Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng thăm Khu Tòa Khâm Sứ và chứng kiến giáo dân ký đơn




VietCatholic New (Chúa Nhật 30/12/2007)

Sáng Chúa Nhật 30/12/2007, trong khi giáo dân và các tân linh mục cầu nguyện và còn đang ký giấy tại khu vực nhà thờ chính tòa Hà Nội, và chung quanh khu vực Tòa Giám Mục thì bất chợt một vị khách đặc biệt đã tới thăm Tòa Tổng Giám Mục, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng đã gặp và Đức TGM Ngô quang Kiệt đã trao đổi với nhau cách thiện cảm và cởi mở về những gì đang xảy ra xung quanh vụ việc Toà Khâm Sứ trong khoảng nửa tiếng đồng hồ.

71230NguyentanDung2

Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng gặp Đức TGM Ngô Quang Kiệt tại Tòa TGM Hà Nội sáng ngày 30.12.2007

(Photo: Hình trên đây do Tòa TGM Hà Nội cung cấp; các Photos dưới do Nhóm phóng viên VietCatholic)
Sau cuộc gặp gỡ và trò chuyện, ĐTGM và thủ tướng đã sang thăm Toà Khâm Sứ và gặp gỡ mọi người còn đang cầug nguyện và ký tên vào đơn yêu cầu, trước sự chứng kiến của nhiều người.

3
Đức TGM Kiệt dẫn Thủ tướng Dũng rời Tòa Giám Mục để đi sang Khu Cổng Tòa Khâm Sứ
Hy vọng Toà Khâm Sứ sẽ sớm được trao lại cho Giáo Hội Công giáo.

71230kydon
Đang khi đó ở ngoài đông đảo giáo dân tiếp tục ký giầy đòi chính quyền trả lại tài sản của Giáo hội
71230NguyentanDung0
Đang khi đó ở ngoài đông đảo giáo dân tiếp tục ký giầy đòi chính quyền trả lại tài sản của Giáo hội
71230NguyentanDung1
71230NguyentanDung10
Lúc 10:40 phút TGM Ngô quang Kiệt hướng dẫn Thủ tướng tới cổng Tòa Khâm Sứ

71230NguyentanDung12

TGM Kiệt giải thích về những sự lạm dụng buôn bán và đầu tư trên đất Tòa Khâm Sứ

71230TgmKietTTDung7
Đang khi đó cá các chú nhỏ giúp lễ cũng hăng hái ký vào đơn xin đòi đất và tài sản...

Thư cuối năm




Kính gửi các bạn đọc, các bạn cộng tác, và các thân hữu xa gần,

Hôm nay, 31/12/2007 ngày cuối cùng của một năm đầy sự kiện đang dần qua. Chúng tôi xin gửi đến các bạn lời chúc An Lành - Sức Khỏe - Hạnh Phúc cho năm mới 2008 sắp đến.

Như các bạn đã biết, CLB Nhà báo Tự do chúng tôi chỉ mới hình thành trên 3 tháng, chính xác là 3 tháng 12 ngày. Tất nhiên trên những bước đi chập chững ban đầu ấy không tránh khỏi những va vấp, những sơ sót và có thể nói vẫn chưa đáp ứng được sự tin yêu của các bạn dành cho chúng tôi. Chúng tôi cũng thế, chúng tôi tự cảm thấy còn phải cố gắng hơn nữa cho tiêu chí TỰ DO - TRUNG THỰC - KHÁCH QUAN để phản ảnh lại sự thật trong xã hội chúng ta hôm nay.

Thưa các bạn chỉ mới trên 3 tháng, nhưng CLB chúng tôi luôn gắn liền với những sự kiện lớn của đất nước. Từ vụ sập cầu Cần Thơ, qua bão lũ miền Trung, đến các cuộc đình công... phiên tòa phúc thẩm 2 luật sư Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân và sự kiện đang còn nóng hổi tính thời sự là các cuộc biểu tình của sinh viên, thanh niên yêu nước phản đối Trung Quốc manh tâm xâm chiếm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Với tât cả nhiệt huyết, tình dân tộc và lòng yêu nước mãnh liệt, chúng tôi nguyện đồng hành cùng dân tộc và ưu tiên đứng về phía những người dân nghèo khổ thua thiệt. Chúng tôi khẳng định, chúng tôi làm tất cả một cách khách quan, vô vụ lợi. Thế nhưng phản ảnh sự thật bao giờ cũng là hành trình đầy chông gai, khó khăn và thậm chí nguy hiểm. Ngoài việc khó khăn khi tác nghiệp vì là những "nhà báo không thẻ", chúng tôi còn luôn phải đối mặt với những thế lực mạnh nhằm bịt miệng chúng tôi. Chúng tôi đã liên tục bị sách nhiễu, quấy rối, hù dọa, vu khống và thậm chí bị hành hung và cưỡng chế ngay giữa trung tâm thành phố... tất cả hành vi ấy đều hoàn toàn trái với pháp luật. Với tâm nguyện "Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật" mà nhà nước CHXHCN Việt Nam luôn cổ súy, chúng tôi - những công dân bình thường sẽ tiếp tục tố cáo trước dư luận những hành vi vi hiến, vi pháp ấy. Chúng tôi mong mỏi được sự ủng hộ của tất cả những ai còn lương tri, còn trăn trở với vận mệnh của đất nước và dân tộc. Chúng tôi nguyện sẽ làm hết sức mình cho TỰ DO NGÔN LUẬN, cho Sự Thật được bày tỏ.

Một lần nữa, nhân dịp Năm Mới 2008 đang đến. Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các bạn. Đặc biệt là các bác blogger lão thành như bác nhạc sĩ Tô Hải, bác Nam Hà (linhgia), bác Chiều Chiều...; các anh TS Lê Tuấn Huy, Ngô Quốc Phương, các văn nghệ sĩ, các bạn cộng tác viên trong và ngoài nước và tất cả các thân hữu gần xa.

Kính chúc Năm mới 2008 An lành, Hạnh phúc, Thành công.

TM/CLB Nhà báo Tự do

Phóng viên không biên giới tẩy chay Olympic Bắc Kinh 2008




Hình ảnh của Tổ chức Phóng viên Không biên giới (Reporters Without Borders hay Reporters sans Frontieres ) tẩy chay Thế Vận Hội Olympic Bắc Kinh 2008 khắp nơi trên thế giới. Từ Bắc Kinh, Paris, New York City, Montreal, Lausanne, Los Angeles và Hong-Kong.
Với hình ảnh 5 chiếc còng lồng vào nhau trên nền cờ đen tối thay vì 5 vòng tròn nhiều màu tượng trưng cho hòa bình, hữu nghị. Trên khẩu hiệu cũng có dòng chữ: "Trung Quốc: Nhà tù lớn nhất thế giới cho Nhà báo và Nhà bất đồng chính kiến trên mạng"


Hong Kong

Billboard tại Los Angeles

Lausanne - Thụy Sĩ

Lausanne - Thụy Sĩ

Montreal, Canada

Paris, Pháp

Paris

Times Square

NYC

Bắc Kinh

Cảnh báo về trang giả danh CLB Nhà báo Tự do




Thưa tất cả các bạn đọc,
Chúng tôi vừa phát hiện ra một trang giả danh CLB Nhà báo Tự do. Trang này sử dụng theme, avatar, và những thông tin khác ... hệt như trang của chúng tôi. Có những thân hữu đã lầm nên tiếp tục add vào friends list trang giả này.
Đường link của trang giả : http://360.yahoo.com/profile-Kvh9kBkyd6Ttjb4jMyJJ
Chúng tôi đã chụp lại màn hình và các bạn có thể so sánh:
Blast có 1 câu vẫn giữ giống như trang của chúng tôi vài ngày trước.
Friends list của họ có 17 p
Member since December 2007
Quick comments là 22
Họ chỉ copy được 7 entry
Như các bạn cũng thấy, trang giả này tất nhiên được tung ra với ý đồ không trong sáng và vào đúng thời điểm các thành viên của CLB chúng tôi đang bị "khủng bố" nặng nề.
Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về bất cứ thông tin nào trên trang hàng giả, hàng nhái này.
Chúng tôi cảnh báo chủ nhân của trang hàng giả này, dù có dụng ý nào chăng nữa, hành vi làm hàng giả hàng nhái ấy luôn luôn bị lên án.
Hãy ngưng ngay lại ý đồ của quý vị
TM/CLB Nhà báo Tự do

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ THỰC TẾ PHŨ PHÀNG




Từ khái niệm về Nhà nước pháp quyền XHCN

Theo Từ điển Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN là khái niệm chỉ về nội dung dân chủ của nhà nước. Tư tưởng về NNPQ đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại, nhưng thuật ngữ NNPQ xuất hiện muộn hơn. Thuật ngữ này không được dùng trong sách báo Anh - Mỹ. Trong tiếng Anh người ta thường dùng một khái niệm tương tự - Rule of Law (Sự ngự trị của pháp luật). Ngày nay, khi nói tới NNPQ trước hết là nói đến sự ngự trị của pháp luật trong đời sống xã hội và chính trị với tính cách là ý chí của nhân dân và có giá trị phổ biến.

Có thể thấy hai khía cạnh của NNPQ:

1) Pháp lý hình thức, tức là sự ngự trị của pháp luật, sự ràng buộc bởi pháp luật đối với nhà nước và tất cả các thành viên của xã hội (hay nói cách khác, đây là yêu cầu bảo đảm pháp chế trong công tác xây dựng và áp dụng pháp luật);

2) Nội dung pháp lý, tức là bản thân pháp luật phải bảo đảm yêu cầu khách quan thúc đẩy tiến bộ xã hội. Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng NNPQ với nội dung cơ bản là xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện nguyên tắc thống nhất quyền lực và có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp 1992 đã bổ sung NNPQ vào điều 2, Hiến pháp 1992.

Tài liệu giảng dạy bộ môn Nhà nước và Pháp luật của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh ghi rõ:

Nhà nước pháp quyền XHCN là Nhà nước điều hành, quản lý xã hội bằng hệ thống pháp luật XHCN, tất cả mọi công dân đều phải “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, không có ngoại lệ, không ai có quyền đứng trên, đứng ngoài pháp luật. Trong đó, các quyền dân chủ, tự do và lợi ích chính đáng của con người, của công dân được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn; có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, có sự hiện diện và điều chỉnh của pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, có sự ràng buộc giữa các cơ quan Nhà nước và pháp luật.

CHÍNH QUYỀN là tổ chức bộ máy điều hành, quản lý công việc của Nhà nước và xã hội ở các nước trên thế giới.

Vì sao gọi là chính quyền?

Từ “chính” () có 3 nghĩa: 1. Ở giữa, ngay thẳng. 2. Chủ yếu, quan trọng, trái với phụ. Ví dụ: Phần chính, Ý chính; 3. Đúng là, đích là. Ví dụ: Chính nó đã nói thế.

Có thể hiểu chính quyền là tổ chức bộ máy điều hành, quản lý công việc của Nhà nước và xã hội một cách chính danh, chính thức, ngay thẳng, được mọi người công nhận, nhằm thi hành công việc quản lý Nhà nước.

“Chính” ngược lại với “ngụy” () là giả, lời nói mê sảng, giả trá. Ví dụ: ngụy quỷ (dối trá, quỷ quyệt), ngụy chứng (khai man), ngụy quân (dùng hình nộm giả làm quân), ngụy tạo (làm giả, giả mạo), ngụy tệ (tiền giả), ngụy thác (lấy đồ mới giả làm đồ cổ), ngụy thiện (đạo đức giả), ngụy trang (giả trang).

Một Nhà nước mà không chính danh, không ngay thẳng, không tuân thủ nghiêm các quy định phápluật, người thừa hành công vụ đầy rẫy hành vi giả trá, lừa lọc quần chúng nhân dân… thì không gọi là bộ máy chính quyền mà phải gọi là bộ máy ngụy quyền.

Đến các quy phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

“Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình”;

“Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân: Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật. Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật”;

“Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân: Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”;

“Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật: Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.

Đó là những nguyên tắc bất di bất dịch được quy định rõ tại các Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam.

Về các trường hợp tạm giữ người cũng được quy định rõ ràng như sau:

1)-Tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

Theo Điều 44 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, được cụ thể hóa bằng Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 7/9/2004 của Chính phủ: “Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ.”

2)-Tạm giữ người là biện pháp ngăn chặn trong Tố Tụng Hình Sự: Theo Điều 68 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự (năm 1987 và được sửa đổi bổ sung theo Luật ngày 09/06/2000): “Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang”.

- Trường hợp khẩn cấp (Điều 81) được hiểu là: khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiệm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, hoặc khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chận ngay việc người đó trốn hoặc tiêu chuỷ chứng cứ; hoặc khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.

Những người sau đây có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp:

a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;

b) Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương; người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới;

c) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Nội dung lệnh bắt và việc thi hành lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp phải theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 80 của Bộ luật này.

Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp để xét phê chuẩn.

Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ bắt khẩn cấp quy định tại Điều này. Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát phải trực tiếp gặp, hỏi người bị bắt trước khi xem xét, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn và tài liệu liên quan đến việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn. Nếu Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn thì người đã ra lệnh bắt phải trả tự do ngay cho người bị bắt (khoản 2, 3, 4 Điều 81 BLTTHS).

- Phạm tội quả tang (Điều 82): Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt .

Thời hạn tạm giữ trong trường hợp này theo Điều 69 Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày đêm. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba ngày đêm. Trong trường hợp đặc biệt cơ quan ra lệnh tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng cũng không được quá ba ngày đêm.

Trong mọi trường hợp tạm giữ người thì người thi hành lệnh phải triển khai lệnh cho người bị tạm giữ biết, lập biên bản về việc tạm giữ và giao cho người bị tạm giữ 1 bản lệnh tạm giữ.

Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ (Điều 86).

Và hành vi liên tục bắt giữ người trái pháp luật của CA Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 16/12/2007, vì tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải, bị bắt giữ trái phép lần thứ 1 trên đường Võ Thị Sáu với lý do nghi ngờ buôn bán ma túy nhưng không tìm thấy chút ma túy nào mà chỉ để hỏi vớ vẩn vụ biểu tình.

Ông Nguyễn Văn Hải đã gởi đơn tố cáo hành vi bắt người trái pháp luật đến Giám đốc CA Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu xử lý.

Sáng ngày 23/12/2007, ông Nguyễn Văn Hải lại bị bắt giữ trái phép lần thứ 2 với lực lượng hùng hậu hơn lần thứ 1 gồm: Công an phường, Cảnh sát Giao thông, Cảnh sát cơ động 113, CA mặc thường phục và 1 xe Cảnh sát 113 dùng vũ lực lôi kéo ông Hải tống lê xe chở đi với lý do còn lố bịch hơn lần thứ 1 là “Mời giải quyết đơn tố cáo”. Đạo đức xã hội, lễ nghĩa ngàn đời, phép tắc xã giao, hệ thống văn bản pháp quy Việt Nam lại có cái kiểu “mời”, kiểu đối xử với người tố cáo như cách bắt giữ một tên tội phạm hình sự nguy hiểm như vậy sao?

Từ một người bị xúc phạm thô bạo đến nhân phẩm, danh dự, thân thể một cách trái pháp luật, ông Hải đã có đơn yêu cầu cơ quan pháp luật (tức CA Thành phố Hồ Chí Minh và Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì mức độ “khủng bố” công dân càng ngang nhiên ngạo nghễ, thách thức người dân tay không tấc sắt một cách công khai trước hàng trăm cặp mắt quần chúng tại khu vực tòa nhà Diamond Plaza, bất chấp tiếng kêu chê trách, phẫn nộ của những người chứng kiến.

Có thể điều động một lúc nhiều lực lượng tham gia, điều cả xe 113 để bắt giữ ông Hải thì rõ ràng không phải thẩm quyền của mấy anh CA phường rồi.

Hành vi “khủng bố” càng ngày càng gia tăng khi ông Hải đến CA phường 8 quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh để làm việc theo lời mời của CA thì bị câu lưu tại đây đến 0 giờ 45 phút ngày 25/12/2007 mà không có bất cứ một quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính hay lệnh tạmgiữ theo thủ tục tố tụng hình sự nào.

19 giờ ngày 24/12/2007, ông Hải gọi điện cho tôi hay là ông vẫn còn bị CA dùng vũ lực giữ ở CAP8 Q3 mà chưa được ăn gì. Tôi thật bất nhẫn khi nghe thấy việc một công dân vô tội bị lực lượng CA đối xử tệ bạc hơn một tên tội phạm đã bị Tòa án tuyên là có tội.

Đến 20 giờ, tôi được một người bạn cho hay ông Hải vừa được CAP cho ăn 1 tô phở. Lại thêm một chuyện bi hài, chẳng biết phở này là phở vĩa hè 5.000 đồng/tô hay phở 24.000 đồng/ tô? Nhưng chi tiết CAP gọi một dân phòng ra ngoài mua rồi bưng vào ngay thì tôi dám khẳng định chắc chắn là chẳng phải phở của hệ thống cửa hàng phở 24. Tôi, một người phụ nữ chuyên làm việc văn phòng mà ăn 1 tô phở còn không thấm, huống hồ đàn ông như ông Hải thì ai cũng hiểu tô phở ấy ăn vào nó chạy đi đâu.

Tôi còn nghe ông Hải nói ông bị lục soát thân thể, tịch thu, tự tiện khám xét, xem nghe các vật dụng cá nhân của ông (máy ghi âm) mà không được sự đồng ý của ông cũng như không có tờ lệnh khám xét nào.

Ai cũng biết rằng LỄ GIÁNG SINH là một trong những đại lễ của đạo Kitô tổ chức từ giữa đêm 24 đến 25.12 dương lịch, là ngày sinh của Chúa Giêsu, hay còn được gọi là ngày Chúa Giáng sinh, Lễ Giáng sinh được tổ chức trọng thể tại nhà thờ với nghi thức tôn nghiêm trang trọng. Ở Việt Nam, Lễ Giáng sinh không chỉ dành riêng cho các tín đồ của đạo Công giáo, mà cư dân trong một số vùng có đạo Công giáo, đặc biệt ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng chia vui với giáo dân. Đêm Giáng sinh thường thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các nam nữ thanh niên. Vì vậy, lễ Giáng sinh ở Việt Nam còn bao hàm cả ý nghĩa sinh hoạt văn hóa cộng đồng của toàn thể người Việt có đạo hay không có đạo, nên hàng năm vào ngày này vẫn xảy ra hiện tượng kẹt xe cũng không phải là chuyện lạ.

Ngăn cản người dân tham gia lễ Giáng sinh là hành vi xâm phạm đến quyền tự do cá nhân, xâm phạm đến quyền tự do tham gia sinh hoạt văn hóa, tôn giáo đã được pháp luật cho phép.

Niềm tin bị bóp chết thô bạo

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam là tôn trọng các giá trị truyền thống “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”, trong đó chữ Tín được coi là quan trọng nhất trong quan hệ giao tiếp xã hội. Không phải tự nhiên mà ông bà ta có nhiều câu nói về chữ Tín: “Nhất ngôn bất tín, vạn sự bất tin”, “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”, “Nhất ngôn như phá thạch”….

- Ở tù cũng có chế độ ăn uống đàng hoàng, đủ bữa, đúng giờ. Nay, các anh CA lại dùng vũ lực câu lưu người dân ở cơ quan mình nhưng không cho ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đó là BẤT NHÂN;

- Ông Hải dù gì cũng là cựu chiến binh, nếu ông may mắn không hy sinh vì Tổ quốc trong cuộc kháng chiến giữ nước thì không thể vì thế mà phủi sạch đóng góp của ông, chỉ vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc đòi Hoàng Sa - Trường Sa cho Việt Nam (nếu có đòi được thì cá nhân những người biểu tình cũng không được lợi lộc gì) mà bị những người gọi là Công An Nhân Dân trở mặt coi ông như thù địch, đó là BẤT NGHĨA;

- Nói là “Mời” nhưng không giữ đúng nguyên tắc lịch sự tối thiểu của việc “mời”. Tự ý xem, nghe tài liệu trong máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại của người khác khi chưa được sự đồng ý của người đó, cũng không có lệnh (bằng văn bản) do người có thẩm quyền ký đúng quy định pháp luật; ngăn cản công dân tham gia sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, đó là BẤT LỄ;

- Không đủ lý lẽ để thuyết phục người dân phải “tâm phục khẩu phục”, hành xử ngang ngược, ỷ vào sức mạnh của số đông có vũ khí trong tay, bất chấp quy định pháp luật, tự cho phép mình chà đạp lên pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của công dân, đó là BẤT TRÍ;

- Nói một đàng làm một nẻo. Giấy mời chữ ghi rành rành “giải quyết đơn thưa tố cáo” nhưng không giải quyết đơn thưa tố cáo mà lấy đông hiếp ít, lấy thịt đè người, dùng thủ đoạn “xa luân chiến” cố ý khủng bố tinh thần nhằm gán ghép tội cho công dân đó là BẤT TÍN.

Những kẻ BẤT NHÂN, BẤT NGHĨA, BẤT TRÍ, BẤT LỄ, BẤT TÍN như thế có nên gọi là “chính quyền”???

Người đại diện cho cơ quan pháp luật, người có nhiệm vụ bảo vệ nhân dân lại ngang nhiên vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì công dân như tôi đây phải tin ai???

Đêm 24/12/2007, Thiên Chúa Giáng sinh muộn màng ở Sài Gòn. Tôi, một kẻ vô thần nhưng vô cùng cảm ơn Thiên Chúa lòng lành, sau mấy mươi năm Người cũng đã cho tôi được sáng mắt sáng lòng rằng tôi chỉ có thể đặt niềm tin vào Thiên Chúa!

Sài Gòn, ngày 25/12/2007

Tạ Phong Tần

Một buổi sáng chủ nhật bất thường & hình ảnh blogger Điếu Cày bị bắt




magnify

Ảnh chân dung anh Điếu Cày - cựu chiến binh Hoàng Hải thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng - sáng ngày chủ nhật 23/12/07 trước khi bị bắt)

(Ghi chú: để xem được ảnh size lớn trong bài, các bạn double click vào ảnh, sau đó click vào All size, chọn size Large hoặc Original).

Sáng nay ra khỏi nhà đi uống cà phê với anh em. Lại có người lẽo đẽo bám theo. Vẫn như thói quen là mình chụp cảnh “mây trời” xung quanh. Hôm nay mình quyết định đi thử xe bus nên có thời gian chụp ảnh.

Thấy có mấy người bộ dạng khả nghi bám theo, sợ đây là băng nhóm tội phạm, mình chụp ảnh để làm bằng chứng cho các chú công an điều tra. Thấy rõ nguyên một băng, một nấp sau cái cột, một thì lấy tay che mặt, còn hai đang quay đầu xe. Tổng cộng là 4 người.


4 người lén lút bám theo mình.

Tự dưng có hai người đi trên xe gắn máy vọt lên, mặt che kín, giọng đe dọa: “Mày coi chừng tao đập máy chụp hình của mày bây giờ?”.

Mình hỏi lại “Các anh là ai vậy?”. Họ đi mất.

Đây là số xe của hai người dám đe dọa công dân giữa ban ngày: 51-P9-6734. Nếu có thể, đề nghị các chú công an điều tra thử coi đây là băng nhóm nào mà lộng hành quá thể.


Biển số xe của hai tên côn đồ dọa đập máy chụp hình.

Sau khi uống cà phê với các anh em, có cả hai chú bên A38 ngồi uống cùng, nghe nói hai chú này là “bạn” của chị Tần, mấy anh em đi vòng vòng phố xá khu trung tâm. Lúc nào cũng thấy có “anh bạn” đẹp trai áo xanh nhạt bám theo.


DSC00863

Sau đó, cả nhóm đi bộ đến khu công viên 30-4, trước Diamond Plaza, cạnh Nhà văn hóa thanh niên, các anh công an chặn lại dù không giải thích được tại sao nhóm mình không đi bộ vào được, trong khi những người khác vẫn đi vào nhà văn hóa thanh niên và đi bộ qua lại bình thường. Các anh ấy chỉ nói là có gì thì hỏi cấp trên chứ các anh ấy chỉ làm theo lệnh.

Sau đó, mấy anh em ra chụp hình lưu niệm ở ngay cạnh Diamond Plaza. Rồi qua uống cà phê ở Diamon Plaza.


DSC00872


DSC00870

Dù vậy, công an vẫn tiến đến mời anh Điếu Cày về phường làm việc. 7h tối hôm qua, thứ bảy 22/12/07, công an phường đã đến nhà anh Điếu Cày 7h sáng nay, chủ nhật 23/12/07 để làm việc về đơn tố cáo việc công an bắt anh ấy một cách phạm pháp giữa đường.


DSC00873

Sau khi anh Điếu Cày không đồng ý lên phường làm việc vào chủ nhật, vì anh không đồng ý làm việc vào ngày nghỉ, hơn nữa, là thư mời thì công dân có quyền không đi, chỉ khi có giấy triệu tập mới bắt buộc phải đi. Anh Điếu Cày có giải thích rõ ràng là nếu công an muốn, ngày mai anh ấy sẽ lên phường làm việc đàng hoàng.

Dù vậy, công an đã điều xe tới để chuẩn bị bắt anh Điếu Cày đi.


DSC00874


DSC00875

Công an đang tiến tới.


DSC00876

Cưỡng chế anh Điếu Cày.


DSC00877


DSC00878

Công an mặc thường phục giơ tay ngăn mọi người chụp ảnh. Thậm chí họ còn cướp cả máy ảnh của anh Ba Sài Gòn.


DSC00879

Hình ảnh lúc lộn xộn.


DSC00881


DSC00882

Công an chỗ nhà văn hóa thanh niên.


DSC00883


DSC00886


DSC00885

Trước lãnh sự quán Trung Quốc.


công an trước lãnh sự quán Trung Quốc

Từ trước đến giờ, mình không đưa hình ảnh các anh, các chú công an theo dõi mình lên mạng vì khi chụp ảnh, thấy các anh, các chú lấy tay che mặt, mình biết là các anh các chú cũng hiểu chuyện mấy ảnh đi theo dõi công dân tự do như vậy là sai. Mình chỉ chụp ảnh để các anh, các chú công an biết là các anh, các chú đã bị phát hiện.

Nhưng hôm nay, các anh, các chú đã làm quá đáng. Thứ nhất là các anh đi hăm dọa mình giữa ban ngày với giọng điệu rất côn đồ. Thứ hai là các anh đi giựt máy chụp hình của anh Ba Sài Gòn – luật gia Phan Thanh Hải. Thứ ba là các anh em trong nhóm đã nghe lời các anh, không tiến vào tiếp mà sang Diamond Plaza uống cà phê, các anh công an vẫn bắt anh Điếu Cày. Thứ tư là các anh lại tiếp tục đánh đập luật sư Bùi Kim Thành, một phụ nữ lớn tuổi để ngăn luật sư Thành ra ngoài.

Rồi tối hôm qua, 11h30 công an quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mới thả nhà văn, nhà báo, blogger Trang Hạ về.

Muốn dân tuân thủ luật pháp, chính quyền phải tuân thủ luật pháp trước để làm gương. Nếu không thì dân làm sao tuân thủ luật? Phép nước không nghiêm thì xã hội loạn lạc là điều dễ hiểu.

Hi vọng là anh Điếu Cày sớm về! Và các anh, các chú công an sớm trả lại máy ảnh cho anh Ba Sài Gòn – luật gia Phan Thanh Hải! Các anh, các chú công an không nên sách nhiễu công dân một cách bất hợp pháp như vậy

Biển dậy sóng




Ta phải sống một cuộc đời đáng sống
Cho dân tộc và cho cả quê hương
Gương tiền nhân đã gìn giữ biên cương
Để bảo toàn giang sơn và lãnh thổ

Bao thân xác và máu xương đã đổ
Khí linh thiêng một dân tộc quật cường
Chúng ta là con cháu của Hùng Vương
Không khiếp nhược cúi đầu hay khuất phục

Hoàng Trường Sa - lời non sông thúc giục
Triệu trái tim của dân tộc Việt Nam
Có nghe chăng những tiếng uất hờn căm
Đang vọng lại từ trong lòng dân tộc

Lũ ngoại bang đang lăm le tham vọng
Đoạt chiếm dần lãnh thổ nước ta
Vậy còn chăng " đất tổ " của ông cha
Đã gìn giữ từ bốn ngàn năm trước ..???

Dân Nam ta không yếu hèn nhu nhược
Không thể im hay hèn nhát cúi đầu
Phải làm sao khi ngẩng mặt lên cao
" Tự vỗ ngực" - ta là con dân Việt

Mặc lũ người đang van xin quỳ gối
Riêng chúng ta thét lên tiếng hờn căm
Quyết đứng dậy đạp nát mưu xảo trá
Biển dậy sóng cuốn phăng đi tất cả
Bọn gian nô đang phủ phục quy hàng
Ta có chết, cũng đứng thẳng hiên ngang
Như tiền nhân sử sách đã rỡ ràng
Gây khiếp vía cho Bắc Phương xâm lược
Phải như thế ta mới không bạc nhược
Trước hồn thiêng của sông núi quê hương
Trước tiền nhân đã gìn giữ biên cương
Từng tấc đất cho non sông Nước Việt.

Ta phải sống cho trung trinh tiết liệt
Cho dân tộc và cho cả quê hương
Lạy hồn thiêng của Quốc Tổ yêu thương
Chúng con quyết bảo toàn linh khí Việt.
Q.V

Không thể cứ im lặng cúi đầu




NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ
TIỆT NHIÊN ĐỊNH PHẬN TẠI THIÊN THƯ
NHƯ HÀ NGHỊCH LỖ LAI XÂM PHẠM
NHỮ ĐẴNG HÀNH KHAN THỦ BẠI HƯ
( LÝ THƯỜNG KIỆT )

Qua bốn ngàn năm văn hiến, lịch sử Việt Nam đã có rất nhiều anh hùng với khí phách kiên cường, bất khuất. Họ đã không tiếc xương máu của mình để bảo vệ Tổ Quốc non sông. Đến nỗi giặc Bắc Phương với ngàn năm độ hộ cuối cùng cũng phải nghiêng mình kinh sợ trước những người hùng như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền và Quang Trung ...

Hỏi ai trong chúng ta không có lòng ngậm ngùi thương cảm và kính phục một Trần Bình Trọng với câu " THÀ LÀM QUỶ NƯỚC NAM CÒN HƠN LÀM VƯƠNG ĐẤT BẮC" . Hoặc một Phan Thanh Giản, một Hoàng Diệu và một Võ Tánh đã quyết liều chết theo thành mà mãi mãi ngàn đời còn được sử sách tôn vinh.

Lại còn đó những trang liệt nữ như " Hai Bà Trưng" đã trầm mình trên sông Hát Giang vì đã không giữ được nước nhà. Gương trung trinh tiết liệt sáng ngời như Bắc Đẩu giữa trời Nam.

Chiều dài của lịch sử dân tộc đã được gìn giữ và bảo toàn trọn vẹn giang sơn bằng xương máu của tiền nhân. Chúng ta là thế hệ kế thừa không thể nào để mình phải tủi hổ trước tiền nhân.

Dòng máu đang chảy luân lưu trong mỗi người chúng ta là dòng máu Lạc Hồng của cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ từ 4000 năm trước. Dòng máu này kiên cường bất khuất của một dân tộc quật cường, hiên ngang và không bao giờ biết KHUẤT PHỤC trước ngoại bang

Nay, chúng ta không thể nào im lặng trước mưu toan bành trướng và dã tâm xâm chiếm lãnh hải và lãnh thổ nước ta của chính quyền Bắc Kinh. Ai chọn cho mình thái độ IM LẶNG CÚI ĐẦU là HÈN NHÁT.

Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là do nhân dân Việt Nam trên dưới đồng lòng, đồng sức và đồng tâm để cùng lên tiếng PHẢN ĐỐI HÀNH VI XÂM PHẠM LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI MỘT CÁCH TRẮNG TRỢN CỦA BẮC KINH không phân biệt tôn giáo, thành phần và tầng lớp xã hội.

Biểu tình phản đối sự xâm lăng của Trung Quốc chính là hành động yêu TỔ QUỐC, là BẢO TOÀN VÀ GIỮ GÌN SỰ TOÀN VẸN CỦA LÃNH THỔ VÀ LÃNH HẢI .

NHỮNG NGƯỜI CỐ TÌNH CẢN TRỞ CUỘC BIỂU TÌNH thì KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ KHÔNG XỨNG ĐÁNG LÀ CON DÂN NƯỚC VIỆT.

XUỐNG ĐƯỜNG ĐỂ THỂ HIỆN

- CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI VIỆT NAM YÊU NƯỚC
- TINH THẦN VIỆT KIÊN CƯỜNG VÀ BẤT KHUẤT SẲN SÀNG HY SINH VÌ TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC
- KẾ THỪA SỨ MẠNG GÌN GIỮ TOÀN VẸN ĐẤT ĐAI CỦA TỔ TIÊN ĐỂ XỨNG DANH LÀ CON CHÁU VUA HÙNG.

VẬY HÃY CÙNG HẸN NHAU NGÀY 23/12/2007 NHÉ MỌI NGƯỜI

MỘT THẾ HỆ DẤN THÂN




Luật sư Lê Công Định


Tặng các bạn thanh niên tham gia hai cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 và 16/12/2007 tại Hà Nội và Sài Gòn Gửi ông Võ Văn Thưởng Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh


Trong khi tin tức về hai cuộc biểu tình biểu dương lòng yêu nước ngày 9/12/2007 và 16/12/2007 tại Hà Nội và Sài Gòn tràn ngập các blog cá nhân và trang web báo đài ngoại quốc, thì báo chí trong nước vẫn giữ thái độ im lặng lạ lùng. Thậm chí trong nội dung bài phỏng vấn ông Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đăng trên báo Tuổi Trẻ hôm nay, 17/12/2007, tức là một ngày sau khi các cuộc biểu tình lần thứ hai diễn ra tại hai thành phố lớn nhất nước, ông Thưởng vẫn không một lời nhắc đến các thanh niên yêu nước 9/12/2007 và 16/12/2007. Tuy vậy, ông vẫn đủ tự tin, và cả … đức tin, để tuyên bố rằng: "Đoàn sẽ sát cánh cùng thanh niên (!)"


Hãy nhìn cách mà giới sinh viên học sinh xuống đường bày tỏ sự bất bình đối với chính sách xâm lấn lãnh thổ và gây hấn ngoại giao của nhà cầm quyền Bắc Kinh những ngày qua trong sự vô cảm của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản, thì có thể hiểu được sự mỉa mai đáng nể mà báo Tuổi Trẻ dành cho ông Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn trước ngày khai mạc Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, 18/12/2007.


Không biết báo Tuổi Trẻ có cố tình mỉa mai ông Thưởng hay không, nhưng tôi thì tự hỏi bằng cách nào Đoàn sẽ sát cánh cùng thanh niên? Xung quanh tôi, nhiều bạn trẻ thậm chí còn nói đùa với nhau rằng Đoàn không chỉ vô cảm mà còn … vô cản, bởi lẽ ai cũng biết chuyện nhiều quan chức lãnh đạo Đoàn đã đến nơi biểu tình ngày 9/12/2007 để ngăn thanh niên thể hiện lòng yêu nước thiêng liêng của mình và cản trở họ hành xử quyền bày tỏ ý nguyện cá nhân bất khả xâm phạm của công dân.


Những cuộc biểu tình ngày 9/12/2007 và 16/12/2007 quả thật là liều thuốc thử khắc nghiệt và cuối cùng đối với sự tín nhiệm vốn đã xói mòn từ lâu của thanh niên dành cho một tổ chức luôn vỗ ngực xưng là đại diện nguyện vọng của toàn thể thanh niên Việt Nam. Điều may mắn cho dân tộc là khi lòng tự trọng quốc gia bị xâm phạm chúng ta tìm thấy được một thế hệ biết dấn thân, không sợ hãi. Dấn thân để làm việc nghĩa, không sợ hãi vì biết đang làm việc nghĩa. Thế hệ dấn thân ấy cần chi đến sự sát cánh vướng víu của một tổ chức lỗi thời? Thế hệ đó cũng không quá ngây thơ để tin vào lời xúi giục như được cảnh báo, trái lại họ có đủ tri thức để nhận diện động cơ của những ai rêu rao sáo ngữ "vì dân vì nước". Tôi tự hỏi không tin vào suy nghĩ và hành động độc lập của thanh niên, làm sao có thể sát cánh cùng họ? Không cần nói nhiều, ai cũng hiểu từ lâu Đoàn Thanh niên Cộng sản muốn sát cánh cùng ai.


Viết bao lời cũng không đủ, chỉ xin ngả mũ chào một THẾ HỆ DẤN THÂN mới và muốn dành tất cả sự ngưỡng mộ và kỳ vọng nơi các bạn.

Tam Sa và tám chữ cho Việt Nam




Sáng 9/12, Tôi cùng một số em sinh viên đi biểu tình phản đối Tam Sa. Chúng tôi đến sớm, đứng dưới chân cột cờ Hà Nội trên đường Điện Biên Phủ.

Đi qua Bảo tàng Lịch sử Quân đội, ngắm nhìn những khẩu thần công cũ, nghe tiếng vọng của Đất nước bị xâm lăng, sẻ chia nỗi lòng xót xa vì Trường Sa, Hoàng Sa bị Tàu hóa. Đã lâu rồi không hát quốc ca nhưng hôm đó tôi đã hát như chưa bao giờ say mê đến thế.

Đứng trên lề đường Hoàng Diệu, tôi bắt nhịp hát Quốc Ca và Nối vòng tay lớn, thấy máu Lạc Hồng dâng trong huyết quản, nơi vẫn còn in dấu tay của công an bóp cổ xách đi hôm xử hai Luật sư đồng nghiệp 12 ngày trước đó. Ngay trong lúc cuồng nhiệt hô to phản đối Tam Sa, tôi vẫn thấy thiếu một cái gì đó. Cứ cảm giác, giống như đất nước mình, không có nội lực và sắp sửa bị nhấc bổng mang đi.

Việt Nam cô đơn - phát triển chỉ là bề mặt

Trước mặt là Đại sứ quán Trung Quốc, Sau lưng là “Ông Lê Nin ở nước Nga” phanh com lê khoe hói. Chúng tôi, những con người Việt Nam bé nhỏ, đứng giữa họ. Quay lưng về phía Ông Lê Nin, đối mặt với Bá quyền phương Bắc. Hô to Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Khi những tay công an “Trung Quốc” thô bạo đẩy đi, một người bạn Mỹ gọi điện nói: “Quân ơi, How are you ? ”. Tôi vẫn hô “Việt Nam, Việt Nam” một cách nghẹn ngào.

Tôi biết rằng mình sẽ bị mang đi như người ta xách con gà con vịt. Ngay lúc đó tôi nghĩ đến sự độc tài cộng sản. Nhưng khi bình tĩnh lại, tôi biết rằng mình bị xách đi còn là vì Việt Nam là một nước nhỏ và nghèo. Chúng ta đều biết rằng việc thành lập huyện Tam Sa chỉ là sự tiếp theo của dã tâm bành trướng hàng ngàn năm nay. Hơn nữa, vì cuộc khủng hoảng năng lượng đang ngày càng trầm trọng ở Bắc Kinh.

Lúc biết vươn bàn tay ra xa tận Châu lục đen để tìm kiếm dầu hỏa thì Trung Quốc chắc chắn cũng đặt ưu tiên lấn chiếm những vùng xung quanh đầy tiềm năng, đồng thời bảo vệ con đường biển huyết mạch cho các cảng biển vùng duyên hải phía Đông Nam. Trung Quốc đã gây ảnh hưởng ở Myanmar, Campuchia và đè đầu ta bằng cách liên tục tăng cường ảnh hưởng ở Biên giới và ở Lào, nay khi ta hơi cong mình, họ áp sát, xọc tiếp lưỡi giao kề cận ngang hông chúng ta bằng cách chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Ta tiếp tục cong người hay ta đứng dậy? Ta sẽ kêu lên. Đúng! Kinh thánh nói: “Khởi thủy là lời !” nhưng từ “bịt miệng” đến “bóp cổ” quá ngắn và quá nhanh. Kinh nghiệm mách bảo tôi, tốt nhất là không nên giãy. Nếu giãy nữa là sẽ chết dưới tay một thằng du côn. Sau đó một lãnh đạo bộ công an đã nói với tôi không nên đi biểu tình vì “không nên giây vào với thằng du côn (Trung Quốc) đó”. Dần dần một nỗi buồn sâu xa hơn xâm lấn cảm xúc mình. Đó là nỗi buồn của đất nước nhược tiểu.

Thanh niên Hà Nội cuồng nhiệt hô to phản đối Tam Sa

Ta muốn làm bạn, ta mở cửa nhưng tất cả chỉ đến với chúng ta vì 85 triệu dân này đang bán sức lao động rẻ mạt cho họ và xài đồ tiêu dùng của họ. Nơi đây là mảnh đất màu mỡ cho các tư bản và quan tham chia chác. Nơi thiếu vắng pháp quyền là đất tốt của vi phạm và làm giàu bất chính. Nơi thiếu vắng dân chủ là tổ của bạo lực và sự yếu hèn. Nhưng khi muốn làm bạn với tất cả các nước là chúng ta cô đơn nhất. Bởi vì bản thân quốc gia không có bạn. Quốc gia chỉ có lợi ích mà thôi.

Tôi đã hát, đã hô đả đảo Trung Quốc nhưng cũng thấu hiểu sự bơ vơ đến độ khủng hoảng của Lãnh đạo Đảng Cộng sản ngay sau khi Liên Xô sụp đổ và cầu xin được gặp Trung Quốc “Bất cứ nơi đâu, nói về bất cứ vấn đề gì”. Trung Quốc đã lơ đi nhiều lần và cuối cùng đã cho phép gặp ở Thành Đô – Tứ Xuyên. Nhờ nhượng bộ nhiều điều mà có bình thường hóa quan hệ tháng 11 năm 1991.

Bình thường bang giao được với Trung Quốc giống như ta đã đưa tay xé rách được một tấm ni lông khổng lồ bịt kín toàn vùng biên giới. Cũng nhờ đó có được bình thường hóa Quan hệ với Mỹ tháng 7 năm 1995. Lịch sử ngoại giao hiện đại cũng nhiều điều làm cho ta suy nghĩ sâu hơn.

Tám chữ để lấy Thế và Lực

Giống như đoàn ngừoi biểu tình bị xua đuổi, tôi lo sợ một ngày ngừoi Việt chúng ta bơ vơ ngay chính trên quê hương này. Suốt cả tuần không làm được gì cả, chỉ đọc tin tức và suy nghĩ linh tinh. Nhưng rồi, tôi lạc quan và bắt tay viết những dòng chữ này bởi vì lịch sử Việt Nam và xu thế thời đại đều cho ta hy vọng. Vấn đề là Đảng Cộng sản có sáng suốt lựa chọn hay không.

Thay vì độc tài hãy chọn dân chủ. Thay vì chọn ý thức hệ Cộng sản, hãy chọn một ý thức dân tộc Việt Nam. Thay vì muốn làm bạn với “tất cả các quốc gia” hãy chọn một người bạn mạnh để liên minh. Thay vì cúi gập người trước Trung Hoa hay cực đoan chống lại, chúng ta hãy giữ quan hệ thuận hòa.

Do vậy, để có thể khẳng định được vị thế của mình và “sánh vai với các cường quốc” trong nửa đầu thế kỷ này, Việt Nam cần thiết lập và kiên trì theo đuổi một phương ngôn 8 chữ như sau “Liên Mỹ - Hòa Hoa – Dân Tộc – Dân Chủ”. Theo đó, Liên minh với Mỹ - Hòa hoãn với Trung Hoa là đối ngoại. Đề cao chủ nghĩa Dân tộc – Triệt để thực thi Dân chủ là đối nội. Tất cả những vấn đề đó có liên hệ với nhau. Và đầu tiên phải bắt đầu bằng một chiều ngược lại trong 8 chữ trên. Nghĩa là mọi việc phải bắt đầu từ Dân Chủ.

Chỉ có thực thi dân chủ thực sự con người Việt Nam chúng ta ở trong và ngoài nước, cờ vàng, cờ đỏ mới đứng lại với nhau, nhận nhau là anh em trong tình đồng bào và nhờ đó tinh thần dân tộc được nâng lên. Và khi đã đoàn kết được chúng ta trở nên mạnh mẽ và với ưu thế của cộng đồng Việt Nam ở Hải Ngoại, một khi đã được thông suốt về sức mạnh, sẽ là ảnh hướng tích cực lên chính sách đối ngoại của nước ngoài và việc Liên Minh với Mỹ dễ dàng được thực thi.

Việc hòa thuận với Trung Hoa cũng cho phép chúng ta Liên minh dễ dàng hơn với Mỹ và ngược lại vì Liên minh với Mỹ chúng ta có thể hòa hoãn một cách tương đối với Trung Hoa. Nhược bằng, nếu không có dân chủ, chúng ta sẽ mất hết. Bất cứ sự độc tài nào đều là phản động.

Khi còn là sinh viên đại học luật, trong một cuộc thi hùng biện - Tôi đã chọn đề tài là lịch sử hình thành dân tộc, vượt lên trên nhiều lý do khác nhau, có hai lý do điển hình là: Chống giăc ngoại xâm và phòng chống lũ lụt. Tinh thần dân tộc khi đứng trước những hiểm nguy chung bỗng nhiên trỗi dậy, mạnh mẽ và cấu thành một cơ chế hợp tác chung gọi là tổ quốc. Các nghiên cứu về xã hội dân sự gần đây của tôi cũng cho thấy rằng trong các nguồn vốn để phát triển, thì vốn xã hội (social capital) đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Vốn xã hội chính là tinh thần dân tộc, là văn hóa, là phong tục, tập quán Việt Nam..Việc tận dụng cơ hội này để đối thoại và đoàn kết, kiên trì theo đuổi 8 chữ trên chính là cách thức tốt nhất để chúng ta xây dựng và củng cố vốn xã hội nội bộ đang dần dần phục hưng trong lõi Dân tộc Việt Nam.

Trước hết, để nhìn lại bài học ngày hôm qua, Liên Mỹ nghĩa là để cho đoàn sinh viên biểu tình đi thêm chút nữa về hướng Đại sứ Quán Mỹ. Đừng dồn họ vào hồ Giảng Võ, bắt những người trẻ đó cởi áo có cờ tổ quốc ra trong gió rét và đánh đập dã man. Hòa Hoa là đừng xé cờ Trung Quốc, dẫm đạp lên đất và gào thét “đả đảo quá nhiều” mà biết tổ chức và hô những câu hay hơn, ý nghĩa hơn.

Dân tộc là biết ngợi ca tất cả các cuộc biểu tình ôn hòa của người trong và ngoài nước, nghĩa là đặt quốc gia Việt Nam trên hết, quyết định hơn bất cứ một ý thức hệ ngoại lai nào. Dân chủ là để cho dân “được mở mồm ra nói”, đừng bóp cổ anh em khi họ hát quốc ca, đừng vứt họ lên xe, đừng xua đuổi, hô họ là xì ke, là báo chí hãy đưa tin tích cực…

Làm được như tám chữ thì may mắn thay cho Việt Nam. Nếu không ngay cả một quốc gia cũng có thể mất đi như nhiều quốc gia đã vĩnh viễn biến mất trong lịch sử phát triển loài người.

Ảnh: LS Lê Quốc Quân từng bị bắt giam 100 ngày sau khi đi học ở Hoa Kỳ về nước.