MỘT “DỰ ÁN PHONG THÁNH” ĐÃ BẮT ĐẦU BẰNG… DÙI CUI ĐIỆN





J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Một dự án “Phong Thánh” được bắt đầu?

Khi những người cầu nguyện ôn hòa trên đường phố Thái Hà đã suốt một buổi chiều vất vả kiên trì chờ những người bị bắt được thả ra, thì hàng trăm người sau buổi cầu nguyện tại khu đất lại tiếp tục đến hiệp thông với họ.

Để đón tiếp mấy trăm con người đến cầu nguyện nói lên nguyện vọng của mình, là thả những người mà theo họ là vô tội, (bởi theo họ, vụ án đã khởi tố các nạn nhân khi họ đi đòi lại những tài sản của Giáo hội mà họ đang có đầy đủ chứng cứ đã bị chiếm đoạt, trong khi các chứng cứ của phía nhà nước đang chiếm đoạt đưa ra đã bị họ bác bỏ một cách dễ dàng) thì lực lượng công an, cảnh sát cơ động được trang bị bằng những công cụ hỗ trợ mua bởi tiền của từ sự đóng góp của những người dân lành kia đã ra tay. Một số người bị trọng thương, một số người đã lại bị bắt đi.

Máu của họ đã đổ vì những quyền lợi thánh thiêng của Giáo hội Công giáo.

Lần đầu tiên trong đời, tôi được nhìn thấy tận mắt những điều có thể làm để chứng tỏ sự tàn bạo mà loài người có thể thực hiện, khi mà cả chục người thi nhau dẫm đạp, đấm đá, chọc bằng dùi cui điện ngay giữa đường phố đông đúc với một người dân vô tội đang cầu nguyện ôn hòa.

Như vậy, sau những “dự án” của Nhà nước về chuyển đất đai, tài sản của Giáo hội thành của nhà nước, tiếp đến là dự án chuyển tài sản nhà nước đó thành tài sản tư nhân. Khi dự án tư nhân hóa không thành công bởi giáo dân đã phát hiện, lại chuyển thành dự án công cộng, và để thực hiện dự án đó bằng mọi cách, thì một dự án không nằm trong kế hoạch đã bắt đầu được thực hiện: Dự án “Phong Thánh” cho những giáo dân kiên cường. Tiếc rằng, những dự án này được viết những dòng bắt đầu bằng dui cui điện và kết quả là những giọt máu đào kiên cường đã đổ xuống.

Sau khi đã đưa ra các chứng cứ non yếu về tính pháp lý đối với việc chiếm đoạt đất Dòng Chúa cứu thế - Xứ Thái Hà nhưng không hiệu quả. Bởi những cái gọi là chứng cứ đó được đưa ra, càng thấy rõ sự áp đặt, sự đánh tráo lẫn lộn các khái niệm đơn giản để áp đặt những ý muốn chiếm đoạt bằng mọi cách của nhà nước. Họ biết rằng: Nếu đối thoại hợp lý hợp tình, thì rõ ràng những cái gọi là chứng cứ nói trên dễ dàng sụp đổ. Nhà nước đã phải tính đến việc dùng lực lượng chuyên chính vô sản: Công an và dùi cui điện. Bắt đầu bằng lệnh khởi tố vụ án tại 178 Nguyễn Lương Bằng.

So với các vụ án khác, vụ án “phá hoại tài sản này” chỉ là… con muỗi nếu có, bởi cái gọi là tài sản đó chỉ là mấy mét tường rào gạch đáng giá bao nhiêu? Có bằng những dự án hàng ngàn tỷ đồng đã bị phá sản? có bằng hàng ngàn hecta rừng bị hô… biến hay không? Có bằng những vùng đất mênh mông của đất nước đang bị chiếm đoạt vô cớ không? Nó có nghiêm trọng bằng việc Bí thư tỉnh ủy, ủy viên trung ương đảng đã chiếm đoạt vô cớ đất đai của Bà mẹ liệt sỹ đẩy gia đình họ ra lề đường không? Sao chỉ bị “khiển trách” mà không khởi tố vụ án? Đó có là tài sản, là mồ hôi nước mắt của nhân dân hay không?

Trong khi những người dân lành này đã và đang xác quyết tài sản đó là của họ, khi họ tuyên bố: “Trong thời gian UBND TP chưa cung cấp được đầy đủ những chứng cứ đủ cơ sở pháp lý để chứng minh quyền sử dụng đất đai, tài sản trên, thì đất đai tài sản trên vẫn đương nhiên thuộc Dòng Chứa cứu thế - Giáo xứ Thái Hà”.

Cũng phải nói rằng, đây là một lời tuyên bố dựa trên cơ sở pháp lý hiển nhiên về tài sản.

Nhưng, vụ án này đã được nhà nước xử sự khác hơn. Ngay từ đầu, không cần đến lệnh triệu tập lần thứ hai, các giáo dân đã được cả một hệ thống công an dày đặc ào ào áp giải bắt đến quận Công an.

Vụ án này cũng khác hơn những vụ án khác, nó được thực hiện sau khi hệ thống truyền thông đã làm kỹ càng theo định hướng là: “tạo dư luận lên án, đấu tranh”. Với những người làm truyền thông nhà nước, bất cứ công việc gì của hàng ngũ giáo dân, linh mục làm đều được coi là “vi phạm pháp luật” Kể cả việc “gửi đơn khiếu nại”? gửi thư hiệp thông… (Xem báo HNM thì đầy rẫy những điều này).

Nhưng việc giáo dân bị trấn áp bằng dùi cui điện, bằng lực lượng chuyên chính ào ào như sôi với đám dân lành đang không tấc sắt trong tay, thì chưa thấy một báo nào trong hệ thống đó nhắc tới. Tôi không hiểu sao họ không đưa tin này làm tin nóng để báo cáo thành tích chào mừng 63 năm ngày thành lập cái nhà nước này mà chỉ còn một vài ngày nữa là cả dàn đồng ca lại thi nhau hót?

Một linh địa mới có thể được ghi danh

Người Công giáo xứ Thái Hà, cũng như những người Công giáo Hà Nội và toàn thể Giáo hội Công giáo toàn cầu, đã từng chấp nhận nhiều sự bách hại, đàn áp từ xưa tới nay, đâu có là chuyện lạ. Ngay từ thời sơ khai, nhiều người đã từng chấp nhận cái chết dưới các Thánh Giá lửa với những tiếng hát cất lên trong đêm. Và họ đã được thanh thản khi cái chết đến với họ trong niềm tin yêu mãnh liệt.

Người Công giáo hiểu rằng: với những thế lực thế gian, sự đau khổ, những điều họ chịu đựng chỉ là chuyện nhỏ, nếu vì danh Cha cả sáng.

Nhìn những cảnh giáo dân bị xâu xé, bị dồn đuổi đánh đập bằng dùi cui điện, băng giày đinh giữ phố, tôi cứ tưởng tượng đến những hình ảnh trên quãng trường cổ xưa kia khi hàng loạt giáo dân đã bị xua ra cho các loại thú dữ bị bỏ đói lâu ngày.

Nhưng, giáo dân có nhụt chí? có sợ hãi trước những cảnh đó không? Tôi tin là không. Khi những sự việc đã xảy ra, có mặt ở nhà xứ, kể cả những người bị đánh đập trọng thương đã nói: “Không đáng sợ, kể cả phải chết”, đó có phải là điều làm cho những người cầm quyền phải suy nghĩ chăng? Hay họ muốn chết thì… được chết để thể hiện quyền tự do gấp triệu lần tự do tư bản?

Và khi những người thân của họ đang trong vòng lao lý, mà họ là những người đã chứng kiến và chấp nhận tất cả, kể cả sự bạo tàn, thì điều đó rất có thể đến.

Nhưng có một điều hết sức khác biệt với những cái chết đơn thuần. Đó là dù có thể là những cái chết được báo trước, họ vẫn thấy trọn vẹn lòng tin mến mà không hề sợ hãi, sau khi nghe tin giáo dân Thái Hà bị đàn áp, rất nhiều người lại lũ lượt đến Thái Hà cùng chia sẻ với họ.

Nếu có một người nào ngã xuống, thì nơi đây, vốn là đã là nơi hành hương sẽ trở thành linh địa thiêng liêng. Khi đó, không có bất cứ một thế lực thế gian nào làm cho con người phải khuất phục trong sợ hãi.

“Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết” (Mattheu –X-18)

Hà Nội, ngày 29 tháng 8 năm 2008


Tin Thái Hà
- Một "dự án phong thánh" đã bắt đầu bằng ... dùi cui điện (J.B. Nguyễn Hữu Vinh)

- Có Thiên Chúa !!! (Anmai CSsR)

- 28/8/2008 đau thương, nước mắt (Tiều Phu)

- Đơn khiếu nại khẩn cấp

- Hơn 3000 người đến DCCT Saigon cầu nguyện cho Thái Hà (Lm Lê Quang Uy dcct)

- "Mẹ ơi, xin thương đến Thái Hà con đây ..."

CẢNH SÁT ĐÀN ÁP DÃ MAN NHIỀU NGƯỜI BỊ THƯƠNG VÀ BỊ BẮT



Lạc Việt

Mọi người đến từ chiều. Họ còn ở lại đợi một người đàn ông bị bắt giam. nói ông này mới chỉ bị triệu tập đi để điều tra.

Khoảng 20 h, có một đoàn người nữa đi ra cổng công an quận Đống Đa. Hẳn đây là số giáo dân vừa đi lễ tối xong.

Không còn bảng hiệu gì. Trời đã tối. Họ ngồi trên vỉa hè. Ngồi trong vòng cái dây thừng to gần bằng cổ tay cảnh sát đã giăng.

Bóng dáng của họ thấp thoáng giưã ánh đèn xe cộ qua lại dưới lòng đường. Tiếng hát và lời kinh của họ nhoè đi trong tiếng còi và tiếng các loại động cơ đang lưu thông.

Người đi đường nhận ra họ qua lời kinh và tiếng hát khác lạ bên hè phố. Tò mò đi chậm lại để nhìn. Nhưng công an cứ vảy cái gậy chỉ huy mãi và thúc họ qua mau.

Đột nhiên có nhiều tiếng còi hụ. Mấy cái xe cảnh sát lao tới. Rồi tiếng rầm rập, huỳnh huỵch lao xuống. Loáng một cái. Các cảnh sát cơ động, đầu đội mũ sắt. Tay cầm dùi cui điện. Vượt qua các tu sĩ mang tu phục. Đồng loạt lao thẳng vào đám đông.

Dùi cui toe lửa trên đầu, chân, tay, vai các nạn nhân. Các roi điện xẹt lửa lạch đạch giữa những tiếng kêu thất thanh, và những tiếng đấm đá huỳnh huỵch trên hè phố. Những người ngồi trên hè phố không kịp phản ứng. Hầu như tất cả đều bị ăn dùi cui điện của cảnh sát.

Người bị ném ra giữa đường. Người bị ném lên xe cảnh sát. Không biết rõ bao nhiêu người bị bắt. Trong cảnh nhập nhoè chúng tôi thấy ít nhất khoảng 1 chục người bị xe hơi và bị công an lôi đi về phía Trung Liệt.

Một thanh niên bị khoảng 1 chục cảnh sát vây quanh đánh túi buị, rồi lôi đi nhưng người dân hai bên đường đã kịp ngăn cản cảnh sát cho anh chạy thoát.

Một người nam khác không biết bị đánh vào đâu mà anh nằm vật ra vỉa hè bất tỉnh. Có vài ba phụ nữ xông vào cứu anh này. Một giọng nữ quả cảm: “Sao các anh ác thế! Đánh chết ngất người ta thế kia mà không cho người ta cứu à”. Cô xông vào đưa người bị ngất đi. Nhưng cảnh sát nói: “Cho nó chết mẹ nó đi!” và nhanh hơn cô, cảnh sát ném người đàn ông này lên xe thùng. Đấy là một người đàn ông khoảng 35 tuổi, hơi mập.

Tất cả chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 5 ph út. Theo đồng hồ của tôi là t ừ 20 16 đến 20 h 21 phút tối ng ày 28.08.2008

Một số nạn nhân được những người đi xe máy chở về. Một số tự đi về. Phần lớn tựu lại sân nhà thờ Thái Hà cầu nguyện. Vị các linh mục xin mọi người cầu nguyện cho các giáo dân bị bắt và tha thứ cho những người đã bắt bớ và đánh đập họ./.










Giáo dân đứng cầu nguyện bên kia đường



Bắt đầu đàn áp



Đàn áp giáo dân



Một Thanh niên bị 6 cảnh sát đánh, dẫm vào ngực, ngất ngay trên đường Thái Hà



Một giáo dân sau khi về nhà, vẫn còn vết máu trên người

CÔNG AN ĐÁNH NHIỀU NGƯỜI BỊ THƯƠNG
ngày 28/8/08




Lúc 19h45 Khoảng gần năm trăm người công giáo Hà nội đã có mặt tại cổng công an quận Đống Đa để cầu nguyện và xin trả tự do cho những người đã đến linh địa Đức Bà bị bắt sáng nay. Đáp lại, lượng lượng cảnh sát cơ đông đã được huy động đến để đàn áp. Họ dùng dùi cui điện vụt túi bụi vào những người công giáo. Họ cũng đã bắt giữ thêm một số người. Một số người bị đánh thương nặng. Đến lúc này vẫn chưa biết rõ có người nào thiệt mạng hay không. Cộng đoàn những người công giáo bị đàn áp mạnh quá đành rút về linh địa và nhà thờ Thái Hà.

Có đông các linh mục trong giáo phận Hà Nội cũng đến xin trả tự do cho những người bị bắt. Một số mặc áo dòng, một số dân thường. Đến lúc này, chưa biết rõ những ai bị đánh hoặc bị bắt.

Cả tối này Hà Nội láo loạn, cả những người dân thường cũng tham gia xuống đường đồng hành với bà con công giáo.

Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục theo dõi tình hình để phán ánh với quý vị sau. Xin tín hữu toàn cầu hiệp thông cách đặc biệt với anh chị em giáo dân Hà Nội trong lời cầu nguyện và trong việc cất lên tiếng nói của công lý và sự thật.


Có rất nhiều người bị thương nhưng trong cơn hỗn loạn chỉ chụp hình được 2 người


Dưới đây là hình ảnh giáo dân tuần hành ra UBND Quận để đòi thả người























Xã hội dân sự và biến đổi chính trị VN




Trong hai năm qua có một sự thay đổi về bản chất của xã hội dân sự mang tính chính trị ở Việt Nam với sự hình thành có phối hợp của các hoạt động dân chủ và tự do tôn giáo.

Đó là nhận định mới nhất về sự chuyển biến trong quan hệ của đảng cầm quyền và xã hội dân sự Việt Nam của nhà nghiên cứu Carl Thayer.

Điểm mấu chốt trong bài trình bày tại Hong Kong hôm 21-22/08/2008 của Giáo sư Thayer là khái niệm “xã hội dân sự mang tính chính trị” (political civil society) ở Việt Nam.

Nằm ngoài hệ thống

Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 29/08, Giáo sư Thayer cho rằng các tổ chức hoạt động dân sự này không "đe dọa" chính quyền nhưng "gây sức ép" rất mạnh để buộc phải thay đổi chính sách.

Sự khác biệt với các tổ chức phi chính phủ, hội đoàn quần chúng hay hoạt động từ thiện bình thường là ở chỗ những tổ chức dân sự mới này tại Việt Nam nằm ngoài hệ thống của đảng.

Chính hai năm sau sự kiện Việt Nam đăng cai hội nghị APEC (11/2006), hàng loạt tổ chức bung ra hoạt động.

Theo Carl Thayer nếu như trước đó là có các nhóm bất đồng chính kiến nhỏ lẻ thì việc tập hợp lại của họ trong Khối 8406 (04/2006) cho thấy việc đồng nhất quan điểm chính trị của họ.

Cùng thời gian từ 2006 đến nay, các tổ chức như Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, đảng Dân chủ, Hội Công Nông, đảng Vì Dân, Ủy ban Nhân quyền v.v. cũng hoạt động bằng việc ra tuyên cáo nhưng chỉ Khối 8406 mới cho thấy một sự liên kết rộng khắp.

Bên cạnh đó, Giáo sư Thayer cũng nhắc đến hoạt động của đảng Việt Tân từ hải ngoại xâm nhập về.

Sự hiện diện của các nhân vật Công giáo và Phật giáo cùng những cuộc đấu tranh đòi đất của nông dân được ông đặt vào một bối cảnh chung.

Theo đó, vì Việt Nam không có báo chí tư nhân trong lúc vai trò thúc đẩy tiến bộ của một số tờ báo như Tuổi Trẻ và Thanh Niên bị “ngăn chặn” nên sự bung phá của các lực lượng khác nhau hiện đang lan ra bề rộng.

Dùng một mô hình của giới nghiên cứu Việt Nam, Carl Thayer dựng lại bức tranh xã hội dân sự mang tính chính trị như sau:

Ngoài cùng của trục trái sang phải, về phía trái là các nhóm chống đối trực tiếp chế độ độc đảng bằng các cuộc vận động bất hợp tác hoặc biểu tình đông người.

Gần vào trung tâm hơn là báo chí đối lập hoặc các phát biểu phê phán chính sách hoặc cả chính sách và chính thể.

Đứng giữa là báo chí chính thống nhưng có vai trò giám sát chống tham nhũng và vạch trần các vụ quan chức bê bối.

Phía bên phải là nhóm vận động thay đổi chính sách chung từ bên trong.

Xa hơn về tay phải là những nhóm kêu gọi thay đổi cho từng trường hợp cụ thể, vì những nhóm quyền lợi cụ thể.

Và ở phần cuối của trục sinh hoạt dân sự phía bên phải là những tổ chức ôn hòa nhất chỉ hoạt động thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách của nhà nước nhằm cải thiện các dịch vụ xã hội và phần nào đóng vai trò đối xứng với hệ thống đảng.

Vào thời điểm này, theo Giáo sư Thayer hiện chưa thể nói được các khối và nhóm trên diễn tiến ra sao.

Các kịch bản thay đổi

Tuy thế, ông cho rằng trong tương lai, hệ thống độc đảng ở Việt Nam sẽ bị thách thức nghiêm trọng.

Việc duy trì tình trạng hiện hữu sẽ rất khó vì các thay đổi kinh tế xã hội đã tăng tốc.

Khả năng trấn áp và quay trở lại mô hình độc đoán (authoritatian rule) tuy có thể xảy ra nhưng nếu có thì sẽ gây rạn nứt trong đảng cộng sản.

Một khả năng nữa là phe đối lập sẽ chiếm quyền, thay thế hệ thống hiện nay nhưng đang là kịch bản khó xảy ra nhất vì họ còn yếu và chưa có sự ủng hộ rộng khắp của dân chúng.

Một kịch bản nữa là giới ưu tú trong chính quyền sẽ tự tạo lực để thay đổi. Có bằng chứng rằng giới lãnh đạo Việt Nam thỏa thuận với nhau về tốc độ và cách thứ xử lý thay đổi nhưng hiện Việt Nam đang “tự do hóa” mà không “dân chủ hóa”.

Khả năng thứ năm, theo Carl Thayer là hoạt động phối hợp của những thành phần trong thượng tầng kiến trúc quyền lực và đối lập để “hoán vị và bổ sung” các vị trí của nhau. Mô thức chia sẻ quyền hành này trước mắt khó xảy ra nhưng “về tương lai lâu dài sẽ là cách rất khả thi”.

Bài "One-Party Rule and the Challenge of Civil Society in Vietnam" được trình bày tại City University of Hong Kong, 21-22/08/2008. Giáo sư Carl Thayer là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam ở nước ngoài. Ông giảng dạy tại Đại học New South Wales và tại Viện nghiên cứu Quốc phòng Úc.


RFS Lại Yêu Cầu Hà Nội Trả Tự Do Ngay Cho Nhà Báo Tự Do Điếu Cầy






(Paris - VNN) Sau 4 tháng nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cầy, bị giam giữ với tội danh do nhà nước CSVN áp đặt "trốn thuế", tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), có trụ sở tại Paris, Pháp Quốc, đã một lần nữa lên tiếng đòi nhà cầm quyền CSVN hãy trả tự do ngay tức khắc cho nhà bất đồng chính kiến này.

Trong bản tin phổ biến ngày 28-8, tỗ chức RSF cho biết rằng: Từ ngày 19/4/2008 đến ngày 19/8/2008, đã 4 tháng trôi qua Điếu Cầy đã bặt vô âm tín trên Mạng Điện Tử (internet), nên tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải thả ông Điếu Cầy ra ngay tức khắc và vô điều kiện. Ông Điếu Cầy bị bắt ngày 19/4/2008 một cách tùy tiện dưới chiêu bài "trốn thuế".


Theo RSF, "Sự cáo buộc này hoàn toàn phi lý. Mục đích chính của sự giam giữ trái phép này là để ông Điếu Cầy không thể tung những tin phản kháng chế độ. Nhà cầm quyền CS Việt Nam đã bắt chước Trung quốc trong việc ngăn chặn thông tin trong ngoài trên Mạng Lưới Điện Tử mà cả thế giới đã lên án. Vì thế nên chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay cho ông Điếu Cầy, vô điều kiện."


Tên thật của Blogger Điếu Cầy là Nguyễn Hoàng Hải mà mọi người đều biết tiếng vì ông ta đã dám công khai đứng lên chống lại đường lối xâm lấn đất đai và biển cả của bá quyền Bắc Kinh. Điển hình là việc Bắc Kinh đã công khai tuyên bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.

Vì thế nên từ đầu năm nay (2008) ông ta đã bị Công An theo dõi và canh chừng rất cẩn mật, với mục đích là ngăn chặn không cho ông ta biểu tình chống Trung Quốc xăm lăng lãnh hải của Việt Nam. Táo bạo hơn nữa là chính nhân viên công an cao cấp CSVN đã từng đe dọa thẳng thừng với ông ta là sẽ trao ông ta cho an ninh Trung Quốc giết chết.

Ngày 24-4-2008 vừa qua Công An quận 3 đã khám xét nhà ông và tịch thu các tài liệu với tội danh "Trốn Thuế".


Nhà cầm quyền CSVN đã kết tội ông là không nộp thuế cho thuê nhà từ 10 năm nay (?) . Trong thực tế thì khác hẳn: Nhà của ông cho thuê là nhà ở Hà Nội và thuộc Công Ty Eyeswear quản trị. Theo luật lệ hiện hành, có sự ưng thuận của chánh quyền thì công ty Eyeswear có bổn phận thanh toán thuế má trực tiếp với nha thuế vụ.


Sở dĩ ông Điếu Cầy bị bắt giam là vì ông ta thuộc nhóm blogger nổi tiếng của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Nhiều người trong tổ chức này đã bị Công An quấy nhiễu, hạch sách đủ điều và còn đe dọa là bắt giam nếu không im hơi lặng tiếng. Một vị trong nhóm này, xin tạm giấu tên, đã bị mất việc vì sự can thiệp thô bạo của Công An và hơn nữa là sợ bị bắt giam bất tử với tội danh : "Tán phát thông tin ra nước ngoài với mục tiêu lật đổ chế độ" vì đã dám trả lời phỏng vấn của người nước ngoài.


Ở vùng Á Châu thì Việt Nam là nước thứ nhì đứng sau Trung Quốc đã có hành động thô bạo là ngăn cấm thông tin qua Mạng Lưới Điện Tử (Internet) mà cả thế giới đã lên án dữ dội.


Những người sử dụng phương tiện này đã bị ra tòa về tội "Phổ biến tin tức ra nước ngoài".


Từ năm 2006 những tiệm dịch vụ Internet đã được lệnh của Bộ Nội Vụ CSVN là phải lưu trữ đầy đủ dữ kiện thông tin của khách hàng, nhất là tên tuổi và địa chỉ của người sử dụng, trong vòng 1 năm để Công An có thể khai thác bất cứ lúc nào.

MÁU NGƯỜI VÔ TỘI ĐÃ ĐỔ





Đức Hòa dcct

Có lẽ không có từ nào hợp lý hơn để nói lên thảm trạng mà anh chị em giáo dân ở Giáo xứ Thái Hà, cũng như của những giáo dân ở những nơi khác đến để cùng hiệp thông với họ, đã phải chịu.

Máu của họ đã đổ ra chỉ vì họ muốn nói lên tiếng nói của những người bị áp bức.

Họ là thường dân, là những người mà vẫn được người ta gọi là "người chủ" bị những người tự nhận là "đầy tớ" đánh đập. Những người "đầy tớ" ấy được ăn học, được đào tạo và đang được nuôi sống bằng mồ hôi nước mắt của "chủ", lại quay ra đánh đập "chủ" của mình!

Khẩu hiệu xây dựng một đất nước "công bằng, dân chủ và văn minh" có thực sự là mục đích mà những người đưa ra muốn đạt đến hay đó chỉ là một thứ "bánh vẽ" mới?

Làm sao có được "công bằng, dân chủ, văn minh" thực sự đúng nghĩa của nó khi mà người dân vô tội bị đàn áp bởi những người do mình nuôi dạy, bởi những dụng cụ được mua sắm bởi đồng tiền thuế của mình.

Nhìn những người dân với khuôn mặt máu me trên nhiều trang mạng toàn cầu (chắc chắn sẽ không bao giờ có trên các báo chí của Nhà Nước) mà đau lòng. Đau lòng vì biết bao người dân "thấp cổ bé họng" vẫn đang bị áp bức, đau lòng vì cảnh "đầy tớ" đánh "chủ"!

Có thể sẽ có những người thờ ơ với biến cố này, hay có những người lại tiếp tục dùng lý lẽ để ngụy biện. Nhưng đối với tôi thì đây là những giọt máu của người dân vô tội. Những giọt máu đó sẽ không bao giờ bị quên lãng, bị uổng phí.

Có thể nhiều người sẽ quên sự kiện này hay tìm cách làm cho người ta quên đi, nhưng chắc chắn từ ngày hôm nay, lịch sử hình thành và xây dưng của Giáo xứ Thái Hà, Nhà Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam sẽ không bao giờ quên ngày này: ngày 28 tháng 8 năm 2008 ở tại Thủ Đô Hà Nội, nơi vẫn được gọi là "ngàn năm văn hiến", máu của người vô tội, của người nghèo, của người bị cướp của đã đổ ra!

Hà Nội đang có nhiều công trình xây dựng, nhiều kế hoạch để mừng 1000 năm Thăng Long-Hà Nội. Mong lắm thay có những công trình, những chương trình thực sự vì nước, vì dân; mong lắm thay khi mừng sự kiện đó người dân Hà Nội và cả nước thực sự được sống trong cảnh "công bằng, dân chủ, văn minh".


Thái Hà 29/8/2008
Mẹ ơi, xin thương đến Thái Hà con đây…


Tiều Phu

Sự đàn áp, bắt bớ của chính quyền ngày hôm qua đã không làm cho giáo dân sợ hãi, nhưng càng làm cho lòng tin của họ càng vững mạnh.

Sau thánh lễ sáng, giáo dân vẫn tiếp tục ra linh địa Đức Bà cầu nguyện. Lời kinh tiếng hát vẫn vang vọng nơi linh địa. Hôm nay lời kinh tiếng hát ấy nghe như tha thiết hơn: “Mẹ ơi, xin thương đến Thái Hà con đây…”. Trong cơn quẫn bách chắc chắn Mẹ sẽ nâng đỡ phù trì.

Quả thật, sau giờ cầu nguyện đột nhiên nhiều người quỳ xuống, hóa ra họ đã thấy Đức Mẹ hiện ra. Dưới ánh mắt trời hình Mẹ bồng Chúa Giêsu và hình cây thánh giá xuất hiện, một số khác thấy hình hào quang xuất hiện trên bầu trời… Trong cơn khốn khó, Mẹ đã tỏ dấu chỉ cho thấy rằng Mẹ vẫn luôn ở bên con cái của Mẹ.

Ra viếng linh địa lúc 8 giờ 30, chúng tôi thấy một phái đoàn các Sơ cùng với khá đông giáo dân đang cầu nguyện trước đài Đức Mẹ. Một số giáo dân bổng la lên khi họ thấy nét mặt của Mẹ trở nên hồng hào, họ chắp tay cầu nguyện một cách thật sốt sắng.

Tại nhà xứ Thái Hà, vẫn nhộn nhịp với nhiều phái đoàn giáo dân từ các nơi kéo đến. Bên cạnh đó chúng tôi cũng thấy có một đoàn cán bộ tới làm việc. Nghe nói đó là đoàn cán bộ của phường Ô Chợ Dừa.

Tại sân nhà Dòng, chúng tôi thấy có hai cha và một thầy mặc tu phục đứng với một nhóm giáo dân, nghe nói là họ chuẩn bị đi ra Công an quận Đống Đa để trao đổi về sự kiện bắt người đêm qua.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin từ Thái Hà.


Tin Thái Hà

Thánh lễ tại Saigon cầu nguyện cho Thái Hà
(Lm Lê Đình Phương dcct)

- Một anh gởi email cho một chị

- "Mẹ ơi, đoái thương xem Nước Việt nam ..."

- Phỏng vấn Lm Vũ Khởi Phụng, bề trên Thái Hà

Nghe Lm Giám Tỉnh DCCT khai mạc thánh lễ cầu nguyện cho Thái Hà

- Xem video Lm Giám Tỉnh DCCT khai mạc thánh lễ cầu nguyện cho Thái Hà

- Lời chứng của Cha Vũ Ngọc Bích, hơn 50 năm giữ Đền Thái Hà

-
Hình đàn áp giáo dân Thái Hà

-
Phát biểu của cha Giám tỉnh khai mạc lễ cầu nguyện tại DCCT Sài Gòn đêm 28/8/2008

-
Video Công an dùng hơi cay và dùi cui điện đánh giáo dân Thái Hà

-
Đêm Sài gòn hiệp thông với Thái Hà 28/8/2008

-
Bước đường cùng: Đổ dầu vào lửa, thử thách với giáo dân Thái Hà

-
Vài câu chuyện về đạo lý theo cái nhìn của dân nghèo Thái Hà

-
UBND TP Hà Nội quyết định thu hồi đất làm công trình công cộng

-
Đơn khiếu nại vụ khởi tố với Thái Hà































CÔNG AN BẮT GIÁO DÂN TẠI NHÀ NHƯ BẮT TỘI PHẠM NGUY HIỂM

CẤP BÁO !


Ngày hôm qua 27.08.2008, chính quyền cũng đã quyết định khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản công cộng. Các linh mục cho biết chính quyền đã gửi 4 giấy triệu tập cho giáo dân để điều tra.


Hôm nay khoảng 30 công an đến nhà ông bà Lân ở phố Khâm Thiên. Họ áp giải ông Lân đi. Họ muốn đưa bà Lân đi nhưng bà phản đối. Các linh mục và tu sĩ nhà thờ Thái Hà đến nhà này để phản đối hành động của chính quyền bắt người trái phép. Lập tức có những người gọi điện thoại. Một tiếng sau họ mang đến giấy bắt bà Lân. Họ đưa bà đi. Các linh mục và tu sĩ có mặt ở nhà ông bà Lân bị công an đe doạ . Một tu sĩ bị công an tìm cách tấn công nhưng tu sĩ này tránh được. Lúc khoảng 10 h 30 - 11 g chúng tôi có mặt ở nhà thờ Thái Hà công an dày đặc. Nghe nói họ cũng đã bắt giam một giáo dân ở đây. Chúng tôi chưa rõ tên.

Các linh mục và tu sĩ chúng con đã đến nhà ông bà để bảo vệ và phản đối hành vi bắt giam oan ức ông bà và đã bị công an đe doạ và đánh một tu sĩ chúng con.

Update: Đến 15h chiều ngày 28/8, đã có 5 giáo dân bị lực lượng công an đến bắt.
Xin cùng cầu nguyện cho các giáo dân


Các sinh hoạt ở nhà thờ Thái Hà diễn ra bình thường. Các linh mũ, tu sĩ và giáo dân vẫn cầu nguyện.