Bong bóng mang khẩu hiệu TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN bay trên bầu trời Hà nội





Công khai thả bong bóng treo khẩu hiệu Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trong một tình trạng phấn khởi và hãnh diện

Hà nội - 10h sáng ngày 28-5-2008, hàng trăm quả bong bóng đã được thả từ nhiều địa điểm khác nhau quanh Hồ Gươm treo lơ lửng những khẩu hiệu "Tự do cho nhân dân Việt Nam", "dân chủ cho nhân dân Việt Nam và Nhân quyền cho nhân dân Việt Nam". Các khẩu hiệu tiếng Anh là "Human Rights for Vietnam" và "Democracy for Vietnam".

Một thanh niên cho biết mục đích của sự kiện thả bong bóng kèm các banner khẩu hiệu này là để đưa thông điệp đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam đến thế giới. Anh cũng cho biết rằng mình cảm thấy phấn khởi và hãnh diện khi thực hiện hành động "thiêng liêng" này và chấp nhận bất cứ việc bắt bớ nào nếu có.

Được biết khi ấy có rất nhiều phóng viên quốc tế đang ở đó và đều chứng kiến những khẩu hiệu được viết cả bằng tiếng Anh và tiếng VIệt.

Không có ai bị bắt

Nhiều thanh niên, mỗi người mang theo khoảng 20 quả bóng bay, sau đó cùng lúc thả ra kèm theo tấm banner "nhân quyền cho nhân dân Việt Nam" vào đúng 10h sáng hôm nay 28/5/2008. Công an đứng quanh đó rất nhiều, tuy nhiên không ai để ý đến việc thả bong bóng của người dân, vì thế tất cả các thanh niên đều an toàn, có thể nói là không hoặc chưa ai bị bắt. Các nhóm thanh niên này dường như đã có một kế hoạch chu đáo và bất ngờ mặc dù họ biết rằng nếu CA đoán biết trước có thể họ sẽ bị ngăn chặn, thậm chí bị bắt về đồn để thẩm vấn.

Trong thực tế hầu hết các nhà dân chủ ở Việt Nam đều bị Công an gán cho cái mũ "phản động".

Tuy nhiên những người thực hiện hiểu rõ hành động của họ không thể vi phạm bất cứ quy định Pháp luật nào. Họ làm chỉ để cổ súy cho tự do – dân chủ - nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Họ đã có hành động đẹp và "dũng cảm"

Đây là hành động "dũng cảm" làm nức lòng tất cả người dân Việt Nam trong khi tình hình dân chủ tại Việt Nam gần đây dường như đang bị "bóp nghẹt". Hàng loạt các nhà dân chủ tại Việt Nam gần đây đã bị bắt bớ, đàn áp, thẩm vấn đặc biệt là trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam.

Sự việc xảy ra ngay trước ngày đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ như một tín hiệu tốt đẹp mang mong ước và hy vọng của người dân Việt Nam gửi đến hội nghị. Rất mong sẽ có nhiều hành động đẹp như thế xảy ra thường xuyên hơn nữa ở Việt Nam.



Bầu trời Hà Nội sáng nay thật đẹp

Nó đẹp vì những dải mây mỏng phớn phớt xám từ sáng sớm đã bay lên thật cao, nhường cho một không gian thoáng đãng và trong trẻo phía dưới, nối dài đến sát mặt đất, nơi có một vùng cây xanh ngắt trải rộng bao phủ khắp thành phố Hà Nội.

Dưới những tán cây tạo nên màu xanh, để Hà Nội được gọi là thành phố của bình yên kia, người dân nghèo Hà Nội tiếp tục chịu đựng lạm phát như chịu đựng bàn tay của một tên kẻ cắp vô hình hàng ngày móc mất từ túi những đồng tiền ít ỏi.

Dưới màu xanh tưởng như bình yên kia, lớp lớp dân oan từ đủ các tình thành trong Nam ngoài Bắc đang ăn chực nằm chờ hàng ngày để khiếu kiện những bất công tràn ngập trong xã hội, do những quan tham các cấp từ đảng cơ sở đến đảng Trung ương gieo rắc.

Dưới cái màu xanh tưởng như bình yên kia có những nhà báo, văn nghệ sĩ cặm cụi trên trang viết dù đã cam chịu uốn éo đi theo lề đường bên phải, vẫn lo sợ mở Bộ luật hình sự, nhìn vào điều 281 mà chính quyền mang ra áp dụng với hai đồng nghiệp có nhiều bài viết, đưa ra nhiều thông tin “nhạy cảm” trong vụ tham nhũng ở PMU 18; và biết không còn cách nào khác là tiếp tục để đảng bịt miệng.

Dưới những tán cây xanh kia, lì lợm một thể chế độc tài đảng trị đã mafia hóa. Từ đó lan ra không gian những tin điện mang những bản án bất công áp đặt phi lý lên những nhân vật đối kháng ôn hoà, lên những nhà hoạt động tôn giáo, sẵn sàng khủng bố công dân đòi tự do, công bằng xã hội, đòi được bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo quốc gia; và tàn nhẫn tước đoạt của mọi thành viên cộng đồng những tiêu chuẩn tối thiểu để được nhìn nhận như một con người.

Dưới tán những cây xanh Hà Nội…

Nhưng ở đâu đó, dưới những tán cây xanh kia cũng đang có các nhân vật hoạt động đối kháng bất bạo động, một lớp sinh viên và công dân ưu tú của đất nước đang đứng lên đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương, mặc dù bị đàn áp khốc liệt. Tiếng gọi chính nghĩa của họ vang động ra cộng đồng nhân loại văn minh và thức tỉnh lương tâm của toàn nhân loại tiến bộ.

Vì thế đã có những kháng thư, những cuộc gặp gỡ dưới nhiều hình thức và những sức ép yêu cầu chính quyền độc tài Việt Nam thực thi những cam kết về nhân quyền, dân chủ mà ban lãnh đạo đảng CSVN đã ký kết với thế giới.
Một trong những sức ép đó là cuộc đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ sẽ khai mạc vào ngày mai (29-5).

Dưới tán những cây xanh Hà Nội, các thành viên của tổ chức 8406, đại diện cho tiếng nói chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đang tìm một hình thức nào đó để gửi tới cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ yêu sách tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam, khi hình thức là những cuộc biểu tình bị chế độ công an trị thẳng tay đàn áp và ngăn chặn từ trong trứng nước.

Dưới những tán cây xanh Hà Nội…

Đúng 10 h, những chùm bóng bay, đủ các màu xanh, đỏ, tím vàng đã bay lên cao trên bầu trời thủ đô từ Hồ Gươm. Dưới mỗi chùm bóng là những băng rôn kích thước rộng dài 1 m và hơn 1 m, mang các biểu ngữ: “ TỰ DO, NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM” và bằng cả Anh ngữ “ HUMAN RIGHTS FOR VIETNAM; DEMOCRACY FOR VIETNAM”, trong con mắt kinh ngạc, cảm phục và phấn chấn của người Hà Nội, trong ống kinh và cây bút của các hãng truyền thông quốc tế.

Một lần nữa và bằng một hình thức mới, tiếng kêu gọi khẩn thiết của nhân dân Việt Nam đã được chuyển tải ra thế giới văn minh.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng)


Bong bóng mang khẩu hiệu TỰ DO, DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN bay trên bầu trời Hà nội





Công khai thả bong bóng treo khẩu hiệu Tự do, Dân chủ, Nhân quyền trong một tình trạng phấn khởi và hãnh diện

Hà nội - 10h sáng ngày 28-5-2008, hàng trăm quả bong bóng đã được thả từ nhiều địa điểm khác nhau quanh Hồ Gươm treo lơ lửng những khẩu hiệu "Tự do cho nhân dân Việt Nam", "dân chủ cho nhân dân Việt Nam và Nhân quyền cho nhân dân Việt Nam". Các khẩu hiệu tiếng Anh là "Human Rights for Vietnam" và "Democracy for Vietnam".

Một thanh niên cho biết mục đích của sự kiện thả bong bóng kèm các banner khẩu hiệu này là để đưa thông điệp đòi hỏi tự do, dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam đến thế giới. Anh cũng cho biết rằng mình cảm thấy phấn khởi và hãnh diện khi thực hiện hành động "thiêng liêng" này và chấp nhận bất cứ việc bắt bớ nào nếu có.

Được biết khi ấy có rất nhiều phóng viên quốc tế đang ở đó và đều chứng kiến những khẩu hiệu được viết cả bằng tiếng Anh và tiếng VIệt.

Không có ai bị bắt

Nhiều thanh niên, mỗi người mang theo khoảng 20 quả bóng bay, sau đó cùng lúc thả ra kèm theo tấm banner "nhân quyền cho nhân dân Việt Nam" vào đúng 10h sáng hôm nay 28/5/2008. Công an đứng quanh đó rất nhiều, tuy nhiên không ai để ý đến việc thả bong bóng của người dân, vì thế tất cả các thanh niên đều an toàn, có thể nói là không hoặc chưa ai bị bắt. Các nhóm thanh niên này dường như đã có một kế hoạch chu đáo và bất ngờ mặc dù họ biết rằng nếu CA đoán biết trước có thể họ sẽ bị ngăn chặn, thậm chí bị bắt về đồn để thẩm vấn.

Trong thực tế hầu hết các nhà dân chủ ở Việt Nam đều bị Công an gán cho cái mũ "phản động".

Tuy nhiên những người thực hiện hiểu rõ hành động của họ không thể vi phạm bất cứ quy định Pháp luật nào. Họ làm chỉ để cổ súy cho tự do – dân chủ - nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.

Họ đã có hành động đẹp và "dũng cảm"

Đây là hành động "dũng cảm" làm nức lòng tất cả người dân Việt Nam trong khi tình hình dân chủ tại Việt Nam gần đây dường như đang bị "bóp nghẹt". Hàng loạt các nhà dân chủ tại Việt Nam gần đây đã bị bắt bớ, đàn áp, thẩm vấn đặc biệt là trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam.

Sự việc xảy ra ngay trước ngày đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ như một tín hiệu tốt đẹp mang mong ước và hy vọng của người dân Việt Nam gửi đến hội nghị. Rất mong sẽ có nhiều hành động đẹp như thế xảy ra thường xuyên hơn nữa ở Việt Nam.



Bầu trời Hà Nội sáng nay thật đẹp

Nó đẹp vì những dải mây mỏng phớn phớt xám từ sáng sớm đã bay lên thật cao, nhường cho một không gian thoáng đãng và trong trẻo phía dưới, nối dài đến sát mặt đất, nơi có một vùng cây xanh ngắt trải rộng bao phủ khắp thành phố Hà Nội.

Dưới những tán cây tạo nên màu xanh, để Hà Nội được gọi là thành phố của bình yên kia, người dân nghèo Hà Nội tiếp tục chịu đựng lạm phát như chịu đựng bàn tay của một tên kẻ cắp vô hình hàng ngày móc mất từ túi những đồng tiền ít ỏi.

Dưới màu xanh tưởng như bình yên kia, lớp lớp dân oan từ đủ các tình thành trong Nam ngoài Bắc đang ăn chực nằm chờ hàng ngày để khiếu kiện những bất công tràn ngập trong xã hội, do những quan tham các cấp từ đảng cơ sở đến đảng Trung ương gieo rắc.

Dưới cái màu xanh tưởng như bình yên kia có những nhà báo, văn nghệ sĩ cặm cụi trên trang viết dù đã cam chịu uốn éo đi theo lề đường bên phải, vẫn lo sợ mở Bộ luật hình sự, nhìn vào điều 281 mà chính quyền mang ra áp dụng với hai đồng nghiệp có nhiều bài viết, đưa ra nhiều thông tin “nhạy cảm” trong vụ tham nhũng ở PMU 18; và biết không còn cách nào khác là tiếp tục để đảng bịt miệng.

Dưới những tán cây xanh kia, lì lợm một thể chế độc tài đảng trị đã mafia hóa. Từ đó lan ra không gian những tin điện mang những bản án bất công áp đặt phi lý lên những nhân vật đối kháng ôn hoà, lên những nhà hoạt động tôn giáo, sẵn sàng khủng bố công dân đòi tự do, công bằng xã hội, đòi được bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải, hải đảo quốc gia; và tàn nhẫn tước đoạt của mọi thành viên cộng đồng những tiêu chuẩn tối thiểu để được nhìn nhận như một con người.

Dưới tán những cây xanh Hà Nội…

Nhưng ở đâu đó, dưới những tán cây xanh kia cũng đang có các nhân vật hoạt động đối kháng bất bạo động, một lớp sinh viên và công dân ưu tú của đất nước đang đứng lên đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho quê hương, mặc dù bị đàn áp khốc liệt. Tiếng gọi chính nghĩa của họ vang động ra cộng đồng nhân loại văn minh và thức tỉnh lương tâm của toàn nhân loại tiến bộ.

Vì thế đã có những kháng thư, những cuộc gặp gỡ dưới nhiều hình thức và những sức ép yêu cầu chính quyền độc tài Việt Nam thực thi những cam kết về nhân quyền, dân chủ mà ban lãnh đạo đảng CSVN đã ký kết với thế giới.
Một trong những sức ép đó là cuộc đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ sẽ khai mạc vào ngày mai (29-5).

Dưới tán những cây xanh Hà Nội, các thành viên của tổ chức 8406, đại diện cho tiếng nói chính nghĩa của nhân dân Việt Nam đang tìm một hình thức nào đó để gửi tới cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ yêu sách tự do, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam, khi hình thức là những cuộc biểu tình bị chế độ công an trị thẳng tay đàn áp và ngăn chặn từ trong trứng nước.

Dưới những tán cây xanh Hà Nội…

Đúng 10 h, những chùm bóng bay, đủ các màu xanh, đỏ, tím vàng đã bay lên cao trên bầu trời thủ đô từ Hồ Gươm. Dưới mỗi chùm bóng là những băng rôn kích thước rộng dài 1 m và hơn 1 m, mang các biểu ngữ: “ TỰ DO, NHÂN QUYỀN CHO VIỆT NAM” và bằng cả Anh ngữ “ HUMAN RIGHTS FOR VIETNAM; DEMOCRACY FOR VIETNAM”, trong con mắt kinh ngạc, cảm phục và phấn chấn của người Hà Nội, trong ống kinh và cây bút của các hãng truyền thông quốc tế.

Một lần nữa và bằng một hình thức mới, tiếng kêu gọi khẩn thiết của nhân dân Việt Nam đã được chuyển tải ra thế giới văn minh.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng)


TỔNG HỢP NHỮNG SÁCH NHIỄU CỦA CÔNG AN...

TỔNG HỢP NHỮNG SÁCH NHIỄU CỦA CÔNG AN XUNG QUANH NGÀY RƯỚC ĐUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ BLOGGER THUỘC NHÓM CLB NHÀ BÁO TỰ DO VÀ NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH HÔM 19.1.2008 TRƯỚC NHÀ HÁT TP.HCM

Sài gòn, những ngày cuối tháng 4/2008, trong dịp chuẩn bị đón ngọn đuốc Olympic 2008, những ngày tiếp sau khi Điếu Cày bị bắt vì tội "trốn thuế".

  1. Hồ Điệp (Blogger TrangDem) bị CA quận 6 đến chỗ làm từ trưa ngày 25/4, họ dẫn đi đến 1 khách sạn và lưu giữ cô liên tục đến 14h ngày 30/4 mới thả ra. Tình trạng lưu giữ Hồ Điệp mang tính kỷ lục mặc dù cô vừa có 1 công việc mới tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng cộng Hồ Điệp bị giam giữ và thẩm vấn là 5 ngày liên tục.
  2. Hoàng Đức Trọng, Sinh năm 1987, sinh viên công nghệ thông tin (Blogger Đông A SG) bị lưu giữ từ 14h ngày 28/4 đến 23h ngày 29/4. Trước đó Trọng bị Công an làm việc liên tục từ ngày sau khi gặp được Điếu Cày vào 18h ngày 21/4:

- 18h ngày 21/4 đến 17h ngày 22/4: Công an giữ Trọng ban đầu với lý do không có CMND, sau họ quy kết Trọng là "cản trở người thi hành công vụ" ra quyết định phạt Trọng 1,5 triệu. Trọng ở lại khu chung cư 57 Phạm Ngọc Thạch lúc 18h có gặp được Điếu Cày trước khi bị dẫn đi, thực tế các nhân viên Công an đã chủ ý xô đẩy Trọng sau lại gán ghép chụp mũ Trọng "cản trở người thi hành công vụ". Họ thu giữ điện thoại di động, sau đó cho người đến nhà Trọng buộc gia đình phải giao nộp máy tính xách tay của Trọng, họ đe dọa rằng nếu không nộp thì sẽ khám nhà nên ba mẹ Trọng buộc lòng phải đưa ra laptop của Trọng để Công an mang về, đến nay họ vẫn chưa trả lại. Trọng cũng bị buộc phải ký một cam kết rằng sẽ hợp tác với cơ quan an ninh, nhưng Trọng đã từ chối.

- Liên tục từ ngày 23/4 đến 27/4 (ngoại trừ 1 ngày 25/4) Trọng đều bị Công an gọi lên thẩm vấn. Ngày nào cũng phải đến đồn công an từ 8h sáng và về nhà lúc 23h đêm.

- Ngày 28/4 Trọng bị gọi lên lúc 14h, sau đó bị lưu giữ luôn đến 23h ngày 29/4.

  1. Anh Vũ Quốc Tú (blogger Uyên Vũ) bị triệu tập lên CA quận 9 vào giữa trưa ngày 24/4 bằng một xe 16 chỗ chở rất nhiều công an, anh được cho về lúc 18h cùng ngày tuy nhiên ngay sau đó anh bị công ty buộc thôi việc vì chủ doanh nghiệp sợ liên lụy. Uyên Vũ sau đó đã đi xa, ngay sau đó Công an đến nhà tìm kiếm anh nhiều lần. Công an phường 2, quận Bình Thạnh kết hợp với PA35 sau khi đến nhà Uyên Vũ liên tục đe dọa cha mẹ già yếu của UV đã bủa đi khắp các gia đình anh em ruột, anh em họ nội ngoại của UV tại Sài gòn và các tỉnh Đồng Nai, Thuận Hải. Họ đã lưu giữ 1 người em họ của UV suốt 2h tại đồn Công an dù người này không biết gì và đang lâm trọng bệnh (suy thận mãn tính).
  2. Anh Huỳnh Công Thuận - dân oan từ Vĩnh Long, hiện ở Sài gòn, đã khiếu kiện 29 năm đòi đất, đòi nhà cửa, mồ mả dòng họ - anh Thuận bị bắt đi cùng xe với Uyên Vũ vào ngày 24/4. Qua ngày 28/4 anh bị triệu tập lên CAQ9 rồi bị thu giữ điện thoại di động và lưu giữ tại đó đến 24h đêm ngày 29/4 mới được thả về. Anh cũng liên tục bị thẩm vấn khi ở trong đồn Công an vì một vụ việc mà anh hoàn toàn không liên quan.
  3. Anh Phan Thanh Hải – Blogger Anhbasg – bị triệu tập liên tục ngày 23/4, 26/4, Công an Q9 thường đến vào sáng sớm với 1 nhóm đông ập vào nhà để ép buộc anh phải đi. Ngày 28/4 họ triệu tập anh đến đồn CAQ9 từ 13h sau đó thu giữ điện thoại di động và lưu giữ anh tại CAQ9 đến 24h đêm ngày 29/4 mới được cho về. Anhbasg cũng bị thẩm vấn liên tục bởi CAQ9 và PA35.
  4. Cô Tạ Phong Tần – blogger Công lý và sự thật – cựu sỹ quan an ninh cấp hàm đại úy cũng bị Công an lưu giữ từ 12h trưa ngày 29/4 cho đến 23h đêm mới được cho về. Trước đó Phong Tần trên đường đi thi đã bị 2 chiếc xe lạ mặt cố tình va quẹt rồi vu khống. Sau đó lại bị Công an giao thông tích cực mang xe chuyên dụng đến chở cả người cả xe về đồn làm thủ tục cả tiếng đồng hồ khiến cô bị lỡ 1 môn thi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, phải 6 tháng sau mới có dịp thi lại như vậy.
  5. Nữ Đạo diễn Song Chi e ngại tình trạng đàn áp nên đã đi lánh nạn ở Hà nội từ giữa tháng 4, và vừa trở về Sài gòn. Song Chi đã chính thức được Ban giám đốc TFS cho biết: bên an ninh đã đến làm việc với Tổng Giám đốc Đài HTV và Giám đốc hãng phim TFS(Hãng phim truyền hình Tp.HCM) để đề nghị không mời đạo diễn SC cộng tác làm phim nữa! Trước mắt là bộ phim truyện truyền hình dài 36 tập mà Song Chi đã chuẩn bị hơn nửa năm nay sẽ đựơc giao cho một đạo diễn khác!
  6. Nhà thơ Bùi Chát sau vài lần bị CA mời gọi cũng phải tránh bằng cách đi lánh nạn ở miền Trung từ vài ngày sát 30/4.
  7. Blogger Mr.Thiên Sầu tức Ngô Thanh Tú, những ngày trước đó liên tục bị CA Phường kết hợp với CA PA25 mời lên làm việc và giữ giấy CMND. Riêng ngày 26/4 thì CSKV đến tận phòng trọ để ép buộc anh phải lên phường làm việc, nhưng Tú đã trốn được ra ngoài. Điện thoại liên tục bị gọi từ CAP Tân Hưng, nơi blogger này đang cư ngụ. Trong đêm ngày 26, vào lúc 1h30 thì CAP ập vào chỗ trọ để kiểm tra tạm trú tạm vắng, nhưng sự thật thì xem thử Thiên Sầu đã về chưa. Vì tình hình quá căng thẳng, nên Thiên Sầu cũng đã về tận quê để tránh sự đàn áp từ CA.

Nhà nước Việt nam hiện nay có chủ trương hội nhập với thế giới qua việc ký kết các công ước quốc tế về quyền con người, tham gia tổ chức WTO, trở thành thành viên không thường trực hội đồng bảo an liên hiệp quốc …. Thiết nghĩ, những hành động có tính chất trấn áp, sách nhiễu, đe dọa... trên đây đều không phù hợp với chủ trương đường lối chung, vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do dân chủ, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân Việt nam đã được Hiến pháp ghi nhận.


Đặc biệt nó mang tính chất gần như trả thù đối với những người có ý thức đấu tranh cho chủ quyền đất nước trước ý đồ bành trướng bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam ta gần đây, làm cho người dân vô cùng khó hiểu, không biết Chính phủ Việt Nam đang đứng về phía người dân Việt Nam hay đứng về phía ai đây ???

TỔNG HỢP NHỮNG SÁCH NHIỄU CỦA CÔNG AN...

TỔNG HỢP NHỮNG SÁCH NHIỄU CỦA CÔNG AN XUNG QUANH NGÀY RƯỚC ĐUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ BLOGGER THUỘC NHÓM CLB NHÀ BÁO TỰ DO VÀ NHỮNG NGƯỜI BIỂU TÌNH HÔM 19.1.2008 TRƯỚC NHÀ HÁT TP.HCM

Sài gòn, những ngày cuối tháng 4/2008, trong dịp chuẩn bị đón ngọn đuốc Olympic 2008, những ngày tiếp sau khi Điếu Cày bị bắt vì tội "trốn thuế".

  1. Hồ Điệp (Blogger TrangDem) bị CA quận 6 đến chỗ làm từ trưa ngày 25/4, họ dẫn đi đến 1 khách sạn và lưu giữ cô liên tục đến 14h ngày 30/4 mới thả ra. Tình trạng lưu giữ Hồ Điệp mang tính kỷ lục mặc dù cô vừa có 1 công việc mới tại một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng cộng Hồ Điệp bị giam giữ và thẩm vấn là 5 ngày liên tục.
  2. Hoàng Đức Trọng, Sinh năm 1987, sinh viên công nghệ thông tin (Blogger Đông A SG) bị lưu giữ từ 14h ngày 28/4 đến 23h ngày 29/4. Trước đó Trọng bị Công an làm việc liên tục từ ngày sau khi gặp được Điếu Cày vào 18h ngày 21/4:

- 18h ngày 21/4 đến 17h ngày 22/4: Công an giữ Trọng ban đầu với lý do không có CMND, sau họ quy kết Trọng là "cản trở người thi hành công vụ" ra quyết định phạt Trọng 1,5 triệu. Trọng ở lại khu chung cư 57 Phạm Ngọc Thạch lúc 18h có gặp được Điếu Cày trước khi bị dẫn đi, thực tế các nhân viên Công an đã chủ ý xô đẩy Trọng sau lại gán ghép chụp mũ Trọng "cản trở người thi hành công vụ". Họ thu giữ điện thoại di động, sau đó cho người đến nhà Trọng buộc gia đình phải giao nộp máy tính xách tay của Trọng, họ đe dọa rằng nếu không nộp thì sẽ khám nhà nên ba mẹ Trọng buộc lòng phải đưa ra laptop của Trọng để Công an mang về, đến nay họ vẫn chưa trả lại. Trọng cũng bị buộc phải ký một cam kết rằng sẽ hợp tác với cơ quan an ninh, nhưng Trọng đã từ chối.

- Liên tục từ ngày 23/4 đến 27/4 (ngoại trừ 1 ngày 25/4) Trọng đều bị Công an gọi lên thẩm vấn. Ngày nào cũng phải đến đồn công an từ 8h sáng và về nhà lúc 23h đêm.

- Ngày 28/4 Trọng bị gọi lên lúc 14h, sau đó bị lưu giữ luôn đến 23h ngày 29/4.

  1. Anh Vũ Quốc Tú (blogger Uyên Vũ) bị triệu tập lên CA quận 9 vào giữa trưa ngày 24/4 bằng một xe 16 chỗ chở rất nhiều công an, anh được cho về lúc 18h cùng ngày tuy nhiên ngay sau đó anh bị công ty buộc thôi việc vì chủ doanh nghiệp sợ liên lụy. Uyên Vũ sau đó đã đi xa, ngay sau đó Công an đến nhà tìm kiếm anh nhiều lần. Công an phường 2, quận Bình Thạnh kết hợp với PA35 sau khi đến nhà Uyên Vũ liên tục đe dọa cha mẹ già yếu của UV đã bủa đi khắp các gia đình anh em ruột, anh em họ nội ngoại của UV tại Sài gòn và các tỉnh Đồng Nai, Thuận Hải. Họ đã lưu giữ 1 người em họ của UV suốt 2h tại đồn Công an dù người này không biết gì và đang lâm trọng bệnh (suy thận mãn tính).
  2. Anh Huỳnh Công Thuận - dân oan từ Vĩnh Long, hiện ở Sài gòn, đã khiếu kiện 29 năm đòi đất, đòi nhà cửa, mồ mả dòng họ - anh Thuận bị bắt đi cùng xe với Uyên Vũ vào ngày 24/4. Qua ngày 28/4 anh bị triệu tập lên CAQ9 rồi bị thu giữ điện thoại di động và lưu giữ tại đó đến 24h đêm ngày 29/4 mới được thả về. Anh cũng liên tục bị thẩm vấn khi ở trong đồn Công an vì một vụ việc mà anh hoàn toàn không liên quan.
  3. Anh Phan Thanh Hải – Blogger Anhbasg – bị triệu tập liên tục ngày 23/4, 26/4, Công an Q9 thường đến vào sáng sớm với 1 nhóm đông ập vào nhà để ép buộc anh phải đi. Ngày 28/4 họ triệu tập anh đến đồn CAQ9 từ 13h sau đó thu giữ điện thoại di động và lưu giữ anh tại CAQ9 đến 24h đêm ngày 29/4 mới được cho về. Anhbasg cũng bị thẩm vấn liên tục bởi CAQ9 và PA35.
  4. Cô Tạ Phong Tần – blogger Công lý và sự thật – cựu sỹ quan an ninh cấp hàm đại úy cũng bị Công an lưu giữ từ 12h trưa ngày 29/4 cho đến 23h đêm mới được cho về. Trước đó Phong Tần trên đường đi thi đã bị 2 chiếc xe lạ mặt cố tình va quẹt rồi vu khống. Sau đó lại bị Công an giao thông tích cực mang xe chuyên dụng đến chở cả người cả xe về đồn làm thủ tục cả tiếng đồng hồ khiến cô bị lỡ 1 môn thi tốt nghiệp lớp đào tạo Luật sư, phải 6 tháng sau mới có dịp thi lại như vậy.
  5. Nữ Đạo diễn Song Chi e ngại tình trạng đàn áp nên đã đi lánh nạn ở Hà nội từ giữa tháng 4, và vừa trở về Sài gòn. Song Chi đã chính thức được Ban giám đốc TFS cho biết: bên an ninh đã đến làm việc với Tổng Giám đốc Đài HTV và Giám đốc hãng phim TFS(Hãng phim truyền hình Tp.HCM) để đề nghị không mời đạo diễn SC cộng tác làm phim nữa! Trước mắt là bộ phim truyện truyền hình dài 36 tập mà Song Chi đã chuẩn bị hơn nửa năm nay sẽ đựơc giao cho một đạo diễn khác!
  6. Nhà thơ Bùi Chát sau vài lần bị CA mời gọi cũng phải tránh bằng cách đi lánh nạn ở miền Trung từ vài ngày sát 30/4.
  7. Blogger Mr.Thiên Sầu tức Ngô Thanh Tú, những ngày trước đó liên tục bị CA Phường kết hợp với CA PA25 mời lên làm việc và giữ giấy CMND. Riêng ngày 26/4 thì CSKV đến tận phòng trọ để ép buộc anh phải lên phường làm việc, nhưng Tú đã trốn được ra ngoài. Điện thoại liên tục bị gọi từ CAP Tân Hưng, nơi blogger này đang cư ngụ. Trong đêm ngày 26, vào lúc 1h30 thì CAP ập vào chỗ trọ để kiểm tra tạm trú tạm vắng, nhưng sự thật thì xem thử Thiên Sầu đã về chưa. Vì tình hình quá căng thẳng, nên Thiên Sầu cũng đã về tận quê để tránh sự đàn áp từ CA.

Nhà nước Việt nam hiện nay có chủ trương hội nhập với thế giới qua việc ký kết các công ước quốc tế về quyền con người, tham gia tổ chức WTO, trở thành thành viên không thường trực hội đồng bảo an liên hiệp quốc …. Thiết nghĩ, những hành động có tính chất trấn áp, sách nhiễu, đe dọa... trên đây đều không phù hợp với chủ trương đường lối chung, vi phạm quy định pháp luật về quyền tự do dân chủ, quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân Việt nam đã được Hiến pháp ghi nhận.


Đặc biệt nó mang tính chất gần như trả thù đối với những người có ý thức đấu tranh cho chủ quyền đất nước trước ý đồ bành trướng bá quyền của Trung Quốc đối với Việt Nam ta gần đây, làm cho người dân vô cùng khó hiểu, không biết Chính phủ Việt Nam đang đứng về phía người dân Việt Nam hay đứng về phía ai đây ???

Lời tự sự của Luật sư Lê Trần Luật

Gửi bạn thân: Ba Sài Gòn !

Sau khi gửi thư cho bà Dương Thị Tân, vợ anh Điếu Cày, đề nghị bào chữa cho anh. Ngày 02/05/2008 tôi đến công an Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh để làm thủ tục luật sư. Không được công an quận chấp nhận, tôi quyết định đến nhà gặp bà Dương Thị Tân để tìm hiểu sự việc và thuyết phục bà đồng ý cho tôi là người bảo vệ cho anh Điếu Cày.

Tôi nhớ buổi sáng hôm đó, sau những phút giây e dè chị Tân đã tiếp tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào, chị bảo "em à! suốt đời chị ở trong bếp, chăm sóc cho con cái và gia đình, bất ngờ hôm nay chị bị xem là tội phạm, đau đớn và nhục nhã quá!". Chị nói "bây giờ mỗi lần nghe ai gõ cửa chị giật thót người, tay chân bủn rủn vì lo sợ". Tôi hỏi lại: Sao chị sợ? chị bảo "người ta suốt ngày triệu tập, khám xét. Bất kỳ lúc nào người ta cũng có thể xông vào nhà chị, chị sợ lắm em à!"

Tiễn tôi ra về, chị dõi theo: "lần sau, trước khi đến em nhớ gọi điện cho chị, chị sợ tiếng gõ cửa lắm", tôi ra về lòng dâng trào những cảm xúc lẫn lộn. Từ sâu trong đáy lòng mình tôi muốn bảo vệ cho chị và các con của chị !

Hai hôm sau, chị Tân gọi điện đến Văn phòng Luật sư của tôi và bảo: "Chị nghe nói an ninh mời Luật hả ?, chị thấy phiền cho em lắm, cảm ơn em đã có ý tốt với gia đình và cho chị từ chối lời đề nghị bào chữa miễn phí nha, có gì chị gọi lại".

Mấy hôm nay tôi nghĩ nhiều đến thân phận của chị Tân và những thân phận khác đang chống chọi một cách yếu ớt vấn nạn cường quyền và bất công. Tôi chợt nhớ câu nói của một vị Luật sư: "nỗi ai oán trong lòng dân đang kêu thấu tận trời xanh". Một sự căm hờn và bế tắc !

Tôi lan man trong suy nghĩ về sự bất công, nạn cường quyền và lẽ công bằng. Ký ức về sự trải nghiệm trở về! Tôi nhớ trong suốt thời gian mình làm Luật sư tôi đã từng nghe, từng thấy và từng tiếp xúc nhiều với những người đi tìm "Công lý". Phải rồi, họ đã đến tìm tôi cũng như các Luật sư khác, họ trả tiền để hy vọng chúng tôi tìm lại sự công bằng cho họ. Nghĩ đến đây, tôi thấy hổ thẹn với chính mình! Tôi đã làm được gì cho họ?. Trong xã hội đầy rẫy sự bất công, lòng dân ai oán, tôi cũng là một nạn nhân trong xã hội đó ! Bản thân tôi cũng có những lúc im lặng và chịu đựng. Một sự sợ hãi bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội.

Mặc cho sự cường quyền chà đạp lên chính mình.

Tại sao tôi lại hèn nhát thế ! Còn bao nhiêu luật sư hèn nhát như tôi nữa ? nhắm mắt làm ngơ, sợ hãi không dám lên tiếng, mặc cho sự bất công, cường quyền xảy ra hàng ngày, hàng giờ trước mắt mình !

Tôi không biết luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân đã làm những gì? Đúng hay sai? nhưng họ đã dám làm. Tôi thấy mình nhỏ bé trước họ! Ý nghĩ mình là một luật sư hèn nhát làm tôi ray rứt.

Cách đây cũng khá lâu, tôi có người anh là bác sỹ. Một hôm anh đi thẳng đến gặp tôi và nói: "Tao thấy báo chí đăng chiến dịch mùa hè xanh, sinh viên tình nguyện của trường Đại học X đã 'thu gom" được 30 người lang thang, cơ nhỡ" anh dừng một lát rồi buột miệng nói "mẹ kiếp, con người chứ đâu phải rác rưởi gì mà nó bảo là thu gom". Suốt buổi gặp hôm đó tôi không thể trả lời những câu hỏi của anh về "Nhân quyền" và "Dân chủ". Nội dung đó dường như quá tầm hiểu biết của tôi. Ít hôm sau, có dịp đi nhà sách, tôi quyết tâm tìm kiếm các loại sách nói về "Nhân quyền" và "Dân chủ". Tuyệt nhiên chẳng có loại sách nào nói về vấn đề đó cả. Loay hoay mãi tôi cũng mua được một cuốn "Các văn kiện quốc tế về quyền con người". Tôi nhận ra Việt Nam tham gia ký kết hầu hết những văn kiện này và ký từ rất sớm. Tất cả các quyền con người trong các văn kiện này đều đã được hiến pháp Việt Nam ghi nhận.

Suốt thời gian dài sau đó, tôi cố gắng tìm hiểu về nội dung của các chữ "Nhân quyền" và "Dân chủ". Sau nhiều năm, nhiều lần tranh luận, tôi và người bạn thân của mình – anh Ba Sai gon đã thống nhất với nhau: "Nhân quyền" là kết quả của tiến trình văn minh của nhân loại và rằng nhân loại đã mất nhiều máu và nước mắt cho hai chữ này, còn dân chủ là cách thức để đạt đến nhân quyền". Xã hội nào, nhà nước nào, chế độ nào, lý thuyết nhà nước nào, mô hình nhà nước nào cũng phải lấy "Dân chủ" làm tiêu chí của mình. Chúng tôi cũng thống nhất với nhau "Vấn đề không phải là ghi nhận quyền con người trong hiến pháp hay tham gia ký kết các điều ước quốc tế mà vấn đề là tổ chức thực hiện các quyền được ghi nhận đó trong đời sống thực tiễn". Đọc hiến pháp Việt nam tôi thấy cũng có nhiều điều tốt đẹp, nhưng tôi cũng thấy Bộ luật hình sự như "lưỡi kiếm sau lưng mình", nếu tôi thực hiện quyền của mình không khéo có thể tôi trở thành một tên tội phạm.

Bẵng đi một thời gian không gặp, cách đây mấy tháng anh Ba sài gòn đến thăm tôi. Anh nói nhiều về câu lạc bộ nhà báo tự do và Bloger Điếu Cày. Anh bảo, không cần phải xa xôi, lý luận trừu tượng nhiều, anh chỉ đơn giản là lên tiếng bảo vệ lẽ công bằng cho những người dân của mình. Chúng tôi lại tranh cãi về "Như thế nào là lẽ công bằng", và mau chóng tìm được "định nghĩa" chung": Lẽ công bằng có hai nội dung lớn. Một là, pháp luật phải có bản chất là ý nguyện của dân. Hai là, pháp luật phải được thực thi trên thực tiễn.

Anh Ba Sài Gòn bảo tôi nội dung số một lớn quá, chúng ta sẽ làm nội dung số hai, tức là làm sao cho pháp luật thực thi trên thực tiễn, anh bảo phải dùng công cụ truyền thông để hỗ trợ công việc của Luật sư. Anh đưa ra nhiều giải pháp và một sáng kiến thành lập một trang web "Ý kiến luật sư", tại đó các Luật sư sẽ chia sẻ và ghi nhận lại kinh nghiệm bị công quyền coi thường và gây khó dễ như là một sức ép của giới luật sư và công luận lên án các nhân viên công quyền ấy. Ngoài ra các Luật sư sẽ dành một phần thời gian riêng của mình để tư vấn miễn phí cho người dân …

Tiễn anh ra về, anh nheo mắt và cười đầy lạc quan. Tôi lại thấy mình nhỏ bé và hèn nhát. Ý nghĩ tôi là một tên luật sư hèn nhát ám ảnh tôi, mấy ngày sau tôi gọi điện cho Anh Ba Sài Gòn và nói: "Tôi muốn cùng anh thực hiện ước mơ của mình" anh bảo "Ok, chúng ta bắt đầu nhé".

Sài gòn ngày 06 tháng 05 năm 2008

Lời tự sự của Luật sư Lê Trần Luật

Gửi bạn thân: Ba Sài Gòn !

Sau khi gửi thư cho bà Dương Thị Tân, vợ anh Điếu Cày, đề nghị bào chữa cho anh. Ngày 02/05/2008 tôi đến công an Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh để làm thủ tục luật sư. Không được công an quận chấp nhận, tôi quyết định đến nhà gặp bà Dương Thị Tân để tìm hiểu sự việc và thuyết phục bà đồng ý cho tôi là người bảo vệ cho anh Điếu Cày.

Tôi nhớ buổi sáng hôm đó, sau những phút giây e dè chị Tân đã tiếp tôi trong tiếng nấc nghẹn ngào, chị bảo "em à! suốt đời chị ở trong bếp, chăm sóc cho con cái và gia đình, bất ngờ hôm nay chị bị xem là tội phạm, đau đớn và nhục nhã quá!". Chị nói "bây giờ mỗi lần nghe ai gõ cửa chị giật thót người, tay chân bủn rủn vì lo sợ". Tôi hỏi lại: Sao chị sợ? chị bảo "người ta suốt ngày triệu tập, khám xét. Bất kỳ lúc nào người ta cũng có thể xông vào nhà chị, chị sợ lắm em à!"

Tiễn tôi ra về, chị dõi theo: "lần sau, trước khi đến em nhớ gọi điện cho chị, chị sợ tiếng gõ cửa lắm", tôi ra về lòng dâng trào những cảm xúc lẫn lộn. Từ sâu trong đáy lòng mình tôi muốn bảo vệ cho chị và các con của chị !

Hai hôm sau, chị Tân gọi điện đến Văn phòng Luật sư của tôi và bảo: "Chị nghe nói an ninh mời Luật hả ?, chị thấy phiền cho em lắm, cảm ơn em đã có ý tốt với gia đình và cho chị từ chối lời đề nghị bào chữa miễn phí nha, có gì chị gọi lại".

Mấy hôm nay tôi nghĩ nhiều đến thân phận của chị Tân và những thân phận khác đang chống chọi một cách yếu ớt vấn nạn cường quyền và bất công. Tôi chợt nhớ câu nói của một vị Luật sư: "nỗi ai oán trong lòng dân đang kêu thấu tận trời xanh". Một sự căm hờn và bế tắc !

Tôi lan man trong suy nghĩ về sự bất công, nạn cường quyền và lẽ công bằng. Ký ức về sự trải nghiệm trở về! Tôi nhớ trong suốt thời gian mình làm Luật sư tôi đã từng nghe, từng thấy và từng tiếp xúc nhiều với những người đi tìm "Công lý". Phải rồi, họ đã đến tìm tôi cũng như các Luật sư khác, họ trả tiền để hy vọng chúng tôi tìm lại sự công bằng cho họ. Nghĩ đến đây, tôi thấy hổ thẹn với chính mình! Tôi đã làm được gì cho họ?. Trong xã hội đầy rẫy sự bất công, lòng dân ai oán, tôi cũng là một nạn nhân trong xã hội đó ! Bản thân tôi cũng có những lúc im lặng và chịu đựng. Một sự sợ hãi bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội.

Mặc cho sự cường quyền chà đạp lên chính mình.

Tại sao tôi lại hèn nhát thế ! Còn bao nhiêu luật sư hèn nhát như tôi nữa ? nhắm mắt làm ngơ, sợ hãi không dám lên tiếng, mặc cho sự bất công, cường quyền xảy ra hàng ngày, hàng giờ trước mắt mình !

Tôi không biết luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân đã làm những gì? Đúng hay sai? nhưng họ đã dám làm. Tôi thấy mình nhỏ bé trước họ! Ý nghĩ mình là một luật sư hèn nhát làm tôi ray rứt.

Cách đây cũng khá lâu, tôi có người anh là bác sỹ. Một hôm anh đi thẳng đến gặp tôi và nói: "Tao thấy báo chí đăng chiến dịch mùa hè xanh, sinh viên tình nguyện của trường Đại học X đã 'thu gom" được 30 người lang thang, cơ nhỡ" anh dừng một lát rồi buột miệng nói "mẹ kiếp, con người chứ đâu phải rác rưởi gì mà nó bảo là thu gom". Suốt buổi gặp hôm đó tôi không thể trả lời những câu hỏi của anh về "Nhân quyền" và "Dân chủ". Nội dung đó dường như quá tầm hiểu biết của tôi. Ít hôm sau, có dịp đi nhà sách, tôi quyết tâm tìm kiếm các loại sách nói về "Nhân quyền" và "Dân chủ". Tuyệt nhiên chẳng có loại sách nào nói về vấn đề đó cả. Loay hoay mãi tôi cũng mua được một cuốn "Các văn kiện quốc tế về quyền con người". Tôi nhận ra Việt Nam tham gia ký kết hầu hết những văn kiện này và ký từ rất sớm. Tất cả các quyền con người trong các văn kiện này đều đã được hiến pháp Việt Nam ghi nhận.

Suốt thời gian dài sau đó, tôi cố gắng tìm hiểu về nội dung của các chữ "Nhân quyền" và "Dân chủ". Sau nhiều năm, nhiều lần tranh luận, tôi và người bạn thân của mình – anh Ba Sai gon đã thống nhất với nhau: "Nhân quyền" là kết quả của tiến trình văn minh của nhân loại và rằng nhân loại đã mất nhiều máu và nước mắt cho hai chữ này, còn dân chủ là cách thức để đạt đến nhân quyền". Xã hội nào, nhà nước nào, chế độ nào, lý thuyết nhà nước nào, mô hình nhà nước nào cũng phải lấy "Dân chủ" làm tiêu chí của mình. Chúng tôi cũng thống nhất với nhau "Vấn đề không phải là ghi nhận quyền con người trong hiến pháp hay tham gia ký kết các điều ước quốc tế mà vấn đề là tổ chức thực hiện các quyền được ghi nhận đó trong đời sống thực tiễn". Đọc hiến pháp Việt nam tôi thấy cũng có nhiều điều tốt đẹp, nhưng tôi cũng thấy Bộ luật hình sự như "lưỡi kiếm sau lưng mình", nếu tôi thực hiện quyền của mình không khéo có thể tôi trở thành một tên tội phạm.

Bẵng đi một thời gian không gặp, cách đây mấy tháng anh Ba sài gòn đến thăm tôi. Anh nói nhiều về câu lạc bộ nhà báo tự do và Bloger Điếu Cày. Anh bảo, không cần phải xa xôi, lý luận trừu tượng nhiều, anh chỉ đơn giản là lên tiếng bảo vệ lẽ công bằng cho những người dân của mình. Chúng tôi lại tranh cãi về "Như thế nào là lẽ công bằng", và mau chóng tìm được "định nghĩa" chung": Lẽ công bằng có hai nội dung lớn. Một là, pháp luật phải có bản chất là ý nguyện của dân. Hai là, pháp luật phải được thực thi trên thực tiễn.

Anh Ba Sài Gòn bảo tôi nội dung số một lớn quá, chúng ta sẽ làm nội dung số hai, tức là làm sao cho pháp luật thực thi trên thực tiễn, anh bảo phải dùng công cụ truyền thông để hỗ trợ công việc của Luật sư. Anh đưa ra nhiều giải pháp và một sáng kiến thành lập một trang web "Ý kiến luật sư", tại đó các Luật sư sẽ chia sẻ và ghi nhận lại kinh nghiệm bị công quyền coi thường và gây khó dễ như là một sức ép của giới luật sư và công luận lên án các nhân viên công quyền ấy. Ngoài ra các Luật sư sẽ dành một phần thời gian riêng của mình để tư vấn miễn phí cho người dân …

Tiễn anh ra về, anh nheo mắt và cười đầy lạc quan. Tôi lại thấy mình nhỏ bé và hèn nhát. Ý nghĩ tôi là một tên luật sư hèn nhát ám ảnh tôi, mấy ngày sau tôi gọi điện cho Anh Ba Sài Gòn và nói: "Tôi muốn cùng anh thực hiện ước mơ của mình" anh bảo "Ok, chúng ta bắt đầu nhé".

Sài gòn ngày 06 tháng 05 năm 2008

Mọi chuyện đều không có gì là ngạc nhiên!




Vừa về lại SG sau những ngày đi… “nghỉ ngơi”. Đến hãng phim TFS và được BGĐ hãng chính thức thông báo rằng bên an ninh đã đến làm việc với Tổng Giám Đốc Đài và Ban GĐ hãng phim để đề nghị không tiếp tục mời đạo diễn Song Chi cộng tác nữa, với lý do… “có vấn đề về chính trị, phức tạp về mặt tư tưởng v.v và v.v ”. Vậy là toàn bộ công việc chuẩn bị hơn nửa năm nay của tôi cho bộ phim truyện truyền hình dài 36 tập dự tính có thể bấm máy vào khoảng tháng 7 tới đã bị ngừng lại và bộ phim sẽ được chuyển giao cho một đạo diễn khác!

Không những thế, có lẽ từ bây giờ trở đi, một khi các anh an ninh đã nói như thế thì chắc chắn TFS hay các đài khác cũng không dám mời một đạo diễn “có vấn đề về chính trị” làm phim nữa. Và nếu các hãng phim tư nhân có mời tôi thì cũng sẽ có một cú điện thoại nào đó can thiệp ngay. Không bao giờ có văn bản chính thức, chỉ có những lệnh miệng nhưng chỉ cần một cái lệnh miệng như thế là đủ để cho mọi thứ “đâu vào đó”ngay.

Được biết, bên an ninh đã mang theo một sấp hồ sơ bài viết của tôi và nói rằng tôi đã viết bài cho các trang web phản động, trả lời báo đài nước ngoài, có mối liên hệ với các phần tử phản động…gì đó. Tôi nói với Giám Đốc hãng phim rằng thật ra từ trước tới giờ, toàn bộ những việc mà tôi đã làm chỉ là có mặt trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vụ Trường Sa Hoàng Sa vào ngày 19.1.2008 trước cửa Nhà hát Thành phố và viết một số bài bày tỏ những suy nghĩ trước tình hình chính trị-xã hội của đất nước trên blog của mình. Blog của tôi để tên thật, công khai, không ẩn danh, không dấu diếm gì cả, ai cũng có thể vào đó đọc và ai cũng có thể copy bài mang đi đâu đó là điều mà tôi không thể kiểm soát được, chứ cá nhân tôi thì không gửi bài đi đâu cả. Cũng chả ai xin phép tôi khi họ đăng lại bài của tôi ở nơi khác, chỉ trừ duy nhất một lần với trường hợp tạp chí da màu là có liên hệ với tôi để xin đăng lại bài tôi viết kể lại việc bị công an giữ một ngày khi đi biểu tình vào ngày 19.1 đó, thế thôi. Mà xưa nay blog là vậy, thậm chí trên các trang báo mạng, chuyện đăng lại bài ở các trang khác hoặc dẫn đường link bài vở từ các nguồn khác là chuyện hết sức bình thường, hiếm khi nào có xin phép tác giả lắm. Về chuyện tôi trả lời trên báo đài nước ngoài, thì từ trước cho đến giờ phút này cũng không hề có, còn từ đây về sau thì tôi không biết! Và cuối cùng, chuyện liên hệ với các phần tử phức tạp là những ai, là những người bạn trong giới văn nghệ, một số blogger… chăng? Như vậy chắc lần sau Nhà Nước phải cho chúng tôi biết ai là những phần tử phức tạp để chúng tôi tránh, mà nếu ai cũng vì một số bài viết bày tỏ quan điểm của mình trên các blog hoặc trên đâu đó hoặc có tham gia biểu tình chống Trung Quốc đều trở thành bọn xấu, phần tử phản động…thì nguy quá.

Ở đây lại nhắc đến khái niệm “bình thường” và “bất bình thường”mà tôi đã nói đến trong entry trước. Có những điều là hết sức bình thường và được phép trong những quốc gia khác nhưng lại trở thành chuyện lớn và không được phép ở nước mình, từ chuyện biểu tình ôn hòa (thậm chí ngay khi để phản đối một quốc gia khác có những hành động xâm chiếm đất nước chứ chưa dám nói đến biểu tình phản đối chính phủ VN về một chính sách nào đó!) cho đến việc bày tỏ những suy nghĩ, bày tỏ một thái độ chính trị (cần phải phân biệt thái độhành động chính trị) trước những vấn đề của đất nước. Tất cả đều sẽ được nâng lên và quy kết thành chuyện lớn cả.

Và suy cho cùng thì cũng chẳng có gì là ngạc nhiên-vì chúng ta đang sống ở Việt Nam, nơi mọi chuyện đều có thể xảy ra. Không kể đến thời Nhân văn Giai phẩm khi mà một số văn nghệ sĩ như Trần Dần; Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Phùng Quán…đã phải trả giá cho sự dám lên tiếng của họ bằng cả một đời người và đời văn phải “ở bên lề”, “chìm trong bóng tối”…hay thời của nhà văn Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương…cũng phải trả giá cả một đời; ngay trong thập niên 80 thôi, nhà thơ Hoàng Hưng chỉ vì có giữ cuốn thơ Hoàng Cầm vào thời điểm đó và có làm một số bài thơ không được “đúng đường lối” đã phải bị 3 năm tù giam từ 82-85 chẳng hạn...

Trong những ngày vừa qua, nhất là trong tháng 4, để bảo đảm an toàn cho lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 ngang qua Sài Gòn, cả một mạng lưới công an, an ninh VN đã được huy động tối đa, trong đó có việc kiểm soát, khống chế, trấn áp tất cả những sinh viên, văn nghệ sĩ, blogger… nào đã từng có thái độ phản ứng về vụ Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa hoặc phản đối lễ rước đuốc Olympic qua Sài Gòn hoặc có những quan điểm không “vừa tai”chính quyền. Nhẹ nhất là “mời” lên cơ quan công an ngồi từ 12 tiếng, 24 tiếng, 30 tiếng trước ngày rước đuốc cho đến khi xong lễ thì ra, nặng hơn thì đi tới đi lui “làm việc” vài lần, giữ lâu ngày hơn, hoặc làm cho mất việc…Một số nhóm blogger bị xách nhiễu, trấn áp khá nặng như nhóm x-café ở SG, nhóm CLBNBTD ở Sài Gòn, nhóm Thanh Niên Lạc Việt…Và trong số đó phải kể đến blogger Điếu Cày (tức Hoàng Hải) của nhóm CLBNBTD vừa bị bắt là lập tức đã có mấy bài báo buộc tội, bêu riếu đủ điều về nhân cách, đời tư…mặc dù theo pháp luật, người nào chưa bị tòa xét xử thì vẫn chưa được coi là phạm tội và ngay cả nếu có phạm tội “trốn thuế” như báo đưa ra thì cũng chả có lý do gì để lôi đời tư người đó ra mà bêu riếu, chưa kể là có đúng như vậy hay không nữa.

Nhưng…suy cho cùng thì cũng chả có gì để ngạc nhiên-vì chúng ta đang sống ở Việt Nam, nơi mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Song Chi

Mọi chuyện đều không có gì là ngạc nhiên!




Vừa về lại SG sau những ngày đi… “nghỉ ngơi”. Đến hãng phim TFS và được BGĐ hãng chính thức thông báo rằng bên an ninh đã đến làm việc với Tổng Giám Đốc Đài và Ban GĐ hãng phim để đề nghị không tiếp tục mời đạo diễn Song Chi cộng tác nữa, với lý do… “có vấn đề về chính trị, phức tạp về mặt tư tưởng v.v và v.v ”. Vậy là toàn bộ công việc chuẩn bị hơn nửa năm nay của tôi cho bộ phim truyện truyền hình dài 36 tập dự tính có thể bấm máy vào khoảng tháng 7 tới đã bị ngừng lại và bộ phim sẽ được chuyển giao cho một đạo diễn khác!

Không những thế, có lẽ từ bây giờ trở đi, một khi các anh an ninh đã nói như thế thì chắc chắn TFS hay các đài khác cũng không dám mời một đạo diễn “có vấn đề về chính trị” làm phim nữa. Và nếu các hãng phim tư nhân có mời tôi thì cũng sẽ có một cú điện thoại nào đó can thiệp ngay. Không bao giờ có văn bản chính thức, chỉ có những lệnh miệng nhưng chỉ cần một cái lệnh miệng như thế là đủ để cho mọi thứ “đâu vào đó”ngay.

Được biết, bên an ninh đã mang theo một sấp hồ sơ bài viết của tôi và nói rằng tôi đã viết bài cho các trang web phản động, trả lời báo đài nước ngoài, có mối liên hệ với các phần tử phản động…gì đó. Tôi nói với Giám Đốc hãng phim rằng thật ra từ trước tới giờ, toàn bộ những việc mà tôi đã làm chỉ là có mặt trong cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vụ Trường Sa Hoàng Sa vào ngày 19.1.2008 trước cửa Nhà hát Thành phố và viết một số bài bày tỏ những suy nghĩ trước tình hình chính trị-xã hội của đất nước trên blog của mình. Blog của tôi để tên thật, công khai, không ẩn danh, không dấu diếm gì cả, ai cũng có thể vào đó đọc và ai cũng có thể copy bài mang đi đâu đó là điều mà tôi không thể kiểm soát được, chứ cá nhân tôi thì không gửi bài đi đâu cả. Cũng chả ai xin phép tôi khi họ đăng lại bài của tôi ở nơi khác, chỉ trừ duy nhất một lần với trường hợp tạp chí da màu là có liên hệ với tôi để xin đăng lại bài tôi viết kể lại việc bị công an giữ một ngày khi đi biểu tình vào ngày 19.1 đó, thế thôi. Mà xưa nay blog là vậy, thậm chí trên các trang báo mạng, chuyện đăng lại bài ở các trang khác hoặc dẫn đường link bài vở từ các nguồn khác là chuyện hết sức bình thường, hiếm khi nào có xin phép tác giả lắm. Về chuyện tôi trả lời trên báo đài nước ngoài, thì từ trước cho đến giờ phút này cũng không hề có, còn từ đây về sau thì tôi không biết! Và cuối cùng, chuyện liên hệ với các phần tử phức tạp là những ai, là những người bạn trong giới văn nghệ, một số blogger… chăng? Như vậy chắc lần sau Nhà Nước phải cho chúng tôi biết ai là những phần tử phức tạp để chúng tôi tránh, mà nếu ai cũng vì một số bài viết bày tỏ quan điểm của mình trên các blog hoặc trên đâu đó hoặc có tham gia biểu tình chống Trung Quốc đều trở thành bọn xấu, phần tử phản động…thì nguy quá.

Ở đây lại nhắc đến khái niệm “bình thường” và “bất bình thường”mà tôi đã nói đến trong entry trước. Có những điều là hết sức bình thường và được phép trong những quốc gia khác nhưng lại trở thành chuyện lớn và không được phép ở nước mình, từ chuyện biểu tình ôn hòa (thậm chí ngay khi để phản đối một quốc gia khác có những hành động xâm chiếm đất nước chứ chưa dám nói đến biểu tình phản đối chính phủ VN về một chính sách nào đó!) cho đến việc bày tỏ những suy nghĩ, bày tỏ một thái độ chính trị (cần phải phân biệt thái độhành động chính trị) trước những vấn đề của đất nước. Tất cả đều sẽ được nâng lên và quy kết thành chuyện lớn cả.

Và suy cho cùng thì cũng chẳng có gì là ngạc nhiên-vì chúng ta đang sống ở Việt Nam, nơi mọi chuyện đều có thể xảy ra. Không kể đến thời Nhân văn Giai phẩm khi mà một số văn nghệ sĩ như Trần Dần; Lê Đạt, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Phùng Quán…đã phải trả giá cho sự dám lên tiếng của họ bằng cả một đời người và đời văn phải “ở bên lề”, “chìm trong bóng tối”…hay thời của nhà văn Vũ Thư Hiên, Dương Thu Hương…cũng phải trả giá cả một đời; ngay trong thập niên 80 thôi, nhà thơ Hoàng Hưng chỉ vì có giữ cuốn thơ Hoàng Cầm vào thời điểm đó và có làm một số bài thơ không được “đúng đường lối” đã phải bị 3 năm tù giam từ 82-85 chẳng hạn...

Trong những ngày vừa qua, nhất là trong tháng 4, để bảo đảm an toàn cho lễ rước đuốc Olympic Bắc Kinh 2008 ngang qua Sài Gòn, cả một mạng lưới công an, an ninh VN đã được huy động tối đa, trong đó có việc kiểm soát, khống chế, trấn áp tất cả những sinh viên, văn nghệ sĩ, blogger… nào đã từng có thái độ phản ứng về vụ Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa Trường Sa hoặc phản đối lễ rước đuốc Olympic qua Sài Gòn hoặc có những quan điểm không “vừa tai”chính quyền. Nhẹ nhất là “mời” lên cơ quan công an ngồi từ 12 tiếng, 24 tiếng, 30 tiếng trước ngày rước đuốc cho đến khi xong lễ thì ra, nặng hơn thì đi tới đi lui “làm việc” vài lần, giữ lâu ngày hơn, hoặc làm cho mất việc…Một số nhóm blogger bị xách nhiễu, trấn áp khá nặng như nhóm x-café ở SG, nhóm CLBNBTD ở Sài Gòn, nhóm Thanh Niên Lạc Việt…Và trong số đó phải kể đến blogger Điếu Cày (tức Hoàng Hải) của nhóm CLBNBTD vừa bị bắt là lập tức đã có mấy bài báo buộc tội, bêu riếu đủ điều về nhân cách, đời tư…mặc dù theo pháp luật, người nào chưa bị tòa xét xử thì vẫn chưa được coi là phạm tội và ngay cả nếu có phạm tội “trốn thuế” như báo đưa ra thì cũng chả có lý do gì để lôi đời tư người đó ra mà bêu riếu, chưa kể là có đúng như vậy hay không nữa.

Nhưng…suy cho cùng thì cũng chả có gì để ngạc nhiên-vì chúng ta đang sống ở Việt Nam, nơi mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Song Chi

Việt Nam xếp hạng 178/195 trên thế giới về tự do báo chí


Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-05-03

Tổ chức Freedom House vừa công bố bản phúc trình thường niên về tự do báo chí trên toàn thế giới năm 2007. Nhận định chung là mức độ tự do báo chí toàn cầu giảm dần trong 6 năm liền. Theo phúc trình này, Việt Nam xếp hạng 178 trên 195 quốc gia được khảo sát, và thuộc vào nhóm “không có tự do.”

Courtesy freedomhouse. org

Bản đồ về tình hình tự do báo chí ở các nước trên thế giới.

Xếp hạng 178 trên 195

Tổ chức Freedom House vừa công bố phúc trình tự do báo chí thường niên nhằm đánh giá mức độ tự do báo chí trên toàn thế giới, trên từng khu vực, và tại mỗi quốc gia, trong năm 2007. Mức độ tự do báo chí năm 2007 sụt giảm so với năm trước, và là sự tiếp tục sụt giảm trong một giai đoạn 6 năm liền. Đó là kết luận tổng quát nhất được tiết lộ từ các con số thống kê.

Điều bất ngờ là, ngoài sự mất tự do báo chí tại các quốc gia độc tài, ngay cả các quốc gia có nền dân chủ cao cũng có dấu hiệu sụt giảm của tự do báo chí. Bản phúc trình khảo sát 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy 72 quốc gia có tự do báo chí; 59 quốc gia tương đối tự do; và 64 quốc gia không có tự do báo chí. Việt Nam thuộc vào nhóm không có tự do báo chí, được xếp hạng 178 trên 195.

“Nhà nước ra nhiều luật liên quan đến báo chí, và gần đây nhất là chỉ thị 37 của thủ tướng cấm tư hoá báo chí. Tôi cho rằng với hoàn cảnh như vậy, báo chí phát triển rất khó khăn.”

“Tôi thấy 600 tờ báo thì cũng là một tiếng nói thôi.”

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội thuộc nhà nước mới có quyền ra báo.”

Đó là những phát biểu của một số nhà báo Việt Nam, trong đó có những người tự gọi là “nhà báo tự do,” không tham gia trong hệ thống báo chí chính thống nhà nước, mà là những blogger hay những người viết bài gởi ra đăng ở các tờ báo nước ngoài. Các phát biểu này đã được ghi âm và phát trên một chương trình của đài Á Châu Tự Do hồi trung tuần tháng Hai vừa qua, cũng liên quan trực tiếp đến câu hỏi về mức độ tự do báo chí tại Việt Nam.

Tất cả đều do nhà nước quản lý

Newspaper-Press-250.jpg
Tại Việt Nam hầu hết các ngòi bút đều bị kiểm duyệt nghiêm ngặt và bị đặt dưới áp lực của đảng và nhà nước. AFP PHOTO

Anh Văn Lang, một nhà báo tự do, đã từng đưa ra nhận định: “Báo chí tự do thì phải ở thể chế tự do. Do đó ở Việt Nam, báo chí nằm trong một cái khung không thể đi ra được. Về mặt cơ chế, ở nước ngoài, các vị trí trong ban biên tập, như chủ nhiệm, chủ bút đều thuộc tư nhân, họ làm đúng theo luật, và không ai xen vào được.

Tại Việt Nam thì tất cả đều do nhà nước quản lý, Tổng Biên Tập do nhà nước chỉ định, nên nếu anh làm trái ý “ông chủ” thì “ông chủ” có quyền cắt, chuyển anh qua công tác khác. Do đó các tổng biên tập làm việc như có lưỡi dao trên bên trên, họ phải làm có mức độ, nếu ai qua khỏi mức độ thì mất việc. Tại Việt Nam, các tổng biên tập mất chức liên tục.”

Những phát biểu này cho thấy, Việt Nam khống chế báo chí thông qua sự khống chế về nhân sự báo chí. Gần đây, như nhiều người ta đã biết, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho ban hành chỉ thị số 37, cấm tư nhân hoá báo chí.

Bản phúc trình thường niên của Freedom House, ngoài việc đánh giá tổng quát trên toàn thế giới, còn thiết lập những đánh giá theo từng vùng và nhận định riêng cho từng quốc gia. Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 40 quốc gia, Tân Tây Lan được xếp đầu bản và Bắc Hàn xếp cuối bản. Việt Nam thuộc nhóm “không có tự do,” đứng hàng thứ 36, ngay trên nước Lào và dưới Brunei. Cũng trong bảng này, Cambodia hạng 26, và được xếp vào nhóm “tương đối tự do.”

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, một nhà báo Việt Nam mô tả luật báo chí Việt Nam và tiến trình bổ nhiệm một Tổng Biên Tập, nhân vật cao cấp nhất của một tờ báo, như sau.

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội của nhà nước mới có quyền ra báo. Và quyền ra báo phải được thừa nhận bởi một giấy phép do Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp. Theo luật, khi tờ báo là cơ quan ngôn luận của các tổ chức ấy, thì tờ báo ấy là cơ quan trực thuộc tổ chức đó. Cơ quan đó sẽ đề nghị một tổng biên tập.

Đề nghị này sẽ được xem xét theo rất nhiều tầng nấc. Bắt đầu bằng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Phố trực thuộc trung ương. Rồi đến Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Uỷ, rồi sau đó gởi lên cho ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương mà ngày nay người ta gọi là Ban Tuyên Giáo. Sau khi cơ quan Đảng có ý kiến về đề nghị đó [bổ nhiệm Tổng Biên Tập], họ chuyển cho chính quyền phê duyệt. Trên nguyên tắc, sự bổ nhiệm tổng biên tập phải có sự đồng ý của ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương và Bộ Văn Hoá Thông Tin.”

Chính quyền và các nhà báo

Rõ ràng, tiến trình đề cử và bổ nhiệm như vừa được mô tả, cho thấy người được cất nhắc vào các vị trí cao trong các cơ quan truyền thông Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu mang đầy màu sắc chính trị do phải được sự phê duyệt của các cơ quan chịu trách nhiệm về tư tưởng của Đảng và chính quyền.

Trong một bảng đánh giá về mức độ tự do báo chí của Việt Nam trước đó một năm, tức là năm 2006, Freedom House viết rằng: “Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.”

Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.

Nhà báo tự do Hoàng Hải, mà nhiều người trong giới blog biết đến với tên gọi “Điếu Cày,” vừa bị bắt gần đây do những hoạt động phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng nhận định, rằng, nếu “Nhà nước cấm đăng thì toàn bộ các báo không đăng. Các báo không đăng, thì dân không biết tin tức.” Cũng theo blogger này, trong hoàn cảnh như thế, Internet sẽ là phương tiện truyền đạt và phá vỡ bức tường bưng bít thông tin trong truyền thông nhà nước.

Công việc đưa tin buổi lễ rước đuốc Olympics Bắc Kinh tại Sài Gòn ngày 29 tháng Tư vừa qua là một ví dụ về sự kiểm soát báo chí Việt Nam. Gần như không một tờ báo nào của Việt Nam đưa tin về việc rước đuốc. Rồi bỗng nhiên, đến ngày 29 tháng Tư, tất cả các báo cùng đưa tin, với nội dung và mức độ

Việt Nam xếp hạng 178/195 trên thế giới về tự do báo chí


Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-05-03

Tổ chức Freedom House vừa công bố bản phúc trình thường niên về tự do báo chí trên toàn thế giới năm 2007. Nhận định chung là mức độ tự do báo chí toàn cầu giảm dần trong 6 năm liền. Theo phúc trình này, Việt Nam xếp hạng 178 trên 195 quốc gia được khảo sát, và thuộc vào nhóm “không có tự do.”

Courtesy freedomhouse. org

Bản đồ về tình hình tự do báo chí ở các nước trên thế giới.

Xếp hạng 178 trên 195

Tổ chức Freedom House vừa công bố phúc trình tự do báo chí thường niên nhằm đánh giá mức độ tự do báo chí trên toàn thế giới, trên từng khu vực, và tại mỗi quốc gia, trong năm 2007. Mức độ tự do báo chí năm 2007 sụt giảm so với năm trước, và là sự tiếp tục sụt giảm trong một giai đoạn 6 năm liền. Đó là kết luận tổng quát nhất được tiết lộ từ các con số thống kê.

Điều bất ngờ là, ngoài sự mất tự do báo chí tại các quốc gia độc tài, ngay cả các quốc gia có nền dân chủ cao cũng có dấu hiệu sụt giảm của tự do báo chí. Bản phúc trình khảo sát 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy 72 quốc gia có tự do báo chí; 59 quốc gia tương đối tự do; và 64 quốc gia không có tự do báo chí. Việt Nam thuộc vào nhóm không có tự do báo chí, được xếp hạng 178 trên 195.

“Nhà nước ra nhiều luật liên quan đến báo chí, và gần đây nhất là chỉ thị 37 của thủ tướng cấm tư hoá báo chí. Tôi cho rằng với hoàn cảnh như vậy, báo chí phát triển rất khó khăn.”

“Tôi thấy 600 tờ báo thì cũng là một tiếng nói thôi.”

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội thuộc nhà nước mới có quyền ra báo.”

Đó là những phát biểu của một số nhà báo Việt Nam, trong đó có những người tự gọi là “nhà báo tự do,” không tham gia trong hệ thống báo chí chính thống nhà nước, mà là những blogger hay những người viết bài gởi ra đăng ở các tờ báo nước ngoài. Các phát biểu này đã được ghi âm và phát trên một chương trình của đài Á Châu Tự Do hồi trung tuần tháng Hai vừa qua, cũng liên quan trực tiếp đến câu hỏi về mức độ tự do báo chí tại Việt Nam.

Tất cả đều do nhà nước quản lý

Newspaper-Press-250.jpg
Tại Việt Nam hầu hết các ngòi bút đều bị kiểm duyệt nghiêm ngặt và bị đặt dưới áp lực của đảng và nhà nước. AFP PHOTO

Anh Văn Lang, một nhà báo tự do, đã từng đưa ra nhận định: “Báo chí tự do thì phải ở thể chế tự do. Do đó ở Việt Nam, báo chí nằm trong một cái khung không thể đi ra được. Về mặt cơ chế, ở nước ngoài, các vị trí trong ban biên tập, như chủ nhiệm, chủ bút đều thuộc tư nhân, họ làm đúng theo luật, và không ai xen vào được.

Tại Việt Nam thì tất cả đều do nhà nước quản lý, Tổng Biên Tập do nhà nước chỉ định, nên nếu anh làm trái ý “ông chủ” thì “ông chủ” có quyền cắt, chuyển anh qua công tác khác. Do đó các tổng biên tập làm việc như có lưỡi dao trên bên trên, họ phải làm có mức độ, nếu ai qua khỏi mức độ thì mất việc. Tại Việt Nam, các tổng biên tập mất chức liên tục.”

Những phát biểu này cho thấy, Việt Nam khống chế báo chí thông qua sự khống chế về nhân sự báo chí. Gần đây, như nhiều người ta đã biết, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho ban hành chỉ thị số 37, cấm tư nhân hoá báo chí.

Bản phúc trình thường niên của Freedom House, ngoài việc đánh giá tổng quát trên toàn thế giới, còn thiết lập những đánh giá theo từng vùng và nhận định riêng cho từng quốc gia. Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 40 quốc gia, Tân Tây Lan được xếp đầu bản và Bắc Hàn xếp cuối bản. Việt Nam thuộc nhóm “không có tự do,” đứng hàng thứ 36, ngay trên nước Lào và dưới Brunei. Cũng trong bảng này, Cambodia hạng 26, và được xếp vào nhóm “tương đối tự do.”

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, một nhà báo Việt Nam mô tả luật báo chí Việt Nam và tiến trình bổ nhiệm một Tổng Biên Tập, nhân vật cao cấp nhất của một tờ báo, như sau.

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội của nhà nước mới có quyền ra báo. Và quyền ra báo phải được thừa nhận bởi một giấy phép do Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp. Theo luật, khi tờ báo là cơ quan ngôn luận của các tổ chức ấy, thì tờ báo ấy là cơ quan trực thuộc tổ chức đó. Cơ quan đó sẽ đề nghị một tổng biên tập.

Đề nghị này sẽ được xem xét theo rất nhiều tầng nấc. Bắt đầu bằng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Phố trực thuộc trung ương. Rồi đến Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Uỷ, rồi sau đó gởi lên cho ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương mà ngày nay người ta gọi là Ban Tuyên Giáo. Sau khi cơ quan Đảng có ý kiến về đề nghị đó [bổ nhiệm Tổng Biên Tập], họ chuyển cho chính quyền phê duyệt. Trên nguyên tắc, sự bổ nhiệm tổng biên tập phải có sự đồng ý của ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương và Bộ Văn Hoá Thông Tin.”

Chính quyền và các nhà báo

Rõ ràng, tiến trình đề cử và bổ nhiệm như vừa được mô tả, cho thấy người được cất nhắc vào các vị trí cao trong các cơ quan truyền thông Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu mang đầy màu sắc chính trị do phải được sự phê duyệt của các cơ quan chịu trách nhiệm về tư tưởng của Đảng và chính quyền.

Trong một bảng đánh giá về mức độ tự do báo chí của Việt Nam trước đó một năm, tức là năm 2006, Freedom House viết rằng: “Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.”

Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.

Nhà báo tự do Hoàng Hải, mà nhiều người trong giới blog biết đến với tên gọi “Điếu Cày,” vừa bị bắt gần đây do những hoạt động phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng nhận định, rằng, nếu “Nhà nước cấm đăng thì toàn bộ các báo không đăng. Các báo không đăng, thì dân không biết tin tức.” Cũng theo blogger này, trong hoàn cảnh như thế, Internet sẽ là phương tiện truyền đạt và phá vỡ bức tường bưng bít thông tin trong truyền thông nhà nước.

Công việc đưa tin buổi lễ rước đuốc Olympics Bắc Kinh tại Sài Gòn ngày 29 tháng Tư vừa qua là một ví dụ về sự kiểm soát báo chí Việt Nam. Gần như không một tờ báo nào của Việt Nam đưa tin về việc rước đuốc. Rồi bỗng nhiên, đến ngày 29 tháng Tư, tất cả các báo cùng đưa tin, với nội dung và mức độ

Việt Nam xếp hạng 178/195 trên thế giới về tự do báo chí


Thiện Giao, phóng viên đài RFA
2008-05-03

Tổ chức Freedom House vừa công bố bản phúc trình thường niên về tự do báo chí trên toàn thế giới năm 2007. Nhận định chung là mức độ tự do báo chí toàn cầu giảm dần trong 6 năm liền. Theo phúc trình này, Việt Nam xếp hạng 178 trên 195 quốc gia được khảo sát, và thuộc vào nhóm “không có tự do.”

Courtesy freedomhouse. org

Bản đồ về tình hình tự do báo chí ở các nước trên thế giới.

Xếp hạng 178 trên 195

Tổ chức Freedom House vừa công bố phúc trình tự do báo chí thường niên nhằm đánh giá mức độ tự do báo chí trên toàn thế giới, trên từng khu vực, và tại mỗi quốc gia, trong năm 2007. Mức độ tự do báo chí năm 2007 sụt giảm so với năm trước, và là sự tiếp tục sụt giảm trong một giai đoạn 6 năm liền. Đó là kết luận tổng quát nhất được tiết lộ từ các con số thống kê.

Điều bất ngờ là, ngoài sự mất tự do báo chí tại các quốc gia độc tài, ngay cả các quốc gia có nền dân chủ cao cũng có dấu hiệu sụt giảm của tự do báo chí. Bản phúc trình khảo sát 195 quốc gia và vùng lãnh thổ, cho thấy 72 quốc gia có tự do báo chí; 59 quốc gia tương đối tự do; và 64 quốc gia không có tự do báo chí. Việt Nam thuộc vào nhóm không có tự do báo chí, được xếp hạng 178 trên 195.

“Nhà nước ra nhiều luật liên quan đến báo chí, và gần đây nhất là chỉ thị 37 của thủ tướng cấm tư hoá báo chí. Tôi cho rằng với hoàn cảnh như vậy, báo chí phát triển rất khó khăn.”

“Tôi thấy 600 tờ báo thì cũng là một tiếng nói thôi.”

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội thuộc nhà nước mới có quyền ra báo.”

Đó là những phát biểu của một số nhà báo Việt Nam, trong đó có những người tự gọi là “nhà báo tự do,” không tham gia trong hệ thống báo chí chính thống nhà nước, mà là những blogger hay những người viết bài gởi ra đăng ở các tờ báo nước ngoài. Các phát biểu này đã được ghi âm và phát trên một chương trình của đài Á Châu Tự Do hồi trung tuần tháng Hai vừa qua, cũng liên quan trực tiếp đến câu hỏi về mức độ tự do báo chí tại Việt Nam.

Tất cả đều do nhà nước quản lý

Newspaper-Press-250.jpg
Tại Việt Nam hầu hết các ngòi bút đều bị kiểm duyệt nghiêm ngặt và bị đặt dưới áp lực của đảng và nhà nước. AFP PHOTO

Anh Văn Lang, một nhà báo tự do, đã từng đưa ra nhận định: “Báo chí tự do thì phải ở thể chế tự do. Do đó ở Việt Nam, báo chí nằm trong một cái khung không thể đi ra được. Về mặt cơ chế, ở nước ngoài, các vị trí trong ban biên tập, như chủ nhiệm, chủ bút đều thuộc tư nhân, họ làm đúng theo luật, và không ai xen vào được.

Tại Việt Nam thì tất cả đều do nhà nước quản lý, Tổng Biên Tập do nhà nước chỉ định, nên nếu anh làm trái ý “ông chủ” thì “ông chủ” có quyền cắt, chuyển anh qua công tác khác. Do đó các tổng biên tập làm việc như có lưỡi dao trên bên trên, họ phải làm có mức độ, nếu ai qua khỏi mức độ thì mất việc. Tại Việt Nam, các tổng biên tập mất chức liên tục.”

Những phát biểu này cho thấy, Việt Nam khống chế báo chí thông qua sự khống chế về nhân sự báo chí. Gần đây, như nhiều người ta đã biết, thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, cho ban hành chỉ thị số 37, cấm tư nhân hoá báo chí.

Bản phúc trình thường niên của Freedom House, ngoài việc đánh giá tổng quát trên toàn thế giới, còn thiết lập những đánh giá theo từng vùng và nhận định riêng cho từng quốc gia. Trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương với 40 quốc gia, Tân Tây Lan được xếp đầu bản và Bắc Hàn xếp cuối bản. Việt Nam thuộc nhóm “không có tự do,” đứng hàng thứ 36, ngay trên nước Lào và dưới Brunei. Cũng trong bảng này, Cambodia hạng 26, và được xếp vào nhóm “tương đối tự do.”

Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng Hai, một nhà báo Việt Nam mô tả luật báo chí Việt Nam và tiến trình bổ nhiệm một Tổng Biên Tập, nhân vật cao cấp nhất của một tờ báo, như sau.

“Theo luật báo chí Việt Nam, chỉ có cơ quan nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội của nhà nước mới có quyền ra báo. Và quyền ra báo phải được thừa nhận bởi một giấy phép do Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp. Theo luật, khi tờ báo là cơ quan ngôn luận của các tổ chức ấy, thì tờ báo ấy là cơ quan trực thuộc tổ chức đó. Cơ quan đó sẽ đề nghị một tổng biên tập.

Đề nghị này sẽ được xem xét theo rất nhiều tầng nấc. Bắt đầu bằng Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Phố trực thuộc trung ương. Rồi đến Ban Văn Hoá Tư Tưởng Thành Uỷ, rồi sau đó gởi lên cho ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương mà ngày nay người ta gọi là Ban Tuyên Giáo. Sau khi cơ quan Đảng có ý kiến về đề nghị đó [bổ nhiệm Tổng Biên Tập], họ chuyển cho chính quyền phê duyệt. Trên nguyên tắc, sự bổ nhiệm tổng biên tập phải có sự đồng ý của ban Văn Hoá Tư Tưởng Trung Ương và Bộ Văn Hoá Thông Tin.”

Chính quyền và các nhà báo

Rõ ràng, tiến trình đề cử và bổ nhiệm như vừa được mô tả, cho thấy người được cất nhắc vào các vị trí cao trong các cơ quan truyền thông Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu mang đầy màu sắc chính trị do phải được sự phê duyệt của các cơ quan chịu trách nhiệm về tư tưởng của Đảng và chính quyền.

Trong một bảng đánh giá về mức độ tự do báo chí của Việt Nam trước đó một năm, tức là năm 2006, Freedom House viết rằng: “Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.”

Mức độ căng thẳng giữa chính quyền và các nhà báo lên cao. Trong khi các nhà hoạt động vận động cho một nền truyền thông tự do hơn, thì nhà nước Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do ngôn luận, nhất là những thông tin trên Internet.

Nhà báo tự do Hoàng Hải, mà nhiều người trong giới blog biết đến với tên gọi “Điếu Cày,” vừa bị bắt gần đây do những hoạt động phản đối Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, đã từng nhận định, rằng, nếu “Nhà nước cấm đăng thì toàn bộ các báo không đăng. Các báo không đăng, thì dân không biết tin tức.” Cũng theo blogger này, trong hoàn cảnh như thế, Internet sẽ là phương tiện truyền đạt và phá vỡ bức tường bưng bít thông tin trong truyền thông nhà nước.

Công việc đưa tin buổi lễ rước đuốc Olympics Bắc Kinh tại Sài Gòn ngày 29 tháng Tư vừa qua là một ví dụ về sự kiểm soát báo chí Việt Nam. Gần như không một tờ báo nào của Việt Nam đưa tin về việc rước đuốc. Rồi bỗng nhiên, đến ngày 29 tháng Tư, tất cả các báo cùng đưa tin, với nội dung và mức độ

RSF đòi CSVN thả các người bị bắt vì chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh

medium_VN-Nam-042908.jpg

medium_VN-dan_ThanhHoa.jpg


Hình trên: Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị công an chìm CSVN hành hung bóp cổ trước khi bị tống lên xe chở đến trụ sở công an phường Ðồng Xuân khi biểu tình chống Olympic Bắc Kinh sáng ngày 29 Tháng Tư 2008.

Hình dưới: 15 thân nhân và nạn nhân ở Thanh Hóa của vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam bắn chết một số người đánh cá hồi năm ngoái không được nhà cầm quyền Hà Nội bênh vực. Họ về Hà Nội và hình chụp trước khi họ tham dự cuộc biểu tình sáng 29 Tháng Tư 2008 trước chợ Ðồng Xuân.

PARIS 1-5 (TH) - Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), một tổ chức bảo vệ người cầm bút quốc tế có trụ sở ở Paris, Pháp Quốc, lên tiếng kết án chế độ Hà Nội vi phạm nhân quyền và đòi phải trả tự do cho những người đã bị bắt giữ ở Hà Nội và Sài Gòn mấy ngày vừa qua.

Theo bản tin RSF phổ biến hôm Thứ Năm 1 Tháng Năm 2008, ít nhất có 10 người đã bị bắt ở Sài Gòn và Hà Nội liên quan đến các vụ biểu tình chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh.

Tuy điều 69 của hiến pháp CSVN nói “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình...” nhưng khi nhân dân biểu tình không do nhà nước tổ chức đều bị đàn áp.

Nhà cầm quyền CSVN cũng đã ký năm 1982 vào bản Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị” trong đó công nhận các quyền tự do căn bản của công dân. Nhưng trên thực tế, khi người dân sử dụng các quyền hiến định và theo công ước quốc tế thì đều bị đàn áp.

“Nhà cầm quyền phải trả tự do các người đã bị bắt giữ ở Hà Nội và Sài Gòn đã biểu tình ôn hòa nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và Trung Quốc”. Bản tuyên bố của RSF viết. “Hành vi (bắt người biểu tình hay tình nghi tham dự biểu tình chống Olympic Bắc Kinh) của công an cảnh sát CSVN là bằng chứng nhà nước không dung thứ bất cứ hình thức chỉ trích nào, trong khi không muốn làm phật lòng nước láng giềng hùng mạnh Trung Quốc dù hai bên có các tranh chấp biên giới lãnh thổ.”

Theo các nguồn tin từ Việt Nam, phần lớn các người bị bắt giữ sáng ngày 29 Tháng Tư 2008 trước chợ Ðồng Xuân đã được thả. Nhưng một số người như ông Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng), Vi Ðức Hồi (Lạng Sơn) bị giam giữ và cán bộ công an tới nhà của những vị này nhắc thân nhân của họ đưa thêm quần áo. Ðiều này cho thấy họ có thể còn bị giam giữ lâu ngày và có thể bị truy tố về tội “tổ chức” biểu tình “bất hợp pháp”. Không thấy các nguồn tin nói gì đến số phận của bà Lê Thị Kim Thu.

Khi chuẩn bị căng biểu ngữ chống Olympic Bắc Kinh trước chợ Ðồng Xuân, Hà Nội, sáng ngày 29 Tháng Tư, 8 người đã bị đánh tại chỗ rồi bị bắt về trụ sở công an phường Ðồng Xuân, sau đó bị đưa về các địa phương.

Theo các nguồn tin từ Việt Nam, những người bị bắt ở chợ Ðồng Xuân là Nguyễn Xuân Nghĩa, Vi Ðức Hồi, Vũ Hùng, Nguyễn Tiến Nam, Lê Thị Kim Thu, Trần Ðức Thạch, Ðỗ Duy Thông, Nguyễn Bá Ðăng, Nguyễn Văn Túc, một người tên Châu, sinh viên tên Vũ Anh Sơn.

Ðược biết, tham dự cuộc biểu tình ở Hà Nội còn có 15 người là thân nhân hoặc nạn nhân tỉnh Thanh Hóa (của vụ hải quân Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt năm ngoái) mà hiện nay không biết số phận của họ ra sao.

Bình luận về chuyện nhà cầm quyền CSVN bắt giữ những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hoa, ông Robert menard, tổng thư ký tổ chức RSF nói rằng, “Họ không phải là thành viên của tổ chức RSF nhưng chúng tôi ủng hộ cuộc biểu tình ôn hòa của họ.”

Theo bản tin của RSF lực lượng công an CSVN rất đông đảo tại khu chợ Ðồng Xuân và quanh Tòa Ðại Sứ Trung quốc. Khi vụ bắt người biểu tình xảy ra, các ký giả ngoại quốc cũng như người qua đường đều bị cưỡng bách phải đi khỏi chỗ đó.

Tổ chức RSF cũng nêu tên nhà báo tự do Hoàng Hải (viết báo mạng cá nhân Ðiếu Cày) đã bị bắt ngày 19 Tháng Tư 2008 tại Ðà Lạt rồi bị giải về Sài Gòn truy tố tội “trốn thuế” ngày 21 Tháng Tư 2008. Ông Hoàng Hải, 56 tuổi, từng biểu tình chống Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa là các quần đảo của Việt Nam cũng như chống Olympic Bắc Kinh hồi Tháng Mười Hai năm ngoái và Tháng Giêng năm nay.

Mặt khác, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cũng đồng thời đòi chế độ Hà Nội phải trả ngay các người biểu tình đã bị bắt giữ.

Ân Xá Quốc Tế đả kích rằng CSVN đã mượn cớ bảo vệ cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh để đàn áp các người bày tỏ chính kiến ôn hòa. Ân Xá Quốc Tế còn đòi CSVN phải điều tra về các lời tố cáo công an CSVN đánh đập dã man các người biểu tình. Tin tức nói rằng ít nhất nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, sinh viên Nguyễn Tiến Nam đã bị đánh thương tích đầy người.

“Ân Xá Quốc Tế vô cùng quan tâm đến chiến dịch của nhà cầm quyền CSVN đang diễn ra nhằm bịt miệng các người bất đồng chính kiến.” Bản tuyên bố của Ân Xá Quốc Tế viết. “Luật sư, thành viên nghiệp đoàn độc lập, lãnh tụ tôn giáo, các người phát biểu trên Internet đều là đối tượng bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp từ năm 2006 đến nay”.

Ân Xá Quốc Tế đả kích rằng luật lệ CSVN hình sự hóa các hành động phản kháng ôn hòa là “vi phạm luật lệ nhân quyền quốc tế”.

“Ân Xá Quốc Tế đã kêu gọi nhà cầm quyền CSVN rất nhiều lần là phải khẩn cấp thay đổi các điều luật trong Bộ Luật Hình Sự liên quan đến ‘an ninh quốc gia’ để hoặc phải bãi bỏ hoặc phải tương ứng với luật pháp quốc tế. Ân Xá Quốc Tế cũng đã rất nhiều lần đốc thúc nhà cầm quyền CSVN phải tuân thủ các quyền con người mà quốc tế công nhận bằng cách trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm”.

Nguồn: NguoiViet Online

RSF đòi CSVN thả các người bị bắt vì chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh

medium_VN-Nam-042908.jpg

medium_VN-dan_ThanhHoa.jpg


Hình trên: Sinh viên Nguyễn Tiến Nam bị công an chìm CSVN hành hung bóp cổ trước khi bị tống lên xe chở đến trụ sở công an phường Ðồng Xuân khi biểu tình chống Olympic Bắc Kinh sáng ngày 29 Tháng Tư 2008.

Hình dưới: 15 thân nhân và nạn nhân ở Thanh Hóa của vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam bắn chết một số người đánh cá hồi năm ngoái không được nhà cầm quyền Hà Nội bênh vực. Họ về Hà Nội và hình chụp trước khi họ tham dự cuộc biểu tình sáng 29 Tháng Tư 2008 trước chợ Ðồng Xuân.

PARIS 1-5 (TH) - Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), một tổ chức bảo vệ người cầm bút quốc tế có trụ sở ở Paris, Pháp Quốc, lên tiếng kết án chế độ Hà Nội vi phạm nhân quyền và đòi phải trả tự do cho những người đã bị bắt giữ ở Hà Nội và Sài Gòn mấy ngày vừa qua.

Theo bản tin RSF phổ biến hôm Thứ Năm 1 Tháng Năm 2008, ít nhất có 10 người đã bị bắt ở Sài Gòn và Hà Nội liên quan đến các vụ biểu tình chống rước đuốc Olympic Bắc Kinh.

Tuy điều 69 của hiến pháp CSVN nói “công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình...” nhưng khi nhân dân biểu tình không do nhà nước tổ chức đều bị đàn áp.

Nhà cầm quyền CSVN cũng đã ký năm 1982 vào bản Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị” trong đó công nhận các quyền tự do căn bản của công dân. Nhưng trên thực tế, khi người dân sử dụng các quyền hiến định và theo công ước quốc tế thì đều bị đàn áp.

“Nhà cầm quyền phải trả tự do các người đã bị bắt giữ ở Hà Nội và Sài Gòn đã biểu tình ôn hòa nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và Trung Quốc”. Bản tuyên bố của RSF viết. “Hành vi (bắt người biểu tình hay tình nghi tham dự biểu tình chống Olympic Bắc Kinh) của công an cảnh sát CSVN là bằng chứng nhà nước không dung thứ bất cứ hình thức chỉ trích nào, trong khi không muốn làm phật lòng nước láng giềng hùng mạnh Trung Quốc dù hai bên có các tranh chấp biên giới lãnh thổ.”

Theo các nguồn tin từ Việt Nam, phần lớn các người bị bắt giữ sáng ngày 29 Tháng Tư 2008 trước chợ Ðồng Xuân đã được thả. Nhưng một số người như ông Nguyễn Xuân Nghĩa (Hải Phòng), Vi Ðức Hồi (Lạng Sơn) bị giam giữ và cán bộ công an tới nhà của những vị này nhắc thân nhân của họ đưa thêm quần áo. Ðiều này cho thấy họ có thể còn bị giam giữ lâu ngày và có thể bị truy tố về tội “tổ chức” biểu tình “bất hợp pháp”. Không thấy các nguồn tin nói gì đến số phận của bà Lê Thị Kim Thu.

Khi chuẩn bị căng biểu ngữ chống Olympic Bắc Kinh trước chợ Ðồng Xuân, Hà Nội, sáng ngày 29 Tháng Tư, 8 người đã bị đánh tại chỗ rồi bị bắt về trụ sở công an phường Ðồng Xuân, sau đó bị đưa về các địa phương.

Theo các nguồn tin từ Việt Nam, những người bị bắt ở chợ Ðồng Xuân là Nguyễn Xuân Nghĩa, Vi Ðức Hồi, Vũ Hùng, Nguyễn Tiến Nam, Lê Thị Kim Thu, Trần Ðức Thạch, Ðỗ Duy Thông, Nguyễn Bá Ðăng, Nguyễn Văn Túc, một người tên Châu, sinh viên tên Vũ Anh Sơn.

Ðược biết, tham dự cuộc biểu tình ở Hà Nội còn có 15 người là thân nhân hoặc nạn nhân tỉnh Thanh Hóa (của vụ hải quân Trung Quốc bắn giết ngư dân Việt năm ngoái) mà hiện nay không biết số phận của họ ra sao.

Bình luận về chuyện nhà cầm quyền CSVN bắt giữ những người bày tỏ ý kiến một cách ôn hoa, ông Robert menard, tổng thư ký tổ chức RSF nói rằng, “Họ không phải là thành viên của tổ chức RSF nhưng chúng tôi ủng hộ cuộc biểu tình ôn hòa của họ.”

Theo bản tin của RSF lực lượng công an CSVN rất đông đảo tại khu chợ Ðồng Xuân và quanh Tòa Ðại Sứ Trung quốc. Khi vụ bắt người biểu tình xảy ra, các ký giả ngoại quốc cũng như người qua đường đều bị cưỡng bách phải đi khỏi chỗ đó.

Tổ chức RSF cũng nêu tên nhà báo tự do Hoàng Hải (viết báo mạng cá nhân Ðiếu Cày) đã bị bắt ngày 19 Tháng Tư 2008 tại Ðà Lạt rồi bị giải về Sài Gòn truy tố tội “trốn thuế” ngày 21 Tháng Tư 2008. Ông Hoàng Hải, 56 tuổi, từng biểu tình chống Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa là các quần đảo của Việt Nam cũng như chống Olympic Bắc Kinh hồi Tháng Mười Hai năm ngoái và Tháng Giêng năm nay.

Mặt khác, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) cũng đồng thời đòi chế độ Hà Nội phải trả ngay các người biểu tình đã bị bắt giữ.

Ân Xá Quốc Tế đả kích rằng CSVN đã mượn cớ bảo vệ cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh để đàn áp các người bày tỏ chính kiến ôn hòa. Ân Xá Quốc Tế còn đòi CSVN phải điều tra về các lời tố cáo công an CSVN đánh đập dã man các người biểu tình. Tin tức nói rằng ít nhất nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng, sinh viên Nguyễn Tiến Nam đã bị đánh thương tích đầy người.

“Ân Xá Quốc Tế vô cùng quan tâm đến chiến dịch của nhà cầm quyền CSVN đang diễn ra nhằm bịt miệng các người bất đồng chính kiến.” Bản tuyên bố của Ân Xá Quốc Tế viết. “Luật sư, thành viên nghiệp đoàn độc lập, lãnh tụ tôn giáo, các người phát biểu trên Internet đều là đối tượng bị nhà cầm quyền CSVN đàn áp từ năm 2006 đến nay”.

Ân Xá Quốc Tế đả kích rằng luật lệ CSVN hình sự hóa các hành động phản kháng ôn hòa là “vi phạm luật lệ nhân quyền quốc tế”.

“Ân Xá Quốc Tế đã kêu gọi nhà cầm quyền CSVN rất nhiều lần là phải khẩn cấp thay đổi các điều luật trong Bộ Luật Hình Sự liên quan đến ‘an ninh quốc gia’ để hoặc phải bãi bỏ hoặc phải tương ứng với luật pháp quốc tế. Ân Xá Quốc Tế cũng đã rất nhiều lần đốc thúc nhà cầm quyền CSVN phải tuân thủ các quyền con người mà quốc tế công nhận bằng cách trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm”.

Nguồn: NguoiViet Online