Hoa Kỳ kỷ niệm năm thứ 10 đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế





Nguyễn An, phóng viên đài RFA
2008-07-15

Tại Tòa Bạch ốc, trưa thứ hai 14-7, đã diễn ra lễ kỷ niệm năm thứ 10 đạo luật Tự do tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ. Nhân dịp này, Tổng thống George W. Bush đã đọc một bài diễn văn nói lên tác dụng và vai trò của đạo luật trong quan hệ ngoại giao của Hoa kỳ với các nước khác.

Tự do đầu tiên

Sau khi cám ơn và hoan nghênh sự hiện diện của quan khách, Tổng thống Bush nói tự do đầu tiên được trân trọng tại Hoa Kỳ là Tự Do tôn giáo, và ông cho biết nguyên nhân ra đời của đạo luật:

“Tại nhiều quốc gia, phát biểu về tự do bị ngăn cấm bởi chế độ độc tài, bởi sự bất dung thứ hay bằng cách đàn áp, nên 10 năm trước đây, các đại diện dân cử đã phối hợp với các lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động nhân quyền đẩy mạnh quyền tự do tôn giáo trên thế giới, mà đạo lụât này là kết quả.”

Ông cũng nói là nhờ có đạo luật này, mà Hoa kỳ có cơ sở để cổ vũ cho tự do tôn giáo trên thế giới.

Đạo luật đã tạo ra chức vụ đại sứ Tự do có nhiệm vụ đảm bảo rằng tự do tôn giáo được mọi chính quyền tôn trọng. Vị đại sứ ấy hiện nay là ông John Hanford.

Đạo luật cũng đưa đến sự thành lập Ủy ban Hoa kỳ về tự do tôn giáo trên thế giới để theo dõi tình hình ấy trên quy mô tòan cầu, và báo cáo hàng năm cho quốc hội. Đạo luật còn cho phép chính phủ Hoa kỳ có các biện pháp chế tài nếu cần.

Các biện pháp ấy do tổng thống Hoa kỳ tùy nghi chọn lựa để áp dụng, và có 15 hình thức, trong đó có: Phản đối ngoại giao; Lên án; Hoãn hay hủy bỏ các trao đổi văn hóa và khoa học; Từ chối, hõan hay hủy bỏ các cuộc viếng thăm chính thức; Rút lại, giới hạn hay ngưng một số loại viện trợ; Khuyến cáo các định chế quốc tế công và tư ngưng giúp đỡ hay cấm các cơ quan chính phủ Hoa kỳ ký các thỏa thuận xuất nhập khẩu với các chính quyền liên hệ…

Trung tâm của chính sách ngoại giao

Với các quy định như thế, đạo luật đã đưa vấn đê tự do tôn giáo trở thành trung tâm của chính sách ngoại giao của Hoa kỳ với thế giới, và nhờ thế mà trong vài năm gần đây, nhiều quốc gia đã đạt được một số tiến bộ đáng kể trong lãnh vực tự do tôn giáo. Tổng thống Bush liệt kê:

Tại Turkmenistan, khi vị trửơng lão Hồi Giáo tòan quốc Ibadullah bị cách chức và bỏ tù chỉ vì đã từ chối giảng dậy những tuyên truyền của chính phủ như rao giảng kinh, thì Hoa kỳ đã tạo áp lực để ông được trả tự do. Năm 2007, ông được ân xá và trở thành cố vấn của Hội đồng tòan quốc Tôn giáo vụ cùa xứ này.

Tại Việt Nam, cũng đã thấy một số tiến bộ. Trên cơ sở của đạo luật, Hoa kỳ đã áp lực Việt Nam trả tự do cho hàng chục tù nhân tôn giáo. Chính phủ Việt Nam cũng đã chấp thuận cho phép hoạt động lại một số hội thánh đã bị đóng cửa trước đây. Hầu hết các tôn giáo đều cho biết là sau này, nhà cầm quyền có nới tay hơn trong việc đàn áp tín đồ. Đạo luật cũng cho phép Hoa kỳ khuyến khích Việt Nam đạt được những tiến bộ bước đầu, và Hoa kỳ hiện vẫn đang làm việc với Việt Nam để có ngày tòan thể người dân Việt Nam có được tự do tín ngưỡng.

Các nhà lãnh đạo hãy tức khắc chấm dứt sách nhiễu tự do tôn giáo của dân chúng, và hãy tôn trọng quyền tự do của những người chỉ mong muốn được thờ phụng thượng đế của họ.

TT Hoa Kỳ George W. Bush

Cổ võ Tự do Tôn giáo

Cũng nhân dịp kỷ niệm mười năm ra đời của Đạo lụât quốc tế về tự do tôn giáo, tổng thống Bush nhắc đến những người chưa đựoc hửơng quyền tự do cao quý và thiết yếu này, đặc biệt là người dân ở các quốc gia nằm trong danh sách cần được đặc biệt quan tâm, gọi tắt là CPC.

Danh sách này hiện gồm có 10 nước, trong đó có Miến điện, Trung quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn…Việt Nam đã được rút tên khỏi danh sách này từ tháng 11 năm 2006. Đối với những quốc gia ấy, tổng thống Bush kêu gọi:

“Các nhà lãnh đạo hãy tức khắc chấm dứt sách nhiễu tự do tôn giáo của dân chúng, và hãy tôn trọng quyền tự do của những người chỉ mong muốn được thờ phụng thượng đế của họ.”

Tổng thống Bush cũng nói là bất cứ khi nào và ở đâu, khi ông có dịp gặp gỡ các nhà lãnh đạo trên thế giới, ông đều nhắc nhở với họ rằng phải để cho xã hội có tự do tôn giáo, chứ đừng có sợ cái quyền ấy.

Ông cũng nói đã từng tham dự lễ lạc tôn giáo ở Hà nội cũng như ở Bắc Kinh, và ông cũng đã nhắc nhở giới lãnh đạo quốc gia các nước ấy rằng công việc thờ phụng tôn giáo là một phần không thể thiếu được trong sự phát triển xã hội, và đó phải là điều mà họ nên tự hào.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét