Báo chí Việt Nam nói gì về sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ




Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ đang là đề tài quan tâm hàng đầu của báo chí Việt Nam trong vài hôm nay. Từ chuyện vấn kế cựu chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan đến việc điện đàm với ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa John McCain và đỉnh điểm là hội đàm cùng tổng thống Bush. Một sự kiện khác cũng khá quan trọng là việc báo Time phỏng vấn Nguyễn Tấn Dũng mà báo Vietnamnet dịch lại. Tuy nhiên, như một thông lệ, Vietnamnet dịch lại các câu phỏng vấn trừ hai câu hỏi. Một câu về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Việc Vietnamnet không dịch câu này dù sao còn có thể hiểu được vì trong ngôn ngữ báo chí Việt Nam hai từ "nhân quyền" và "tự do tôn giáo" là các từ đã được liệt kê trong danh mục cấm đề cập. Nhưng việc Vietnamnet không dám dịch và đưa câu hỏi thứ hai thì thật tệ. Đó là câu hỏi về việc bắt hai nhà báo và câu trả lời của Thủ tướng.

Báo chí Việt Nam không những không còn dám lên tiếng về việc nhà báo bị bắt, mà thậm chí còn không dám đăng lại việc nhà báo nước ngoài hỏi han Thủ tướng Việt Nam về việc này. Liệu từ "tham nhũng" có sắp được bổ sung vào danh mục các từ bị cấm đề cập cho 700 tờ báo, tạp chí ở Việt Nam không?

Nhưng Vietnamnet vẫn khá hơn Tuổi Trẻ và Thanh Niên, hai tờ báo có phóng viên bị bắt, không thấy đề cập gì tới bài phỏng vấn thủ tướng Dũng trên Time, dù Tuổi Trẻ có trích dịch bài trên Time.

Hai câu hỏi và trả lời bị lược bỏ:

"The arrest of two reporters who covered a high-profile corruption scandal within the transport ministry has been seen as a blow against anti-corruption efforts.

The arrest of the two journalists has nothing to do with the fight against corruption. Vietnam is a rule-of-law state, in which all citizens are equal before the law, protected by the law and their violations shall be punished in accordance with the law, no matter who they are.

The U.S. State Department has removed Vietnam from its list of countries that it says are violating religious freedom. Do you think Vietnam can make similar progress on other human rights issues?

It is [the government's] top priority to respect and protect human rights, seeing the people as a central factor for achieving sustainable development and the goal of building Vietnam into a strong country with wealthy people and a just, democratic and civilized society. Vietnam stands ready to talk with the U.S. on issues of mutual concern. The U.S. side has acknowledged positive progress in Vietnam. I am convinced that we need to increase contacts and dialogues in order to enhance mutual understanding on issues of differences."

Bài trên Time
Vietnam's Prime Minister Tackles Inflation




Bài trên Vietnamnet
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của Time

Cũng có một câu trả lời khác của Nguyễn Tấn Dũng bị lược mất một ý quan trọng liên quan tới vai trò của công chúng và của báo chí trong chống tham nhũng.

Câu hỏi:- Thưa ông, khi đảm nhận cương vị Thủ tướng, ông có tuyên bố một trong những mục tiêu cơ bản của ông là chống tham nhũng. Ông sẽ làm gì để tiếp tục cuộc chiến này?

Ý bị lược bỏ: "And we also need to improve the publicity and transparency in corruption cases in order to better involve the public, including the mass media, in the fight."

" ...Và chúng tôi cũng cần phải cải thiện tính công khai và minh bạch của các vụ tham nhũng nhằm đưa công chúng, bao gồm các phương tiện thông tin và truyền thông, tham gia tốt hơn vào cuộc chiến này.

Vụ bắt giữ hai nhà báo (của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên) mới đây liệu có bị coi là một đòn giáng vào những nỗ lực chống tham nhũng, thưa ngài?

“Vụ bắt giữ hai nhà báo không liên quan gì tới cuộc chiến chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm của họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, bất kể họ là ai”.

Câu hỏi về tôn giáo và nhân quyền thì Nguyễn Tấn Dũng đã có sẵn câu trả lời quen thuộc.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo. Ngài có nghĩ là Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ tương tự trong vấn đề nhân quyền?

“Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con người là nhân tố trung tâm trong việc phấn đấu đạt tới sự phát triển bền vững và trong mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Việt Nam luôn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã công nhận những tiến bộ tích cực ở Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta cần tăng cường liên lạc và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong những vấn đề khác biệt. "

Báo chí Việt Nam nói gì về sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ




Sự kiện Nguyễn Tấn Dũng đi Mỹ đang là đề tài quan tâm hàng đầu của báo chí Việt Nam trong vài hôm nay. Từ chuyện vấn kế cựu chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ Alan Greenspan đến việc điện đàm với ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Cộng Hòa John McCain và đỉnh điểm là hội đàm cùng tổng thống Bush. Một sự kiện khác cũng khá quan trọng là việc báo Time phỏng vấn Nguyễn Tấn Dũng mà báo Vietnamnet dịch lại. Tuy nhiên, như một thông lệ, Vietnamnet dịch lại các câu phỏng vấn trừ hai câu hỏi. Một câu về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo. Việc Vietnamnet không dịch câu này dù sao còn có thể hiểu được vì trong ngôn ngữ báo chí Việt Nam hai từ "nhân quyền" và "tự do tôn giáo" là các từ đã được liệt kê trong danh mục cấm đề cập. Nhưng việc Vietnamnet không dám dịch và đưa câu hỏi thứ hai thì thật tệ. Đó là câu hỏi về việc bắt hai nhà báo và câu trả lời của Thủ tướng.

Báo chí Việt Nam không những không còn dám lên tiếng về việc nhà báo bị bắt, mà thậm chí còn không dám đăng lại việc nhà báo nước ngoài hỏi han Thủ tướng Việt Nam về việc này. Liệu từ "tham nhũng" có sắp được bổ sung vào danh mục các từ bị cấm đề cập cho 700 tờ báo, tạp chí ở Việt Nam không?

Nhưng Vietnamnet vẫn khá hơn Tuổi Trẻ và Thanh Niên, hai tờ báo có phóng viên bị bắt, không thấy đề cập gì tới bài phỏng vấn thủ tướng Dũng trên Time, dù Tuổi Trẻ có trích dịch bài trên Time.

Hai câu hỏi và trả lời bị lược bỏ:

"The arrest of two reporters who covered a high-profile corruption scandal within the transport ministry has been seen as a blow against anti-corruption efforts.

The arrest of the two journalists has nothing to do with the fight against corruption. Vietnam is a rule-of-law state, in which all citizens are equal before the law, protected by the law and their violations shall be punished in accordance with the law, no matter who they are.

The U.S. State Department has removed Vietnam from its list of countries that it says are violating religious freedom. Do you think Vietnam can make similar progress on other human rights issues?

It is [the government's] top priority to respect and protect human rights, seeing the people as a central factor for achieving sustainable development and the goal of building Vietnam into a strong country with wealthy people and a just, democratic and civilized society. Vietnam stands ready to talk with the U.S. on issues of mutual concern. The U.S. side has acknowledged positive progress in Vietnam. I am convinced that we need to increase contacts and dialogues in order to enhance mutual understanding on issues of differences."

Bài trên Time
Vietnam's Prime Minister Tackles Inflation




Bài trên Vietnamnet
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn của Time

Cũng có một câu trả lời khác của Nguyễn Tấn Dũng bị lược mất một ý quan trọng liên quan tới vai trò của công chúng và của báo chí trong chống tham nhũng.

Câu hỏi:- Thưa ông, khi đảm nhận cương vị Thủ tướng, ông có tuyên bố một trong những mục tiêu cơ bản của ông là chống tham nhũng. Ông sẽ làm gì để tiếp tục cuộc chiến này?

Ý bị lược bỏ: "And we also need to improve the publicity and transparency in corruption cases in order to better involve the public, including the mass media, in the fight."

" ...Và chúng tôi cũng cần phải cải thiện tính công khai và minh bạch của các vụ tham nhũng nhằm đưa công chúng, bao gồm các phương tiện thông tin và truyền thông, tham gia tốt hơn vào cuộc chiến này.

Vụ bắt giữ hai nhà báo (của báo Tuổi Trẻ và Thanh Niên) mới đây liệu có bị coi là một đòn giáng vào những nỗ lực chống tham nhũng, thưa ngài?

“Vụ bắt giữ hai nhà báo không liên quan gì tới cuộc chiến chống tham nhũng. Việt Nam là một nhà nước pháp quyền, trong đó mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ và những hành vi vi phạm của họ sẽ bị trừng phạt theo pháp luật, bất kể họ là ai”.

Câu hỏi về tôn giáo và nhân quyền thì Nguyễn Tấn Dũng đã có sẵn câu trả lời quen thuộc.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước mà họ cho là vi phạm tự do tôn giáo. Ngài có nghĩ là Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ tương tự trong vấn đề nhân quyền?

“Ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam là tôn trọng và bảo vệ nhân quyền, coi con người là nhân tố trung tâm trong việc phấn đấu đạt tới sự phát triển bền vững và trong mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một quốc gia dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Việt Nam luôn sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ về những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm. Phía Hoa Kỳ đã công nhận những tiến bộ tích cực ở Việt Nam. Tôi tin rằng chúng ta cần tăng cường liên lạc và đối thoại để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trong những vấn đề khác biệt. "

"Free Điếu Cày" Ở Washington DC





"Free Điếu Cày" Ở  Washington DC magnify

Trong những ngày này, chắc chắn báo chí trong nước sẽ ồ ạt cho ra những loạt bài vở, hình ảnh nhằm đánh bóng cho chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi ông ta đến Hoa Kỳ lần này thì tôi cũng có thể hình dung ra được những tuyên bố thuộc lòng khi trả lời những câu hỏi của báo chí hay chính giới …Đại loại như: “Ở Việt Nam không có vấn đề gọi là nhân quyền… mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật…”; “Ở Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có tù hình sự”, vân vân và vân vân. Nói thiệt, tui phải công nhận đảng cs có 1 điều hay: đảng viên nào cũng có thể lên làm thủ tướng hay chủ tịch nhà nước. Anh nào cũng có 1 luận điệu và 1 các trả lời “đúng sách vở”. Thành ra mấy anh CA xã, phường cho tới cấp huyện, ủy v.v bác nào cũng có thể lên “nắm chính quyền” cả.

Báo chí trong nước cũng sẽ đưa tin là tại hải ngoại có “một bè lũ phản động quá khích” tiếp tục gây rối bằng cách biểu tình và… “bọn này được trả tiền để đi làm chuyện này”.

Những người đã từng sinh sống hay biết qua về cộng đồng người Việt ở hải ngoại sẽ hiểu rất rỏ những giả dối trong những dòng tin như trên.

bác Dũng chắc có thấy những hình ảnh dưới đây (ở Washington 24/6/2008)…nhưng chắc bác hổng biết “Điếu Cày” là ai… Thời văn minh rồi, hồi xưa ở trong bưng thì bác Dũng hút điếu cày… nhưng ngày nay chơi xì-gà (bự) không hà…

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Trong hình tôi thấy có để tên của một blogger quen thuộc (có lẽ là người đã thực hiện những tấm biểu ngữ này) là bạn Việt Nam (2)… Cảm ơn bạn Việt Nam (2)… đã lên tiếng hộ cho những người không có tiếng nói…

"Free Điếu Cày" Ở Washington DC





"Free Điếu Cày" Ở  Washington DC magnify

Trong những ngày này, chắc chắn báo chí trong nước sẽ ồ ạt cho ra những loạt bài vở, hình ảnh nhằm đánh bóng cho chuyến đi của ông Nguyễn Tấn Dũng. Trước khi ông ta đến Hoa Kỳ lần này thì tôi cũng có thể hình dung ra được những tuyên bố thuộc lòng khi trả lời những câu hỏi của báo chí hay chính giới …Đại loại như: “Ở Việt Nam không có vấn đề gọi là nhân quyền… mà chỉ có những kẻ vi phạm pháp luật…”; “Ở Việt Nam không có tù chính trị mà chỉ có tù hình sự”, vân vân và vân vân. Nói thiệt, tui phải công nhận đảng cs có 1 điều hay: đảng viên nào cũng có thể lên làm thủ tướng hay chủ tịch nhà nước. Anh nào cũng có 1 luận điệu và 1 các trả lời “đúng sách vở”. Thành ra mấy anh CA xã, phường cho tới cấp huyện, ủy v.v bác nào cũng có thể lên “nắm chính quyền” cả.

Báo chí trong nước cũng sẽ đưa tin là tại hải ngoại có “một bè lũ phản động quá khích” tiếp tục gây rối bằng cách biểu tình và… “bọn này được trả tiền để đi làm chuyện này”.

Những người đã từng sinh sống hay biết qua về cộng đồng người Việt ở hải ngoại sẽ hiểu rất rỏ những giả dối trong những dòng tin như trên.

bác Dũng chắc có thấy những hình ảnh dưới đây (ở Washington 24/6/2008)…nhưng chắc bác hổng biết “Điếu Cày” là ai… Thời văn minh rồi, hồi xưa ở trong bưng thì bác Dũng hút điếu cày… nhưng ngày nay chơi xì-gà (bự) không hà…

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Host unlimited photos at slide.com for FREE!

Trong hình tôi thấy có để tên của một blogger quen thuộc (có lẽ là người đã thực hiện những tấm biểu ngữ này) là bạn Việt Nam (2)… Cảm ơn bạn Việt Nam (2)… đã lên tiếng hộ cho những người không có tiếng nói…

Blogger Điếu Cày chưa chính thức có luật sư biện hộ


Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008-06-23

21 Tháng 6 là Ngày Nhà Báo Việt Nam, và ngày kỷ niệm này nhắc cho mọi người nhớ hiện vẫn còn ít nhất ba nhà báo hiện đang bị giam giữ trong trại giam vì các tội danh mà họ không hề vi phạm.

DieuCay
Nhà báo Nguyễn Hoàng Hải tự Điếu Cày

Đó là các ông Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn văn Hải và Nguyễn Hoàng Hải tự Điếu Cày. Việc nhà nước bắt giữ nhà báo tự do Điếu Cày dưới tội danh trốn thuế đã làm dư luận quốc tế lên tiếng chống đối, trong đó có tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Mặc Lâm phỏng vấn luật sư Lê Công Định, hiện đang làm việc trong Công Ty Luật D.C, người chịu đứng ra biện hộ cho nhà báo Điếu Cày, để biết thêm chi tiết có liên quan đến vụ án.

Mặc Lâm: Thưa Luật sư Lê Công Định, được biết công ty Luật D.C đã chính thức đứng ra nhận bảo vệ quyền lợi hợp hiến của nhà báo Điếu Cày bằng cách biện hộ cho ông ấy và gia đình trong vụ án trốn thuế. Luật Sư là người trực tiếp theo dõi vụ án thì ông có thể cho biết diễn biến của các thủ tục tố tụng đã tiến hành tới đâu rồi, thưa ông?

Luật sư Lê Công Định: Tôi được gia đình ông Nguyễn Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cày, chỉ định làm luật sư để vừa biện hộ cho gia đình đồng thời vừa biện hộ cho ông Nguyễn Hoàng Hải luôn.

Nó chỉ bất bình thường ở chỗ là ngay sau khi ông Điếu Cày bị bắt và tôi đã được chỉ định làm luật sư, tôi có làm việc với họ thì họ vẫn chưa cho tôi được tham gia bào chữa cho ông ấy, và cũng như chưa cho tôi được gặp mặt (Điếu Cày), cũng như là đọc hồ sơ và tham dự tất cả các buổi thẩm vấn đối với bị can.

Cho đến nay, mặc dầu tôi đã làm đơn rất là nhiều lần và cũng đã đến tận nơi để gặp họ, nhưng mà họ vẫn yêu cầu tôi là chờ đợi để họ cung cấp cho tôi một cái gọi là "giấy chứng nhận bào chữa" và cho đến giờ tôi vẫn chưa nhận được, cho nên về mặt pháp lý thì tôi vẫn chưa thể nào đại diện được cho ông Điếu Cày được. Và do đó tôi cũng chưa được thông báo chính thức là khi nào thì toà án sẽ mở phiên toà để xử một cách công khai.

Theo tôi biết, mà gia đình đã trao đổi với tôi, cho đến giờ phía công an điều tra, tức là phía công an thì họ cũng đang tiến hành những cái biện pháp nghiệp vụ để mà lấy lời khai, rồi thu thập chứng cứ, còn ngày giờ cụ thể để mà biết được là khi nào sẽ xét xử thì tôi hoàn toàn chưa được thông báo.

Mặc Lâm: Thưa Luật sư, theo luật pháp hiện hành thời gian để điều tra một vụ án hình sự kéo dài hai tháng và không cho phép luật sư có mặt trong các buổi lấy cung có được xem là bình thường trong hệ thống tòa án Việt Nam hay không?

Luật sư Lê Công Định: Thật ra đối với một vụ án hình sự như là vụ này thì 2 tháng cũng không phải là quá lâu và cơ quan điều tra có thời gian là 4 tháng để họ tiến hành điều tra, do đó nếu tính từ lúc bắt ông Điếu Cày là ngày 19-4 cho đến hôm nay thì vừa tròn 2 tháng, thì tôi nghĩ rằng cái tiến trình đó đang diễn ra bình thường.

Hai ngày hôm sau thì cơ quan công an mới thu thập tài liệu, vậy thì tôi không hiểu là vào thời điểm tiến hành khởi tố thì người ta dựa trên tài liệu nào mà người ta ghi trên đó là "dựa theo những tài liệu". Tôi cho rằng đó là xu hướng rất là nguy hiểm ở chỗ là người ta muốn bắt về cái chuyện này nhưng mà không có cơ sở pháp lý cho nên người ta phải dùng một cơ sở pháp lý khác để bắt.

Nhưng nó chỉ bất bình thường ở chỗ là ngay sau khi ông Điếu Cày bị bắt và tôi đã được chỉ định làm luật sư, tôi có làm việc với họ thì họ vẫn chưa cho tôi được tham gia bào chữa cho ông ấy, và cũng như chưa cho tôi được gặp mặt (Điếu Cày), cũng như là đọc hồ sơ và tham dự tất cả các buổi thẩm vấn đối với bị can. Tôi hoàn toàn không được tham dự những cái đó, thì điều đó rất là bất bình thường.

Mặc Lâm: Việc truy tố nhà báo tự do Điếu Cày với tội danh trốn thuế có cơ sở hay không khi dư luận cho là động cơ thúc đẩy việc bắt giữ xuất phát từ các hoạt động chống Trung Quốc của ông ta mới là chính?

Luật sư Lê Công Định: Thực ra mà nói thì ai cũng biết rằng ông Điếu Cày bị bắt là vì những hoạt động biểu tình chống lại vụ Hoàng Sa và Trường Sa và cái thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Ông tổ chức và tham gia những vụ biểu tình như vậy. Nhưng mà khi bắt ông thì người ta lại dùng tội danh là trốn thuế.

LeCongDinh
Luật sư Lê Công Định chưa chính thức được giới hữu trách cấp "giấy chứng nhận bào chữa" để tiến hành việc biện hộ cho blogger Điếu Cày. photo courtesy of tuoitreonline

Tôi có đọc hồ sơ do gia đình cung cấp thì tôi thấy là ông hoàn toàn không có vi phạm tội trốn thuế cũng như là không có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vào thời điểm bắt ông là ngày 19-4 thì cũng là thời điểm có một quyết định do Viện Kiểm Sát phê chuẩn và một cái quyết định tiến hành khởi tố bị can thì cái nội dung đó ghi nhận rằng dựa trên những tài liệu chứng cứ thu thập được mà khởi tố là tội trốn thuế.

Nhưng vào hai ngày hôm sau thì cơ quan công an mới thu thập tài liệu, vậy thì tôi không hiểu là vào thời điểm tiến hành khởi tố thì người ta dựa trên tài liệu nào mà người ta ghi trên đó là "dựa theo những tài liệu". Tôi cho rằng đó là xu hướng rất là nguy hiểm ở chỗ là người ta muốn bắt về cái chuyện này nhưng mà không có cơ sở pháp lý cho nên người ta phải dùng một cơ sở pháp lý khác để bắt thì tôi cho rằng điều đó là một xu hướng không hay trong một hệ thống luật pháp bình thường.

Mặc Lâm: Vài ngày trước đây tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã chính thức lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo Điếu Cày và họ cũng nhấn mạnh rằng việc áp đặt tội danh trốn thuế cho ông là không có cơ sở. Luật sư có cho rằng đây là một áp lực tích cực đối với vụ án hay không?

Luật sư Lê Công Định: Thái độ của Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới đó là về phương diện chính trị và ngoại giao, nhưng mà cái vụ này nó lại là vụ án về hình sự, nó thuần tuý là pháp lý, cho nên tôi không nghĩ rằng nó sẽ có một ảnh hưởng nào đặc biệt đối với tiến trình tố tụng của vụ án này. Dù vậy, tôi nghĩ rằng có lẽ sự lên tiếng đó cũng giúp cho phía nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan điều tra họ sẽ tập trung vô để làm bật lên cái cơ sở pháp lý của vụ án.

Mặc Lâm: Văn phòng luật D.C của Luật sư đã có những kế hoạch nào nhằm tiếp tục theo đuổi mục tiêu mà thân chủ đã giao phó trong lúc ông và các đồng nghiệp bị ngăn trở như thời gian hiện nay?

Luật sư Lê Công Định: Chúng tôi vẫn tiếp tục yêu cầu phía cơ quan điều tra cấp cho tôi giấy chứng nhận bào chữa để tôi tham gia vô vụ án này. Bây giờ thì 2 tháng rồi cũng tương đối trễ rồi nhưng mà dầu sao thì chúng tôi vẫn kiên quyết để yêu cầu đựơc thực hiện quyền của mình.

Người ta có nói một lý do rất là buồn cười rằng là tụi tôi không có đến tận nơi để mà gặp nhưng văn phòng tôi đã có 2 luật sư cùng tham gia. Chúng tôi đã có sự uỷ quyền cho nhau để cùng đến gặp cơ quan công an và đồng thời qua đường công văn chúng tôi cũng đã chính thức nộp đơn. Người ta cũng biết điều đó, người ta cũng yêu cầu tôi chờ để họ có công văn trả lời, nhưng cho đến nay thì họ vẫn không trả lời bằng công văn.

Nhưng mà khi chúng tôi nhờ người khác nói giùm thì họ lại bảo rằng là vì tôi không đến nơi, tức là có 2 lý do rất là mâu thuẫn nhau trong việc từ chối cấp cho tôi cái giấy chứng nhận bào chữa. Nó có một điều bất bình thường, rất là bất bình thường.

Blogger Điếu Cày chưa chính thức có luật sư biện hộ


Mặc Lâm, phóng viên đài RFA
2008-06-23

21 Tháng 6 là Ngày Nhà Báo Việt Nam, và ngày kỷ niệm này nhắc cho mọi người nhớ hiện vẫn còn ít nhất ba nhà báo hiện đang bị giam giữ trong trại giam vì các tội danh mà họ không hề vi phạm.

DieuCay
Nhà báo Nguyễn Hoàng Hải tự Điếu Cày

Đó là các ông Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn văn Hải và Nguyễn Hoàng Hải tự Điếu Cày. Việc nhà nước bắt giữ nhà báo tự do Điếu Cày dưới tội danh trốn thuế đã làm dư luận quốc tế lên tiếng chống đối, trong đó có tổ chức Phóng viên Không Biên giới. Mặc Lâm phỏng vấn luật sư Lê Công Định, hiện đang làm việc trong Công Ty Luật D.C, người chịu đứng ra biện hộ cho nhà báo Điếu Cày, để biết thêm chi tiết có liên quan đến vụ án.

Mặc Lâm: Thưa Luật sư Lê Công Định, được biết công ty Luật D.C đã chính thức đứng ra nhận bảo vệ quyền lợi hợp hiến của nhà báo Điếu Cày bằng cách biện hộ cho ông ấy và gia đình trong vụ án trốn thuế. Luật Sư là người trực tiếp theo dõi vụ án thì ông có thể cho biết diễn biến của các thủ tục tố tụng đã tiến hành tới đâu rồi, thưa ông?

Luật sư Lê Công Định: Tôi được gia đình ông Nguyễn Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cày, chỉ định làm luật sư để vừa biện hộ cho gia đình đồng thời vừa biện hộ cho ông Nguyễn Hoàng Hải luôn.

Nó chỉ bất bình thường ở chỗ là ngay sau khi ông Điếu Cày bị bắt và tôi đã được chỉ định làm luật sư, tôi có làm việc với họ thì họ vẫn chưa cho tôi được tham gia bào chữa cho ông ấy, và cũng như chưa cho tôi được gặp mặt (Điếu Cày), cũng như là đọc hồ sơ và tham dự tất cả các buổi thẩm vấn đối với bị can.

Cho đến nay, mặc dầu tôi đã làm đơn rất là nhiều lần và cũng đã đến tận nơi để gặp họ, nhưng mà họ vẫn yêu cầu tôi là chờ đợi để họ cung cấp cho tôi một cái gọi là "giấy chứng nhận bào chữa" và cho đến giờ tôi vẫn chưa nhận được, cho nên về mặt pháp lý thì tôi vẫn chưa thể nào đại diện được cho ông Điếu Cày được. Và do đó tôi cũng chưa được thông báo chính thức là khi nào thì toà án sẽ mở phiên toà để xử một cách công khai.

Theo tôi biết, mà gia đình đã trao đổi với tôi, cho đến giờ phía công an điều tra, tức là phía công an thì họ cũng đang tiến hành những cái biện pháp nghiệp vụ để mà lấy lời khai, rồi thu thập chứng cứ, còn ngày giờ cụ thể để mà biết được là khi nào sẽ xét xử thì tôi hoàn toàn chưa được thông báo.

Mặc Lâm: Thưa Luật sư, theo luật pháp hiện hành thời gian để điều tra một vụ án hình sự kéo dài hai tháng và không cho phép luật sư có mặt trong các buổi lấy cung có được xem là bình thường trong hệ thống tòa án Việt Nam hay không?

Luật sư Lê Công Định: Thật ra đối với một vụ án hình sự như là vụ này thì 2 tháng cũng không phải là quá lâu và cơ quan điều tra có thời gian là 4 tháng để họ tiến hành điều tra, do đó nếu tính từ lúc bắt ông Điếu Cày là ngày 19-4 cho đến hôm nay thì vừa tròn 2 tháng, thì tôi nghĩ rằng cái tiến trình đó đang diễn ra bình thường.

Hai ngày hôm sau thì cơ quan công an mới thu thập tài liệu, vậy thì tôi không hiểu là vào thời điểm tiến hành khởi tố thì người ta dựa trên tài liệu nào mà người ta ghi trên đó là "dựa theo những tài liệu". Tôi cho rằng đó là xu hướng rất là nguy hiểm ở chỗ là người ta muốn bắt về cái chuyện này nhưng mà không có cơ sở pháp lý cho nên người ta phải dùng một cơ sở pháp lý khác để bắt.

Nhưng nó chỉ bất bình thường ở chỗ là ngay sau khi ông Điếu Cày bị bắt và tôi đã được chỉ định làm luật sư, tôi có làm việc với họ thì họ vẫn chưa cho tôi được tham gia bào chữa cho ông ấy, và cũng như chưa cho tôi được gặp mặt (Điếu Cày), cũng như là đọc hồ sơ và tham dự tất cả các buổi thẩm vấn đối với bị can. Tôi hoàn toàn không được tham dự những cái đó, thì điều đó rất là bất bình thường.

Mặc Lâm: Việc truy tố nhà báo tự do Điếu Cày với tội danh trốn thuế có cơ sở hay không khi dư luận cho là động cơ thúc đẩy việc bắt giữ xuất phát từ các hoạt động chống Trung Quốc của ông ta mới là chính?

Luật sư Lê Công Định: Thực ra mà nói thì ai cũng biết rằng ông Điếu Cày bị bắt là vì những hoạt động biểu tình chống lại vụ Hoàng Sa và Trường Sa và cái thái độ của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Việt Nam. Ông tổ chức và tham gia những vụ biểu tình như vậy. Nhưng mà khi bắt ông thì người ta lại dùng tội danh là trốn thuế.

LeCongDinh
Luật sư Lê Công Định chưa chính thức được giới hữu trách cấp "giấy chứng nhận bào chữa" để tiến hành việc biện hộ cho blogger Điếu Cày. photo courtesy of tuoitreonline

Tôi có đọc hồ sơ do gia đình cung cấp thì tôi thấy là ông hoàn toàn không có vi phạm tội trốn thuế cũng như là không có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vào thời điểm bắt ông là ngày 19-4 thì cũng là thời điểm có một quyết định do Viện Kiểm Sát phê chuẩn và một cái quyết định tiến hành khởi tố bị can thì cái nội dung đó ghi nhận rằng dựa trên những tài liệu chứng cứ thu thập được mà khởi tố là tội trốn thuế.

Nhưng vào hai ngày hôm sau thì cơ quan công an mới thu thập tài liệu, vậy thì tôi không hiểu là vào thời điểm tiến hành khởi tố thì người ta dựa trên tài liệu nào mà người ta ghi trên đó là "dựa theo những tài liệu". Tôi cho rằng đó là xu hướng rất là nguy hiểm ở chỗ là người ta muốn bắt về cái chuyện này nhưng mà không có cơ sở pháp lý cho nên người ta phải dùng một cơ sở pháp lý khác để bắt thì tôi cho rằng điều đó là một xu hướng không hay trong một hệ thống luật pháp bình thường.

Mặc Lâm: Vài ngày trước đây tổ chức Phóng viên Không Biên giới đã chính thức lên tiếng đòi chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo Điếu Cày và họ cũng nhấn mạnh rằng việc áp đặt tội danh trốn thuế cho ông là không có cơ sở. Luật sư có cho rằng đây là một áp lực tích cực đối với vụ án hay không?

Luật sư Lê Công Định: Thái độ của Tổ chức Nhà Báo Không Biên Giới đó là về phương diện chính trị và ngoại giao, nhưng mà cái vụ này nó lại là vụ án về hình sự, nó thuần tuý là pháp lý, cho nên tôi không nghĩ rằng nó sẽ có một ảnh hưởng nào đặc biệt đối với tiến trình tố tụng của vụ án này. Dù vậy, tôi nghĩ rằng có lẽ sự lên tiếng đó cũng giúp cho phía nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan điều tra họ sẽ tập trung vô để làm bật lên cái cơ sở pháp lý của vụ án.

Mặc Lâm: Văn phòng luật D.C của Luật sư đã có những kế hoạch nào nhằm tiếp tục theo đuổi mục tiêu mà thân chủ đã giao phó trong lúc ông và các đồng nghiệp bị ngăn trở như thời gian hiện nay?

Luật sư Lê Công Định: Chúng tôi vẫn tiếp tục yêu cầu phía cơ quan điều tra cấp cho tôi giấy chứng nhận bào chữa để tôi tham gia vô vụ án này. Bây giờ thì 2 tháng rồi cũng tương đối trễ rồi nhưng mà dầu sao thì chúng tôi vẫn kiên quyết để yêu cầu đựơc thực hiện quyền của mình.

Người ta có nói một lý do rất là buồn cười rằng là tụi tôi không có đến tận nơi để mà gặp nhưng văn phòng tôi đã có 2 luật sư cùng tham gia. Chúng tôi đã có sự uỷ quyền cho nhau để cùng đến gặp cơ quan công an và đồng thời qua đường công văn chúng tôi cũng đã chính thức nộp đơn. Người ta cũng biết điều đó, người ta cũng yêu cầu tôi chờ để họ có công văn trả lời, nhưng cho đến nay thì họ vẫn không trả lời bằng công văn.

Nhưng mà khi chúng tôi nhờ người khác nói giùm thì họ lại bảo rằng là vì tôi không đến nơi, tức là có 2 lý do rất là mâu thuẫn nhau trong việc từ chối cấp cho tôi cái giấy chứng nhận bào chữa. Nó có một điều bất bình thường, rất là bất bình thường.

Nhân quyền sẽ được đề cập đến trong chuyến thăm Mỹ của TT Nguyễn Tấn Dũng





Trà Mi, phóng viên đài RFA
2008-06-21

Ngày 23/6/2008, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng Việt Nam có mặt tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài khoảng 1 tuần.

Nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục là mối quan tâm của chính giới và dự luận Mỹ. Một tuần trước chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các nhà lập pháp và Cộng đồng người Việt đã tổ chức họp báo lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Liệu vấn đề nhân quyền của Hà Nội, mối quan tâm chính yếu của Hoa Kỳ trong bang giao song phương Việt-Mỹ, có đựơc đặt lên bàn thảo luận với người đứng đầu nhà nước Việt Nam lần này hay không?

Thứ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động, ông David Kramer, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam ở Hà Nội, dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn đặc biệt trước khi Thủ tướng Việt Nam đặt chân tới Washington.

Quan trọng đối với Tổng thống Bush

Trà Mi: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi tiếp chuyện đặc biệt này. Trước tiên, xin hỏi ông liệu vấn đề nhân quyền của Việt Nam có được nêu lên lần nữa với Hà Nội nhân chuyến Mỹ du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kỳ này hay không?

Thứ trưởng David Kramer: Tôi nghĩ rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ lại đựơc đề cập đến. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với Tổng thống George W. Bush. Chắc cô còn nhớ, điểm nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông Bush là phát huy tự do, dân chủ, và nhân quyền trên toàn cầu.

Chúng tôi cho rằng những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền của Việt Nam sẽ giúp tăng cường mối quan hệ bang giao của hai nước. Tiếp nối cuộc đối thoại nhân quyền tại Hà Nội hồi cuối tháng Năm do tôi làm trưởng đoàn, tôi nghĩ rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ lại đựơc nêu lên khi Tổng thống Bush tiếp Thủ tướng Dũng lần này.

Chúng tôi hy vọng sẽ có những hiệu quả trông thấy cả trước và sau chuyến Mỹ du của ông Dũng, không đơn giản chỉ là để tạo điều kiện tốt cho chuyến thăm, mà là nỗ lực phát huy những cải thiện lâu dài. Điều này không chỉ tốt cho mối quan hệ Việt-Mỹ mà còn tốt cho tương lai của Việt Nam sau này.

Thứ trưởng David Kramer

Trà Mi: Những điều gì đang đựơc kỳ vọng cao nhất đối với Hà Nội lần này, thưa ông?

Thứ trưởng David Kramer: Chúng tôi đã nêu lên một số vấn đề với đối tác phía Việt Nam liên quan tới tự do tôn giáo, tự do báo chí, tù nhân lương tâm, cải cách luật pháp, đặc biệt là bộ luật hình sự. Tóm lại, chúng tôi muốn thấy cải thiện trong những lĩnh vực đó.

Khi thương thuyết với Hà Nội, chúng tôi luôn cố gắng đi vào chi tiết cụ thể và đề nghị những bước cải thiện cụ thể mà phía Việt Nam có thể làm để chứng tỏ tiến bộ trong những vấn đề này.

David-Kramer-250.jpg
Thứ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động, ông David Kramer. AFP PHOTO

Cho nên, chúng tôi hy vọng sẽ có những hiệu quả trông thấy cả trước và sau chuyến Mỹ du của ông Dũng, không đơn giản chỉ là để tạo điều kiện tốt cho chuyến thăm, mà là nỗ lực phát huy những cải thiện lâu dài. Điều này không chỉ tốt cho mối quan hệ Việt-Mỹ mà còn tốt cho tương lai của Việt Nam sau này.

Sẽ có vài nhà tranh đấu được trả tự do

Trà Mi: Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 6 với Ban Việt Ngữ RFA sau cuộc thoại với Hà Nội, ông có cho biết rằng Washington khuyến khích Hà Nội chứng tỏ những cải thiện trong lĩnh vực nhân quyền để tạo điều kiện cho chuyến Mỹ du của thủ tướng Việt Nam được tốt đẹp hơn. Cho tới nay Hà Nội đã có những biểu hiện gì đáng kể chưa, chẳng hạn như sẽ có tù nhân lương tâm nào được phóng thích chăng, thưa ông?

Thứ trưởng David Kramer: Chúng tôi được nghe là sẽ có một vài người đựơc Hà Nội trả tự do, nhưng để đảm bảo cho điều này diễn ra tốt đẹp thì tôi sẽ không nêu danh tánh cụ thể của các nhân vật đó bây giờ. Song, chúng tôi đã nhận được những dấu hiệu tích cực về mặt này.

Chúng tôi cũng đã đạt đựơc thoả thuận rằng chuyên gia hai nước sẽ phối hợp trong công tác cải tổ các vấn đề về luật lệ và Bộ luật hình sự. Và cũng có tín hiệu là Việt Nam sẽ cho phép giới truyền thông quốc tế thành lập các văn phòng tại TPHCM. Nhìn chung, có một số lĩnh vực đã được đánh tiếng là sẽ có cải thiện. Và chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát những vấn đề này với các đồng nghiệp phía Việt Nam.

Trà Mi: Mỗi khi lĩnh vực nhân quyền đựơc nhắc tới, Hà Nội vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần rằng Washington không nên can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Quan điểm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra sao, thưa ông?

Sẽ có một vài người đựơc Hà Nội trả tự do, nhưng để đảm bảo cho điều này diễn ra tốt đẹp thì tôi sẽ không nêu danh tánh cụ thể của các nhân vật đó bây giờ.

Thứ trưởng David Kramer

Thứ trưởng David Kramer: Khi chúng tôi có mặt tại Việt Nam cuối tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng đây không phải là những vấn đề hoặc những giá trị của Mỹ áp đặt lên Việt Nam. Những gì chúng tôi đang thúc giục Hà Nội là những giá trị toàn cầu.

Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do quyết định lựa chọn của người dân, đó là những quyền căn bản của con người trên toàn cầu, mà Việt Nam đã đồng ý ký tên tham gia. Những gì chúng tôi đang làm là khuyến khích Hà Nội tôn trọng những nhân quyền ấy. Chúng tôi nghĩ rằng cho phép tự do ngôn luận, tự do báo chí, hay tự do tôn giáo v.v., sẽ giúp Việt Nam trở thành một nước hùng mạnh hơn.

Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng, dân chủ hơn, một đất nước nghiêm túc tôn trọng nhân quyền. Bởi nếu đựơc như vậy, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đối tác hữu hiệu hơn đối với chúng tôi. Thế nên, chúng tôi không xem đây là việc can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam mà đó là lĩnh vực quan trọng mà Hoa Kỳ hết sức quan tâm.

Trà Mi: Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có sự nhất trí về định nghĩa “tù nhân lương tâm”, mà như ông biết đó, Hà Nội vẫn luôn khẳng định rằng “tại Việt Nam không có người tù lương tâm, chỉ có những ai vi phạm pháp luật mới bị trừng trị mà thôi.” Theo ông thì có giải pháp nào khả dĩ cho vấn đề này không?

Thứ trưởng David Kramer: Trong những cuộc thảo luận đầy đủ với Bộ Công An Việt Nam không chỉ trong khuôn khổ các cuộc đối thoại nhân quyền, chúng tôi đã nêu lên những trường hợp cụ thể, khẳng định sự quan tâm, cũng như đưa ra những giải pháp đề nghị cho những trường hợp đó.

Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ sớm có những hành động cụ thể. Đã có những tín hiệu chứng tỏ thiện chí như tôi đã trình bày, và chúng tôi mong sẽ thấy điều này xảy ra càng sớm càng tốt.

Nguồn: RFA Việt Ngữ

Nhân quyền sẽ được đề cập đến trong chuyến thăm Mỹ của TT Nguyễn Tấn Dũng





Trà Mi, phóng viên đài RFA
2008-06-21

Ngày 23/6/2008, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng Việt Nam có mặt tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài khoảng 1 tuần.

Nhân quyền tại Việt Nam tiếp tục là mối quan tâm của chính giới và dự luận Mỹ. Một tuần trước chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các nhà lập pháp và Cộng đồng người Việt đã tổ chức họp báo lên án tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Liệu vấn đề nhân quyền của Hà Nội, mối quan tâm chính yếu của Hoa Kỳ trong bang giao song phương Việt-Mỹ, có đựơc đặt lên bàn thảo luận với người đứng đầu nhà nước Việt Nam lần này hay không?

Thứ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động, ông David Kramer, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên với Việt Nam ở Hà Nội, dành cho Trà Mi cuộc phỏng vấn đặc biệt trước khi Thủ tướng Việt Nam đặt chân tới Washington.

Quan trọng đối với Tổng thống Bush

Trà Mi: Cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi tiếp chuyện đặc biệt này. Trước tiên, xin hỏi ông liệu vấn đề nhân quyền của Việt Nam có được nêu lên lần nữa với Hà Nội nhân chuyến Mỹ du của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kỳ này hay không?

Thứ trưởng David Kramer: Tôi nghĩ rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ lại đựơc đề cập đến. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với Tổng thống George W. Bush. Chắc cô còn nhớ, điểm nhấn mạnh trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai của ông Bush là phát huy tự do, dân chủ, và nhân quyền trên toàn cầu.

Chúng tôi cho rằng những tiến bộ trong lĩnh vực nhân quyền của Việt Nam sẽ giúp tăng cường mối quan hệ bang giao của hai nước. Tiếp nối cuộc đối thoại nhân quyền tại Hà Nội hồi cuối tháng Năm do tôi làm trưởng đoàn, tôi nghĩ rằng vấn đề nhân quyền của Việt Nam sẽ lại đựơc nêu lên khi Tổng thống Bush tiếp Thủ tướng Dũng lần này.

Chúng tôi hy vọng sẽ có những hiệu quả trông thấy cả trước và sau chuyến Mỹ du của ông Dũng, không đơn giản chỉ là để tạo điều kiện tốt cho chuyến thăm, mà là nỗ lực phát huy những cải thiện lâu dài. Điều này không chỉ tốt cho mối quan hệ Việt-Mỹ mà còn tốt cho tương lai của Việt Nam sau này.

Thứ trưởng David Kramer

Trà Mi: Những điều gì đang đựơc kỳ vọng cao nhất đối với Hà Nội lần này, thưa ông?

Thứ trưởng David Kramer: Chúng tôi đã nêu lên một số vấn đề với đối tác phía Việt Nam liên quan tới tự do tôn giáo, tự do báo chí, tù nhân lương tâm, cải cách luật pháp, đặc biệt là bộ luật hình sự. Tóm lại, chúng tôi muốn thấy cải thiện trong những lĩnh vực đó.

Khi thương thuyết với Hà Nội, chúng tôi luôn cố gắng đi vào chi tiết cụ thể và đề nghị những bước cải thiện cụ thể mà phía Việt Nam có thể làm để chứng tỏ tiến bộ trong những vấn đề này.

David-Kramer-250.jpg
Thứ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền, và lao động, ông David Kramer. AFP PHOTO

Cho nên, chúng tôi hy vọng sẽ có những hiệu quả trông thấy cả trước và sau chuyến Mỹ du của ông Dũng, không đơn giản chỉ là để tạo điều kiện tốt cho chuyến thăm, mà là nỗ lực phát huy những cải thiện lâu dài. Điều này không chỉ tốt cho mối quan hệ Việt-Mỹ mà còn tốt cho tương lai của Việt Nam sau này.

Sẽ có vài nhà tranh đấu được trả tự do

Trà Mi: Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 6 với Ban Việt Ngữ RFA sau cuộc thoại với Hà Nội, ông có cho biết rằng Washington khuyến khích Hà Nội chứng tỏ những cải thiện trong lĩnh vực nhân quyền để tạo điều kiện cho chuyến Mỹ du của thủ tướng Việt Nam được tốt đẹp hơn. Cho tới nay Hà Nội đã có những biểu hiện gì đáng kể chưa, chẳng hạn như sẽ có tù nhân lương tâm nào được phóng thích chăng, thưa ông?

Thứ trưởng David Kramer: Chúng tôi được nghe là sẽ có một vài người đựơc Hà Nội trả tự do, nhưng để đảm bảo cho điều này diễn ra tốt đẹp thì tôi sẽ không nêu danh tánh cụ thể của các nhân vật đó bây giờ. Song, chúng tôi đã nhận được những dấu hiệu tích cực về mặt này.

Chúng tôi cũng đã đạt đựơc thoả thuận rằng chuyên gia hai nước sẽ phối hợp trong công tác cải tổ các vấn đề về luật lệ và Bộ luật hình sự. Và cũng có tín hiệu là Việt Nam sẽ cho phép giới truyền thông quốc tế thành lập các văn phòng tại TPHCM. Nhìn chung, có một số lĩnh vực đã được đánh tiếng là sẽ có cải thiện. Và chúng tôi sẽ tiếp tục theo sát những vấn đề này với các đồng nghiệp phía Việt Nam.

Trà Mi: Mỗi khi lĩnh vực nhân quyền đựơc nhắc tới, Hà Nội vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần rằng Washington không nên can thiệp quá sâu vào chuyện nội bộ của Việt Nam. Quan điểm của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ra sao, thưa ông?

Sẽ có một vài người đựơc Hà Nội trả tự do, nhưng để đảm bảo cho điều này diễn ra tốt đẹp thì tôi sẽ không nêu danh tánh cụ thể của các nhân vật đó bây giờ.

Thứ trưởng David Kramer

Thứ trưởng David Kramer: Khi chúng tôi có mặt tại Việt Nam cuối tháng 5 vừa qua, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng đây không phải là những vấn đề hoặc những giá trị của Mỹ áp đặt lên Việt Nam. Những gì chúng tôi đang thúc giục Hà Nội là những giá trị toàn cầu.

Quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do quyết định lựa chọn của người dân, đó là những quyền căn bản của con người trên toàn cầu, mà Việt Nam đã đồng ý ký tên tham gia. Những gì chúng tôi đang làm là khuyến khích Hà Nội tôn trọng những nhân quyền ấy. Chúng tôi nghĩ rằng cho phép tự do ngôn luận, tự do báo chí, hay tự do tôn giáo v.v., sẽ giúp Việt Nam trở thành một nước hùng mạnh hơn.

Chúng tôi muốn Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng, dân chủ hơn, một đất nước nghiêm túc tôn trọng nhân quyền. Bởi nếu đựơc như vậy, Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia đối tác hữu hiệu hơn đối với chúng tôi. Thế nên, chúng tôi không xem đây là việc can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam mà đó là lĩnh vực quan trọng mà Hoa Kỳ hết sức quan tâm.

Trà Mi: Việt Nam và Hoa Kỳ chưa có sự nhất trí về định nghĩa “tù nhân lương tâm”, mà như ông biết đó, Hà Nội vẫn luôn khẳng định rằng “tại Việt Nam không có người tù lương tâm, chỉ có những ai vi phạm pháp luật mới bị trừng trị mà thôi.” Theo ông thì có giải pháp nào khả dĩ cho vấn đề này không?

Thứ trưởng David Kramer: Trong những cuộc thảo luận đầy đủ với Bộ Công An Việt Nam không chỉ trong khuôn khổ các cuộc đối thoại nhân quyền, chúng tôi đã nêu lên những trường hợp cụ thể, khẳng định sự quan tâm, cũng như đưa ra những giải pháp đề nghị cho những trường hợp đó.

Chúng tôi hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ sớm có những hành động cụ thể. Đã có những tín hiệu chứng tỏ thiện chí như tôi đã trình bày, và chúng tôi mong sẽ thấy điều này xảy ra càng sớm càng tốt.

Nguồn: RFA Việt Ngữ

Dân biểu Mỹ kêu gọi TT Bush đề cập với NT Dũng về việc trả tự do cho Điếu Cày




Dân Biểu Sanchez Cùng Nhóm Congressional Caucus Kêu Gọi Tổng Thống Bush Đề Cập Về Tình Trạng Đàn Áp Nhân Quyền tại Việt Nam Trong Cuộc Gặp Gỡ với Thủ Tướng Việt Nam

Dân Biểu Sanchez kêu gọi ông Bush phải nhấn mạnh sự cải thiện nhân quyền

WASHINGTON, D.C. – Để chuẩn bị cho chuyến viến thăm Washington sắp tới của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Dân Biểu Loretta Sanchez, đồng Chủ Tịch Nhóm Việt Nam Caucus, cùng với các đồng viện tham gia cuộc họp báo kêu gọi Tổng Thống Bush nhấn mạnh tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Là người có chủ trương tranh đấu cho nhân quyền, Dân Biểu Sanchez luôn kêu gọi Chính Quyền Bush áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

“Chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ và củng cố những cố gắng cải thiện tình trạng nhân quyền, tự do tôn giáo và tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam,” Dân Biểu Sanchez nói. “Khi tôi gặp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế trong chuyến viếng thăm Việt Nam, ông thúc đẩy tôi phải tiếp tục tạo áp lực quốc tế để ủng hộ các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa đã và đang bị đàn áp tại Việt Nam.”

Dân Biểu Sanchez nhấn mạnh rằng Việt Nam đã không giữ lời hứa mà vẫn tiếp tục đàn áp, giam giữ và kết tội không biết bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa vô tội, kể cả các công dân Hoa Kỳ.

Bà nêu lên sự đàn áp vô lý nhà báo tự do tại Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu “Điếu Cày”, một trong những nhà viết nhật ký điện tử nổi tiếng phổ biến những bài viết chỉ trích chế độ về các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hành hung của công an và bóc lột sức lao động. Có rất nhiều nhà viết nhật ký điện tử đã bị chính quyền Việt Nam hỏi cung. Họ đã mất việc làm và phải chịu sự đàn áp vì đã xử dụng quyền căn bản của họ qua các bài nhật ký.

Dân Biểu Sanchez nói, “Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới nên nhận rõ và không thể chấp nhận các vụ đàn áp đang xẩy ra tại Việt Nam. Điều đó phải bị ngăn chận. Chúng tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao nên liệt kê Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt trở lại để chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tình trạng vi phạm nhân quyền của họ.”

“Chính Quyền Bush cho Việt Nam tầm quan trọng của nhân quyền chứ không riêng về mậu dịch. Tình trạng nhân quyền phải được đề cập đến.”

Dân biểu Mỹ kêu gọi TT Bush đề cập với NT Dũng về việc trả tự do cho Điếu Cày




Dân Biểu Sanchez Cùng Nhóm Congressional Caucus Kêu Gọi Tổng Thống Bush Đề Cập Về Tình Trạng Đàn Áp Nhân Quyền tại Việt Nam Trong Cuộc Gặp Gỡ với Thủ Tướng Việt Nam

Dân Biểu Sanchez kêu gọi ông Bush phải nhấn mạnh sự cải thiện nhân quyền

WASHINGTON, D.C. – Để chuẩn bị cho chuyến viến thăm Washington sắp tới của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Dân Biểu Loretta Sanchez, đồng Chủ Tịch Nhóm Việt Nam Caucus, cùng với các đồng viện tham gia cuộc họp báo kêu gọi Tổng Thống Bush nhấn mạnh tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Là người có chủ trương tranh đấu cho nhân quyền, Dân Biểu Sanchez luôn kêu gọi Chính Quyền Bush áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện tình trạng nhân quyền.

“Chúng ta cần phải tiếp tục ủng hộ và củng cố những cố gắng cải thiện tình trạng nhân quyền, tự do tôn giáo và tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam,” Dân Biểu Sanchez nói. “Khi tôi gặp Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế trong chuyến viếng thăm Việt Nam, ông thúc đẩy tôi phải tiếp tục tạo áp lực quốc tế để ủng hộ các nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa đã và đang bị đàn áp tại Việt Nam.”

Dân Biểu Sanchez nhấn mạnh rằng Việt Nam đã không giữ lời hứa mà vẫn tiếp tục đàn áp, giam giữ và kết tội không biết bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ ôn hòa vô tội, kể cả các công dân Hoa Kỳ.

Bà nêu lên sự đàn áp vô lý nhà báo tự do tại Việt Nam, ông Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu “Điếu Cày”, một trong những nhà viết nhật ký điện tử nổi tiếng phổ biến những bài viết chỉ trích chế độ về các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hành hung của công an và bóc lột sức lao động. Có rất nhiều nhà viết nhật ký điện tử đã bị chính quyền Việt Nam hỏi cung. Họ đã mất việc làm và phải chịu sự đàn áp vì đã xử dụng quyền căn bản của họ qua các bài nhật ký.

Dân Biểu Sanchez nói, “Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới nên nhận rõ và không thể chấp nhận các vụ đàn áp đang xẩy ra tại Việt Nam. Điều đó phải bị ngăn chận. Chúng tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao nên liệt kê Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần quan tâm đặc biệt trở lại để chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tình trạng vi phạm nhân quyền của họ.”

“Chính Quyền Bush cho Việt Nam tầm quan trọng của nhân quyền chứ không riêng về mậu dịch. Tình trạng nhân quyền phải được đề cập đến.”

Các cơ quan truyền thông thế giới phổ biến tin RSF kêu gọi trả tự do cho Ðiếu Cày





Một tổ chức quốc tế tránh đấu cho quyền lợi của giới truyền thông kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho chủ nhân một trang blog trên internet bị bắt giữ trước khi diễn ra lễ rước đuốc thế vận. Tổ chức vừa kể, có tên là Hội Nhà Báo Không Biên Giới, nói rằng ông này đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì những quan điểm chính trị.





Thông cáo báo chí do Hội Nhà Báo Không Biên Giới phổ biến hôm thứ Năm cho hay ông Nguyễn Hoàng Hải, thường dùng bút hiệu Điếu Cày trong những bài viết trên trang blog của ông, bị bắt giữ hôm 19 tháng Tư về tội gian lận thuế. Tin nói rằng nhà chức trách đổ cho ông tội trốn thuế trong 10 năm về một căn hộ do ông làm chủ.





Trong thông cáo này, Hội Nhà Báo Không Biên Giới cho hay gian lận thuế chỉ là một cái cớ để ngăn ông Điếu Cày biểu tình khi đuốc thế vận được rước ở Sài Gòn và ngăn không ông chỉ trích đảng Cộng sản trên mạng. Trong vài chặng đường trên chuyến đi vòng quanh thế giới, vụ rước đuốc thế vận của Bắc Kinh đã phải đương đầu với nhiều cuộc biểu tình phản kháng vụ đàn áp của Trung quốc ở Tây Tạng và những vấn đề nhân quyền khác.





Vụ ông Điếu Cầy bị bắt giữ diễn ra 10 ngày trước khi lễ rước đuốc thế vận diễn ra tại TPHCM. Theo Hội Nhà Báo Không Biên Giới, rõ ràng nhà chức trách Việt Nam đã không có một bằng chứng nào trong lời buộc tội ông gian lận thuế. Bản tuyên bố báo chí của Hội cho hay cảnh sát đã lục soát nhà ông 5 ngày sau khi ông bị bắt giữ, và những người thân cận với ông đã bị tra hỏi về hành động của ông, nhất là về Hội Nhà Báo Tự Do được chính ông thành lập.






Ông Điếu Cày được mọi người biết đến qua những hành động chống đối vụ Bắc Kinh công bố chủ quyền hai dãy đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong biển Đông, những dãy đảo Việt Nam cũng cho là thuộc chủ quyền của mình.





Hội Nhà Báo Không Biên Giới nói rằng ông Điếu Cày đã cho đăng trên trang Blog của ông những bài tường thuật các cuộc biểu tình phản kháng vụ rước đuốc thế vận tại một số thành phố cùng với những bài chỉ trích chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng và hai dãy đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ông cũng đã kêu gọi thực hiện các cuộc biểu tình khi vụ rước đuốc diễn ra tại Sài gòn.





Tại Việt Nam, thái độ bài Trung Quốc đã bộc lộ rõ rệt trong những cuộc biểu tình vào lúc cuối năm về hai dãy đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và vấn đề này đã được tranh luận sôi nổi trên những trang blog không chính thức trước khi vụ rước đuốc thế vận diễn ra.





Lúc đầu, chính phủ Việt Nam cho phép thực hiện những cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài trụ sở các phái bộ ngoại giao của Trung Quốc, nhưng sau đó phái cảnh sát để ngăn không cho các cuôc biểu tình tái diễn.





Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cùng công bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần dãy đảo Trường Sa. Trung Quốc, hiện chiếm đóng dãy đảo Hoàng Sa, đã công bố chủ quyền dãy đảo này cùng với Việt Nam và Đài Loan.

Theo VOA Việt Ngữ

BBC Việt NgữRFA Việt Ngữ cũng phổ biến tin này

Các cơ quan truyền thông thế giới phổ biến tin RSF kêu gọi trả tự do cho Ðiếu Cày





Một tổ chức quốc tế tránh đấu cho quyền lợi của giới truyền thông kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho chủ nhân một trang blog trên internet bị bắt giữ trước khi diễn ra lễ rước đuốc thế vận. Tổ chức vừa kể, có tên là Hội Nhà Báo Không Biên Giới, nói rằng ông này đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vì những quan điểm chính trị.





Thông cáo báo chí do Hội Nhà Báo Không Biên Giới phổ biến hôm thứ Năm cho hay ông Nguyễn Hoàng Hải, thường dùng bút hiệu Điếu Cày trong những bài viết trên trang blog của ông, bị bắt giữ hôm 19 tháng Tư về tội gian lận thuế. Tin nói rằng nhà chức trách đổ cho ông tội trốn thuế trong 10 năm về một căn hộ do ông làm chủ.





Trong thông cáo này, Hội Nhà Báo Không Biên Giới cho hay gian lận thuế chỉ là một cái cớ để ngăn ông Điếu Cày biểu tình khi đuốc thế vận được rước ở Sài Gòn và ngăn không ông chỉ trích đảng Cộng sản trên mạng. Trong vài chặng đường trên chuyến đi vòng quanh thế giới, vụ rước đuốc thế vận của Bắc Kinh đã phải đương đầu với nhiều cuộc biểu tình phản kháng vụ đàn áp của Trung quốc ở Tây Tạng và những vấn đề nhân quyền khác.





Vụ ông Điếu Cầy bị bắt giữ diễn ra 10 ngày trước khi lễ rước đuốc thế vận diễn ra tại TPHCM. Theo Hội Nhà Báo Không Biên Giới, rõ ràng nhà chức trách Việt Nam đã không có một bằng chứng nào trong lời buộc tội ông gian lận thuế. Bản tuyên bố báo chí của Hội cho hay cảnh sát đã lục soát nhà ông 5 ngày sau khi ông bị bắt giữ, và những người thân cận với ông đã bị tra hỏi về hành động của ông, nhất là về Hội Nhà Báo Tự Do được chính ông thành lập.






Ông Điếu Cày được mọi người biết đến qua những hành động chống đối vụ Bắc Kinh công bố chủ quyền hai dãy đảo Trường Sa và Hoàng Sa trong biển Đông, những dãy đảo Việt Nam cũng cho là thuộc chủ quyền của mình.





Hội Nhà Báo Không Biên Giới nói rằng ông Điếu Cày đã cho đăng trên trang Blog của ông những bài tường thuật các cuộc biểu tình phản kháng vụ rước đuốc thế vận tại một số thành phố cùng với những bài chỉ trích chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng và hai dãy đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Ông cũng đã kêu gọi thực hiện các cuộc biểu tình khi vụ rước đuốc diễn ra tại Sài gòn.





Tại Việt Nam, thái độ bài Trung Quốc đã bộc lộ rõ rệt trong những cuộc biểu tình vào lúc cuối năm về hai dãy đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và vấn đề này đã được tranh luận sôi nổi trên những trang blog không chính thức trước khi vụ rước đuốc thế vận diễn ra.





Lúc đầu, chính phủ Việt Nam cho phép thực hiện những cuộc biểu tình ôn hòa bên ngoài trụ sở các phái bộ ngoại giao của Trung Quốc, nhưng sau đó phái cảnh sát để ngăn không cho các cuôc biểu tình tái diễn.





Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cùng công bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần dãy đảo Trường Sa. Trung Quốc, hiện chiếm đóng dãy đảo Hoàng Sa, đã công bố chủ quyền dãy đảo này cùng với Việt Nam và Đài Loan.

Theo VOA Việt Ngữ

BBC Việt NgữRFA Việt Ngữ cũng phổ biến tin này

RSF kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày




Điếu Cày bị bắt tại trung tâm Sài Gòn ngày 23/12/2007

Một tổ chức bảo vệ nhà báo quốc tế vừa lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo tự do Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cày.

Ông Hải bị bắt vì tội 'trốn thuế' ngày 19/4/2008.

Tuy nhiên tổ chức Phóng viên không Biên giới (Reporters Without Borders - RSF) trong thông cáo ra ngày 19/6 viết rằng thực tế ông bị bắt vì đã bày tỏ quan điểm chính trị của mình.

Thông cáo của RSF viết: "Trốn thuế chỉ là cái cớ để nhằm cản bước ông Điếu Cày biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua TP Hồ Chí Minh, cũng như chỉ trích đảng Cộng sản trên mạng internet".

Ông Hoàng Hải bị bắt đúng mười ngày trước khi có rước đuốc. Vào thời điểm ông bị bắt, đã có nhiều lời kêu gọi trên mạng internet đòi tẩy chay việc rước đuốc và tổ chức biểu tình chống Trung Quốc nhân sự kiện này.

Dư luận cộng đồng mạng truyền nhau nhiều thông tin và chia sẻ bức xúc về việc Trung Quốc chiếm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

RSF nói ông Điếu Cày đã đăng tải các bài báo trên blog của ông về "các cuộc biểu tình phản đối rước đuốc trên thế giới cũng như chỉ trích chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng và các quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa".

"Ông đã kêu gọi biểu tình khi ngọn đuốc tới TP HCM".

Chưa được bào chữa

Ông Hoàng Hải bị buộc tội đã trốn thuế khoảng 25.000 đôla trong thời gian mười năm và bị bắt khẩn cấp khi ông đang ở Đà Lạt.

Cho tới nay ông vẫn đang bị tạm giam, có nguồn tin nói là tại công an Quận 3, TP HCM, nơi ông cư ngụ.

Gia đình ông đã đề nghị luật sư Lê Công Định, thuộc đoàn luật sư TP HCM, bào chữa cho ông và luật sư này đã nhận lời.

Theo luật Việt Nam, nghi phạm có thể bị tạm giam bốn tháng trước khi phải bị truy tố hoặc được trả tự do.

Tuy nhiên luật sư Định nói với BBC ông vẫn chưa nhận được văn bản chính thức chấp thuận cho ông bào chữa cho nhà báo Hoàng Hải.

Ông cũng chưa được tiếp xúc với ông Hoàng Hải và do vậy, các thủ tục bào chữa chưa thể bắt đầu.

Được biết, một luật sư khác là Lê Trần Luật thuộc văn phòng luật Pháp Quyền tại TP HCM cũng muốn bào chữa miễn phí cho ông Điếu Cày.

Trước khi bị bắt, blogger Điếu Cày là một trong các thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Reporters Without Borders today called for the release and an end to harassment of the independent journalist Nguyen Hoang Hai, known under his blogging name Dieu Cay, who was arrested for “tax fraud” on 19 April.

Dieu Cay had posted articles on his blog about protests worldwide during the Olympic torch’s progress through various cities, along with articles critical of China’s policy in Tibet and the Parcel and Spratly archipelagos. He had called for demonstrations as the torch passed through Ho Chi Minh-City.

“Tax fraud was just a pretext to prevent Dieu Cay from demonstrating when the Olympic torch went through Ho Chi Minh-City and from criticising the communist party online,” the worldwide press freedom organisation said.

The authorities claim that he paid no tax for ten years on premises which he owns, but Dieu Cay rents out the premises to Hanoi Eyewear Co in an agreement authorised by Vietnamese law under which the company should pay the tax themselves. No date has been fixed for his trial.

The blogger, who took part in demonstrations in Ho Chi Minh-City at the start of the year in protest against the Chinese government, is regularly watched by the authorities and frequently summoned to the police station to explain his activities.



He has been particularly closely watched by the authorities since March. Local police in district 3 of Dalat, having not seen him for one month, on 24 April search his house and seized papers.

“Clearly, the authorities have no proof about this accusation of fraud,” Reporters Without Borders said. “They searched his house five days after his arrest. All his immediate associates have been questioned about his activities, particularly about the “Free journalists’ club” which he founded.”

Nguồn: BBC Việt ngữRSF

RSF kêu gọi trả tự do cho Điếu Cày




Điếu Cày bị bắt tại trung tâm Sài Gòn ngày 23/12/2007

Một tổ chức bảo vệ nhà báo quốc tế vừa lên tiếng kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo tự do Hoàng Hải, tức blogger Điếu Cày.

Ông Hải bị bắt vì tội 'trốn thuế' ngày 19/4/2008.

Tuy nhiên tổ chức Phóng viên không Biên giới (Reporters Without Borders - RSF) trong thông cáo ra ngày 19/6 viết rằng thực tế ông bị bắt vì đã bày tỏ quan điểm chính trị của mình.

Thông cáo của RSF viết: "Trốn thuế chỉ là cái cớ để nhằm cản bước ông Điếu Cày biểu tình phản đối việc rước đuốc Olympic Bắc Kinh qua TP Hồ Chí Minh, cũng như chỉ trích đảng Cộng sản trên mạng internet".

Ông Hoàng Hải bị bắt đúng mười ngày trước khi có rước đuốc. Vào thời điểm ông bị bắt, đã có nhiều lời kêu gọi trên mạng internet đòi tẩy chay việc rước đuốc và tổ chức biểu tình chống Trung Quốc nhân sự kiện này.

Dư luận cộng đồng mạng truyền nhau nhiều thông tin và chia sẻ bức xúc về việc Trung Quốc chiếm các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

RSF nói ông Điếu Cày đã đăng tải các bài báo trên blog của ông về "các cuộc biểu tình phản đối rước đuốc trên thế giới cũng như chỉ trích chính sách của Trung Quốc đối với Tây Tạng và các quần đảo Trường Sa - Hoàng Sa".

"Ông đã kêu gọi biểu tình khi ngọn đuốc tới TP HCM".

Chưa được bào chữa

Ông Hoàng Hải bị buộc tội đã trốn thuế khoảng 25.000 đôla trong thời gian mười năm và bị bắt khẩn cấp khi ông đang ở Đà Lạt.

Cho tới nay ông vẫn đang bị tạm giam, có nguồn tin nói là tại công an Quận 3, TP HCM, nơi ông cư ngụ.

Gia đình ông đã đề nghị luật sư Lê Công Định, thuộc đoàn luật sư TP HCM, bào chữa cho ông và luật sư này đã nhận lời.

Theo luật Việt Nam, nghi phạm có thể bị tạm giam bốn tháng trước khi phải bị truy tố hoặc được trả tự do.

Tuy nhiên luật sư Định nói với BBC ông vẫn chưa nhận được văn bản chính thức chấp thuận cho ông bào chữa cho nhà báo Hoàng Hải.

Ông cũng chưa được tiếp xúc với ông Hoàng Hải và do vậy, các thủ tục bào chữa chưa thể bắt đầu.

Được biết, một luật sư khác là Lê Trần Luật thuộc văn phòng luật Pháp Quyền tại TP HCM cũng muốn bào chữa miễn phí cho ông Điếu Cày.

Trước khi bị bắt, blogger Điếu Cày là một trong các thành viên chủ chốt của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.

Reporters Without Borders today called for the release and an end to harassment of the independent journalist Nguyen Hoang Hai, known under his blogging name Dieu Cay, who was arrested for “tax fraud” on 19 April.

Dieu Cay had posted articles on his blog about protests worldwide during the Olympic torch’s progress through various cities, along with articles critical of China’s policy in Tibet and the Parcel and Spratly archipelagos. He had called for demonstrations as the torch passed through Ho Chi Minh-City.

“Tax fraud was just a pretext to prevent Dieu Cay from demonstrating when the Olympic torch went through Ho Chi Minh-City and from criticising the communist party online,” the worldwide press freedom organisation said.

The authorities claim that he paid no tax for ten years on premises which he owns, but Dieu Cay rents out the premises to Hanoi Eyewear Co in an agreement authorised by Vietnamese law under which the company should pay the tax themselves. No date has been fixed for his trial.

The blogger, who took part in demonstrations in Ho Chi Minh-City at the start of the year in protest against the Chinese government, is regularly watched by the authorities and frequently summoned to the police station to explain his activities.



He has been particularly closely watched by the authorities since March. Local police in district 3 of Dalat, having not seen him for one month, on 24 April search his house and seized papers.

“Clearly, the authorities have no proof about this accusation of fraud,” Reporters Without Borders said. “They searched his house five days after his arrest. All his immediate associates have been questioned about his activities, particularly about the “Free journalists’ club” which he founded.”

Nguồn: BBC Việt ngữRSF

SINH VIÊN NGUYỄN TRÍ DŨNG NÓI VỀ BỐ: ĐIẾU CÀY




Nguyễn Trí Dũng (áo xanh) và các bạn trong một lần sinh nhật

Hổ phụ sinh Hổ tử
Lân mẫu xuất Lân nhi

.

June 16, 2008

.

Radio Chân Trời Mới phỏng vấn sinh viên Nguyễn Trí Dũng về việc nhà báo tự do Điếu Cày bị bắt

Hoàng Hà: Kính thưa Quí thính giả. Hôm nay chúng tôi rất hân hạnh có cơ hội gặp được một sinh viên rất là trẻ, đó là anh Nguyễn Trí Dũng (NTDũng). Anh NTDũng là con nhà báo Nguyễn Văn Hải, bút danh trên các Blog là Điếu Cày và các bài viết là Hoàng Hải. Anh Điếu Cày là một thành viên trong Hội Nhà Báo Tự Do tại Việt Nam, đã bị công an bắt vào trưa ngày 19.4.2008 tại Đà Lạt và áp giải về Sài Gòn trong ngày. Anh NTDũng hiện giờ đang có mặt trên đường dây của chúng tôi.

Trước hết xin hỏi thăm tình trạng của anh Điếu Cày ra sao, anh Dũng có thể cho thính giả của đài biết không ạ?

Nguyễn Trí Dũng: Dạ, được biết bây giờ bố của con, khi bị bắt đã bị tiêu chảy rất nặng rồi. Nhưng khi vào trại giam thì bố con cứ nhắn tin ra. Những người thẩm vấn bố con, khi gọi gia đình con lên để thẩm vấn, họ cũng có nhắn là gửi thuốc vào trong đó, trong khi nhà con đã gửi thuốc vào nhiều lần rồi.

Hoàng Hà: Nhưng gửi thuốc vào thì họ có cho biết là thuốc đó anh Điếu Cày có được nhận hay không? Bệnh tiêu chảy của anh giờ đã bớt chưa?

Nguyễn Trí Dũng: Tất cả thông tin hay tình hình gì đều không được tiết lộ ra ngoài. Và những người trực tiếp trông coi trại đó thì họ rất là kỹ lưỡng. Cái đó chắc cũng là quy định của trại giam, cho nên một số đồ đạc ngoài thuốc và thức ăn thì không được gửi vào.

Hoàng Hà: Hiện bây giờ, theo Dũng biết, phía nhà nước định làm gì với anh Điếu Cày?

Nguyễn Trí Dũng: Dạ, hiện giờ họ cho biết là bắt bố con vì lý do trốn thuế. Nhưng mà khi luật sư của con yêu cầu được gặp thân chủ của mình đề bắt đầu việc bào chữa thì họ đều hoãn lại bởi lý do là…

Hoàng Hà: Lý do như thế nào? Dũng có thể nói rõ hơn?

Nguyễn Trí Dũng: Dạ, họ bảo là do bố con không hợp tác trong việc điều tra. Con nghĩ, nếu họ bắt bố con vì lý do trốn thuế và họ đã có căn cứ hay bằng chứng gì rồi thì việc họ khởi tố sớm cũng có lý thôi. Con không hiểu họ muốn bố con hợp tác là như thế nào mà họ vẫn giữ bố con ở trong đó.

Hoàng Hà: Theo như Dũng biết thì tình trạng của anh Điếu Cày, công an nói bắt với lý do trốn thuế, vậy có hợp lý hay không? Theo Dũng biết tình hình của gia đình, công ăn việc làm của anh Điếu Cày có trốn thuế không?

Nguyễn Trí Dũng: Dạ, bố con rất kỹ lưỡng trong vấn đề nhà nước và thuế má. Khi cho thuê nhà, đối với những căn nhà bên 57 và cả trong những căn nhà bên 84 cho thuê, bố con đều quy định việc đóng thuế là phía bên người thuê nhà, tức là bên B. Cái đó là đã thỏa thuận từ trước đến giờ rồi.

Hoàng Hà: Nếu Dũng nói như vậy thì đương nhiên chứng tỏ rằng nhà cầm quyền đã dùng cái đó để bắt anh Điếu Cày chứ không phải lý do trốn thuế, phải không ạ?

Nguyễn Trí Dũng: Thật sự con không biết họ bắt bố con vì lý do gì, nhưng đến lúc này, con nghĩ là cái lý do trốn thuế của họ không vững vàng nữa. Nếu họ đã có bằng chứng đầy đủ thì con khẩn thiết yêu cầu họ mở phiên tòa xử đi, với sự công bằng của họ.

Hoàng Hà: Vâng, sau những lên tiếng sau ngày bắt 17-04-2008 thì có thêm gì không từ Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và gia đình có ý định nào trong vụ án của anh Điếu Cày như thuê luật sư, và đã thuê ai chưa? Báo An Ninh đã viết bài bôi nhọ anh Điếu Cày thế nào ạ?

Nguyễn Trí Dũng: Dạ, từ khi bố con bị bắt cho đến nay, nhà con trước đó đã có liên lạc với bên luật sư, báo chí đã có nói về vấn đề này. Và họ có đề cập với mẹ con về hậu quả của vấn đề này. Tức là nếu viết nguyên văn của họ ra, thì sẽ bị ...<nghe không rõ>... Nhà con đã thuê luật sư Lê Công Định, do các bạn bè giới thiệu. Cho đến bây giờ mẹ con rất là mệt. Những chuyện khác như là báo Công An đăng những điều không đúng về bố con, thì con không thể chấp nhận những chuyện đó. Nhưng con nghĩ là lẽ phải tạm thời là chuyện phụ; bây giờ cái việc chính cần phải quan tâm trước ạ.

Hoàng Hà: Trong bài viết công an bôi nhọ như vậy thì mẹ Dũng và cá nhân Dũng có cảm nghĩ gì về bài báo đó?

Nguyễn Trí Dũng: Về bài báo đó, con không nghĩ là việc bố con trốn thuế và những điều viết trong bài báo đó có ăn nhập gì với nhau. Thật sự họ đã dẫn chứng một số điều gọi là có căn cứ. Họ dẫn chứng việc bố con côn đồ và làm một số chuyện lưu manh, bằng việc đã đánh mẹ con đến chấn thương sọ não. Nhưng con nghĩ, đó là chuyện gia đình, chuyện xung đột giữa hai người, người này giận người kia, không liên quan gì đến việc trốn thuế. Họ dẫn chứng chuyện đó thì mẹ con cũng không đồng ý. Điều họ dẫn chứng ra thì con thấy không hợp lý chút nào hết. Con nghĩ, khi nào bố con trở về thì con sẽ cùng luật sư khởi kiện tờ báo đó luôn.

Hoàng Hà: Dũng thấy hệ thống báo chí Việt Nam ra sao?

Nguyễn Trí Dũng: Đó là tờ báo Công An đã đăng bài về bố con ngày 22.4. Tiếp đến ngày 23.4 báo Công An Nhân Dân đăng một bài mà bài viết ngày 22.4 lại viết những điều không ăn nhập với những gì nãy giờ con nói. Con thấy hệ thống báo chí Việt Nam mình thật sự không dựa trên cái gì đó nhìn từ nhiều phía. Nói theo một cách nào đó thì những người viết báo họ viết hoàn toàn từ một phía, họ nhận tin từ một phía. Nó rất là không công bằng và giống như là một công cụ để họ sử dựng dư luận cho mục đích của họ, chứ không phải để viết sự thật.

....

Hoàng Hà: Cám ơn Dũng rất nhiều đã trả lời cuộc phỏng vấn ngắn ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng của nhà báo Điếu Cày bị bắt bớ một cách vô lý như thế này.

.

Nguồn: blog Anhbasg

_____________________

Lưu ý:

- Nguyễn Trí Dũng và mẹ có quyền khởi kiện báo CAND vì đã vu khống chuyện gia đình của Điếu Cày.

- Muốn biết lý do từ chối Luật sư tiếp xúc với bị can như Nguyễn Trí Dũng trả lời phỏng vấn có đúng luật hay không, mời quý vị xem bài Quyền của người bào chữa trong tố tụng hình sự”;

- Khuyến mãi thêm Hợp đồng thuê mặt bằng trên trang blog chung cư 57 Phạm Ngọc Thạch của Điếu Cày, chú ý phần nghĩa vụ bên thuê.