôm chính quyền cũng đến phá sập thôi.

LƯƠNG TRI CÒN NGƯỜI CÒN HAY MẤT?

Nhìn cảnh nhà cửa của gia đình ông Sáu Ngữ và ông Hai Chùm thật là xót xa. Thật tình tôi cũng không biết an ủi họ thế nào để bớt đi nỗi đau mà họ đang gánh chịu. Tôi tự hỏi điều gì đang xảy ra trên quê hương tôi. Trong số thủ phạm gây ra nỗi đau cho họ có những người là cô chú tôi, anh em và bè bạn của tôi. Bình thường họ cũng là những con người không quá xấu xa ở mức dưới trung bình. Vậy mà khi họ phục vụ cho chính quyền cộng sản thì họ hoàn toàn khác hẳn. Họ biết là sai trái đấy. Nhưng họ lại đang tâm làm những điều sai trái. Họ phục vụ cho ai? Cho nhân dân hay cho bọn thẻ đỏ tim đen đang tiếm quyền hóa loài ngạ quỉ? Có bao giờ họ thao thức vì những việc làm tội lỗi của họ không? Ai cũng cho rằng bẻ nạn chống trời mà buông xuôi. Họ theo bọn cơ hội ức hiếp dân lành nhưng chính họ và gia đình của họ cũng đang bị bóc lột đến cùng kiệt. Vì cái gì? Vì miếng cơm manh áo hàng ngày của vợ con chăng? Vì chút quyền lực nhỏ nhoi để chèn ép những kẻ yếu thế hơn? Lương tâm của họ đâu rồi? Tính thiện trong mỗi con người của họ có còn không?

Đến bao giờ thì những cảnh đau thương này không còn nữa?

Tp Sài Gòn, 22/05/2009.

@Bút Thép©.

Bonus: Một số hình ảnh

Hình ảnh001

Trang trại sinh thái của ông Sáu Ngữ khác nào bồng lai tiên cảnh. Tâm huyết đầu tư của người lính già quyết tâm làm giàu để thoát đói nghèo.

Hình ảnh046

Giờ thì bình địa, cây cối gục ngã.

6 Ngu 3

Ông Sáu Ngữ đau đớn cho từng trái mít, trái xoài,... thành quả của mồ hôi mười mấy năm trời.

6 Ngu 2

Ông như kẻ vô hồn, nhìn cảnh nhà tan cửa nát mà bất lực.

6 Ngu 1

Tan nát hết rồi, đau đớn quá.

6 Ngu 4

Ông Sáu như muốn cứu sống từng cành cây ngọn cỏ trong vườn nhà ông.

Hình ảnh074

Ông Hai Chùm đang kể lại việc chính quyền quận 9 phá ủi nhà ông.

Hình ảnh069

Công sức của một đời lam lũ tan tành theo gót chân của chính quyền quận 9.

[ Bút Thép: Rất mong cô bác anh chị em chứng kiến việc cưỡng chế hai gia đình trên cung cấp thêm hình ảnh. Đặc biệt là anh em nhân viên công vụ có điều kiện chụp hình, tôi tah thiết kêu gọi anh em hãy dũng cảm đúng về phía nhân dân, cung cấp hình ảnh tố cáo việc làm sai trái lương tri của chính quyền quận 9. Xin gửi về theo địa chỉ: butthep.ss404@gmail.com ].

Họp ở Bắc Kinh nhìn lại Thiên An Môn - 1989




Năm nay đánh dấu 20 năm ngày xảy ra biến cố Thiên An Môn

Một cuộc gặp hiếm có về chủ đề Thiên An Môn 1989 đã diễn ra tại Bắc Kinh, với sự tham dự của nhiều giáo sư và trí thức có tiếng.

Biến cố Thiên An Môn 1989, dẫn đến cái chết của nhiều người sau khi xe tăng tiến vào thủ đô, vẫn là chủ đề cấm kỵ tại nước này.

Nhưng hôm 10.5, ngay tại Bắc Kinh, khoảng 19 người đã làm một hội thảo mà theo họ là để phá vỡ sự im lặng của giới trí thức trong nước về phong trào 04/06.

Phá bỏ im lặng

Giải thích về cuộc gặp, giáo sư nổi tiếng, Tiền Lý Quần, nói nó xuất phát từ "lương tâm người thầy".

"20 năm trước nhiều sinh viên bỏ mình vì dân chủ. Chúng tôi, là những người thầy của các em, đã không thể bảo vệ các em và chúng tôi đã sống với tội lỗi đó."

Ông nói tiếp: "Nếu chúng ta không nói ra bây giờ, chúng ta không xứng đáng danh hiệu giáo viên. Thứ hai, đây cũng là lời kêu gọi công lý từ lương tâm người trí thức."

Ông Tiền Lý Quần, trong bài mang đến hội thảo, nói hệ thống chính trị "cần khuyến khích sự tham gia của nhân dân dựa trên giá trị dân chủ gồm cả năm quyền tự do đã ghi trong hiến pháp".

Không rõ đã có bao nhiêu người chết trong vụ đàn áp ở Thiên An Môn

Ông cảnh báo loại cải cách đặt quyền kiểm soát vào đảng và nhà nước "chỉ phục vụ quyền lợi của thống trị độc đảng và sẽ tạo ra khủng hoảng chính trị, kinh tế, xã hội và đạo đức".

Học giả Thôi Vệ Bình thổ lộ sự im lặng tập thể 20 năm qua đã tác động xấu đến đạo đức xã hội.

"Đâu là tác động tiêu cực lên xã hội vì sự im lặng của chúng ta trong 20 năm qua? Sự im lặng đó đã làm hại gì cho tinh thần và đạo đức dân tộc?"

Ông nói tiếp: "Ngay cả nếu chúng ta không trực tiếp gây ra tội ác đẫm máu 20 năm trước, việc chúng ta im lặng ngần ấy năm cũng khiến chúng ta thành kẻ đồng lõa."

Triết gia Từ Hữu Ngư, người ký vào Hiến chương 08 đòi hỏi tự do ở Trung Quốc, nói sự biến 04/06/1989 đã hủy hoại niềm tin của dân chúng.

"Người dân xem giới cầm quyền là bậc cha mẹ độc tài bướng bỉnh, nhưng không thể tưởng tượng họ sẽ giết con cháu mình. Khi hình ảnh gia đình tan nát và chính phủ đối xử với dân như kẻ thù, nhân dân sẽ đáp lại y như thế."

Trương Bác Thụ, từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói tư duy kẻ thù là đặc trưng cho văn hóa chính trị độc đoán.

"Sự đàn áp phong trào yêu nước 1989 là kết quả của tư duy kẻ thù đó. Nó xem mọi chỉ trích quyền lực đều là ‘âm mưu'...Thứ tư duy này của Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo cộng sản khác là sự bắt đầu của mọi điều sai trái trong lịch sử."

Hầu hết những người tham dự buổi gặp mặt là những trí thức có tiếng, mang tư tưởng tự do ở Trung Quốc.

Việc một cuộc gặp mặt như thế diễn ra được cho thấy sự phức tạp đa dạng của xã hội Trung Quốc ngày nay, cho dù Đảng Cộng sản vẫn duy trì kiểm soát tư tưởng chặt chẽ.

Quá đủ để khởi kiện




Hà Sĩ Phu


Dư luận nhiều ngày nay rất bất bình trước sự kiện một trang Web của Bộ Thương mại Việt Nam (bây giờ là Bộ Công Thương) liên kết với Bộ Thương mại Trung Quốc, có tên www.vietnamchina.gov.vn, đã đăng những bài chống Việt Nam.

Ngày 29.4.2009, website này đã đăng tuyên bố của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được phát ngôn bởi bà Khương Du: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này“.

Tinh thần chống Việt Nam của lời tuyên bố trên thể hiện ở 4 điểm rõ ràng:

- Trong khi nhân dân Việt Nam đều biết người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam hoàn toàn có chứng cứ lịch sử để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam! Nay trang Web này công bố quan điểm Hoàng Sa là của Trung Quốc không cần bàn cãi, bản tin tồn tại nhiều ngày. (Những người Việt Nam có trách nhiệm trên trang Web này không hề có phản ứng nào.)

- Trong khi cuộc tranh chấp còn căng thẳng như vậy mà bài báo trên khẳng định rằng nơi đây làm gì có tranh chấp? Vậy là coi tiếng nói của chính phủ Việt Nam chỉ như tiếng muỗi kêu hay tiếng kẹt cửa, không có một miligram trọng lượng nào. Ý nghĩa khinh miệt và phỉ báng chính ở chỗ đó. Không biết Bộ Công Thương và những người cầm đầu chính phủ Việt Nam có thấy chút tủi nhục nào không, chứ một người dân Việt bình thường cũng thấy chính mình bị xúc phạm.

- Gọi Hoàng Sa theo tên Trung Quốc là Tây Sa là ý muốn khẳng định thêm rằng hòn đảo này không liên quan gì đến Việt Nam cả.

- Cuối cùng người phát ngôn Trung Quốc nói thẳng vào một việc cụ thể: “Cách làm kể trên của phía Việt Nam( tức việc Việt Nam vừa bổ nhiệm chủ tịch tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa) là trái phép và vô hiệu. Hãy chú ý người ta dùng chữ “trái phép” chứ không phải trái với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa hai quốc gia là quan hệ thương lượng bình đẳng, nếu cần viện đến luật pháp thì phải là công pháp quốc tế. Nói Việt Nam trái phép là trái phép của Trung Quốc. Chỉ có con cái mới phải theo phép cha (ấy là theo tinh thần quân sư phụ của Khổng giáo), chư hầu mới phải theo phép chính quốc. Nếu chính phủ Việt nam không nói gì tức là đã vui vẻ nhận thân phận chư hầu.

Trung Quốc đã quen coi Chính phủ Việt Nam không ra “cái đinh” gì thì lâu nay dân ta không lấy làm lạ. Nhưng chuyện này thì lạ: theo ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, Bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này thì “tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả.” Câu này nghe “sướng tai” thật. Đáng lẽ ngoại bang chỉ dùng một chữ ngạo ngược ta đã phải phẫn nộ, nay người ta bảo lãnh thổ của tổ quốc mình là của người ta mà lại thấy “không có gì ghê gớm” thì ghê tởm thật.

Thôi, chúng ta hãy dành một phút để suy niệm lời dạy của vua Trần Nhân Tôn vậy:

Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta.
Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
” Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác“. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.

*

Trước việc làm của những cán bộ trong Bộ Công Thương liên quan đến trang Web liên kết www.vietnamchina.gov.vn, nhiều người đã đặt câu hỏi: một hành vi, một thái độ, một hệ quả như vậy đối với xã hội và đất nước, đã xứng đáng để khởi tố, khởi kiện chưa?

Trước hết, đây không phải chuyện kinh tế hay văn hóa mà là chuyện chính trị-an ninh quốc gia. Muốn trả lời câu hỏi này ta hãy chịu khó nhớ lại những vụ án liên quan đến an ninh-chính trị trong những năm qua (trong đó rất nhiều người chỉ là bất đồng chính kiến hay phê phán hệ thống Đảng và nhà nước) sẽ thấy so với vụ việc này, những người kia chẳng có gì đáng khởi tố cả. Chẳng hạn có người đã bị khởi tố tội gián điệp, nhưng khi hỏi gián điệp cho nước nào, trong nhiệm vụ gián điệp nào thì không có gì cụ thể cả. Có trường hợp chỉ viết bài nhận định về đặc điểm nước mình, dân tộc mình để rút ra kết luận “Đảng này còn chung sống với dân này dài dài, ít nhất cũng vài chục năm nữa” mà đã bị khởi tố tội phản quốc. Luật pháp nước mình “rắn” như vậy, nay đối chiếu với trường hợp Bộ Công Thương có liên kết với kẻ thù hẳn hoi (hiến pháp đã gọi là kẻ thù truyền kiếp), trong vụ xâm lăng lãnh thổ hẳn hoi, đương nhiên là có thừa “yếu tố cấu thành tội phạm“.

Tôi cũng như nhiều bạn hữu, tuy không am tường sâu về luật, nhưng với tư cách những công dân yêu nước có nhận thức về pháp luật, và theo rõi những vụ án mà lâu nay đã được đem ra xét xử để đối chiếu, chúng tôi phát biểu nhận thức của mình về vụ việc này, thấy có thể liên quan đến một hay nhiều trong số các tội danh sau đây:

- Tội lợi dụng những quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…(điều 258). Có tự do dân chủ mới được ra trang Web để làm ăn kinh tế, nhưng lại lợi dụng làm chính trị, liên kết với kẻ xâm lăng, giúp nó chống chủ trương chính sách của chính phủ mình.

- Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ( điều 88c) “làm ra,tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN”

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281) “…vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội…”

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81, khoàn 2) “… có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ”.

- Tội phản bội tổ quốc (điều 78, khoản 2) “… câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc“.

- Tội Internet (Điều 11 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet).

- Tội vu khống (Điều 122) : Bộ Công Thương đã ra thông cáo vu khống những người ký Kiến nghị dừng khai thác Bauxite Tây nguyên (để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia), trong đó có rất nhiều trí thức đầu ngành của đất nước, là “…kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện (…), thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng …”. Tung những lời mạt sát tồi tệ mà không trưng ra được một chứng cứ xác thực nào. Nhưng rất may, do phát hiện vụ ủng hộ Trung Quốc trên trang Web này người ta mới hiểu tại sao Bộ Công Thương lại mạt sát những người Việt Nam yêu nước một cách tận lực như thế.

- Tội gián điệp (điều 80, khoản 2): Nhà báo Huy Đức đã lo rằng Trung Quốc đã dùng Bộ Công Thương Việt Nam và trang Web liên kết như con ngựa thành Troy, mai phục phá từ trong phá ra: Chính trang Web của Việt Nam lại tấn công vào Chính phủ Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam!

*
Có thể có người bảo: Chuyện rất “bình thường” có gì đâu mà đặt vấn đề nghiêm trọng? Đấy chính là chỗ yếu chí tử của xã hội ta, khiến cho ta cứ tự rước vào bao nhiêu đại hoạ mà chẳng biết vì đâu, chẳng biết tại ai, chẳng biết từ lúc nào? Đó là tập quán bình thường hoá những điều bất thường. Lúc nào cũng “như không có gì xảy ra hết” (Chế Lan Viên). “Ưu điểm” tự trấn an, tự dối mình và dối nhau này rất có lợi trước mắt nhưng nguy hiểm cho lâu dài. Sao ta không biết ngẫm nghĩ câu chuyện ngụ ngôn về chuyện con sói đánh lừa cô bé thơ dại: Kẻ thù êm ái đặt một chân vào coi là chuyện nhỏ, thế rồi hai chân vẫn chưa phải chuyện to, đến cái chân thứ tư thì hối đã muộn rồi! Sự nhập nhằng để tự dối mình và dối người khác làm cho những nguy cơ bị che mờ đi. Kẻ thù trước sau cũng biết tâm lý đó mà “tương kế tựu kế” để phục kích, gây ảo giác, bất thình lình giở mặt. Trận chiến biên giới 1979 và xương máu Trường Sa năm 1988 đều là những bất ngờ tai hại.

Nếu còn biết thương giống nòi, tôi nghĩ chúng ta phải sửa cái tật ấy. Chẳng ai thù ghét gì Bộ Công Thương. Nhưng cái lý nó phải như thế. Vì thế, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng cụ thể ta có thể coi đây cũng là “chuyện nhỏ”, nhưng nó là điểm hội tụ của những bản chất tiềm ẩn, của nguy cơ tiềm ẩn được ngộ nhận là ưu điểm, của những dây mơ dễ má, dứt một dây có khi động cả một rừng, chữa một vết thương tại chỗ mà cứu một cơ thể.

Trên đây mới là suy nghĩ của tôi và một vài bạn bè gần gũi, trong số một ngàn người đã ký tên vào bản “Kiến nghị Bauxite”. Nhưng phải cần đến tiếng nói chuyên môn của các Luật sư mới mong có kết quả. Rất mong!

Cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hai nhà quân sự đã có trọng trách trong việc giữ gìn bờ cõi, nay tiếng nói của hai vị tướng đã mở mắt cho những ai còn coi đây là chuyện nhỏ. Tiếng nói ngắn mạnh và dứt khoát của hai vị tướng khiến mọi người không khỏi ưu tư rất nhiều về quân đội, cái linh hồn trong sứ mệnh thiêng liêng giữ gìn bờ cõi.

Đà Lạt ngày 16-5-2009

Talawas Blog

Quá đủ để khởi kiện




Hà Sĩ Phu


Dư luận nhiều ngày nay rất bất bình trước sự kiện một trang Web của Bộ Thương mại Việt Nam (bây giờ là Bộ Công Thương) liên kết với Bộ Thương mại Trung Quốc, có tên www.vietnamchina.gov.vn, đã đăng những bài chống Việt Nam.

Ngày 29.4.2009, website này đã đăng tuyên bố của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được phát ngôn bởi bà Khương Du: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này“.

Tinh thần chống Việt Nam của lời tuyên bố trên thể hiện ở 4 điểm rõ ràng:

- Trong khi nhân dân Việt Nam đều biết người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam hoàn toàn có chứng cứ lịch sử để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam! Nay trang Web này công bố quan điểm Hoàng Sa là của Trung Quốc không cần bàn cãi, bản tin tồn tại nhiều ngày. (Những người Việt Nam có trách nhiệm trên trang Web này không hề có phản ứng nào.)

- Trong khi cuộc tranh chấp còn căng thẳng như vậy mà bài báo trên khẳng định rằng nơi đây làm gì có tranh chấp? Vậy là coi tiếng nói của chính phủ Việt Nam chỉ như tiếng muỗi kêu hay tiếng kẹt cửa, không có một miligram trọng lượng nào. Ý nghĩa khinh miệt và phỉ báng chính ở chỗ đó. Không biết Bộ Công Thương và những người cầm đầu chính phủ Việt Nam có thấy chút tủi nhục nào không, chứ một người dân Việt bình thường cũng thấy chính mình bị xúc phạm.

- Gọi Hoàng Sa theo tên Trung Quốc là Tây Sa là ý muốn khẳng định thêm rằng hòn đảo này không liên quan gì đến Việt Nam cả.

- Cuối cùng người phát ngôn Trung Quốc nói thẳng vào một việc cụ thể: “Cách làm kể trên của phía Việt Nam( tức việc Việt Nam vừa bổ nhiệm chủ tịch tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa) là trái phép và vô hiệu. Hãy chú ý người ta dùng chữ “trái phép” chứ không phải trái với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa hai quốc gia là quan hệ thương lượng bình đẳng, nếu cần viện đến luật pháp thì phải là công pháp quốc tế. Nói Việt Nam trái phép là trái phép của Trung Quốc. Chỉ có con cái mới phải theo phép cha (ấy là theo tinh thần quân sư phụ của Khổng giáo), chư hầu mới phải theo phép chính quốc. Nếu chính phủ Việt nam không nói gì tức là đã vui vẻ nhận thân phận chư hầu.

Trung Quốc đã quen coi Chính phủ Việt Nam không ra “cái đinh” gì thì lâu nay dân ta không lấy làm lạ. Nhưng chuyện này thì lạ: theo ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ Thông tin, Bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này thì “tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả.” Câu này nghe “sướng tai” thật. Đáng lẽ ngoại bang chỉ dùng một chữ ngạo ngược ta đã phải phẫn nộ, nay người ta bảo lãnh thổ của tổ quốc mình là của người ta mà lại thấy “không có gì ghê gớm” thì ghê tởm thật.

Thôi, chúng ta hãy dành một phút để suy niệm lời dạy của vua Trần Nhân Tôn vậy:

Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta.
Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
” Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác“. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.

*

Trước việc làm của những cán bộ trong Bộ Công Thương liên quan đến trang Web liên kết www.vietnamchina.gov.vn, nhiều người đã đặt câu hỏi: một hành vi, một thái độ, một hệ quả như vậy đối với xã hội và đất nước, đã xứng đáng để khởi tố, khởi kiện chưa?

Trước hết, đây không phải chuyện kinh tế hay văn hóa mà là chuyện chính trị-an ninh quốc gia. Muốn trả lời câu hỏi này ta hãy chịu khó nhớ lại những vụ án liên quan đến an ninh-chính trị trong những năm qua (trong đó rất nhiều người chỉ là bất đồng chính kiến hay phê phán hệ thống Đảng và nhà nước) sẽ thấy so với vụ việc này, những người kia chẳng có gì đáng khởi tố cả. Chẳng hạn có người đã bị khởi tố tội gián điệp, nhưng khi hỏi gián điệp cho nước nào, trong nhiệm vụ gián điệp nào thì không có gì cụ thể cả. Có trường hợp chỉ viết bài nhận định về đặc điểm nước mình, dân tộc mình để rút ra kết luận “Đảng này còn chung sống với dân này dài dài, ít nhất cũng vài chục năm nữa” mà đã bị khởi tố tội phản quốc. Luật pháp nước mình “rắn” như vậy, nay đối chiếu với trường hợp Bộ Công Thương có liên kết với kẻ thù hẳn hoi (hiến pháp đã gọi là kẻ thù truyền kiếp), trong vụ xâm lăng lãnh thổ hẳn hoi, đương nhiên là có thừa “yếu tố cấu thành tội phạm“.

Tôi cũng như nhiều bạn hữu, tuy không am tường sâu về luật, nhưng với tư cách những công dân yêu nước có nhận thức về pháp luật, và theo rõi những vụ án mà lâu nay đã được đem ra xét xử để đối chiếu, chúng tôi phát biểu nhận thức của mình về vụ việc này, thấy có thể liên quan đến một hay nhiều trong số các tội danh sau đây:

- Tội lợi dụng những quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước…(điều 258). Có tự do dân chủ mới được ra trang Web để làm ăn kinh tế, nhưng lại lợi dụng làm chính trị, liên kết với kẻ xâm lăng, giúp nó chống chủ trương chính sách của chính phủ mình.

- Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ( điều 88c) “làm ra,tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN”

- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281) “…vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội…”

- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81, khoàn 2) “… có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ”.

- Tội phản bội tổ quốc (điều 78, khoản 2) “… câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc“.

- Tội Internet (Điều 11 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet).

- Tội vu khống (Điều 122) : Bộ Công Thương đã ra thông cáo vu khống những người ký Kiến nghị dừng khai thác Bauxite Tây nguyên (để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia), trong đó có rất nhiều trí thức đầu ngành của đất nước, là “…kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện (…), thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng …”. Tung những lời mạt sát tồi tệ mà không trưng ra được một chứng cứ xác thực nào. Nhưng rất may, do phát hiện vụ ủng hộ Trung Quốc trên trang Web này người ta mới hiểu tại sao Bộ Công Thương lại mạt sát những người Việt Nam yêu nước một cách tận lực như thế.

- Tội gián điệp (điều 80, khoản 2): Nhà báo Huy Đức đã lo rằng Trung Quốc đã dùng Bộ Công Thương Việt Nam và trang Web liên kết như con ngựa thành Troy, mai phục phá từ trong phá ra: Chính trang Web của Việt Nam lại tấn công vào Chính phủ Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam!

*
Có thể có người bảo: Chuyện rất “bình thường” có gì đâu mà đặt vấn đề nghiêm trọng? Đấy chính là chỗ yếu chí tử của xã hội ta, khiến cho ta cứ tự rước vào bao nhiêu đại hoạ mà chẳng biết vì đâu, chẳng biết tại ai, chẳng biết từ lúc nào? Đó là tập quán bình thường hoá những điều bất thường. Lúc nào cũng “như không có gì xảy ra hết” (Chế Lan Viên). “Ưu điểm” tự trấn an, tự dối mình và dối nhau này rất có lợi trước mắt nhưng nguy hiểm cho lâu dài. Sao ta không biết ngẫm nghĩ câu chuyện ngụ ngôn về chuyện con sói đánh lừa cô bé thơ dại: Kẻ thù êm ái đặt một chân vào coi là chuyện nhỏ, thế rồi hai chân vẫn chưa phải chuyện to, đến cái chân thứ tư thì hối đã muộn rồi! Sự nhập nhằng để tự dối mình và dối người khác làm cho những nguy cơ bị che mờ đi. Kẻ thù trước sau cũng biết tâm lý đó mà “tương kế tựu kế” để phục kích, gây ảo giác, bất thình lình giở mặt. Trận chiến biên giới 1979 và xương máu Trường Sa năm 1988 đều là những bất ngờ tai hại.

Nếu còn biết thương giống nòi, tôi nghĩ chúng ta phải sửa cái tật ấy. Chẳng ai thù ghét gì Bộ Công Thương. Nhưng cái lý nó phải như thế. Vì thế, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng cụ thể ta có thể coi đây cũng là “chuyện nhỏ”, nhưng nó là điểm hội tụ của những bản chất tiềm ẩn, của nguy cơ tiềm ẩn được ngộ nhận là ưu điểm, của những dây mơ dễ má, dứt một dây có khi động cả một rừng, chữa một vết thương tại chỗ mà cứu một cơ thể.

Trên đây mới là suy nghĩ của tôi và một vài bạn bè gần gũi, trong số một ngàn người đã ký tên vào bản “Kiến nghị Bauxite”. Nhưng phải cần đến tiếng nói chuyên môn của các Luật sư mới mong có kết quả. Rất mong!

Cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hai nhà quân sự đã có trọng trách trong việc giữ gìn bờ cõi, nay tiếng nói của hai vị tướng đã mở mắt cho những ai còn coi đây là chuyện nhỏ. Tiếng nói ngắn mạnh và dứt khoát của hai vị tướng khiến mọi người không khỏi ưu tư rất nhiều về quân đội, cái linh hồn trong sứ mệnh thiêng liêng giữ gìn bờ cõi.

Đà Lạt ngày 16-5-2009

Talawas Blog

CHIẾC ÁO KHÔNG THỂ LÀM NÊN THÀY TU




Hoàng Triều.



Theo tin từ các báo, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành quyết định xoá tên miền vietnamchina.gov.vn đối với trang Website hợp tác giữa Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc. Tên miền tuy bị xoá, nhưng chỉ cần vào google tìm kiếm theo cách riêng thì cư dân mạng lại không khó khăn gì trong việc tìm lại được trang Website đăng nhưng tin phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Hoàng Sa; trên đầu trang Website phía trên vẫn giữ nguyên: Website hợp tác giữa Bộ Thương mại Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc.



Việc xoá tên miền khác nào ai đó thấy một tên cướp máu mê đầy mình sau một vụ trấn cướp, cho hắn vào nhà, tắm rửa sạch sẽ cho hắn rồi ban cho hắn ta một bộ cà sa, thả nó ra đường và phủi tay tuyên bố với mọi người rằng: Làng ta hết cướp rồi bà con ơi; hãy yên trí mà ăn ngon, ngủ yên đi ???



Chiếc áo, tức cái tên miền ấy phỏng có ý nghĩa gì vấn đề là cái con người tên cướp, là cái ruột trang Website vẫn y chang như vậy. Việc làm của các vị khác gì đánh lừa trẻ con. Chúng tôi xin gửi đến quý vị mấy điều sau đây:



1/ Bộ Công thương có tiếp tục chịu trách nhiệm về trang Website này nữa hay không ? Nếu Bộ Công thương tiếp tục hợp tác thì đây là một sự hợp tác chui; tiếp tục cho phép phía Trung Quốc sử dụng pháp danh của quý Bộ để đưa các thông tin chống nhà nước Việt Nam; vậy trách nhiêm của các vị đến đâu hay các vị đổ cho phía Trung Quốc và thanh minh với công luận rằng các vị đã đi tu từ lâu rồi ?!



2/ Nếu các vị thấy rằng việc hợp tác này là một việc làm “nối giáo cho giặc”, là tặng áo cà sa cho bọn cướp thì các vị phải yêu cầu phía Trung Quốc phải xoá ngay các dòng ghi danh Bộ Thương mại và Cục Thông tin điện tử Việt Nam trên trang Website khốn nạn này.



3/ Nếu các vị không làm được điều này có nghĩa các vị đã nghiễm nhiên trở thành con tin của phía Trung Quốc; nếu quả đúng như vậy thì các vị công khai xem phía Trung Quốc người ta yên cầu cần phải có các điều kiện vật chất, tinh thần nào thì họ thả con tin, để họ chịu xoá cái vết ô nhục này để nhân dân đi chuộc các vị về ?!



Nhân dân sẵn sàng tha thứ cho các vị chỉ có điều các vị phải biết ăn năn hối cải; các vị phải công khai xin lỗi những việc làm chà đạp lên luật pháp Việt Nam; bởi vì hiện tại Luật Báo chí của Việt Nam chưa có điều nào quy định cho phép bất cứ pháp nhân nào của Việt Nam được phép liên doanh với nước ngoài để xuất bản báo chí, trang tin điện tử; chưa kể là còn sử dụng trang Website để đưa tin bài phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; đó là mảnh đất thiêng của Tổ quốc mà hàng trăm năm nay dân tộc ta đã phải bỏ xương máu ra mà bảo vệ, gìn giữ !



Mong các vị sớm cải tà quy chính !



H.T



Thứ hai ngày 18/5/2009

Nguồn: http://trannhuong.com/



Đóng cửa web site hợp tác kinh tế thương mại Việt Trung

Đức Tâm

RFI ngày 18/05/2009 Cập nhật lần cuối ngày 18/05/2009 15:45 TU



Quyết định nói trên được đưa ra sau nhiều ngày công luận trên hệ thống blog phản ánh hiện tượng tại địa chỉ vietnamchina.gov.vn đăng nhiều thông tin khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Ngày 17/05, báo chí trong nước cho biết là web site vietnamchina.gov.vn đã chính thức bị đóng cửa.



Quyết định nói trên được đưa ra sau nhiều ngày công luận trên hệ thống blog phản ánh hiện tượng tại địa chỉ nói trên, viết bằng tiếng Việt, có đăng nhiều thông tin khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



Cách nay hai hôm báo chí chính thức trong nước mới lên tiếng về việc này. Trang vietnamchia.gov.vn là phần tiếng Việt của web site Hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam Trung Quốc. Web site này được chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh, chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chính thức khai trương năm 2006.



Theo pháp luật Việt Nam, tên miền gov.vn chỉ được phân phát cho các cơ quan của chính phủ Việt Nam. Do vậy, vietnamchina.gov.vn do Bộ Thương Mại và nay là bộ Công Thương quản lý.



Tuy nhiên, theo các quan chức Việt Nam đã cho bloger Osin biết là phần tiếng Việt trên trang này lại được giao cho phía Trung Quốc thực hiện. Điều dễ hiểu là phía Trung Quốc đưa lên web này những thông tin có lợi cho họ, nhất là trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa.



Ông Bùi Xuân Khu, thứ trưởng bộ Công Thương thừa nhận là bộ này đã quản lý kém thông tin.

Hôm qua, đại diện Cục Quản lý phát thanh, truyền hinh và thông tin điện tử, và Trung tâm Internet Việt Nam cho biết đã thu hồi tên miền vietnamchina.gov.vn.



Theo nhận định của báo chí trong nước, những sai phạm về thông tin trên trang web vietnamchina.gov.vn là rất nghiêm trọng và đòi phải nghiêm khắc xử lý những người có trách nhiệm.