Tối 10.01.2008 vừa rồi, tôi có đưa lên blast rằng: Tranh chấp với Giáo hội tiếp tục mở rộng, đến lượt Tổng giáo phận TP. HCM đanh thép cùng với link đến văn bản này. Gần như lập tức sau đó, có ý kiến post trên blog tôi, xin copy y nguyên: Tôn giáo thì làm chức năng của tôn giáo thôi , đòi làm chính trị làm gì , hình như bác luôn ủng hộ và cổ suý cho những hành động chống đối nhà nước dưới mọi hình thức, kể cả là phá hoại ?
Tôi nhận ra ngay comment này là từ một bạn không có trong Friends List, và đã có bạn khác đáp lời cho ý kiến đó rồi.
Theo như được ghi trên blog của người comment, bạn ấy là một sinh viên. Tin vào chi tiết nhân thân này, tôi quyết định viết vài điều để nói với các bạn có cùng suy nghĩ như thế, không bằng nhiều lý luận cao siêu, sâu xa, mà chủ yếu bằng những lý lẽ, so sánh đời thường.
1.
Đúng là tôn giáo chỉ nên thực hiện chức năng của tôn giáo, không nên làm chính trị. Nhưng trước hết, chức năng tôn giáo là gì và “làm chính trị” là gì? Nôm ra thì:
- Tôn giáo hướng dẫn đời sống tâm linh-tinh thần, cũng như đời sống đạo đức phù hợp với giá trị từ giáo lý của mình.
- Chính trị thuộc phạm vi của loại quyền lực thuộc bình diện chung của xã hội, với hình thức cao nhất là nhà nước, cùng những gì liên quan đến đời sống xã hội trong việc triển khai và thực hiện quyền lực này. Vậy làm chính trị tức là tham gia vào việc triển khai và thực hiện quyền lực nhà nước và những khía cạnh xã hội có liên quan.
Tuy nhiên, sự hiện diện của tôn giáo trong chính trị lại thường thấy ở mọi thời và mọi nơi. Vấn đề là ở mức độ nào thì đem lại hiệu quả, đi đến đâu là sai lầm. Ngày nay, dưới nhà nước pháp quyền, khi có sự tách biệt giữa Nhà nước và Nhà thờ, tôn giáo đương nhiên không LÀM chính trị, nhưng điều đó không có nghĩa là họ – tôn giáo dưới hình thức tổ chức hay cá nhân (“tôn giáo” theo nghĩa chung chung chỉ là hệ thống giáo lý và giá trị) – không được NÓI về chính trị. Đó là quyền tự do ngôn luận mà mọi cá nhân và tổ chức xã hội đều có QUYỀN hưởng.
Nhà nước làm công việc của nhà nước, tôn giáo làm công việc của tôn giáo. Tôn giáo không can thiệp vào công việc của nhà nước, nhưng ngược lại, nhà nước cũng cần không can thiệp vào công việc của tôn giáo. Đó là một trong những “nguyên tắc con” thuộc đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Tài sản của hai bên cũng nằm trong phạm vi này.
Về những tranh chấp hiện nay của Giáo hội với Chính quyền, phía Công giáo đơn giản chỉ muốn đòi lại những gì thuộc tài sản của Giáo hội đã bị Nhà nước “sung công” dưới nhiều hình thức. Như vậy, họ không hề làm, mà cũng chẳng nói chính trị, dù nói về chính trị cũng là quyền của họ.
Còn tùy từng trường hợp cụ thể, nhưng nhìn chung, trong chuyện tài sản này, thực tế là vậy. Nếu bạn nào vẫn chưa biết hoặc nghi ngờ, có thể hỏi lại ông bà, cha mẹ hay anh chị lớn của mình, rằng có phải bao nhiêu năm qua, tài sản của nhà dòng, giáo xứ ở địa phương mình, không ít thì nhiều đều có hiện tượng “sung công”? Bên phía Phật giáo cũng như những tôn giáo khác, điều này cũng không hiếm.
Thử so sánh, tại sao ở phương Tây, không chỉ là các tôn giáo lớn, các giáo phái, nhiều khi là những giáo phái tiêu cực, cũng muốn làm gì thì làm (miễn không vi phạm chính cái quyền tự do, dân chủ ấy ở người khác, tổ chức khác) nhưng lại không trở thành mâu thuẫn giữa nhà nước với tôn giáo ở tầm xã hội, như trước nay thường thấy ở các nước XHCN? Nói rằng do “bọn đế quốc” dùng tôn giáo can thiệp vào các nước XHCN ư, vậy sao khi còn cả một hệ thống ngang ngửa với phe TB, khối Xô-viết không biết thân thiện (dù chỉ là giả tạo) với các tôn giáo và tài trợ cho họ để dùng cho việc can thiệp ngược lại vào trong lòng bọn tư bản, nơi mà sự quản lý hết sức lỏng lẻo, một điều kiện để “nằm vùng” tốt hơn rất nhiều so với ở các nước XHCN? Thật ra thì vấn đề là ở chỗ do từ trong lý luận, coi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, các nước XHCN đã có những quan niệm và chính sách không đúng đối với tôn giáo, dẫn đến đối đầu.
Tôi cho rằng chính quyền Việt Nam nay cũng muốn thay đổi điều đó. Tuy nhiên, do hậu quả của những năm tháng trước đây, cùng với sự thiếu minh bạch khi nhìn nhận những sai lầm của quá khứ, cộng thêm tư duy và hành xử cũ vẫn chiếm ưu thế, khiến vấn đề không đi đến thấu đáo.
2.
Cho rằng hễ có hành động phản đối thì đều là chống đối nhà nước, phá hoại đất nước, là cách nghĩ thiếu hiểu biết về pháp luật, xem nhà nước như tối thượng, tuyệt đối không thể sai, và cũng là cách nghĩ lập tức phân chia thành ta và địch.
Tự do và bất khả xâm phạm về thân thể, tự do phát biểu ý kiến, tự do đi lại, tự do lập hội và biểu tình là những quyền căn bản của con người mà Hiến pháp nước ta cũng quy định. Việc lập tức đánh đồng biểu tình với gây mất ổn định trật tự xã hội chính là sự chà đạp thô bạo lên Hiến pháp và chụp mũ người khác.
Cụ thể trong trường hợp này, tại sao coi việc người dân Công giáo tụ tập cầu nguyện ở những nơi tranh chấp hay bất kỳ đâu khác – thực tế cũng là một hình thức biểu tình – là phá hoại? Nếu có lương tri, trước tình hình đó, điều cần làm là xét xem những gì họ biểu thị có chính đáng không, và vì sao họ phải dùng đến hình thức cùng đường, khó khăn và gay cấn nhất này; chứ không phải nhanh chóng quy chụp cho họ. Hơn nữa, xin lăp lại, cho dù không xét như thế thì việc làm của họ cũng vẫn nằm trong khuôn khổ quyền của bất kỳ ai.
Lại so sánh, tại sao ở các nước khác, ngày nào người dân cũng biểu tình, cũng có tranh vẽ bôi bác đích mặt hay có bài chỉ trích đích danh tổng thống, thủ tướng, v.v…, mà chính quyền nơi đó không nói rằng dân chúng toàn là chống đối và phá hoại? Vì đó là những nhà nước vững mạnh tự thân (tức mạnh từ chính bên trong cách thức tổ chức, vận hành và con người của nó, chứ không phải mạnh bằng cách dùng bạo lực buộc người khác phải khiếp sợ mình), tự tin vào chính mình và vào người dân “của” mình. Họ tự tin vào năng lực đối ứng của họ trước công luận, dưới bất kỳ hình thức nào. Các anh cứ biểu tình, cứ ngôn luận – đó là chuyện của các anh. Nghe, không nghe – đó là chuyện của chúng tôi. Nếu cái không nghe của chúng tôi là đúng, rồi chính các anh cũng sẽ quyết định thôi, chúng tôi chẳng ngại. Chúng tôi nắm quyền lực thật đấy nhưng phản ứng như thế nào với cái nghe hay không nghe đó của chúng tôi là do tự các anh định đoạt, chứ đâu phải do nhà nước chúng tôi phán ra mà chúng tôi nhất nhất phải nghe theo biểu tình hay ngôn luận của các anh! Ngược lại, về phía người dân: chúng tôi cứ ngôn luận, cứ biểu tình, nghe, không nghe là quyền của các ông, nhưng kết quả từ việc nghe – không nghe đó là điều chúng tôi có quyền dùng để định đoạt về các ông! Sòng phẳng và dân chủ cho cả hai phía chứ không phải chỉ có một chiều từ nhà nước.
Nhà nước nào mà “tự tin” theo kiểu chỉ có mình đúng, còn biểu tình, ngôn luận trái chiều nhất định là sai, vậy còn có cái gọi là tự do ngôn luận và biểu tình làm gì cho mệt, vì đã có nhà nước đúng hết và lo cho hết rồi? Thực tế thì nhà nước là chốn duy nhất trong xã hội có trong tay cả một bộ máy bạo lực và quyền sinh sát đối với tất cả. Mà nhà nước lại không phải là ông thánh, các quan chức nhà nước không phải là những ông tiên, vậy nếu nhà nước hay người nhà nước làm bậy thì sao đây? Vác đơn đi XIN những người làm bậy đừng làm bậy nữa thì họ có thể nghe mà cũng có thể không thèm nghe, vì quyền quyết định vẫn ở phía họ. Đó chính là một nguyên nhân trực quan cho việc công dân được quyền tự do ngôn luận, lập hội và biểu tình, để bảo vệ cho mình và người khác trước việc làm sai trái có thể xảy ra từ phía nhà nước. Quyền đó được các xã hội tự do và dân chủ (nơi thừa nhận nhà nước có thể sai và công dân có quyền chống lại cái sai) tôn trọng trên thực tế, chứ không phải tức thì gọi là chống đối hay phá hoại.
Nhà nước có bạo lực trong tay, có luật pháp theo ý mình nên lập tức có thể “xử” công dân như thế nào thì xử, còn công dân chỉ có bấy nhiêu quyền “mồm không” đó để cân bằng lại, nhưng cũng đã là cân bằng trong thế yếu rồi vì không hề có tác dụng tức thời như quyền lực và bạo lực của nhà nước. Đã thế mà còn nhanh chóng kết luận rằng việc thực hiện các quyền đó là chống đối hay phá hoại, thì coi như đã tước hết của người dân những công cụ tối thiểu nhất để có thể góp phần giữ cho cả mình và nhà nước được an toàn.
Ở nước ta, cái giá phải trả cho việc lúc nào cũng xem nhà nước là tối thượng và không thể sai, đã là không nhỏ. Bạn nào còn nghi ngờ, xin lại hỏi lại những người lớn, rằng có phải trong một thời gian rất dài, những cái sai sờ sờ của nhà nước được ca tụng đến tận mây xanh và đem lại những hậu quả khủng khiếp hay không. Vết xe đổ đó cần phải tránh, chỉ bằng cách là xã hội và công dân phải thực thi quyền “phản biện” NGAY HIỆN THỜI của mình, bằng những hình thức dân chủ đã được Hiến pháp quy định. Còn nếu “phản biện” theo kiểu ca tụng hiện tại và (chỉ được) phê phán quá khứ, một quá khứ vốn cũng từng được chính cùng những con người và cùng một hệ thống ca tụng hết lời vào lúc đó, thì chỉ là “nâng bi” không hơn không kém!
3.
Lúc này, khi các vấn đề dân chủ và pháp quyền vang lên khắp nơi, từ trong giới học thuật, qua báo chí cho đến người dân, người ta đồng thời cũng nghe điệp khúc, đại loại “do các điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam khác”, để không ít thì nhiều phủ nhận những điều phổ quát của vấn đề. Bản thân tôi, trong giới lý luận, chưa từng đọc được một công trình nào nên đầu nên đũa với độ biện luận chặt chẽ và có hệ thống cho việc nước ta PHẢI khác về dân chủ và pháp quyền BỞI cái sự khác về bối cảnh đó.
Ngay việc nói rằng nước ta có những điều kiện còn thấp hay hạn chế nên không thể dân chủ hay pháp quyền như nơi khác, đã là sự thừa nhận việc thực hành dân chủ và pháp quyền mà vẫn thường bị lên án đó, là biểu hiện đúng đắn của vấn đề.
Nếu ai ai cũng đều tự nói rằng do những điều kiện đặc thù nên không thế này mà phải chỉ ở thế kia, thì chẳng còn ai là sai trái gì cả. Chẳng hạn, CNTB đã chẳng sai gì khi sinh ra chủ nghĩa thực dân và thuộc địa, vì điều kiện đặc thù khi đó là cần tăng cường khai thác các nguồn lực và mở rộng thị trường. Stalin chẳng sai gì khi giết hàng chục triệu người Xô-viết, trong đó một bộ phận lớn là trí thức, vì điều kiện đặc thù khi đó của đất nước đầu tiên tiến lên CNXH là cần phải có sự nhất trí của toàn bộ xã hội. Rồi Mỹ rải chất độc da cam chẳng sai gì cả, vì điều kiện đặc thù của chiến trường Việt Nam là rừng núi, không như thế thì làm sao diệt được “Việt Cộng”. Polpot gây ra chiến tranh biên giới Tây Nam với Việt Nam chẳng có gì là sai cả, vì điều kiện đặc thù của khu vực lúc đó là “tiểu bá” Việt Nam theo đuôi “đại bá” Liên Xô. Mỹ đánh Iraq từ những bằng cớ ngụy tạo cũng chẳng có gì là sai cả, vì điều kiện đặc thù là cần có một Iraq dân chủ làm trung tâm lan tỏa ra vùng Trung Đông, bằng mọi giá; v.v… Những lập luận giả sử này thật nực cười, nhưng thử xét xem có gì tương đồng ở những “đặc thù”…
4.
Sao có thể gọi là “ủng hộ” và “cổ súy” cho sự chống đối và phá hoại khi mà bản thân cái gọi là sự chống đối và phá hoại đó đã là phi lý.
Thế giới thông tin ngày nay là đa chiều, đa kênh, đa tương tác. Quyền thông tin và được thông tin trở thành một quyền căn bản của con người. Anh có quyền đưa thông tin, người khác cũng có quyền đó, trên căn bản quyền tự do ngôn luận và không xâm phạm đến quyền tương ứng của người khác, cũng như không vi phạm những nguyên tắc đạo lý phổ quát trong truyền thông. Từ đó, việc xử lý thông tin và đánh giá nó như thế nào là ở người tiếp nhận thông tin. Quan niệm rằng thông tin phải tròn vo, được xử lý trọn gói, một lần từ nội dung, từ ngữ đến một “định hướng” DUY NHẤT có thể tiếp nhận ở đích, là quan niệm thông tin toàn trị của mấy chục năm trước. Ngày nay, hành xử thông tin như vậy chẳng khác nào xem người tiếp nhận như những kẻ ngu đần, phải được “bảo bọc” từ đầu và xử lý sẵn tất cả cho, vì họ thiểu năng, không thể tự mình làm lấy những việc đó.
Đơn giản thì, đây thông tin, anh có thể tiếp cận và tự xử lý, mà cũng có quyền tự do không tiếp cận đến. Xử lý như thế nào, ở mức độ nào, tiếp nhận ra sao để biến nó thành cái hữu ích cho mình là tùy ở anh, không ai làm thay cho. Anh tự có trách nhiệm với bản thân về việc tiếp cận, xử lý, chuyển hóa thông tin để nâng cao hay hạ thấp nhận thức của chính mình – đó mới chính là hành xử tôn trọng quyền tự do và quyền chọn lựa của người khác.
Quay lại việc cổ súy cho phá hoại thông qua việc đưa thông tin. Nếu mà đưa thông tin về việc phản ứng của người dân, giáo dân hay biểu tình này kia là cổ suý chống đối và phá hoại, thì tương tự, có lẽ nhà nước ta ra mắc cái “tội” này hơi bị nhiều đối với thế giới. Thế giới này rất cần bình yên trong bối cảnh bạo lực, vậy mà truyền thông nhà nước ta, khi nhìn ra bên ngoài thì ngày ngày chỉ tràn ngập chuyện biểu tình chống chính phủ các nước phương Tây, chuyện nổ boom tự sát, chuyện tai họa khắp nơi. Lẽ ra mấy nước này cần làm như Tần Cương, yêu cầu chính quyền Việt Nam “phải có thái độ có trách nhiệm”, chớ có cổ suý cho hành động phá hoại hoặc gây bất an trong nước họ, chớ có cho truyền thông ăn lương chính quyền rồi đi gieo rắc những hình ảnh gây “phương hại quan hệ” giữa các bên như thế… Tất nhiên, giả định này thật lố bịch, nhưng thử so sánh một cách bình đẳng xem…
5.
Một trong những cái “chết” của xã hội nói chung và giới trẻ Việt Nam nói riêng, là thiếu tư duy độc lập. Đây là hệ quả của cả một hệ thống giáo dục mấy chục năm, không thể trách nạn nhân. Nhưng sẽ là đáng trách nếu những ai có dịp tiếp cận với thông tin nhưng vẫn không thể gột bỏ được thói quen lười biếng xử lý thông tin, mà thay vào đó là cứ theo khuôn mẫu đã được định sẵn cho. Thật tai hại cho một đất nước muốn hóa rồng mà còn quá nhiều người vừa gặp phải một tít tin nào đó, vẫn chưa kịp đọc để hiểu đó là gì, đúng sai đến đâu thì vội sổ toẹt ngay theo cùng một động tác “toẹt” đã định khuôn từ mấy chục năm trước.
Trong khoa học, cách nghĩ không dám vượt ra ngoài khuôn khổ có sẵn sẽ bóp chết tư duy sáng tạo và việc khai phá cái mới. Trong các quan hệ xã hội, cách nghĩ “ngoan ngoãn”, thuần phục, “nhai lại” (dù có ý thức hay không ý thức) sẽ chặn bước tiến tình xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự.
Người Việt Nam ta phần đông vẫn chưa dứt bỏ được kiểu suy nghĩ đã ăn sâu của phương Đông, là quốc gia như một gia đình lớn, nhà cầm quyền giống như cha mẹ và người dân giống như con cái. Cách nghĩ như vậy khiến người ta xem nhà nước là tối thượng, không thể sai, và con dân cần phải luôn nghe theo. Trên cái nền này, tôi xin được hỏi những ai còn có cách nghĩ như thế, rằng ngày nay, trong gia đình nhỏ của các bạn, các bạn có răm rắp tuân thủ mọi chủ ý của cha mẹ, anh chị hay không, dù chủ ý đó có sai trái hay không thích hợp với các bạn? Tôi tin rằng chỉ mới đến tuổi 13, 14 tuổi thôi, bất kỳ ai cũng đã bắt đầu ý thức được sự độc lập của mình, và càng lớn lên thì càng giành lấy sự tự chủ đó. Chỉ với sự so sánh thô thiển đó thôi đã cho thấy việc buộc người dân – không phải người con – chỉ đọc những gì nhà nước cho phép đọc và nghĩ theo cách nhà nước nghĩ sẵn… đã khó mà đứng vững rồi.
Nhà nước là công cụ để thống trị và đấu tranh giai cấp. Chính trị là các công việc dùng để thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Xin hãy nhìn nhận sự việc theo hướng có nguồn gốc đầu tiên, khi chưa có Thiên Chúa giáo trên đất nước Việt Nam. Cho dù, ngày nay đã có Thiên Chúa giáo, nhưng mọi người Việt Nam theo Thiên Chúa đều là người Việt Nam, không phải là người nước ngoài. Chúa ở đâu sẽ phụng sự cho ở đó. Chúa tha thứ cho tất cả!!!
Trả lờiXóaCông bằng với tất cả mọi tôn giáo. Cả hai bên đều có lợi, mọi chuyện sẽ tốt đẹp và bình yên. "Chúa tha thứ cho tất cả!"
Trả lờiXóa*************************************************************
Trả lờiXóa*************************************************************
VẤN ĐỀ Ở CHỖ LÚC LẤY NHÀ NGƯỜI,
TẠI SAO KHÔNG CÓ VĂN TỰ, QUYẾT ĐỊNH, HAY LỆNH TÒA ÁN GÌ CẢ
ĐỂ PHÒNG RẮC RỐI SAU NÀY ?
*************************************************************
*************************************************************
Có thể họ sai, nhưng không sai hoàn toàn. Có thể họ đúng, nhưng không đúng hoàn toàn. Tuy nhiên, dù như thế nào, thì Chúa cũng sẽ tha thứ!!! Tinh thần dân tộc Việt hơn tất cả mọi tinh thần. Chúa cũng sẽ thấu hiểu cho điều đó. Tuy nhiên, nếu mọi chuyện đáng bị xử lý vì luật pháp không được tôn trọng, vì đã có một nhóm người cậy quyền thế mà áp bức người khác, thì những con chiên ngoan đạo sẽ hành động theo cách đúng đắn, sáng suốt, lấy tinh thần dân tộc làm trọng, để giải quyết. Có thể không lấy lại được đất, nhưng xứng đáng với lòng tôn thờ Chúa. "Những cái tồn tại có thể không hợp lý. Nhưng những cái hợp lí nhất định sẽ tồn tại."
Trả lờiXóa**********************************************************
Trả lờiXóa**********************************************************
NẾU CHỈ LÀ "ÔNG A" ĐÒI NHÀ TỪ "BÀ B" THÌ CHẢ AI NÓI GÌ. TÒA CŨNG SẼ XỬ NGAY.
NHƯNG, BÂY GIỜ "ÔNG A" KHOÁC LÊN ÁO TU SĨ,
VÀ "BÀ B" LÀM ĐẠI DIỆN CHO CHÍNH QUYỀN
CŨNG LÀ ÔNG A, BÀ B VÀ CÁI NHÀ ĐÓ.
NHƯNG BÂY GIỜ "ÔNG A" KHÔNG NÊN ĐÒI NHÀ TỪ "BÀ B", VÌ LÀM THẾ VƯỚNG VÀO CHÍNH TRỊ (?!?!?)
RÕ RÀNG CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ KHÔNG ỔN !!!
NHƯ VẬY, NẾU ...
BÀ B, Ở MỘT GIAI ĐOẠN NÀO ĐÓ CỦA LỊCH SỬ, ĐI TRƯNG DỤNG NHÀ CỦA THIÊN HẠ
THÌ GIỜ ĐÂY, CHỦ TÀI SẢN KHÔNG THỂ ĐÒI LẠI HAY SAO ?
**********************************************************
**********************************************************
dài dòng muốn tuyên truyền viết ngắn thoii
Trả lờiXóaNếu không trả đất thì làm sao? Có những cái hay nhưng chưa chắc được lắng nghe. Tôi không nghĩ Chúa lại tính toán với con người.
Trả lờiXóaCái gì của Chúa thì hãy trả về cho Chúa nhé...Cầu mong mọi người đừng xâm phạm
Trả lờiXóaTôn giáo, tín ngưỡng nào cũng đều phải được tôn trọng, bình đẳng như nhau trong xã hội. Một nhà nước tốt, đúng đắn là một nhà nước minh bạch và công bằng với mọi đối tượng.
Trả lờiXóaNói như người Thiên chúa giáo thì mấy hôm nữa mấy thằng ở Mỹ về đòi Nhà, các Phật tử đòi chùa chiền từ xưa, con cái địa chủ đòi lại đát thì làm sao !?
Trả lờiXóaNgười con Phật chân chính không ai dính đến chuyện thị phi, nghe giọng điệu như bài viết là biết của bọn cộng sản xảo quyệt lợi dụng tôn giáo. Tội lỗi! Tội lỗi.
Trả lờiXóaToi dong y voi tac gia bai viet nay, bai viet hay lam.
Trả lờiXóaMọi người hãy đọc kĩ lại bài viết này. Nó thực sự rõ ràng và đúng đắn. Nó không đả phá hay kích động tôn giáo. Bìa viết hay rất đáng đọc...
Trả lờiXóaNhung gi lay cua dan, hay tra lai cho dan .
Trả lờiXóanhubg gi lay cua ton giao, hay tra lai cho ton giao .
Khong co ai TU NGUYEN HIEN TANG ca khi ma bi ham doa ep buoc sau nam 1975 .