Saigon sẽ Hiệp thông cầu nguyện với giáo dân Hà Nội




DSC01172 [800x600]
Giáo dân cầu nguyện tại nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp
DSC01193 [800x600]
Giáo dân cầu nguyện
DSC01198 [800x600]
Thắp nến
DSC01203 [800x600]
Cầu nguyện hiệp thông
DSC01205 [800x600]
với các giáo dân tại Hà Nội
DSC01206 [800x600]
Giáo dân cầu nguyện tại nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp
Tin Saigon - Tiếp tục theo dõi cuộc tranh chấp về đất đai tại Tòa Khâm Sứ Hà Nội cũng như tại giáo xứ Thái Hà, nguồn tin mới nhất chiều ngày hôm nay cho biết linh mục Tôma Phạm Huy Lãm, Bề trên chính xứ và là Tu viện trưởng Tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Saigon vừa ra thông báo cho biết sẽ tổ chức thánh lễ và một đêm thắp nến đặc biệt để cầu nguyện và hiệp thông với các giáo dân tại Hà Nội cùng Dòng Chúa Cứu Thế tại giáo xứ Thái Hà hiện đang tranh đấu bất bạo động và biểu tình cầu nguyện liên tục trong những ngày qua. Thánh lễ và đêm thắp nến sẽ được tổ chức vào lúc 7 giờ tối ngày thứ sáu tuần này tại nhà thờ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, số 38 đường Kỳ Ðồng, Saigon. Linh mục Phạm Huy Lãm kêu gọi mọi người hãy thông báo cho nhau biết để tập trung đông đảo trong buổi cầu nguyện nói trên, và ngài cũng kêu gọi mọi người ở hải ngoại qua những phương tiện thông tin sẵn có báo cho thân nhân tại Saigon biết, vì tình hình trong nước hiện nay mọi thông tin đều bị giới hạn và kiểm soát chặt chẽ. Ngài cũng kêu gọi các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam trên toàn thế giới hãy dâng các thánh lễ hiệp thông với Giáo Hội quê nhà trong những giờ phút khó khăn này, để cùng dâng lời khẩn nguyện cho công lý và sự thật, cho người dân ở quê nhà được hưởng tự do tôn giáo đích thật. Tin từ Saigon cũng cho biết trong ngày mai thứ năm trong giờ chầu Thánh Thể thường xuyên của giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon sẽ có những lời cầu đặc biệt cho giáo xứ Thái Hà và giáo phận Hà Nội. Vào chiều Chủ Nhật tuần này, các em thiếu nhi của giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp Saigon cũng sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện đặc biệt để hiệp thông với thiếu nhi Thái Hà và Hà Nội.

Tình hình cuộc tranh đấu của những giáo dân thuộc Giáo hội Thiên Chúa giáo tại Việt Nam hiện đang được phát động rộng rãi hơn, và có thể mở rộng sang những nơi khác, kể cả tại linh địa La Vang và tại Saigon. Tin từ Hà Nội theo dõi vụ biểu tình cầu nguyện tại khu vực Tòa Khâm Sứ ở Phố Nhà Chung, cho biết giáo dân ở đây vẫn tiếp tục tập trung biểu tình cầu nguyện sớm tối như thường. Công an theo dõi rất ít và thái độ cũng lịch sự hơn trước, không còn có thái độ hung hăng trong việc giám sát và bảo vệ khu này như những ngày trước đây. Hôm nay có tin một số nhân viên đã được cử tới chuyển đồ đạc từ khu bể bơi và khu Thể dục Thể thao phía sau Toà Khâm Sứ ra ngoài. Họ chuyển qua cổng sắt nhỏ phía quán phở và ngân hàng. Nguồn tin cho biết hôm nay nhà nước có thể sẽ đưa ra quyết định giải thể các cơ quan đang toạ lạc trong khu vực Toà Khâm Sứ, nhưng nhà nước chưa ký quyết định trả lại Toà Khâm Sứ, vì muốn cùng với Toà Giám Mục Hà Nội tìm một hình thức trả đất nào mà nhà nước cùng với thành phố Hà Nội và quận Hoàn Kiếm khỏi mất mặt. Hiện chưa rõ hư thực của việc này như thế nào. Trong khi đó tình hình tại giáo xứ Thái Hà thì không được tốt đẹp như vậy. Vụ tranh chấp tại Thái Hà vẫn còn căng thẳng và chưa có dấu hiệu gì là sẽ được giải quyết. Nguồn tin cho biết vào sáng hôm nay lúc 6 giờ sáng sau thánh lễ, cả nhà thờ ra cầu nguyện tại khu đất đang đòi lại. Cuộc biểu tình cầu nguyện có khá đông sinh viên. Lúc đoàn rước đến nơi thì vẫn còn một số người đang đắp chăn nằm tại con đường ven khu đất. Suốt ngày các ông bà chia nhau túc trực tại hiện trường cầu nguyện.

Những người có mặt cho biết tình hình không còn căng thẳng như mấy hôm trước, nhưng cán bộ an ninh tiếp tục chạy tới chạy lui đến hiện trường. Các nhân viên vẫn bảo vệ bên trong cứ nhấp nhổm canh chừng. Các xe cảnh sát vẫn thường trực ở vị trí sẵn sàng trên con đường gần khu đất. Có một xe cảnh sát đậu bên trong khu đất và một nhóm đông công an bảo vệ ngồi với nhau, mặt mày căng thẳng, đứng ngồi không yên và liên tục gọi điện thoại. Các nhân viên bảo vệ thì trang bị roi điện, nấp xa xa sau một bức tường của một tòa nhà đã dỡ trong khu đất. Mọi người ngồi ngoài tường rào kẽm gai cầu nguyện, ăn uống và trò chuyện cả ngày. Buổi tối hôm qua lúc khoảng 7 giờ chiều khi lễ ban chiều ở nhà thờ xong, cả công đoàn người tham dự lễ ở nhà thờ đã rước một số ảnh Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp ra gắn trên tường rào làm thành một dãy bàn thờ rồi thắp nến cầu nguyện. Lúc này công an và cảnh sát đến rất đông nhưng họ chỉ đứng yên một chỗ nhìn giáo dân cầu nguyện. Công an ăn mặc thường phục ngồi xen vào giữa dân, tìm cách lân la trò chuyện để lấy tin tức. Nguồn tin cho biết giáo dân đã tỏ ra bất mãn vì ngày hôm trước đại diện nhà nước hứa là sẽ chỉ đạo Công ty May Chiến Thắng không làm gì nữa. Nhưng hôm nay nghe nói trong một văn bản thành phố gửi cho giáo xứ thì thành phố vẫn cho phép công ty này xây tường bao quanh và có ý làm khó giáo xứ. Nhiều người tham gia cầu nguyện phát biểu công khai là không thể tin vào lời nói của các cán bộ nữa! Khoảng 10 giờ đêm vẫn còn đông giáo dân và công an ở hiện trường, giáo dân dọn chỗ ngủ qua đêm và nhất định không chịu rời khỏi nơi này cho đến khi vấn đề được giải quyết.

5 nhận xét:

  1. xin nguyen cau su binh an

    Trả lờiXóa
  2. Nhân Quyền & Công Lýlúc 01:25 11 tháng 1, 2008

    Cám ơn về bản tin và hình ảnh sống động

    Trả lờiXóa
  3. Cung comment cau nguyen cho ho na`o!

    Trả lờiXóa
  4. Nguyện xin Thiên chúa chúc lành cho mọi người được thành công như ý nguyện

    Trả lờiXóa
  5. Cuối cùng xin được hỏi thật ra những người Việt Nam đang làm gì? Đang cùng nhau chung tay chống bọn Tàu hay tiếp tục mưu cầu những lợi ích riêng? Giữa việc mất nước rành rành trước mắt và việc tranh chấp đất nội bộ thì cái nào đáng được coi trọng hơn? Lại xin hỏi: sao những ngày đầu khi tình hình TS-HS căng thẳng không hề nghe thấy giáo hội Công giáo lên tiếng, nhưng nay lại lôi chuyện đất đai ra làm áp lực cho nhà cầm quyền? Không phải tất cả những người đang giữ vị trí lãnh đạo đều là sâu dân mọt nước và đều răm rắp bán nước dù ngầm hay công khai, chắc chắn vẫn còn không ít người đang tìm cách thay đổi đường lối và vận mệnh nước nhà sao cho tốt hơn. Vậy tại sao không đoàn kết lại mà làm cho tình hình thêm rối ren? Cái thông tin giáo hội kêu gọi các giáo hội khác trên toàn thế giới cùng cầu nguyện và cùng gây áp lực lấy lại đất sao nghe thật buồn! Giá mà TS-HS cũng được cái vinh hạnh kêu gọi ấy nhỉ! Không rõ giáo hội công giáo có biết mẩu đối thoại giữa Yết Kiêu và cha của mình trước khi ông lên đường theo Trần Hưng Đạo kháng chiến chống Nguyên Mông? Xin được lược trích phần quan trọng nhất: "Nhưng cha ơi, nước mất thì nhà cũng tan!"

    Trả lờiXóa