Quốc tế nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa
A) Công luận thế giới và nhiều tập san của các quốc gia khác nhau đã nhìn nhận hải đảo Trường Sa là của Trung Hoa.
1) Vương Quốc Anh và Bắc Đảo.
a) Tờ báo " Thám Hiểm Biển Trung Hoa" đã sưu tập và ấn hành bởi bộ Hải Quân Hoàng Gia Anh về bản đồ năm 1912 đã có tường thuật về các hoạt động của người Trung Quốc trên đảo Trường Sa một số địa điểm.
b) Tờ báo " Kinh tế Viễn Đông " ( Hong Kong) đăng một bài báo vào ngày 31 tháng 12 năm 1973 đã lập lại lời của cao ủy Anh ở Singapore ông đã có nói " Đảo Spatly" ( Trường Sa theo tiếng Anh), là một phần của tỉnh Quảng Đông và đã được trả về Trung Quốc sau chiến tranh. Chúng tôi không tìm thấy được chỉ dấu nào là nó lệ thuộc các quốc gia nào khác. Và như thế có thể kết luận nó thuộc về Trung Hoa
2) Pháp.
a) " Thế giới thuộc địa có hình ảnh" đã có đề cập đến đảo Trường Sa trong số báo tháng 9 năm 1933. Cũng theo bài báo này, khi chiến thuyền " Maliruse" quan sát đảo Nanwei thuộc về đảo Trường Sa năm 1930. Họ đã thấy 3 người Trung Quốc trên đảo và khi Pháp chiếm 9 hòn đảo trong Trường Sa bằng vũ lực vào tháng 4 năm 1933, họ đã gặp người Trung Quốc trên đảo này với 7 người ở đảo Nanzi Reef, 5 người ở đảo Zhongye, 4 người trên đảo Nanwei. Họ đã nhìn thấy nhà tranh, giếng nưoớc và các tượng đá tôn giáo để lại ở đảo Nanyue và một chỉ dấu bằng tiếng Trung Quốc ghi dấu một kho chứa các loại đậu hạt ở đào Taiping.
b) Tờ tạp chí " Bản đồ thế giới" của nhà xuất bản Larousse ấn hành năm 1965 tại Pháp có ghi dấu các đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Đông Sa bằng tiếng Trung Quốc và ghi chủ quyền bên trong dấu ngoặc là của Trung Quốc.
3) Nhật Bản.
a) Quyển " Niên thư về tân Trung Hoa" được ấn hành tại Nhật Bản năm 1966 đã diển tả " Bờ biển của Trung Quốc là 11 ngàn cây số dài từ đảo Liên Đông ở phía Bắc xuống Đảo Nam Sa ( Trường Sa ) ở phía Nam ,hoặc 20 ngàn cây số nếu bao gồm các bờ biển của tất cả hải đả dọc theo bờ biển.
b) Quyển " Niên thư về Thế Giới" cũng được ấn hành tại Nhật Bản vào năm 1972 đã nói rằng " Lãnh thổ Trung Quốc không chỉ bao gồm những lục địa mà còn có cả đảo Hải Nam, Đài Loan, Penghu cũng như Đông Sa, Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa trên biển Nam Hải.
4) Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.
a) "Từ điển địa danh thế giới Columbia Lippincoot" ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1961 ghi rằng " Trường Sa trong biển Nam Hải là một bộ phận của Tỉnh Quảng Đông thuộc Trung Quốc.
b) " Đại tự điển về chỉ dấu tất cả các quốc gia" được ấn hành tại Hoa Kỳ năm 1963 nói rằng những đảo của Trung Quốc trải dài về phía Nam bao gồm những đảo và những móm đá ngầm trên biển Nam Hải ở 04 vĩ độ Bắc.
c) " Đại tự điển hành chánh thế giới" được ấn hành năm 1971 thì nói rằng " Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc có một số quần đảo gồm có đảo Hải Nam nằm gần biển Nam Hải đó là hòn đảo lớn nhất., và một vài hòn đảo nhỏ nằm ở biển Nam Hải kéo dài đến 04 Vĩ độ Bắc như là Đông Sa, Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa.
5) Việt Nam.
a) Thứ Trưởng bộ Ngoại giao Việt Nam Dũng Văn Khiêm (*) của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tiếp ông Lý Thế Dân toàn quyền ở tòa đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam và đã nói với ông rằng " Theo những dự kiến của Việt Nam thì Hoàng Sa và Trường Sa trong lịch sử là một phần đất của Trung Quốc. Ông Lê Doc quyền giám đốc Á Châu Vụ của bộ Ngoại giao Việt Nam, lúc bấy giờ hiện diện trong cuộc hội kiến, đã nói thêm rằng " Xét về phương diện lịch sử, những hòn đảo đó thật sự là một phần của Trung Quốc dưới thời nhà Tống"
b) Báo " Nhân Dân" của Việt Nam đã tường trình nhiều chi tiết bản tuyên bố của Trung Quốc ngày 4 tháng 9 năm 1958 nói rằng " bề rộng của lãnh hải Trung Quốc phải là 12 hải lý ( 1 hải lý bằng 1,852 km) và điều khoản này phải được áp dụng vào toàn lãnh thổ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm tất cả các đảo trên biển Nam Hải. Ngày 14 tháng 9 năm 1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng của chính phủ Việt Nam long trọng tuyên bố trong một văn kiện gởi cho thủ tướng Chu Ân Lai " Ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa quyết định và hải phận của Trung Quốc".
c) Trong các sách giáo khoa về dư địa năm 1974 của Việt Nam, có bài học về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, đã có ghi rằng các đảo từ Trường Sa và Hoàng Sa đến đảo Hải Nam và Đài Loan đã lập thành bức tường thành vĩ đại để bảo vệ cho lục địa của Trung Hoa.
B) Các bản đồ ấn hành bởi các quốc gia khác của thế giới có ghi nhận các đảo trong Biển Nam Hải là một bộ phận của lãnh thổ Trung Hoa.
1) Bản đồ thế giới Welt-Atlas in năm 1954, 1961, 1970 của Cộng Hòa Dân Chủ Đức.
2) Bản đồ thế giới năm 1954 và năm 1967 của Liên Bang Xô Viết.
3) Bản đồ thế giới năm 1957 của Romani.
4) Bản đồ thế giới Oxford Australian và bản đồ của Philips Record Atlas do Anh ấn hành năm 1957 và Đại Tự Điển Thế Giới Britannica do Anh ấn hành năm 1958.
5) Bản đồ thế giới được vẽ và in bởi cơ quan đo bản đồ của bộ Tổng Tham Mưu quân đội nhân dân Việt Nam năm 1960
6) Bản đồ thế giời Haack Welt ấn hành bởi Cộng Hòa Dân Chủ Đức năm 1968 ( Đông Đức).
7) Bản đồ thế giới Daily Telegraph ấn hành bởi Anh Quốc năm 1969.
8) Bản đồ thế giới Larousse ấn hành ở Pháp năm 1968 và năm 1969.
9) Bản đồ thế giới thông dụng được in bởi Viện Địa Dư Pháp Quốc năm 1968
10)Bản đồ thế giới ấn hành bởi Cơ quan đo đạc bản đồ của phủ thủ tướng Việt Nam năm 1972
11)Bản đồ Trung Quốc ấn hành bởi Neibonsya của Nhật năm 1973.
C) Chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Trường Sa được nhìn nhận ở nhiều hội nghị quốc tế.
1) Hội nghị về hiệp ước Hòa Bình San Francisco năm 1951 kêu gọi Nhật Bản phải nhường lại hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Andrei Gromyko, lãnh đạo của phái đoàn Liên Bang Xô Viết ở hội nghị đã ghi chú rằng Hoàng Sa và Trường Sa là một phần không thể phân ly của lãnh thổ Trung Hoa. Có điều thực sự là hội nghị về hiệp ước Hòa Bình San Francisco là không đòi hỏi Nhật Bản phải hoàn trả lại Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Hoa. Nhưng Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và Trung Sa mà mà Nhật Bản đã bị hội nghị này " kêu gọi" phải từ bỏ theo thỏa ước San Francisco, đã được đánh dấu rõ ràng là lãnh thổ của Trung Hoa nằm trong bản đồ thứ mười lăm , bản đồ A của Đông Nam Á, do Standard Word Atlas ấn hảnh bởi Nhật Bản năm 1952, hai năm sau hội nghị Hòa Bình ở San Francisco, đây là lời đề nghị của Ngoại Trưởng Nhật Bản Katsuo Okazaki bằng chính chữ viết của ông.
2) Tổ chức hàng không dân dụng thế giới đã triệu tập một hội nghị đầu tiên về hàng không Á Châu Khu vực Thái Bình Dương tại Manila - Philippines vào ngày 27 tháng 10 năm 1955. Ngoài các quốc gia như Úc, Canada, Chi-lê, Nhật Bản, Lào, Nam Hàn, Philippines, Thái Lan, Anh Quốc, Hoa Kỳ, New Zealand còn có 16 quốc gia khác kể cả Nam Việt Nam, Đài Loan đã đến dự hội nghị. Đại biểu Philippines là chủ tọa hội nghị và đại biểu Pháp là phụ tá cho chủ tọa. Hội nghị đồng ý Đông Sa, Hoàng Sa và Trường Sa trong biển Nam Hải nằm ngay trung tâm giao lộ chính của Thái Bình Dương. Và do đó tường trình về thời tiết của các Đảo đó có tính chất quan trọng cho hàng không dân sự. Trong văn bản, hội nghị đã chấp thuận nghị quyết số 24, đòi hỏi nhà cầm quyền Đài Loan phải bảo đảm mỗi ngày bốn lần các báo hiệu về thời tiết trên Trường Sa. Khi nghị quyết được đem ra bỏ phiếu, tất cả các đại biểu kể cả Việt Nam và Philippines đều đã bỏ phiếu thuận. Không có một đại biểu nào ở hội nghị đã phản đối hoặc từ chối bất cứ điều gì về nghị quyết này. /.
Nguồn chính : Lược dịch từ Website của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc
Chú thích : (*) Dũng Văn Khiêm xin đọc lại là Ung Văn Khiêm
Công Hàm của Phạm Văn Đồng - Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gởi Chu Ân Lai
Dựa vào những cái gọi là " bằng chứng" như trên mà Trung Quốc đã " ngang nhiên" vẽ lại lãnh hải như thế này đây ????
Chúc mừng năm mới. Xin mời ghé nghe bản nhạc mới "Giang Sơn Tổ Quốc Nối Liền" sáng tác của Nguyễn Nam Quang và Tuấn Nguyễn
Trả lờiXóaĐảng ta nói rằng: chúng ta đang có mối quan hệ tốt đẹp với ông nội Trung Quốc của Đảng, đây là tài sản ngàn vàng mà đảng đã tạo dựng cho dân tộc VN, mọi người không được làm gì gây ảnh hưởng để tình hữu nghị tốt đẹp này.
Trả lờiXóaCó lẽ tình thương mến thương này quá lớn, và chúng ta là những người dân thì nên động viên đảng trong chủ trương dâng cả nước Đại Việt này cho Trung Cộng để thể hiện tình đồng chí.
Trả lờiXóaChan that chang hieu sao nua moi truyen cu roi tung len, ke thi noi xuoi,ke thi noi nguoc. Chi rieng co ong nha nuoc thi chang co thong tin gi la chi tiet ca,cu nhu vay thi biet thong tin nao la chinh xac.Sao dang cua dan do dan ma dan lai mu tit nhu vay, chan tha.
Trả lờiXóa