Thư Phản bác của TGP Saigòn về vụ chính quyền không trả lại khu nhà 11 Nguyễn Du ngày 17.12.2007:




TÒA TỔNG GIÁM MỤC

180 Nguyễn Đình Chiểu – Quận 3

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(84.8) 930 3828

Fax : (84.8) 930 0598

Email : tgmsg@hcm.vnn.vn

---i˜---

Số : I.88.2007.414

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THƯ PHẢN BÁC

(Phản bác công văn trả lời của Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh số 7902/UBND-PCNC ngày 16/11/2007 “về việc Tòa Tổng Giám Mục đề nghị được nhận lại khu nhà 11 Nguyễn Du, Quận 1”)

Kính gửi : Ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân TP Hồ Chí Minh

Đồng kính gửi : Ông Bí Thư Thành Ủy

Bà Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố

Ông CHủ Tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Thành Phố

Ông Trưởng Ban Tôn Giáo Dân Tộc Thành Phố

Tòa Tổng Giám Mục TP. Hồ Chí Minh đã nhận được công văn của Ủy Ban Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh, số 7902/UBND-PCNC, ngày 16/11/2007 (viết tắt là CV 7902), trả lời “về việc Tòa Tổng Giám Mục đề nghị được nhận lại khu nhà 11 Nguyễn Du, Quận 1”. Sau khi nghiên cứu công văn trả lời trên, Tòa Tổng Giám Mục rất lấy làm tiếc khi phải nói rằng công văn trả lời đã vận dụng, giải thích luật không đúng để bảo vệ cho việc làm sai trái là chiếm dụng khu nhà 11 Nguyễn Du, Quận 1, tài sản của Giáo phận TP Hồ Chí Minh. Lý do Tòa Tổng Giám Mục phản bác như sau :

1/ CV 7902 viết : “Xét khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1 có nguồn gốc của Hội đồng quản trị địa phận Công giáo đứng sở hữu và do các linh mục người Pháp sử dụng để ở, đến năm 1976 các linh mục này về nước, toàn bộ khu nhà trên được Nhà nước tiếp quản và giao cho Công ty Tư vấn Xây dựng Tổng hợp quản lý, bố trí cho cán bộ công nhân viên sử dụng để ở cho đến nay.”

Phản bác : Khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, là tài sản của Giáo phận TP Hồ Chí Minh như chính CV 7902 nhìn nhận. Các linh mục người Pháp chỉ là người ở nhờ, chứ không phải là người sở hữu. Khi các linh mục này về nước, tức là không còn ở nhờ nữa, thì tài sản đó vẫn là tài sản của Giáo phận TP Hồ Chí Minh. Dù cho những người ở nhờ là các linh mục người Pháp đi nữa thì bản chất sự việc vẫn không thay đổi, tức là khu nhà số 11 Nguyễn Du từ trước đến nay vẫn là tài sản của Giáo phận TP Hồ Chí Minh. Vậy Nhà nước căn cứ vào quy định pháp lý vào thời điểm đó để tiếp quản (thực tế là tịch thu) toàn bộ khu nhà 11 Nguyễn Du, Quận 1, và giao cho Công ty Tư vấn Xây dựng Tổng hợp ? Thiết nghĩ đây là việc làm sai trái và không theo bất cứ quy định nào của pháp luật vào thời điểm tịch thu. Có thể khẳng định điều này vì nếu có thể căn cứ vào một quy định nào đó thì CV 9702 đã nêu ra rồi.

2/ CV 7902 viết : “Căn cứ Quyết định số 297/CT ngày 2/10/1991 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tưởng Chính phủ) về một số chính sách về nhà ở thì toàn bộ khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, thuộc diện Nhà nước quản lý.”

Phản bác : Mặc dù CV 7902 không nêu rõ căn cứ điều nào của Quyết định số 297/CT nhưng chúng tôi cho rằng CV 7902 đã căn cứ vào điều 1 có nội dung như sau : “Nhà ở do Nhà nước đang quản lý, sử dụng theo chính sách cải tạo về nhà ở (…Quyết định số 111-CP ngày 14 tháng 4 năm 1977, Quyết định số 305-CP ngày 17 tháng 11 năm 1977 của Hội đồng chính phủ và các văn bản hướng dẫn do cấp Bộ ban hành áp dụng cho các tỉnh phía Nam) bao gồm toàn bộ nhà ở đã có hoặc chưa có quyết định quản lý của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nhưng đã bố trí sử dụng, là nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.”

Tuy nhiên khi đọc kỹ Quyết định số 111-CP Quyết định số 305-CP, chúng tôi cho rằng khu nhà 11 Nguyễn Du, Quận 1, không phải là đối tượng quản lý theo những quyết định trên. Sau đây là một số lý do.

Trước hết tựa đề của Quyết định số 111-CP được đặt tên là “Ban hành chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất cho thuê ở các đô thị và các tỉnh phía Nam”, đến ngày 17/11/1977 thì có quyết định số 305-CP của Hội đồng Chính phủ với tựa đề là “Chính sách quản lý và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nhà đất ở đô thị và các tỉnh miền Nam”. Tuy nhiên nội dung mục III trong quyết định 111-CP vẫn không thay đổi. Đây là mục đề cập đến nhà đất của các đoàn hội, tôn giáo, nhưng chỉ chú ý đến việc cải tạo XHCN đối với nhà đất cho thuê, kể cả nhà đất của các tôn giáo. Còn khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, chưa bao giờ cho thuê mà chỉ cho ở nhờ; do đó không thể là đối tượng quản lý của Nhà nước theo Quyết định số 111-CP.

Ngoài ra, để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi xin trích nguyên văn mục III của Quyết định số 111-CP như sau :

“Đối với nhà đất của các hội đoàn, tôn giáo :

1/ Nhà nước bảo hộ mọi nhà thờ, chùa chiền, miếu mạo, thánh thất được thật sự và thuần túy dùng vào việc thờ cúng hành đạo.

2/ Nhà nước tịch thu toàn bộ nhà đất của các Đoàn, Hội, các tổ chức không được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động.

3/ Nhà đất của các đoàn, hội, các tổ chức khác của tôn giáo hiện đang cho thuê được giải quyết theo chính sách chung về nhà, đất cho thuê. Riêng đối với các khu nhà tập trung của các tổ chức, các tôn giáo đã cho hội viên, giáo dân của mình ở nhờ, hoặc thuê với giá rất rẻ mà không nằm trong phạm vi nơi thờ cúng, hành đạo thì Nhà nước có thể xét cấp hẳn cho người đang sử dụng.

4/Những nhà cửa đất đai khác còn bỏ trống hoặc dùng vào mục đích không phải thờ cúng, hành đạo, thì Nhà nước vận động thuyết phục giáo dân giao cho Nhà nước dùng vào việc phục vụ ích lợi chung.”

Căn cứ cứ vào những quy định trên, chúng tôi nghĩ rằng:

1/ Nếu xét quy định tại điểm 2 thì vào thời điểm ra Quyết định số 111-CP (14/4/1977), Giáo hội Công giáo đã và đang là tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận và cho phép hoạt động, do đó không thể tịch thu khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, vì đó là tài sản của Giáo hội.

2/ Quy định tại điểm 3 không liên can đến vụ việc này.

3/ Nếu hành xử theo quy định tại điểm 4, Nhà nước phải “vận động thuyết phục” Giáo hội chứ không thể tự ý tịch thu khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, và cấp cho các cá nhân làm nhà ở như đã xảy ra. Trong thực tế, Nhà nước đã không hề “vận động thuyết phục” Giáo hội nhưng ngang nhiên tịch thu tài sản chính đáng của Giáo hội.

Đối với Quyết định 305-CP mà QĐ 902 nhắc tới, chúng tôi cho rằng không cần bàn đến ở đây vì chỉ triển khai thêm Quyết định số 111-CP và không thay đổi gì mục III đã trình bày.

Tóm lại, Nhà nước không thể dùng Quyết định số 297/CT ngày 2/10/1991 để biện minh cho việc tịch thu khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, vì khu nhà này không phải là đối tượng của các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất, do đó không thể bị tịch thu.

3/ CV 7902 viết : “Căn cứ điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 1 tháng 7 năm 1991 có quy định : Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất, thì việc Tòa Tổng Giám Mục thành phố khiếu nại đòi lại khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1 đã được Nhà nước quản lý, bố trí sử dụng từ năm 1976 đến nay là không có cơ sở xem xét giải quyết”.

Phản bác : Điều 1 Nghị quyết số 23/2003/QH11 cũng đưa ra nội dung giống như trong Quyết định số 297/CT, đó là Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất. Do đó chúng tôi cho rằng không cần lặp lại những điều đã nói ở số 2 trên đây về Quyết định số 297/CT.

Tóm lại, cũng không thể dùng Nghị quyết số 23/2003/QH11 để biện minh cho việc tịch thu khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, vì khu nhà này không phải là đối tượng của các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất, do đó không thể bị tịch thu.

Dựa trên tất cả những gì đã trình bày, chúng tôi khẳng định rằng :

1/ Khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1, không phải là đối tượng của các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liện quan đến nhà đất.

2/ Không thể căn cứ Quyết định số 297/CTNghị quyết số 23/2003/QH11 để tịch thu khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1. Đó là chưa xét đến cách khách quan và tính công bằng xã hội của những quy định trong các văn bản đó.

3/ Nếu khu nhà số 11, Nguyễn Du, Quận 1 không phải là đối tượng quản lý mà vẫn bị tịch thu, thì đây là một việc làm sai trái , đi ngược lại chính sách của Nhà nước đối với các tổ chức tôn giáo, và làm phương hại đến chính sách đoàn kết quốc gia, đồng thời tạo thêm bất công trong cộng đồng Dân tộc.

YÊU CẦU

Với những lý do phản bác trên, chúng tôi yêu cầu Ủy Ban Nhân Dân Tp. Hồ Chí Minh :

1/ Sớm cho di dời các hộ dân đang sống tại khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1 và hoàn trả khu nhà đất nói trên cho giáo dân Tp. Hồ Chí Minh để giáo phận sử dụng vào việc đáp ứng nhu cầu của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam ngày nay.

2/ Trong khi chờ đợi việc di dời, không cho phép các hộ dân xây cất thêm, cũng không tiến hành việc bán nhà cho các hộ dân tại khu nhà số 11 Nguyễn Du, Quận 1.

Trân trọng gửi đến Quý Vị lời kính chào đoàn kết và xây dựng.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2007

T.U.N Đức Hồng Y Tổng Giám Mục

Linh Mục Tổng Đại Diện

( Đã ký và đóng dấu )

GB. HUỲNH CÔNG MINH

14 nhận xét:

  1. Người Thắp Lửa Cho Những Ước Mơlúc 00:05 15 tháng 1, 2008

    Tôn thờ Chúa, không tôn thờ Vatican. Hi vọng mọi việc sẽ được giải quyết theo hướng lấy gốc rễ kinh tế làm trọng, lấy tinh thần dân tộc làm đầu. Chúa ban phước lành cho tất cả!!!

    Trả lờiXóa
  2. "... Trở lại chuyện đấu tranh, thật ra vấn đề không phải là mấy khu đất, mấy cái dinh thự. Nếu có đòi được thì tốt, không đòi được thì cũng không vì thế mà Hội Thánh bị suy xuyển. Cái chính ở đây là đòi thực thi công lý và hòa bình, hai điều này lớn hơn và quý hơn rất nhiều. Biểu hiện của nó là lương tâm suy thoái, nhân phẩm bị chà đạp. Tòa Khâm Sứ và đất của Thái Hà, nay mai nếu có đòi được, mà xã hội không thay đổi, lương tâm vẫn bị phá hủy thì đến cả chục hải đảo, thậm chí cả đất nước giang sơn này có sở hữu trong tay cũng bằng thừa ! Con người ta sống bằng Tình Yêu chứ không sống bằng... Tòa Khâm Sứ hay bằng Hoàng Sa, Trường Sa ! Vậy cuộc đấu tranh một mặt bùng lên ở chỗ biểu tình của SV đòi lại lãnh thổ, hay những buổi cầu nguyện ở Hà Nội, Hà Đông, Sàigon đều chỉ là những khúc dạo đầu ( Introduction ). Nó báo hiệu một bức bách của mọi người trước bất công, tham nhũng, suy đồi mọi mặt... Đấu tranh bất bạo động thật ra là một nét diễn tả cái tâm thế yêu thương, bao dung và sẵn sàng tha thứ..." (xin trích lại lời của Lm Le Quang Uy"

    Trả lờiXóa
  3. @Dream: Tôn thờ Chúa, không tôn thờ Vatican. Bạn học câu này ở đọan nào trong Kinh Thánh vậy ?

    Trả lờiXóa
  4. @Dream: "Hi vọng mọi việc sẽ được giải quyết theo hướng lấy gốc rễ kinh tế làm trọng, lấy tinh thần dân tộc làm đầu".
    Ai cho phép cướp đất của nhà thờ chùa chiền để làm kinh tế.Đó là nền kinh tế của ai vậy?
    Câu nói của bạn nên áp dụng cho Hoàng sa - Trường sa mới đúng,đó là cả một nền kinh tế biển và dầu khí,là chỗ dựa cho đất nước phát triển,là chỗ thể hiện tinh thần dân tộc.

    Trả lờiXóa
  5. Nhân Quyền & Công Lýlúc 21:10 15 tháng 1, 2008

    "Ai cấp cho nhà thờ vậy ?". Nếu HSN trả lời được câu hỏi này thì sẽ có câu trả lời cho mình : "Ai cấp nhà cho HSN vậy ?"
    Đừng chơi vơi Vatican vì họ "không còn là người VN nữa nhưng là lama" . Khôngbiết HSN mấy tuổi rồi mà lý luận kiểu gì lạ vậy ? Vậy chơi với Tàu sẽ thành Tàu ? .... Tự do ngôn luận, nhưng ít nhất phải biết tôn trọng chính lý trí của mình chứ ?

    Trả lờiXóa
  6. Đồng chí Dream này thì có biết đạo biết Chúa gì đâu mà hô hào người ta thờ này không thờ kia? Còn bác HSN thì hỏi xong tự trả lời luôn đi. Ai cấp đất cho nhà thờ? Thiển cận quá.

    Trả lờiXóa
  7. @Dream: mình xin góp ý là cậu nên sửa cm của cậu thành: " thờ Chúa , nhưng không thờ Cộng Sản " thì đúng hơn .
    @HSN: Xin cho hỏi thăm vậy chứ ngôi nhà bạn đang ở ai cấp cho đất đó thế ? Nhà nước ư ? Vậy chắc bạn thuộc COCC rồi . Còn nếu bạn đang sống trên đất của gia đình mua lại hay của ông bà để lại thì ... bạn tự trả lời cho câu hỏi " ai cấp cho nhà thờ vậy" của bạn đi .Còn bạn nói đừng chơi với Vatican vì họ không phải người Việt Nam thì nhắc bạn nhé , đừng nịnh hót ủng hộ bang giao với Mỹ luôn nhé vì họ cũng không phải người Việt mình đâu !

    Trả lờiXóa
  8. ai cấp cho nhà thờ vậy, Nhà thờ cư có chỗ nào đẹp nào trung tâm là của nhà thò sao.cả 1khu ở đường tôn đức thắng chưa đủ sao.Nhà thờ có đặc quyên đặc lợi sao.nói chung không nên chơi với vaticang vì họ vốn dĩ không còn là người việt nam nũa họ là ngừoi lama

    Trả lờiXóa
  9. CLB Nhà Báo Tự Dolúc 04:27 16 tháng 1, 2008

    @Nhân quyền...: Theo tôi, bạn đừng phí công trả lời cho kẻ còn viết sai chính tả và không biết mình hỏi gì.

    Trả lờiXóa
  10. Chuyện các tôn giáo đứng lên đòi lại đất đai và nơi thờ phượng của họ là chuyện có đạo lý xét về cả mặt pháp lý , công bằng xã hội và cả về lương tâm con người . Phật tử đòi lại chùa chiền, tín đồ Kitô Hữu đòi lại nhà thờ .Cái gì thuộc sở hữu của mình mà bị cướp đọat và mình biết đích danh ai cướp đọat thì lẽ tất nhiên là uất ức và phải đòi lại cho bằng được để lấy lại công bằng . Điều đó có gì là khó hiểu đâu nè . Kẻ nào ngang nhiên giả khờ không hiểu hay là giả lơ như không nghe thì chỉ là kẻ lưu manh, vô lương tri !
    Các Phật Tử và các giáo dân Kitô giáo không hề đi cướp tài sản của kẻ khác . Đất đai và bất động sản mà họ đòi là có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của họ trước khi bị chính quyền CSVN chiếm đọat trái phép .
    Khách quan mà nói, bên chính quyền CSVN không có giấy tờ nào xác định họ đã mua đất đai đó với giá thị trường và với sự chấp thuận của Tòa Giám Mục hay Tòa Khâm Sứ hay Giáo Hội Phật Giáo .
    Tất cả những người đang ở trong các tòa nhà và đất đai của Giáo Hội Phật Giáo, cũng như của Giáo Hội Công Giáo hay Giáo Hội Hòa Hảo, Tin Lành đã bị chiếm đọat là các cán bộ cao cấp . Tại sao tài sản của tư nhân tự dưng biến thành tài sản chung của chính quyền, rồi sau đó lại biến thành tài sản riêng để cho vài người cá nhân sử dụng ? Như vậy không phải là cướp đọat hay sao ? Các cán bộ đó có giấy tờ gì chứng minh họ đã mua đất đai của các Giáo Hội chưa ? Có đền bù thỏa đáng tính theo giá thị trường hay không ? Có được giấy chấp thuận mua bán sòng phẳng hay không ?

    Trả lờiXóa
  11. Tại sao PL nêu lên vấn đề là cần phải có giấy chấp thuận mua bán sòng phẳng thỏa thuận giữa hai bên ? Bởi vì chuyện thương mại mua bán sang nhượng nào cũng cần phải rõ ràng rành mạch bằng giấy trắng mực đen . Cho dù là giả dụ (cái này là giả dụ thôi, chớ chưa từng xảy ra giữa chính quyền CSVN và các Giáo Hội tôn giáo tại VN bao giờ )... giả dụ nhé: Chính quyền muốn mua miếng đất đó của Giáo Hội (có thể là nhà thờ hay tu viện hay chùa chiền ) và trả giá cao bằng hoặc hơn giá thị trường, nhưng Giáo Hội không muốn bán với lý do là nơi phụng thờ đó tiện lợi cho các tín đồ trong việc cử hành tôn giáo của họ (tín ngưỡng cao quý hơn tiền bạc) ... như vậy là thỏa thuận vẫn không đạt được, vì 1 bên muốn mua nhưng 1 bên không muốn bán . Theo đúng luật thì chính quyền không thể cưỡng đọat trái phép bắt các giáo sĩ, tu sĩ phải dọn ra . Đó là vô đạo lý, bất công, khác nào cướp ngày! Phải không nè ?

    Trả lờiXóa
  12. @dust: Từ kinh thánh của cuộc sống :D

    Trả lờiXóa
  13. a dust@ chào " bắt tay trái " nhé

    Trả lờiXóa
  14. @HSN .Hình như bạn sinh ra từ cục đá phải không ? mình thấy bạn lúc nào cũng hằn học với Tôn Giáo hết vậy . Có tin quả báo không em ..

    Trả lờiXóa