Ngày đầu năm, trước Tòa Khâm Sứ Hà Nội: Phố Cầu Nguyện với trên 2000 người giữa thủ đô




HÀ NỘI -- Trưa ngày 01.01.2008, phố Nhà Chung đã biến thành nhà thờ. Khoảng trên 2000 người đã tụ họp cầu nguyện tại đây. Các cảnh sát đã chặn đầu phố hướng dẫn xe cộ lưu thông theo hướng khác giúp giáo dân biến lòng đường thành nguyện đường. …

Sau thánh lễ tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội, vị linh mục mời gọi: “Năm mới chúng ta có nhiều ước vọng (…) Một trong những ước vọng cháy bỏng nhất là chúng ta xin lại được nhà đất toà khâm sứ. Để cho điều ấy trở thành hiện thực, chúng ta cần phải cầu nguyện và hành động. Chúng ta hành động chứ không bạo động. Vì thế giờ đây quý cha quý tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân chúng ta đi sang Toà Khâm Sứ cầu nguyện”.

Đi đầu là thánh giá nến cao và hơn 20 cha đồng tế. Tiếp theo là mấy trăm chủng sinh, nữ tu và hàng nghìn giáo dân. Nhiều người ở bên ngoài nhà thờ, hai bên lối đi Toà Giám Mục đứng đón đoàn cầu nguyện.

Mọi người bắt đầu rầm rập tiến bước. Những bước đi dứt khoát và đầy tự tin. Có linh mục, tu sĩ, chủng sinh và giáo dân. Có già có trẻ có lớn có bé. Có người Việt cũng như người ngoại quốc. Chúng tôi thấy có nhiều người Tây Phương, người Phi Châu và cả một nhóm rất đông người Hàn Quốc.

Khi đoàn linh mục, chủng sinh và tu sĩ vừa qua khỏi sân Nhà Thờ Lớn, đông đảo giáo dân đã tràn xuống quảng trường Nữ Vương Hoà Bình trước Nhà Thờ Lớn đi ngược phố Nhà Chung sang khu vực Toà Khâm Sứ.

Toà Khâm Sứ đã khoá cổng. Sau cổng còn đặt rất nhiều tảng bê tông lớn hình khối. Do đó đoàn người tràn xuống lòng lề đường. Phố Nhà Chung bỗng chốc tràn ngập người. Xe cộ không thể tiếp tục lưu thông. Lối đi không kệt vì đã có rất đông cảnh sát có mặt kịp thời để chặn đầu phố, hướng
dẫn lưu thông đi hướng khác, bảo đảm sự trật tự và thánh thiêng của giờ cầu nguyện. Hoan hô các anh cảnh sát giao thông! Một cách chân thành chưa bao giờ thấy các anh công an cảnh sát tuyệt vời như hôm nay ở đây: giữ trật tự cho giáo dân cầu nguyện.

Các bảo vệ bên trong Toà Khâm Sứ đứng lùi vào một góc xa để quan sát. Các nhân viên an ninh mặc thường phục co cụm một chỗ để chụp hình, chỉ trỏ các đối tượng của mình và bàn tán. Hàng trăm máy quay phim và chụp hình của đủ các bên hoạt động với công suất tối đa. Nhưng không ai có thể chụp được toàn cảnh vì bị chìm trong biển người gần như bất động và đang chăm chú vào việc cầu nguyện, say xưa với lời kinh tiếng hát của mình.

Chúng tôi có cảm giác mình đang đứng trong nhà thờ. Đuờng phố là lòng nhà thờ. Tường rào sắt là bao lơn của cung thánh. Bàn thờ là gốc đa nơi có thánh giá và tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Nơi đây đang hiện diện đủ các thành phần của cộng đồng dân Chúa để thờ phượng sốt sắng trong ngày đầu năm nắng đẹp và rét ngọt. Phố xá được lời kinh thánh hoá bỗng chốc trở nên thật thơ mộng và thanh bình, không còn chút gì là xô bồ náo loạn của ít phút trước đó.

Cộng đoàn cầu nguyện khoảng nửa tiếng thì kết thúc vào lúc khoảng gần 12 h trưa. Ai cũng thấy hơi ngắn. Nhiều người xuýt xoa giá mà buổi cầu nguyện kéo dài thêm được nữa. Sau lời “lễ xong chúc anh chị em đi bình an- Tạ ơn Chúa”, chúng tôi thấy đoàn người giải tán trong trật tự. Xe cộ chưa được phép lưu thông. Phố xá bỗng chốc vắng lặng kinh người. Chỉ còn các nhân viên an ninh và bảo vệ ngơ ngác vì vừa thoát khỏi sự căng thẳng khi phải nghe những lời kinh tiếng hát du dương, ngọt ngào, êm ái nhưng rực nóng một tình yêu và rực cháy một niềm tin.
Nhóm PV VietCatholic
Bình luận của Anhbasg:

Sự cầu nguyện cho niềm tin về công lý, sự biểu đạt "ước vọng cháy bỏng" của con người đã trở thành bình thường và tạo thành một sức mạnh không ai có thể dập tắt được.
Ai dám nói đến việc "xin phép được tụ tập đông người" ở đây sẽ tự thấy mình có một tư duy Pháp lý lệch lạc, thô thiển, kệch cỡm và không thể chấp nhận được.

Ý chí của nhân dân được biểu đạt một cách ôn hòa và mạnh mẽ, đó là điểm giống nhau giữa cách thể hiện cái "ước vọng cháy bỏng" của cộng đồng người Công giáo về mảnh đất thiêng liêng của lòng tín ngưỡng ....
với cách thể hiện "ước vọng cháy bỏng" của toàn thể nhân dân Việt nam đối với Hoàng Sa và Hoàng Sa đã bộc lộ trong những cuộc biểu tình "tự tâm" của nhân dân Việt nam trước Đại sứ quán Trung quốc tại Hà nội và trước Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở Sài gòn.

Cho thấy một điều chắc chắn, ý dân là ý chúa, ý dân là ý chí của trời đất, không có ý chí riêng tư của bất cứ Đảng phái hay Chính phủ nào có thể đi ngược với ý dân được.

2 nhận xét:

  1. Sự cầu nguyện cho niềm tin về công lý, sự biểu đạt "ước vọng cháy bỏng" của con người đã trở thành bình thường và tạo thành một sức mạnh không ai có thể dập tắt được.
    Ai dám nói đến việc "xin phép được tụ tập đông người" ở đây sẽ tự thấy mình có một tư duy Pháp lý lệch lạc, thô thiển, kệch cỡm và không thể chấp nhận được.
    Ý chí của nhân dân được biểu đạt một cách ôn hòa và mạnh mẽ, đó là điểm giống nhau giữa cách thể hiện cái "ước vọng cháy bỏng" của cộng đồng người Công giáo về mảnh đất thiêng liêng của lòng tín ngưỡng ....
    với cách thể hiện "ước vọng cháy bỏng" của toàn thể nhân dân Việt nam đối với Hoàng Sa và Hoàng Sa đã bộc lộ trong những cuộc biểu tình "tự tâm" của nhân dân Việt nam trước Đại sứ quán Trung quốc tại Hà nội và trước Tổng lãnh sự quán Trung quốc ở Sài gòn.
    Cho thấy một điều chắc chắn, ý dân là ý chúa, ý dân là ý chí của trời đất, không có ý chí riêng tư của bất cứ Đảng phái hay Chính phủ nào có thể đi ngược với ý dân được.

    Trả lờiXóa
  2. Mong rằng Chính phủ sớm đáp ứng lòng mong mỏi của giáo dân.Trả lại Tòa Khâm sứ để phục vụ sinh hoạt tôn giáo chứ không khai thác bát nháo các loại hình dịch vụ như hiện nay.
    Đã qua rồi cái thời "mượn rồi không trả hoặc chiếm luôn".Mong các vị sớm có những quyết định sáng suốt mang tính hội nhập tòan cầu.

    Trả lờiXóa