Những người kiên định lập trường của Đảng Cộng sản có tham vọng giết những người đưa tin và làm sứt mẻ hình ảnh của thủ tướng
Bài của Roger Mitton
Thứ Sáu, ngày 24-10-2008
Việc kết tội hai nhà báo có tên tuổi tại Hà Nội vào tuần trước đã có liên qua tới các cuộc đấu đá quyết liệt trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam. Phiên tòa lộ vẻ đầy nhạo báng xử án các nhà báo và hai điều tra viên chống tham nhũng đã biểu thị cường độ xung đột giữa phái bảo thủ và phái cải cách trong đảng. Kẻ thua cuộc dường như là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tập hợp xung quanh ông Dũng là một nhóm người mới gồm các nhà kỹ trị có tư tưởng cải cách và một số khác bênh vực cho một xã hội cởi mở hơn và minh bạch hơn. Hầu hết họ xuất thuân từ miền Nam và đã học hành tại các trường đại học của phương tây. Dưới quyền ông Dũng, nhóm này đã tập trung vào giải pháp hướng tới một nền kinh tế hướng tới thị trường hơn với một ý thức nhấn mạnh tới mục tiêu tăng trưởng cao, đầu tư nhiều hơn và mức tiêu dùng cao hơn.
Đang phản đối họ là một nhóm lớn hơn gồm những nhà lãnh đạo già nua và có thâm niên hơn, hầu hết từ miền Bắc và miền Trung Việt Nam, và chủ yếu thuộc cánh quân đội và an ninh trong đảng, họ đặt sự ổn định đất nước lên trên tất cả những ưu tiên khác. Những người trong giới bảo thủ này lưu tâm tới bất cứ vấn đề cải cách nào, kinh tế hay chính trị, với thái độ cẩn trọng đáng kể, vì theo quan điểm của họ, những cải cách đang mang theo một thái độ đe doạ không thể nào nhầm lẫn được đối với địa vị đứng đầu của đảng.
Căn cứ theo hiến pháp, Việt Nam là một quốc gia độc đảng. Không một tổ chức chính trị nào khác được phép tồn tại ngoại trừ Đảng Cộng sản. Và đương nhiên, bất cứ biến cố nào đưa đảng vào tình trạng bị tai tiếng đều mang theo tiềm năng làm yếu đi sự chấp nhận của quần chúng đối với quyền hành tuyệt đối này. Và không một sự kiện nào trong những năm gần đây lại có thể bôi bẩn hình ảnh của đảng quá mức như là vụ bê bối PMU-18 từ hai năm trước.
Trở lại thời điểm đó, vào thời gian trước khi diễn ra Đại hội lần thứ 10 của đảng (4/2006), các điều tra viên cảnh sát đã tiết lộ các chi tiết cho giới truyền thông về việc làm thế nào mà các quan chức trong Ban Quản lý Dự án số 18 (PMU-18) của Bộ Giao thông đã chiếm dụng một cách bất hợp pháp những khoản tiền rất lớn để cá độ bóng đá trong giải Premier League của Anh. Người đứng đầu PMU-18 là Bùi Tiến Dũng công khai thú tội đã sử dụng 2,6 triệu đô la từ các quỹ của bộ do Ngân hàng Thế giới và Nhật bản cung cấp để chơi trò cờ bạc và có những hoạt động phi pháp khác.
Vào lúc đó, không một ai trong những người lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam nói ra khả năng có thể có bất cứ mối nghi ngờ nào về hành động đồng lõa của các quan chức bộ giao thông trong những mưu đồ tham nhũng. Điều đó lập tức được xem là tất yếu, không chỉ về phía người dân bình thường - là những người, trong bất cứ tình huống nào, đều tin rằng toàn bộ các quan chức của đảng từ các vị đứng đầu cho tới cấp thấp nhất đều tham nhũng - mà còn cả giới lãnh đạo đất nước rằng các quan chức này phạm tội và phải bị trừng trị. Đến mức nhóm PMU-18 vì vậy liền bị phạt tù lên tới 13 năm, trong khi bộ trưởng giao thông đã bị ép từ chức và thứ trưởng của ông ta đã bị bắt để tiến hành điều tra sâu hơn.
Hai sĩ quan cảnh sát chủ chốt là những người đã tiết lộ thông tin với giới truyền thông cho biết họ làm vậy vì biết rằng đó là con đường nhanh chóng nhất để khích động các thượng cấp của mình đưa ra hành động chống lại những kẻ bất lương.
Tất nhiên, thái độ vị tha thị dân không chỉ có trên phim ảnh. Họ và các nhà báo cũng đã biết, dựa vào sự tính toán thời gian cho các đợt tiết lộ thông tin, là họ đã bị lợi dụng để làm mất tín nhiệm những nhân vật nào đó đang trong giai đoạn thăng quan tiến chức ở Đại hội 10 của Đảng vào tháng Tư [năm 2006].
Rốt cuộc, tình trạng tham nhũng đã tràn lan khắp tất cả các cấp bậc của đảng, và miễn là nó được thực hiện một cách tương đối thận trọng và không quá đáng, nó được tha thứ với mục đích để cho các quan chức trong quân đội, công an và ngành dịch vụ dân sự có thể sống sung túc, mà không phải kể tới những khoản tiền lương chính thức nhỏ mọn của mình.
Bộ trưởng giao thông lúc đó, ông Đào Đình Bình, đã là uỷ viên chủ chốt trong ban chấp hành trung ương Đảng và được xem như sẽ là một thành viên tiềm năng trong Bộ Chính trị. Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến của ông, và thiếu tướng Cao Ngọc Oánh, một bạn đồng liêu với người đứng đầu PMU-18 Bùi Tiến Dũng, đã được xem như là những người được ưa chuộng để bầu vào ban chấp hành trung ương và có vẻ phù hợp để thăng cấp lần lượt lên bộ trưởng và thứ trưởng bộ giao thông. Thế nhưng sau khi bị phát hiện ăn hối lộ trong vụ bê bối tham nhũng đó, những cơ hội thăng tiến của họ đã tắt ngấm.
Như nhà phân tích chính trị Huy Đức đã lưu ý trên blog của ông, là trong nền chính trị phe cánh ở Việt Nam, nhiều quan chức "sử dụng các tờ báo như là một thứ phương tiện để thúc đẩy mục đích riêng của họ." Và họ thường làm như thế để đẩy nhanh hơn việc loại bỏ các đối thủ của mình.
Đối với phạm vi mà sự suy sụp trong băng nhóm PMU-18 đã thể hiện mối liên quan trực tiếp của mình đối với tham nhũng, hay đối với cách mà các địch thủ của họ đã phơi bày họ ra công khai, thì đó là một điểm nghi vấn. Thế nhưng rõ ràng việc quyết định vạch trần và trừng phạt họ là một động thái chính trị được ủng hộ bởi những nhà cải cách, bao gồm Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó và phe nhóm của ông, những người mưu toan tạo lập những phẩm chất như là người chiến sĩ trên mặt trận chống tham nhũng.
Thực vậy, ngay sau khi Đại hội kết thúc và ông Dũng trở thành Thủ tướng, ông đã lệnh cho bộ công an hãy đẩy nhanh các cuộc điều tra của mình trong số các vụ án tham nhũng ở cấp cao trong đảng và các giới chức nhà nước. Ông cũng yêu cầu giới truyền thông hãy giúp chính phủ trừ tận gốc nạn tham nhũng.
Điều đó hoàn toàn là chính đáng và tốt đẹp và nó đã được khen ngợi rộng rãi bởi cộng đồng quốc tế. Và nó cũng được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng, những người đã bị thu hút mối quan tâm vào vụ PMU-18 và cái cách mà cơ quan này bị phát hiện về tình trạng gia đình trị tràn lan trong việc bổ nhiệm bộ máy nhân viên trong đơn vị - trong đó chỉ lần lượt xác nhận những mối hoài nghi tệ hại nhất trước công chúng về tầm quan trọng của những mối quan hệ gia đình, chứ không phải là năng lực, trong việc kiếm được sự thăng tiến trong đảng. Và nó làm người ta ngạc nhiên khi có việc báo chí quốc gia phát hiện và tiết lộ ra những vụ việc đó như là hiện tượng giàu có không thể giải thích được của các quan chức PMU-18 và cách mà hệ thống nhân sự của đảng đã không chặn đứng - và trong một số trường hợp còn khuyến khích - con đường đi tới của các quan chức giàu có và bất lương này.
Những tiết lộ gây sửng sốt này là một mối đe doạ rõ ràng và hiện hữu đối với khối bảo thủ đang vượt trội trong đảng và đối với toàn bộ các quan chức chính phủ nào nhờ cậy vào những mối liên hệ, các của đút lót, những thỏa thuận thân tình, những thăng tiến dựa vào người thân quen và những sở thích khác.
Nếu như các điều tra viên cảnh sát dù muốn hay không cũng được phép bắt đầu tiết lộ thông tin cho giới báo chí về các hành động tham nhũng, thì hầu hết các đảng viên sẽ gặp nguy hiểm. Đã có biểu hiện lo lắng. Đã có sự tức giận.
Theo truyền thống, sẽ hoàn toàn thuận lợi khi vạch mặt các đảng viên có chức vụ bậc trung nào đó nếu như họ phạm tội theo một cách không thích đáng và nếu như đảng quyết định là họ có thể phải bị loại trừ; nhưng quyết định thường được thực hiện trong nội bộ đảng trước khi các quan chức này bị lộ diện.
Và chưa bao giờ, dưới bất cứ tình huống nào, có các uỷ viên trung ương đảng hay các bộ trưởng bị vạch trần hành động tội phạm mà không có sự phê chuẩn của Bộ Chính trị. Vụ PMU-18 đã phá vỡ hệ thống chuẩn mực đó.
Khi không có việc tiếp nhận phê chuẩn ban đầu từ ban lãnh đạo đảng, hai điều tra viên chủ chốt, tướng Phạm Xuân Quắc, người lãnh đạo một trong những cơ quan điều tra của bộ nội vụ, và một trong các thuộc cấp của ông, thượng tá Đinh Văn Huynh, đã cung cấp thông tin cho báo chí.
Các nhà báo có vị trí quan trọng nhận được tin mật về mưu đồ trong PMU-18 là Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải, là các phó biên tập (?) của hai tờ báo có số ấn bản lớn nhất và được đánh giá cao nhất, là tờ Thanh Niên và Tuổi trẻ.
Nhóm bốn người này - hai nhà báo và hai điều tra viên - là những người đã phải nhận sự trừng phạt vào tuần trước khi Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án họ tội "lạm dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích quốc gia" theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Tội thực sự của họ, tất nhiên, là đã đi theo cái chuẩn mực khác với nguyên tắc không được vạch mặt các thành viên cao cấp của đảng một khi không nhận được sự phê chuẩn trước tiên từ giới lãnh đạo hàng đầu, và hơn nữa, là về việc họ đã để mình bị cuốn vào trong cuộc đấu đá nội bộ của đảng, vì vậy mà họ đã trở thành những thứ công cụ để hạ bệ những nhà lãnh đạo nào đó và theo cách đó cho phép những nhân vật khác tiến tới.
Dĩ nhiên, điều đáng khiển trách thuộc về cả hai phe phái. Tướng Quắc, người tiết lộ thông tin hàng đầu, trước đó đã từng hy vọng sẽ được tiến cử vào một vị trí trong ban chấp hành trung ương năm 2006, thế nhưng sau đó ông đã bị người ta qua mặt để hỗ trợ những người khác trong bộ công an và vì thế ông đã tiết lộ những thông tin mà những tin ấy đã không có lợi cho các đối thủ của ông.
Theo Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Chương trình Đông Dương của trường Đại học George Mason, Hòa Kỳ, thì: "Toàn bộ mối quan hệ này phản ánh một cuộc đấu đá nội bộ bên trong bộ an ninh [Bộ Nội vụ]."
Tuy nhiên, không một ai, thậm chí cả TT Dũng, nghi ngờ rằng thực sự có tình trạng tham nhũng tràn lan bên trong cơ quan PMU-18 và rằng việc để lộ ra vục này đã giúp diệt trừ nạn tham nhũng. Và bởi có điều đó, nên ban lãnh đạo đã phải để cho thời gian trôi đi trước khi họ có thể phát động chiến dịch "trả nợ" chống lại những người làm rò rỉ thông tin và các nhà báo hàng đầu là những người đã phá vỡ hệ thống chuẩn mực ấy.
Trong khoảng thời gian đó, rất nhiều nhà báo đã bị triệu tập để chất vấn về các nguồn tin của họ liên quan tới chuyện PMU-18, những người bên trong đảng đã nói rằng những cuộc đấu đá dữ dội đã tiếp liền sau về việc những ai dính líu trong chuyện tiết lộ nên được trừng phạt ra sao.
Sự việc đã diễn ra mà không cần phải giải thích rằng giới bảo thủ, những người vẫn đang còn nắm giữ vai trò chính yếu bên trong đảng, đã chiến thắng và rằng bất chấp sự phản đối mang tính cá nhân của TT Dũng trước động thái đó, một quyết định đã đươc thông qua để khởi tố những người đã tiết lộ vụ bê bối.
Đương nhiên, thực tế là ông trùm của đảng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, trong tư cách cá nhân đã bị lúng túng ngượng nghịu bởi việc này, vì con rể của ông là Đặng Hoàng Hải đã làm việc cho cơ quan PMU-18, nghĩa là một số hành động chống lại những người để rò rỉ thông tin là không thể tránh được.
Điều đó nói lên rằng, quy mô của hành động đó đã làm kinh ngạc nhiều người, đặc biệt là thời hạn phạt tù hai năm được đưa ra cho ông Nguyễn Việt Chiến, nhà báo kỳ cựu rất được ưa thích. Khi ông Chiến nói lời cuối tại phiên xử tuần trước, phát biểu của ông đã được thúc đẩy không phải bởi làm lợi cho cá nhân, mà bởi ước muốn "để chiến đấu với tham nhũng." Tự biện hộ rằng mình vô tội, ông nói với quan tòa: "Thông tin được sử dụng trong các bài báo của tôi là được cung cấp bởi các sĩ quan công an."
Theo Giáo sư Hùng: "Hai nhà báo đã có được những tin tức từ các nguồn của chính phủ. Và khi các quan chức liên lạc với các nhà báo để công bố những thông tin nào đó, thì hầu như không thể có chuyện các nhà báo sẽ từ chối."
Những lý lẽ ấy từ chính quyền đã làm cho các bị cáo trở thành những người không tốt. Điều đó cũng đã không đem tới bất cứ sự tốt lành nào đối với những nhà báo khác, những người đã phản đối những vụ bắt giữ các đồng nghiệp của mình; hành động đó đơn thuần làm mất chiếc thẻ nhà báo của họ. Và điều này đã đi xa hơn bằng việc làm khích động mạnh lòng phẩn nộ cực độ trong công chúng.
Tờ Tuổi Trẻ, với việc gọi các vụ bắt giữ là "một hành động nhạo báng công lý," đã cho biết rằng họ bị ngập tràn các cuộc điện thoại, thư điện tử và thư tín từ những công dân phản đối hành động của chính quyền - số lượng nhiều nhất mà họ nhận được trong suốt 33 năm làm báo.
Thế nhưng trước khi tuyên bố bản án vào tuần trước, Chánh án Trần Văn Vỹ đã quả quyết rằng ông Chiến đã cho công bố những thông tin bịa đặt "làm tổn hại uy tín của các cán bộ cao cấp, kích động người dân có một sự đánh giá tiêu cực đối với các vị lãnh đạo cao cấp của nhà nước."
Tìm cách để chặn đứng những sự đánh giá tiêu cực nổi lên,] Ban Tư tưởng và Văn hóa của đảng [Ban Tuyên giáo] đã ra lệnh cho tất cả các cơ quan truyền thông phải hạn chế các bài tường thuật của họ về các vụ bắt giữ và sẽ trừng phạt bất cứ nhân viên nào không tuân theo chỉ thị (điều này đã dẫn đến kết quả là ông Huỳnh Kim Sánh đã bị buộc phải rời khỏi vị trí của mình trong vai trò Tổng thư ký báo Thanh Niên và ông Bùi Thanh, phó tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ, đã bị cách chức, cùng với Tổng thư ký Hoàng Hải Vân(?).
Theo ông Nguyễn Trần Bạt, chủ tịch Tập đoàn Tư vấn Investconsult Group, một trong những công ty tư vấn thương mại lớn nhất nước này: "Rất khó hiểu khi chính quyền cho bắt và bỏ tù những người từng được ca ngợi về hành động vạch mặt tham nhũng."
Người ta được biết rằng TT Dũng đã liên lạc và trong chốn riêng tư đã diễn tả hành động cảm thông với các chủ bút đang có hành động phản kháng; thế nhưng rõ ràng ít có khả năng ông ta có thể làm được điều gì. Các nhà báo Việt Nam giờ đây trên thực tế đã bị ngăn cấm tiếp nhận thông tin về những trường hợp tham nhũng trong số các đảng viên.
Một uỷ viên công tố, khi thẩm vấn ông Chiến, đã nói rằng tất cả các cuộc phỏng vấn với các nguồn tin của cảnh sát là bất hợp pháp theo luật báo chí Việt Nam bởi vì "các nhà báo không được phép tiếp nhận thông tin từ các nguồn tin không có thẩm quyền."
Theo Tổ chức Nhà báo Không Biên giới: "Hậu quả của phiên tòa này là một bước lùi khủng khiếp đối với nghề phóng viên điều tra tại Việt Nam. Cơ sở còn yếu ớt cho một nền báo chí có khả năng đóng vai trò thử thách chính quyền được thiết lập đã bị lung lay một cách trầm trọng."
Ngày nay, thậm chí các nhà nghiên cứu ngoại quốc ở Việt Nam đã tỏ ra thận trọng trước việc bày tỏ công khai các quan điểm của mình do lo sợ bị trả thù, thường là dưới dạng từ chối cấp thị thực nhập cảnh. Với thái độ trơ tráo, các quan chức của đảng đã siết chặt hàng ngũ và lặp lại rằng tại Việt Nam, vai trò của truyền thông do nhà nước nắm giữ là bảo vệ đảng và truyền đạt những ý muốn của nó tới dân chúng.
Ghi nhớ rằng vào ngày 20 tháng Sáu năm nay, thứ trưởng bộ văn hóa [Thông tin Truyền Thông] Đỗ Quý Doãn đã nói rằng báo chí trong nước là một lực lượng đấu tranh với "những tư tưởng sai trái và các kế hoạch của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị, và để bảo về những tư tưởng, đường lối và sự lãnh đạo trên nguyên tắc cơ bản của đảng." Không thể vạch trần những hành động bất lương bên trong ban lãnh đạo và làm mất mặt đảng.
Hành động đàn áp thẳng tay, xảy ra cùng lúc với một biện pháp thô bạo chống lại cộng đồng Thiên chúa giáo và các nhà hoạt động tranh đấu cho người lao động và và thực tế với bất cứ những tiếng nói nào mới xuất hiện chống lại đường lối của đảng, đã phản ánh một niềm hân hoan đối với những nhân vật bảo thủ và một bước thụt lùi ghê gớm cho cuộc vận động của những nhà cải cách.
TT Dũng đã phải gia nhập vào cuộc đàn áp khốc liệt sau những phê phán dai dẳng của giới bảo thủ đối với thái độ khoan nhượng của chính phủ trước một bộ máy truyền thông cởi mở hơn, cũng như sự nhấn mạnh của ông Dũng vào tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bất chấp tình trạng lạm phát cao đã làm xa cách rất nhiều cơ sở ở nông thôn của đảng.
Được nhìn nhận ngày càng rõ như là nhân vật vừa mềm dẻo về vấn đề an ninh vừa rất hăm hở nhượng bộ trước những đòi hỏi của nước ngoài, ông Dũng đang gặp nguy hiểm trước tình trạng bị lu mờ dần trong đảng bên cạnh nhân vật quyền lực đang lên cao Trương Tấn Sang, một ủy viên Bộ chính trị người miền Nam đứng đầu Ban bí thư, bộ máy điều hành hoạt động hàng ngày của đảng. Ông Sang đang lãnh đạo cuộc đàn áp thẳng tay đối với giới báo chí và đã thành công trong việc lôi các nhà báo và những nhà bất đồng chính kiến khác ra tòa, viện dẫn sự cần thiết giữ ổn định trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp khó khăn.
Mới đây ông lưu ý: "Việc bố trí những phiên xử án chính trị này đã hoàn tất mức độ nào đó thể hiện sự thành công trong việc dạy cho những người này một bài học và như vậy trên thực tế làm tiêu tan các hoạt động chính trị đối lập trong lúc chúng vẫn còn trong thời kỳ phôi thai."
Trong lúc ngôi sao của ông Sang đang lên, cùng với những nhân vật kiên định lập trường như ông Lê Hồng Anh và ông Hồ Đức Việt, thì ngôi sao chiếu mệnh của TT Dũng đã bắt đầu bị lu mờ. Những anh chàng hung tợn này không phải lãnh trách nhiệm trước những người bị xử tù giờ đây đang tỏ ra có uy thế. Sự nổi lên của họ và bước thụt lùi đối với những nhà cải cách đã là bằng chứng trong cuộc đụng độ bên trong để tiếp tục tìm cách giải quyết tình trạng suy sụp kinh tế nặng nề của đất nước và giờ đây nó có thể dẫn đến những cuộc ẩu đả lớn hơn ở cấp cao nhất nếu như cơn suy thoái còn tiếp diễn.
Như một chuyên gia Việt Nam đã nói: "Phiên tòa tuần trước không phải về hai nhà báo mà là về cái cách họ, nằm trong số nhiều nhà báo khác, rốt cục đã bị lợi dụng trong những cuộc đấu đá phe phái."
Ông nhận xét tiếp: "Khó mà nói được người nào đứng về phe người nào, và liệu chúng ta có thể dễ dàng gắn nhãn cho nhóm này là "bảo thủ" hay nhóm kia là "có chừng mực" hay không khi những cuộc đấu đá phe phái này tỏ ra ít được điều khiển bởi hệ tư tưởng và có vẻ nhiều hơn là một sự pha trộn của trò tranh giành quyền lực và lợi ích riêng về kinh tế."
Thêm vào đó, Giáo sư Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam có danh tiếng thuộc Viện Quốc phòng Úc nhận xét: "Tính hợp pháp của nhà nước độc đảng ở Việt Nam phần nhiều là dựa vào 'tính hợp pháp theo lối trình diễn,' đó là, sự thành công trong việc thực hiện tăng trưởng kinh tế cho xã hội nói chung."
Thiếu vắng thứ tăng trưởng đó, nỗi oán hận của công chúng trước những biện pháp xử trí tàn bạo tựa như những bản án vào tuần trước không nghi ngờ gì nữa sẽ gia tăng và sẽ ngày càng đe doạ tới tính hợp pháp của đảng.
Hiệu đính: Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008