Tắc Kè dịch từ bài viết gốc "Hanoi Pain" của Roger Mitton trên Asia Sentinel.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Nội dung chỉ để tham khảo.
Khoảng cách giữa các phe trong Đảng Cộng sản VN đã được mở rộng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, đe dọa sự ổn định chính trị lâu dài.
Ban chấp hành Trung ương Đảng tuần trước đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với nỗ lực thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lạm phát, đình công kéo dài và thâm hụt thương mại tăng mạnh.
Rõ ràng các cách nhìn nhận mâu thuẫn nhau về nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam và về cách tốt nhất để giải quyết nó, đã gây tranh cãi từ các lãnh đạo Đảng cấp cao nhất cho tới các lãnh đạo cơ sở cấp tỉnh. Bản thân các lãnh đạo Đảng vẫn còn phân chia giữa những người tiếp tục hỗ trợ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với chính sách phát triển kinh tế mở rộng với tốc độ tăng trưởng cao và một nhóm đông đảo hỗ trợ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, người coi trọng sự phát triển chắc chắn và một tỷ lệ tăng trưởng chậm hơn.
Đi kèm với các hệ tư tưởng về kinh tế khác biệt là các bất mãn cá nhân khi việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng chức nhanh chóng cho các chuyên gia kỹ thuật và các đồng hương miền Nam đã loại trừ các cựu chuyên gia miền Trung. Thêm vào những chia rẽ này là các chiến dịch chống tham nhũng không hiệu quả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như vụ bắt và trấn áp các nhà báo và các giáo dân.
Các nguồn tin trong nội bộ Đảng và giới ngoại giao nói rằng có tin đồn nếu chia rẽ quá trầm trọng thì có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân sự lãnh đạo trong tương lai gần.
Cuộc họp cuối tuần qua tại Hà Nội là hội nghị bất thường thứ ba trong năm nay, đã triệu tập vội vã tất cả 160 thành viên Ban Chấp hành Trung ương, để ngăn chặn sự bất mãn của dân chúng và tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu đe dọa sự ổn định xã hội và quyền kiểm soát của Đảng.
Theo truyền thống, hàng năm chỉ có hai hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, nhưng năm nay sau cuộc họp lần đầu tiên trong tháng giêng, cuộc họp thứ hai được tổ chức vội vàng trong tháng bảy để quyết định xem phải làm gì khi kinh tế suy thoái. Bây giờ là hội nghị lần thứ ba trong tháng mười.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, cho biết: "Hội nghị lần thứ ba cho thấy có cái gì đó rất đáng kể đang được thảo luận."
Các cuộc thảo luận trong ba ngày hội nghị hầu như hoàn toàn tập trung vào các vấn đề kinh tế-xã hội, chủ yếu về cách ngăn ngừa các nền kinh tế đã suy thoái khỏi khủng hoảng thêm vì khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch của InvestConsult Group, một trong những công ty tư vấn lớn nhất Việt Nam, nhận xét: "Hội nghị lần này rất quan trọng bởi vì nó tập trung vào phương thức đối phó với lạm phát và cách phản ứng với sự suy thoái của thị trường Mỹ".
Nhưng điều này là không có gì mới, ở cả hai hội nghị lần trước các nhà lãnh đạo Đảng cũng thảo luận với cùng chủ đề, lần nào cũng cảnh báo nguy hiểm và cãi nhau căng thẳng trong nội bộ về việc ai đã đưa ra đường lối đúng.
Trong lần họp trước đó, các thành viên Ban Chấp hành Trung ương do đã mất kiên nhẫn với chính phủ khi lạm phát tăng trên 30 phần trăm, đã trao quyền cho Bộ Chính trị gồm 14 người quyền lực lớn nhất chịu trách nhiệm điều khiển nền kinh tế cho đến cuối năm nay. Quyết định lấy đi quyền kiểm soát của nền kinh tế từ tay chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gạt những người của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang một bên.
Tuy vậy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ban bệ của ông không thể làm gì nhiều vì họ chiếm thiểu số trong Bộ Chính trị, nơi những người ủng hộ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bảo thủ hơn chiếm ưu thế.
Hội nghị diễn ra vào tháng bảy không nhất thiết phải là một tín hiệu của việc thiếu niềm tin vào khả năng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy nhiều thành viên Ban Chấp hành Trung ương không tin rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người để điều khiển đất nước trong thời kỳ khó khăn. Và cuộc họp cuối tuần qua cho thấy rõ ràng rằng họ vẫn cảm thấy chưa thuyết phục.
Thật vậy, chỉ cần một ngày trước khi hội nghị kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại trong diễn văn của mình việc các Bộ ngành phải ưu tiên chống lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tốc độ tăng trưởng thích hợp.
Ông tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu tăng trưởng khoảng 7 phần trăm trong năm nay, tỷ lệ mà rất nhiều người cho rằng không thể đạt được.
Ít ra điều đó còn thực tế hơn mục tiêu ban đầu của chính phủ là 9 phần trăm. Ngân hàng Phát triển châu Á và các tổ chức khác chỉ đưa ra con số dự báo khoảng 5 phần trăm.
Và ở Hội nghị tuần trước Ban Chấp hành Trung ướng đã rất khôn ngoan khi đưa ra dự đoán rất chung chung là "tốc độ tăng trưởng nên được giữ ở một mức độ thích hợp và bền vững." Đã qua rồi cái thời VN phát triển 8 phần trăm mỗi năm trong cả thập kỷ vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo Bộ và các ban ngành kinh tế, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tập trung chú ý đến các biến động tại thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu để có đối sách thích hợp nhằm bảo đảm các an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã từng làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã không có một tác động đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam cho đến nay.
Tuy nhiên, trong khi ông cảnh báo Việt Nam luôn phải đề phòng, diễn văn của ông vẫn được cho là quá lạc quan. Tiếng nói trong cộng đồng doanh nghiệp cho rằng khủng hoảng kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng của đến nền kinh tế đã suy thoái sẵn của Việt Nam.
Ông Nguyễn Trần Bạt cho biết: "Rõ ràng, khủng hoảng kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu xã hội và kinh tế của Đảng, và việc hoạch định lại các mục tiêu dài hạn có thể là cần thiết."
Mỹ là thị trường quan trọng đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là dệt may, hải sản, giày dép, đồ gỗ và nhiều nguyên vật liệu thô. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thay vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời kiểm soát nhập khẩu để giảm bớt cán cân thanh toán.
Hơn nữa, tiền ngoại hối gửi về Việt Nam của các Việt Kiều ở Mỹ, Châu Âu và Australia sẽ giảm đi. Và chắc chắn nhiều hứa hẹn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam sẽ không thành hiện thực.
Sự lạc quan thận trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tương phản với sự cảnh báo cởi mở của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ngôn ngữ của họ có thể về bề ngoài thì giống nhau, nhưng sự khác biệt là rất rõ ràng.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lưu ý rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và nhiều hợp tác đầu tư, vẫn còn có những khuyết điểm chính cũng như các yếu kém, bao gồm cả lạm phát tăng cao, thâm thủng cán cân thanh toán và đình công kéo dài. Nói cách khác, người dân vẫn lo lắng và bất mãn - điều này có thể dẫn đến các vấn đề lớn đối với Đảng nếu nó không được giải quyết sớm. Ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương tìm ra nguyên nhân và hành động ngay.
Thực tế Tổng Bí thư Đảng đã nhắc đi nhắc lại - một năm sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Việt Nam - rằng vẫn còn cần phải xác định nguyên nhân của nó, chưa nói đến các giải pháp, là một cảnh báo đáng ngại.
Trong năm qua, nền kinh tế dựa trên xuất khẩu của Việt Nam càng ngày càng khó khăn, và bây giờ, với các thị trường xuất khẩu lớn nhất thì đang khủng hoảng, tình hình càng ngày càng xấu, đặc biệt với những người thu nhập thấp và trung bình phải chịu sự tăng giá mạnh của các mặt hàng thiết yếu.
Cuối tuần trước Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Bùi Xuân Khu nói Việt Nam sẽ bắt đầu tăng giá điện 20% vào năm tới để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng vốn đã kém hiệu quả. "Gần đây, chúng tôi đã duy trì ở mức thấp giá bán điện với mục tiêu chống lạm phát, nhưng giá sẽ bắt đầu tăng vào năm 2009."
Những bước đi như vậy sẽ có nhiều khả năng tạo ra bất mãn quy mô lớn và đình công kéo dài, đồng thời cũng khoét sâu các mâu thuẫn trong nội bộ Đảng về tính đúng đắn của các hành động như vậy. Chính phủ cũng đã chính thức thừa nhận rằng mức lạm phát giảm xuống một con số sớm nhất chỉ có thể đạt được vào năm 2010.
Đồng thời với việc giải quyết những vấn đề gai góc, Hội nghị cuối tuần qua cũng thảo luận về phiên họp tiếp theo của Quốc hội sẽ sớm được diễn ra tại Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng biết rằng họ phải cố gắng để tạo ra những chính sách kinh tế đáp ứng được mong đợi của các đại biểu Quốc hội và ngăn được những lời phê bình đã xảy ra trong kỳ họp tháng giêng. Khi đó lạm phát mới chỉ 14 phần trăm, thâm thủng cán cân thương mại, cũng như mức đình công dường như tương đối bình thường.
Tình hình hiện nay đã khác đi nhiều, và giống như kỳ họp tháng giêng, các đại biểu QH của Việt Nam từ nông thôn và các địa phương sẽ đánh giá rất sát sao công việc của Chính phủ khi họ kể lại các vấn đề nông dân vùng họ đại diện phải đối mặt do lạm phát.
Việc hội nghị cuối tuần qua sẽ thúc đẩy ban lãnh đạo Đảng hành động với sự đoàn kết cần có hay không thì vẫn chưa rõ. Nếu không, rất có khả năng sẽ có một cuộc họp khác, hoặc thậm chí là họp Quốc hội giữa kỳ để thay đổi cương vị của các lãnh đạo cao cấp, không loại trừ kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có thể bị thuyên chuyển chức vụ hoặc bị cho về nghỉ.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã cảnh báo trong diễn văn bế mạc hội nghị: "Việc đạt được sự đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân đội cũng như trong tất cả các ban ngành là đặc biệt quan trọng."
Lãnh đạo Đảng không chỉ lo ngại những chia rẽ trong nội bộ, mà còn lo lắng trước bất kỳ mâu thuẫn xã hội hoặc các đối đầu mang tính chính trị. Do vậy gần đây đã có các vụ xử lý nhà báo và giáo dân. Một số nhà báo đã bị giam giữ trong vài tháng qua, và hai nhà báo chống tham nhũng bị đưa ra tòa vì đã đưa tin bài nói về sự không thống nhất giữa các nhà lãnh đạo đảng trong việc giải quyết vụ PMU18 đình đám hai năm trước đây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đại diện Hội đồng giám mục Nguyễn Văn Nhơn 1.10.2008
Các giáo dân Công giáo, bao gồm cả Tổng Giám mục tại Hà Nội, cũng đã được cảnh báo để ngừng các cuộc cầu nguyện phản đối việc trưng thu tài sản của họ sau kháng chiến chống Pháp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các cuộc phản kháng gần đây là "hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu các hoạt động trên không kết thúc, sẽ có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước và Công giáo."
Thủ tướng Chính phủ vừa mới gặp gỡ với một vài linh mục, nhưng các vấn đề đất đai đã không được giải quyết và điều này là cản trở chính việc phục hồi các quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican.
Các quan chức cấp thành phố, đặc biệt những người ủng hộ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh như Bí thư Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, muốn có thêm các hành động mạnh tay hơn. Họ tin rằng Mỹ và các nước phương Tây đang quá chú ý vào khủng hoảng toàn cầu và bầu cử Tổng thống Mỹ để quan tâm nhiều đến việc trấn áp tôn giáo và báo chí tại Việt Nam.
Những người khác, chủ yếu là trong nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tranh luận rằng cách hành động tốt nhất là hạ nhiệt đối với cả hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt 20.12.2007
Ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng "Mặc dù chính quyền địa phương rõ ràng không thể trả lại đất cho Giáo Hội Công Giáo vì không có khuôn khổ pháp lý để làm như thế, nhưng tôi vẫn muốn dùng biện pháp hòa hoãn để giải quyết tranh chấp."
Giáo sư Thayer nói thêm: "Một giải pháp cứng rắn chống Giáo hội Công giáo không bao giờ là một ý tưởng tốt và trong một cuộc khủng hoảng kinh tế đó là một ý tưởng còn tệ hơn nữa. Tuy nhiên, các thành viên bảo thủ sẽ nêu ra sự lo lắng của họ về độ ổn định chính trị."
Thật vậy, việc trừng phạt báo chí cũng như các hành động trấn áp giáo dân cũng đã được thảo luận trong hội nghị bởi vì khi kinh tế càng kém thì sự lo lắng về ổn định an ninh chính trị của lãnh đạo Đảng càng tăng, nhất là đảm bảo quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc của Viện Nghiên cứu phát triển tại Hà Nội cho biết: "Đảng Cộng sản luôn luôn sử dụng sự sợ hãi về ổn định an ninh chính trị để hạn chế dân chủ hóa và họ sẽ tiếp tục làm điều đó."
Lãnh đạo Đảng coi sự ổn định chính trị của Việt Nam như là điểm căn bản để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi các quốc gia cạnh tranh trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Philippines đều có các bất ổn chính trị kéo dài.
Đầu mùa hè này, Michael Pease, Chủ tịch của Phòng Thương mại Mỹ và Tổng Giám đốc của Ford Việt Nam đã nói: "Sự thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn được xây dựng trên kỳ vọng của sự ổn định kinh tế và chính trị."
Một báo cáo sớm trong năm nay, do Công ty Business Monitor International Ltd, liệt kê danh sách các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương theo độ ổn định chính trị, đánh giá Việt Nam đứng thứ hai cùng với Hồng Kông, chỉ sau Singapore, về độ ổn định chính trị ngắn hạn.
Đương nhiên các nhà lãnh đạo Đảng của cả phe bảo thủ và cấp tiến đều vui mừng với báo cáo đó và muốn đảm bảo rằng khủng hoảng kinh tế hiện nay và các vấn đề tôn giáo cũng như báo chí không làm ảnh hưởng đến đánh giá tốt đẹp trên.
Đảng viên kỳ cựu Vũ Mão, cựu chủ tịch UB đối ngoại của Quốc hội nói: "Tôi có cảm giác buồn vui lẫn lộn khi nghe nói rằng sự ổn định chính trị ngắn hạn của Việt Nam được đánh giá cao như vậy. Các đánh giá theo tôi là quá cao và không xét đến rất nhiều vấn đề của Việt Nam như quyền đất đai, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và chất lượng cuộc sống của công nhân có thu nhập thấp."
Thayer nói thêm: "Người dân thành phố lớn càng ngày càng bất mãn về việc tăng giá, ô nhiễm, tắc đường và tham nhũng."
Thật vậy, khi đánh giá rủi ro chính trị lâu dài, Việt Nam đã không được đánh giá cao trong báo cáo đó và đứng gần cuối, chỉ đứng trên các quốc gia như Lào và Myanmar.
Tất nhiên, nếu kể cả mâu thuẫn trong lãnh đạo Đảng, sẽ ít ai tin chính quyền ở Việt Nam sẽ sụp đổ vì tình hình khủng hoảng hiện nay của nền kinh tế và các hành động của một số người bất đồng chính kiến, các nhà báo và các linh mục.
Nhưng chắc chắn các lãnh đạo Đảng hiện nay phải chịu áp lực và sẽ không có Hội nghị cuối tuần qua nếu như không có sức ép phải họp. Các chi tiết cuối cùng của cuộc họp đó sẽ dần dần được làm rõ.
Khoảng cách giữa các phe trong Đảng Cộng sản VN đã được mở rộng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, đe dọa sự ổn định chính trị lâu dài.
Ban chấp hành Trung ương Đảng tuần trước đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với nỗ lực thúc đẩy cuộc đấu tranh chống lạm phát, đình công kéo dài và thâm hụt thương mại tăng mạnh.
Rõ ràng các cách nhìn nhận mâu thuẫn nhau về nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam và về cách tốt nhất để giải quyết nó, đã gây tranh cãi từ các lãnh đạo Đảng cấp cao nhất cho tới các lãnh đạo cơ sở cấp tỉnh. Bản thân các lãnh đạo Đảng vẫn còn phân chia giữa những người tiếp tục hỗ trợ Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng với chính sách phát triển kinh tế mở rộng với tốc độ tăng trưởng cao và một nhóm đông đảo hỗ trợ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, người coi trọng sự phát triển chắc chắn và một tỷ lệ tăng trưởng chậm hơn.
Đi kèm với các hệ tư tưởng về kinh tế khác biệt là các bất mãn cá nhân khi việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăng chức nhanh chóng cho các chuyên gia kỹ thuật và các đồng hương miền Nam đã loại trừ các cựu chuyên gia miền Trung. Thêm vào những chia rẽ này là các chiến dịch chống tham nhũng không hiệu quả của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như vụ bắt và trấn áp các nhà báo và các giáo dân.
Các nguồn tin trong nội bộ Đảng và giới ngoại giao nói rằng có tin đồn nếu chia rẽ quá trầm trọng thì có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng nhân sự lãnh đạo trong tương lai gần.
Cuộc họp cuối tuần qua tại Hà Nội là hội nghị bất thường thứ ba trong năm nay, đã triệu tập vội vã tất cả 160 thành viên Ban Chấp hành Trung ương, để ngăn chặn sự bất mãn của dân chúng và tập trung giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đã bắt đầu đe dọa sự ổn định xã hội và quyền kiểm soát của Đảng.
Theo truyền thống, hàng năm chỉ có hai hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, nhưng năm nay sau cuộc họp lần đầu tiên trong tháng giêng, cuộc họp thứ hai được tổ chức vội vàng trong tháng bảy để quyết định xem phải làm gì khi kinh tế suy thoái. Bây giờ là hội nghị lần thứ ba trong tháng mười.
Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia, cho biết: "Hội nghị lần thứ ba cho thấy có cái gì đó rất đáng kể đang được thảo luận."
Các cuộc thảo luận trong ba ngày hội nghị hầu như hoàn toàn tập trung vào các vấn đề kinh tế-xã hội, chủ yếu về cách ngăn ngừa các nền kinh tế đã suy thoái khỏi khủng hoảng thêm vì khủng hoảng tài chính ở Mỹ.
Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch của InvestConsult Group, một trong những công ty tư vấn lớn nhất Việt Nam, nhận xét: "Hội nghị lần này rất quan trọng bởi vì nó tập trung vào phương thức đối phó với lạm phát và cách phản ứng với sự suy thoái của thị trường Mỹ".
Nhưng điều này là không có gì mới, ở cả hai hội nghị lần trước các nhà lãnh đạo Đảng cũng thảo luận với cùng chủ đề, lần nào cũng cảnh báo nguy hiểm và cãi nhau căng thẳng trong nội bộ về việc ai đã đưa ra đường lối đúng.
Trong lần họp trước đó, các thành viên Ban Chấp hành Trung ương do đã mất kiên nhẫn với chính phủ khi lạm phát tăng trên 30 phần trăm, đã trao quyền cho Bộ Chính trị gồm 14 người quyền lực lớn nhất chịu trách nhiệm điều khiển nền kinh tế cho đến cuối năm nay. Quyết định lấy đi quyền kiểm soát của nền kinh tế từ tay chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gạt những người của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang một bên.
Tuy vậy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ban bệ của ông không thể làm gì nhiều vì họ chiếm thiểu số trong Bộ Chính trị, nơi những người ủng hộ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh bảo thủ hơn chiếm ưu thế.
Hội nghị diễn ra vào tháng bảy không nhất thiết phải là một tín hiệu của việc thiếu niềm tin vào khả năng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy nhiều thành viên Ban Chấp hành Trung ương không tin rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người để điều khiển đất nước trong thời kỳ khó khăn. Và cuộc họp cuối tuần qua cho thấy rõ ràng rằng họ vẫn cảm thấy chưa thuyết phục.
Thật vậy, chỉ cần một ngày trước khi hội nghị kết thúc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại trong diễn văn của mình việc các Bộ ngành phải ưu tiên chống lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tốc độ tăng trưởng thích hợp.
Ông tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ mục tiêu tăng trưởng khoảng 7 phần trăm trong năm nay, tỷ lệ mà rất nhiều người cho rằng không thể đạt được.
Ít ra điều đó còn thực tế hơn mục tiêu ban đầu của chính phủ là 9 phần trăm. Ngân hàng Phát triển châu Á và các tổ chức khác chỉ đưa ra con số dự báo khoảng 5 phần trăm.
Và ở Hội nghị tuần trước Ban Chấp hành Trung ướng đã rất khôn ngoan khi đưa ra dự đoán rất chung chung là "tốc độ tăng trưởng nên được giữ ở một mức độ thích hợp và bền vững." Đã qua rồi cái thời VN phát triển 8 phần trăm mỗi năm trong cả thập kỷ vừa qua.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chỉ đạo Bộ và các ban ngành kinh tế, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tập trung chú ý đến các biến động tại thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu để có đối sách thích hợp nhằm bảo đảm các an toàn cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã từng làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ đã không có một tác động đáng kể đối với nền kinh tế Việt Nam cho đến nay.
Tuy nhiên, trong khi ông cảnh báo Việt Nam luôn phải đề phòng, diễn văn của ông vẫn được cho là quá lạc quan. Tiếng nói trong cộng đồng doanh nghiệp cho rằng khủng hoảng kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng của đến nền kinh tế đã suy thoái sẵn của Việt Nam.
Ông Nguyễn Trần Bạt cho biết: "Rõ ràng, khủng hoảng kinh tế Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các mục tiêu xã hội và kinh tế của Đảng, và việc hoạch định lại các mục tiêu dài hạn có thể là cần thiết."
Mỹ là thị trường quan trọng đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là dệt may, hải sản, giày dép, đồ gỗ và nhiều nguyên vật liệu thô. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thay vì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời kiểm soát nhập khẩu để giảm bớt cán cân thanh toán.
Hơn nữa, tiền ngoại hối gửi về Việt Nam của các Việt Kiều ở Mỹ, Châu Âu và Australia sẽ giảm đi. Và chắc chắn nhiều hứa hẹn của Mỹ đầu tư vào Việt Nam sẽ không thành hiện thực.
Sự lạc quan thận trọng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tương phản với sự cảnh báo cởi mở của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ngôn ngữ của họ có thể về bề ngoài thì giống nhau, nhưng sự khác biệt là rất rõ ràng.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lưu ý rằng mặc dù tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao và nhiều hợp tác đầu tư, vẫn còn có những khuyết điểm chính cũng như các yếu kém, bao gồm cả lạm phát tăng cao, thâm thủng cán cân thanh toán và đình công kéo dài. Nói cách khác, người dân vẫn lo lắng và bất mãn - điều này có thể dẫn đến các vấn đề lớn đối với Đảng nếu nó không được giải quyết sớm. Ông yêu cầu Ban Chấp hành Trung ương tìm ra nguyên nhân và hành động ngay.
Thực tế Tổng Bí thư Đảng đã nhắc đi nhắc lại - một năm sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra tại Việt Nam - rằng vẫn còn cần phải xác định nguyên nhân của nó, chưa nói đến các giải pháp, là một cảnh báo đáng ngại.
Trong năm qua, nền kinh tế dựa trên xuất khẩu của Việt Nam càng ngày càng khó khăn, và bây giờ, với các thị trường xuất khẩu lớn nhất thì đang khủng hoảng, tình hình càng ngày càng xấu, đặc biệt với những người thu nhập thấp và trung bình phải chịu sự tăng giá mạnh của các mặt hàng thiết yếu.
Cuối tuần trước Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Bùi Xuân Khu nói Việt Nam sẽ bắt đầu tăng giá điện 20% vào năm tới để thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng vốn đã kém hiệu quả. "Gần đây, chúng tôi đã duy trì ở mức thấp giá bán điện với mục tiêu chống lạm phát, nhưng giá sẽ bắt đầu tăng vào năm 2009."
Những bước đi như vậy sẽ có nhiều khả năng tạo ra bất mãn quy mô lớn và đình công kéo dài, đồng thời cũng khoét sâu các mâu thuẫn trong nội bộ Đảng về tính đúng đắn của các hành động như vậy. Chính phủ cũng đã chính thức thừa nhận rằng mức lạm phát giảm xuống một con số sớm nhất chỉ có thể đạt được vào năm 2010.
Đồng thời với việc giải quyết những vấn đề gai góc, Hội nghị cuối tuần qua cũng thảo luận về phiên họp tiếp theo của Quốc hội sẽ sớm được diễn ra tại Hà Nội.
Lãnh đạo Đảng biết rằng họ phải cố gắng để tạo ra những chính sách kinh tế đáp ứng được mong đợi của các đại biểu Quốc hội và ngăn được những lời phê bình đã xảy ra trong kỳ họp tháng giêng. Khi đó lạm phát mới chỉ 14 phần trăm, thâm thủng cán cân thương mại, cũng như mức đình công dường như tương đối bình thường.
Tình hình hiện nay đã khác đi nhiều, và giống như kỳ họp tháng giêng, các đại biểu QH của Việt Nam từ nông thôn và các địa phương sẽ đánh giá rất sát sao công việc của Chính phủ khi họ kể lại các vấn đề nông dân vùng họ đại diện phải đối mặt do lạm phát.
Việc hội nghị cuối tuần qua sẽ thúc đẩy ban lãnh đạo Đảng hành động với sự đoàn kết cần có hay không thì vẫn chưa rõ. Nếu không, rất có khả năng sẽ có một cuộc họp khác, hoặc thậm chí là họp Quốc hội giữa kỳ để thay đổi cương vị của các lãnh đạo cao cấp, không loại trừ kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh có thể bị thuyên chuyển chức vụ hoặc bị cho về nghỉ.
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã cảnh báo trong diễn văn bế mạc hội nghị: "Việc đạt được sự đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân, và toàn quân đội cũng như trong tất cả các ban ngành là đặc biệt quan trọng."
Lãnh đạo Đảng không chỉ lo ngại những chia rẽ trong nội bộ, mà còn lo lắng trước bất kỳ mâu thuẫn xã hội hoặc các đối đầu mang tính chính trị. Do vậy gần đây đã có các vụ xử lý nhà báo và giáo dân. Một số nhà báo đã bị giam giữ trong vài tháng qua, và hai nhà báo chống tham nhũng bị đưa ra tòa vì đã đưa tin bài nói về sự không thống nhất giữa các nhà lãnh đạo đảng trong việc giải quyết vụ PMU18 đình đám hai năm trước đây.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đại diện Hội đồng giám mục Nguyễn Văn Nhơn 1.10.2008
Các giáo dân Công giáo, bao gồm cả Tổng Giám mục tại Hà Nội, cũng đã được cảnh báo để ngừng các cuộc cầu nguyện phản đối việc trưng thu tài sản của họ sau kháng chiến chống Pháp. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng các cuộc phản kháng gần đây là "hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu các hoạt động trên không kết thúc, sẽ có ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ tốt đẹp giữa Nhà nước và Công giáo."
Thủ tướng Chính phủ vừa mới gặp gỡ với một vài linh mục, nhưng các vấn đề đất đai đã không được giải quyết và điều này là cản trở chính việc phục hồi các quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Vatican.
Các quan chức cấp thành phố, đặc biệt những người ủng hộ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh như Bí thư Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh, muốn có thêm các hành động mạnh tay hơn. Họ tin rằng Mỹ và các nước phương Tây đang quá chú ý vào khủng hoảng toàn cầu và bầu cử Tổng thống Mỹ để quan tâm nhiều đến việc trấn áp tôn giáo và báo chí tại Việt Nam.
Những người khác, chủ yếu là trong nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tranh luận rằng cách hành động tốt nhất là hạ nhiệt đối với cả hai bên.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm TGM Hà Nội Ngô Quang Kiệt 20.12.2007
Ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng "Mặc dù chính quyền địa phương rõ ràng không thể trả lại đất cho Giáo Hội Công Giáo vì không có khuôn khổ pháp lý để làm như thế, nhưng tôi vẫn muốn dùng biện pháp hòa hoãn để giải quyết tranh chấp."
Giáo sư Thayer nói thêm: "Một giải pháp cứng rắn chống Giáo hội Công giáo không bao giờ là một ý tưởng tốt và trong một cuộc khủng hoảng kinh tế đó là một ý tưởng còn tệ hơn nữa. Tuy nhiên, các thành viên bảo thủ sẽ nêu ra sự lo lắng của họ về độ ổn định chính trị."
Thật vậy, việc trừng phạt báo chí cũng như các hành động trấn áp giáo dân cũng đã được thảo luận trong hội nghị bởi vì khi kinh tế càng kém thì sự lo lắng về ổn định an ninh chính trị của lãnh đạo Đảng càng tăng, nhất là đảm bảo quyền lãnh đạo duy nhất của Đảng.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc của Viện Nghiên cứu phát triển tại Hà Nội cho biết: "Đảng Cộng sản luôn luôn sử dụng sự sợ hãi về ổn định an ninh chính trị để hạn chế dân chủ hóa và họ sẽ tiếp tục làm điều đó."
Lãnh đạo Đảng coi sự ổn định chính trị của Việt Nam như là điểm căn bản để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi các quốc gia cạnh tranh trong khu vực như Malaysia, Thái Lan và Philippines đều có các bất ổn chính trị kéo dài.
Đầu mùa hè này, Michael Pease, Chủ tịch của Phòng Thương mại Mỹ và Tổng Giám đốc của Ford Việt Nam đã nói: "Sự thành công của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài phần lớn được xây dựng trên kỳ vọng của sự ổn định kinh tế và chính trị."
Một báo cáo sớm trong năm nay, do Công ty Business Monitor International Ltd, liệt kê danh sách các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương theo độ ổn định chính trị, đánh giá Việt Nam đứng thứ hai cùng với Hồng Kông, chỉ sau Singapore, về độ ổn định chính trị ngắn hạn.
Đương nhiên các nhà lãnh đạo Đảng của cả phe bảo thủ và cấp tiến đều vui mừng với báo cáo đó và muốn đảm bảo rằng khủng hoảng kinh tế hiện nay và các vấn đề tôn giáo cũng như báo chí không làm ảnh hưởng đến đánh giá tốt đẹp trên.
Đảng viên kỳ cựu Vũ Mão, cựu chủ tịch UB đối ngoại của Quốc hội nói: "Tôi có cảm giác buồn vui lẫn lộn khi nghe nói rằng sự ổn định chính trị ngắn hạn của Việt Nam được đánh giá cao như vậy. Các đánh giá theo tôi là quá cao và không xét đến rất nhiều vấn đề của Việt Nam như quyền đất đai, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn và chất lượng cuộc sống của công nhân có thu nhập thấp."
Thayer nói thêm: "Người dân thành phố lớn càng ngày càng bất mãn về việc tăng giá, ô nhiễm, tắc đường và tham nhũng."
Thật vậy, khi đánh giá rủi ro chính trị lâu dài, Việt Nam đã không được đánh giá cao trong báo cáo đó và đứng gần cuối, chỉ đứng trên các quốc gia như Lào và Myanmar.
Tất nhiên, nếu kể cả mâu thuẫn trong lãnh đạo Đảng, sẽ ít ai tin chính quyền ở Việt Nam sẽ sụp đổ vì tình hình khủng hoảng hiện nay của nền kinh tế và các hành động của một số người bất đồng chính kiến, các nhà báo và các linh mục.
Nhưng chắc chắn các lãnh đạo Đảng hiện nay phải chịu áp lực và sẽ không có Hội nghị cuối tuần qua nếu như không có sức ép phải họp. Các chi tiết cuối cùng của cuộc họp đó sẽ dần dần được làm rõ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét