TỪ VÔ THẦN ĐẾN HỮU THẦN




September 25, 2008

.

Kể chuyện xưa

Tui vốn dĩ là kẻ vô thần, vô thần có “truyền thống” bởi lẽ gia đình nội ngoại không ai theo tôn giáo nào. Vô thần vì tui từ bé đến lớn suốt mấy chục năm “mài đáy quần đến mòn lẳng” trên đủ các loại ghế bàn dưới đủ loại mái trường XHCN Việt Nam.

Vô thần nên chưa bao giờ biết sợ con ma nào, tui từng gác mấy tấm ván ngủ cả tháng trên hai cái mả ngoài nghĩa địa (dành cho gia nhân ông Hội đồng Trần Trinh Trạch).

Lúc tui còn sinh viên, học và ở luôn trong ký túc xá Phân hiệu trường Đại học Pháp Lý tại Thủ Đức, Sài Gòn (nay đổi tên là trường ĐH Luật TPHCM). Chổ này tui nghe nói hồi trước là nhà thờ Fatima, bên trong Hội trường A vẫn còn tượng Chúa trên cây thánh giá rất lớn, ngoài sân thì vô số tượng Chúa, thánh, thần bằng xi măng to như người thật. Nhà trường lấy cót ép đóng ốp bốn bên che tượng Chúa Jesu và cây thánh giá trong Hội trường lớn lại nhưng ngoài sân thì để y nguyên.

Bọn tui cho rằng tôn giáo đồng nghĩa với mê tín dị đoan, lạc hậu, "ma túy", "thuốc phiện", cuồng tín kiểu như mấy bộ lạc bên châu Phi.

Vì vô thần nên bọn sinh viên hay lấy quần áo ra tranh thủ móc lên mấy bức tượng ngoài sân để phơi mỗi lúc trời nắng tốt. Những đêm cúp điện thì chúng nó bê tượng di chuyển đi tùm lum chổ sau khi mặc thêm cho tượng quần áo, quấn khăn, đội nón, máng thêm giỏ xách vào tay… rồi đẩy vào những chổ tranh tối tranh sáng nhằm nhát ma bạn bè để cười chơi. Một hôm, chẳng biết đứa nào đã đội cái vỏ bưởi còn xanh lè lên đầu bức tượng Chúa Jesu ngoài sân, trên tay tượng thì một bên nó máng cái bị cói đã cũ rách, một bên nó cột thêm cái que dài… “Hình ảnh mới” đã được bọn sinh viên nhiệt liệt vỗ tay tán thưởng vì lúc đó trông buồn cười quá. Vài hôm sau, cái vỏ bưởi héo đổi màu, chúng nó lại hạ xuống để nghĩ ra trò mới… Thứ 7, Chủ nhật người dân đi nhà thờ (ở kế bên) bọn tui cũng đi nhà thờ, không phải để làm lễ, đọc kinh mà là để chôm chỉa đủ loại hoa tươi cắm trong bình lớn ở chánh điện. Thấy người ta khoanh tay đi lên, miệng lẩm nhẩm đọc kinh, đến cái bình cắm hoa rút lấy 1 bông rồi đi vòng ra ngoài, người đàng sau lại tiến tới tuần tự như vậy, thì bọn tui cũng làm y chang, chừng vài đứa đi vài vòng là chôm được mớ rồi. Có điều bọn tui không phải lẩm nhẩm đọc kinh là đọc thơ tình vì… có biết kinh kệ gì đâu mà đọc.

Mà hồi đó sinh viên ở trong ký túc xá này cơm không đủ no, quần áo không đủ mặc, nước không đủ tắm, nhà vệ sinh thì dơ cực kỳ kinh khủng, sách báo cũng chả có mà đọc, cả trường có mỗi một cái ti vi để trên Hội trường, giành nhau xem đến “wính lộn”… nên mới có câu: “Sinh viên Pháp Lý ăn như tu, ở như tù, nói chuyện như lãnh tụ”. Vì vậy, phải nghĩ ra trò gì đó lạ lạ để giải trí…. Bây giờ nhớ lại tui thấy tội lỗi quá, nếu như lúc đó mà có Internet phổ biến như bây giờ chắc không ai thèm làm mấy chuyện vớ vẩn đó đâu.

Và chuyện nay

Chuyện nay là từ khi tui tiếp xúc nhiều với Internet, tui leo tường lửa đọc nhiều web “đen” nên đầu óc tui sáng ra, tui mới biết tôn giáo không phải là mê tín dị đoan, lạc hậu, cuồng tín, "ma túy" hay "thuốc phiện" gì hết. Bạn bè tui hiện nay quanh đi quẩn lại đều là người theo đạo Công giáo, chỉ có tui là… vô đạo. (Ê! Chổ này tui nói “vô đạo” có nghĩa là tui không theo tôn giáo nào à nhe. Đề nghị các bác không được cắt xén cả câu dài thành một câu ngắn ngủn rồi suy diễn “xiên tạc” “vô đạo” thành “không có đạo đức” à!).

Sự kiện giáo dân cầu nguyện đòi đất ở Thái Hà và Tòa Khâm sứ Hà Nội, ban đầu tui chưa biết ai nói đúng ai nói sai, giấy tờ sở hữu thế nào vì tui có thấy tận mắt thấy miếng giấy nào đâu; nhưng dần dần tui lại thấy lộ ra những bộ mặt khác, đó là những bộ mặt dối trá, xảo quyệt, lưu manh côn đồ, đổi trắng thay đen, dựng đứng vu khống, gắp lửa bỏ tay người, ngang tàng bạo ngược, độc ác tàn nhẫn, ăn nói quàng xiên, trẻ không tha già không bỏ…

Cả tuần nay, tự dưng tui thấy có một bọn côn quang trẻ tuổi đến rình mò nhà tui bất kể ngày đêm. Lúc đầu tui không hiểu chuyện gì, sau mới phát hiện rằng hóa ra chúng sợ tui cũng “ăn theo” đến nhà thờ Kỳ Đồng để thắp nến. Ông bà ta nói đúng vô cùng: “Sợ ma sợ cả bóng đa đầu làng”. Bọn này quả là một lũ ngu cùng cực, chúng nó nhìn đâu cũng thấy “ma” nên nhìn thấy tui chúng cũng “sợ”. Trong tình hình người Công giáo đang hết sức cảnh giác đề phòng bọn “giáo gian” trà trộn vào rồi vu khống, lu loa như ở Hà Nội; cái bản mẹt tui lạ hoắc, không biết một câu Kinh nào, vác mẹt đến nhà thờ thì xác suất tui bị cho là “giáo gian” rất là cao, tui có “tiềm năng” bị “chúng wính” chạy hổng kịp, ngu sao đến đó.

Người xưa có câu: “Đạo cao long hổ phục, Đức trọng quỷ thần kinh”. Tui thấy bọn ưng khuyển này quả là đáng ghét, khốn nạn quá, ngay đến quyền tự do tôn giáo, quyền đi lễ nhà thờ của người ta nó cũng muốn chen vào cản trở. Mai mốt tui xin gia nhập đạo, vào làm con chiên của Chúa, làm giáo dân thứ thiệt luôn cho chúng nó có giỏi thì cứ theo mà rình mò, cản trở.

Nói nhỏ một chút: Quý vị nào có lòng hảo tâm làm ơn cho tui biết nhà thờ nào thủ tục nhập đạo đơn giản một chút, bỉu tui cắp vở đi học mỗi ngày như mấy đứa con nít chắc tui chít, nếu có “chế độ iu tiên” cho Nhà báo Tự Do thì càng tốt.

Tạ Phong Tần

SỰ KIỆN THÁI HÀ: “CẢNH CÁO” BẰNG KIỂU GÌ?




Ls Lê Trần Luật và Linh mục Vũ Khởi Khụng (phải)-Người bị UBND TP Hà Nội cho là "nhân vật chính" sự kiện cầu nguyện đòi đất ở Thái Hà

.

September 26, 2008

.

Ngày 22/9/2008, UBND Thành phố Hà Nội gởi Công văn số 1407/UBND-NC “V/v cảnh cáo một số giáo sỹ tại Nhà thờ Thái Hà, gồm các ông: Vũ Khởi Phụng, Chánh xứ Thái Hà” gồm các linh mục Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Ngọc Nam Phong.

Báo Hà Nội Mới ngày 21/9/2008, trong bài “Cảnh cáo Tổng giám mục giáo phận Hà Nội” có đoạn: “Ngày 21/9, UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn về việc cảnh cáo ông Ngô Quang Kiệt, Tổng giám mục giáo phận Hà Nội”.

Nội dung công văn chỉ nói chung là có hành vi vi phạm pháp luật, tuyên truyền, xuyên tạc… nhưng không chỉ rõ hành vi cụ thể nào là vi phạm pháp luật, xuyên tạc điều gì sai sự thật, những hành vi trên đã vi phạm vào điều nào, khoản nào, văn bản pháp luật nào.

Không nói đến việc quy hoạch và giải tỏa, thi công… gói gọn trong vòng 24 giờ với tốc độ tên lửa, đáng ghi vào “kỷ lục Ghi-net thế giới” và chuyên mục “Chuyện khó tin nhưng có thật ở Việt Nam”, và vi phạm vào Điều 130 Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định về “Trình tự thu hồi đất đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Đất đai”; thì ngay cả việc “cảnh cáo” bằng công văn quả là một hình thức “cảnh cáo” kỳ dị nhất và không được quy định trong bất cứ văn bản pháp luật nào, lại còn ra văn bản cảnh cáo vào ngày Chủ nhật nữa chứ. Thế mới kinh!

Căn cứ pháp luật Việt Nam hiện hành thì cảnh cáo được thực hiện bằng hai hình thức: theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (PLXLVPHC) và theo bản án của Tòa án.

- Nếu là vi phạm hành chính:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính được quy định tại Điều 11 PLXLVPHC, trong đó có hình thức “cảnh cáo” (điểm a khoản 1 Điều 12, Điều 13).

Tổ chức ở đây được hiểu là cơ quan, nhóm, hội, đoàn… có danh xưng hẳn hoi. Ví dụ: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, Sở Tài nguyên - Môi trường, v.v… chớ tổ chức không phải là nhiều cá nhân đơn lẻ gộp lại. Cho nên, chỉ có thể ra quyết định xử phạt hành chính đối với cá nhân ông Nguyễn Văn A, Trần Văn B, Lê Văn C… mỗi người riêng 1 Quyết định xử phạt, không được quyền gộp chung các ông A, B, C… vào cùng 1 Quyết định xử phạt.

Nếu theo trình tự quy định tại Chương VI Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thì trong mọi trường hợp đều phải có Quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính đúng quy định tại Điều 56 PLXLVPHC và phải sử dụng mẫu số 05 hoặc mẫu số 07 được ban hành kèm theo Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ.

Thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính là cá nhân giữ chức vụ được quy định tại PLXLVPHC và chịu trách nhiệm cá nhân đối với quyết định của mình. Nếu người bị xử phạt khởi kiện là kiện cá nhân người ra quyết định sai chớ không phải kiện cơ quan do người đó đang lãnh đạo. Cụ thể, đối với UBND cấp tỉnh, thành phố thì người có thẩm quyền là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. PLXLVPHC không cho phép thẩm quyền tập thể nên các hình thức ký TM (thay mặt), KT (ký thay), TL (thừa lệnh)… là hoàn toàn sai. Pháp lệnh cho phép duy nhất một hình thức TUQ (thừa ủy quyền), tức Chủ tịch ủy quyền cho Phó Chủ tịch trong trường hợp có ủy quyền bằng văn bản của Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch đi vắng (Điều 41 PLXLVPHC).

- Nếu là vi phạm hình sự:

Hình phạt được quy định tại Điều 28 Bộ Luật Hình Sự (BLHS), trong đó có hình thức “cảnh cáo” (điểm a khoản 1 Điều 28); “Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” (Điều 26 BLHS). “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật” (Điều 9 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự). Như vậy, một cá nhân, nếu Tòa án muốn áp dụng hình phạt cảnh cáo thì phải tuân thủ theo trình tự tố tụng được quy định tại BLTTHS. Nghĩa là Cơ quan điều tra phải có Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra, có kết luận và đề nghị Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố theo điều khoản cụ thể nào đó được quy định tại BLHS; VKS phải có Cáo trạng truy tố, đề nghị Tòa án cùng cấp xét xử theo điều khoản nào đó trong BLHS, Tòa án cùng cấp ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định thành phần Hội đồng xét xử, Hội đồng xét xử căn cứ vào các quy định pháp luật, BLHS, BLTTHS và chứng cứ được thẩm tra tại phiên tòa mà quyết định người bị truy tố có phạm tội hay không; nếu HĐXX cho rằng có phạm tội, quyết định hình phạt bằng một bản án, trong bản án đó sẽ ghi rõ đối tượng bị hình phạt cảnh cáo. Sau khi bản án này có hiệu lực (sau 15 ngày án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị hoặc từ ngày có bản án phúc thẩm đồng thời chung thẩm) thì lúc đó hình phạt “cảnh cáo” đó mới có hiệu lực thi hành.

Vì vậy, việc UBND Thành phố Hà Nội ra Công văn cảnh cáo là UBND Thành phố Hà Nội đã sai về nội dung lẫn hình thức và 2 Công văn nói trên hoàn toàn vi phạm pháp luật.

Giá như cái việc người ta đua nhau tận diệt ao hồ, bóp nghẹt môi trường sống người dân Thủ đô, nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường, v.v… mà chính quyền thành phố Hà Nội cũng nhanh chóng tém dẹp gọn gàng trong vòng 24 giờ như vụ đất đai Tòa Khâm sứ thì hay biết mấy.

Tạ Phong Tần


"Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của người Việt Nam cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của chúng tôi, các giám mục thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. Giáo hội không có chức năng làm chính trị, nhưng cũng không đứng bên lề xã hội..."



Nhóm người hậu thuẫn chính phủ tấn công giáo dân ở Hà Nội




Hàng trăm tín đồ Công Giáo phản kháng đòi chính quyền trao trả lại miếng đất thuộc Tòa Khâm Sứ cũ đã bị các thanh niên, cựu chiến binh và thành viên của các tổ chức cộng sản tấn công chiều thứ Năm.

Tin của Catholic News Agency và của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam cho hay nhóm người hậu thuẫn cho chính quyền đã đuổi giáo dân ra khỏi khu vực này rồi tụ tập trước văn phòng của Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội, hô to những khẩu hiệu cộng sản và đòi giết Đức Tổng Giám Mục, người bị nhóm này đổ tội là phản nghịch.

Vụ vừa kể diễn ra chỉ một tuần lễ sau khi vài nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu chính phủ Việt Nam tôn trọng những vụ phản kháng bằng đường lối ôn hòa, quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo.

Tin nói rằng trong vụ xung đột diễn ra vào lúc 4 giờ chiều ngày thứ Năm, các linh mục và nhân viên văn phòng của Tòa Tổng Giám Mục đã rút vào bên trong tòa và đóng kín các cửa.

Theo lời Linh Mục Đặng An kể lại với Catholic News Agency thì hàng trăm cảnh sát và cán bộ của chính phủ có mặt tại đó để lo việc đập phá Tòa Khâm Sứ cũ đã không có một hành động nào nhằm giúp giáo dân.

Tin còn nói rằng một số cảnh sát và cán bộ nhà nước còn hỗ trợ những kẻ chủ mưu tấn công phá hủy môt cây thánh giá bằng sắt giáo dân dựng lên tại địa điểm này từ hồi tháng Giêng. Các lực lượng thân chính quyền còn khênh tượng Đức Mẹ Sầu Bi đặt trong một xe vận tải.

Giáo dân đã đưa bức tượng này tới miếng đất của Tòa Khâm Sứ cũ trong lúc thực hiện những buổi cầu nguyện đầu tiên trước Lễ Giáng Sinh năm 2007. Bức tượng này đã được dựng lên trên mảnh đất bị tranh chấp từ trước ngày mảnh đất này bị chính quyền tịch thâu năm 1959.

Tin cho hay: một số giáo dân đã chạy vào Nhà Thờ Lớn gần đó, rung chuông kêu gọi các giáo xứ lân cận tới giúp đỡ. Nghe tiếng chuông nhà thờ đổ liên hồi, cảnh sát kêu gọi đám người thân chính quyền rút lui để tránh xung đột với các giáo dân đang kéo tới, và lúc đó chiếc xe vận tải chở tượng Đức Mẹ Sầu Bi chạy đi đâu không ai rõ.

Tin nói rằng vào lúc 7 giờ tối ngày thứ Năm, hàng ngàn giáo dân đã tụ họp tại khu vực Tòa Khâm Sứ cũ để phản kháng vụ tấn công nhắm vào những người biểu tình và vào văn phòng của Đức Tổng Giám Mục.
VOA Vietnamese

Dân Biểu Sanchez và các dân biểu Hoa Kỳ gửi thư cho Chủ tịch Nước VN "không giữ lời hứa"






Dân Biểu Sanchez kêu kọi Hạ Viện Lên Tiếng
Về Vụ Giáo Dân Thái Hà Bị Đàn Áp

Dân Biểu Sanchez gửi thư đến Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết đề cập về tình trạng đàn áp nhân quyền

WASHINGTON, D.C. – Dân Biểu Loretta Sanchez (California) cùng 6 vị Dân Biểu Liên Bang trong Hạ Viện Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng đồng ký tên trong một lá thư gửi đến Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết bày tỏ mối quan tâm đến với Chính quyền Việt Nam về tình trạng đàn áp nhân quyền. Chi tiết của lá thư bao gồm các vụ đàn áp nhân quyền xảy ra gần đây đối với các nhà dân chủ và giáo dân ôn hoà.

Dân Biểu Sanchez nói rằng: "Trong vòng một tháng vừa qua, Việt Nam đã tăng cường các chiến dịch mạnh mẽ đến với các người dân biểu tình ôn hoà. Tôi mong rằng Chính quyền Bush sẽ bày tỏ rõ lập trường của họ đến với Chính quyền Việt Nam vì Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền cơ bản trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã qui định. Việt Nam cần phải thay đổi nếu muốn tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ."

Dân Biểu Sanchez là người bạn quen thuộc của cộng đồng Việt Nam với những nỗ lực đấu tranh cho nhân quyền. Bà luôn ủng hộ và yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ liệt kê Việt Nam trở lại danh sách Các Nước Cần Quan Tâm Đặc Biệt (Countries of Particular Concern - CPC), để định rõ Việt Nam là nước "góp phần hoặc có những vi phạm nặng nề về tự do tôn giáo."

Dưới đây là nguyên văn của lá thư.

******************************

Ngày 18, tháng 9, 2008

Ông Nguyễn Minh Triết
Chủ tịch Việt Nam
Cùng gửi Tòa Đại Sứ Việt Nam
1233 20th Street, NW #400
Washington, DC 20036

Thưa Chủ tịch Nguyễn Minh Triết:

Chúng tôi đặc biệt gửi đến Ông lá thư để bày tỏ mối quan tâm đến với Chính quyền Việt Nam về sự đàn áp nhân quyền đối với các nhà đấu tranh dân chủ và những người dân biểu tình ôn hoà.

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký cam kết bảo vệ nhân quyền cơ bản của người dân qui định trong Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, Chính quyền Việt Nam đã không giữ lời hứa mà vẫn tiếp tục thi hành các chiến dịch đàn áp, giam giữ và kết tội không biết bao nhiêu nhà đấu tranh dân chủ và người dân biểu tình.

Các sinh viên Việt Nam và các nhà báo tự do bị đàn áp vì đã tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa trên đường phố Hà Nội và Sài Gòn chỉ trích chế độ về các chính sách sai lầm và tệ nạn xã hội. Rất tiếc, công an Việt Nam đã bắt họ phải chịu sự đàn áp và bắt bớ vô lý vì đã xử dụng quyền căn bản mà mỗi người dân nên có.

Còn các nhà đấu tranh dân chủ như bà Lê Thị Kim Thu, Phạm Văn Trội, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (thành viên ban Đại diện Lâm thời Khối 8406), và các thanh niên sinh viên học sinh đã phổ biến lời kêu gọi biểu tình ôn hoà đều đã bị Chính quyền Việt Nam giam giữ vì đã tham gia những hoạt động đấu tranh dân chủ tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hoàng Hải, bút hiệu "Điếu Cày", một trong những nhà viết nhật ký điện tử nổi tiếng đã bị kết án 30 tháng tù vì phổ biến những bài viết chỉ trích chế độ về các tệ nạn xã hội như tham nhũng, hành hung của công an và bóc lột sức lao động. Có rất nhiều nhà báo tự do đã bị Chính quyền Việt Nam giam giữ tại gia vì đã xử dụng quyền căn bản của họ qua các bài nhật ký.

Chúng tôi cũng rất quan tâm khi được biết trên 3.000 giáo dân Thái Hà bị chính quyền Hà Nội đàn áp qua các cuộc thắp nến cầu nguyện một cách tàn bạo như bắt người, sử dụng dùi cui điện, xịt khói cay cũng như nhiều cách đàn áp khác. Chúng tôi muốn bày tỏ với Chính quyền Việt Nam rằng những cách thức đàn áp bạo lực đó là không thể chấp nhận được. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, ông John Negroponte cũng đã một lần nữa căn nhắc Chính quyền Việt Nam phải cải thiện tình trạng đàn áp quyền tự do chính trị và hệ thống luật pháp để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Tại Hạ viện Quốc hội Hoa Kỳ, chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh tầm quan trọng đối với lời hứa cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam để duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia. Vì thế những buổi biểu tình ôn hoà, những buổi thắp nến cầu nguyện cũng như quyền viết nhật ký điện tử, tất cả đều thuộc những hình thức biểu hiện ôn hòa mà người dân Việt Nam cần phải được tôn trọng. Chúng tôi kêu gọi Chính quyền Việt Nam phải ngưng các chiến dịch đàn áp công dân Việt Nam và tôn trọng các quyền căn bản như tự do ngôn luận, tôn giáo và hội họp.

Kính,

___________________________ ___________________________
Loretta Sanchez Dân biểu Liên bang
Zoe Lofgren Dân biểu Liên bang
___________________________ ___________________________
Madeleine Bordallo Dân biểu Liên bang
Dana Rohrabacher Dân biểu Liên bang

___________________________ ___________________________
Dan Burton Dân biểu Liên bang
James McGovern Dân biểu Liên bang
___________________________
Stephen Cohen Dân biểu Liên bang

Đồng gửi:

Bà Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Condoleezza Rice
Ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Michael Michalak
Đức Tổng Giám mục Pietro Sambi, Sứ thần Tòa thánh (Apostolic Nuncio)
DB Loretta Sanchez

Nguồn: Người Việt Online

Văn Bút Quốc Tế đòi phóng thích tất cả các nhà tranh đấu

Văn Bút Quốc Tế đòi phóng thích tất cả các nhà tranh đấu
cho Tự Do Dân Chủ và Nhân Quyền Việt Nam bị giam nhốt

Ngày 23 tháng 9 năm 2008, trong phần mở đầu một Kháng Nghị Thư phổ biến toàn cầu, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị ngược đãi và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) tố cáo rằng tại Việt Nam đang có cuộc leo thang đàn áp những người bất đồng chính kiến. Nhiều nhà cầm bút bị bắt giam trong mấy tuần mới đây, nâng tổng số tù nhân ngôn luận và lương tâm lên đến 16 người (theo số liệu được sơ kiểm). Văn Bút Quốc Tế đòi phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những người bị án tù hoặc bị giam cầm độc đoán tại Việt Nam vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu, phù hợp với Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CHXHCNVN đã ký kết.

Theo nguồn tin đã báo nguy Văn Bút Quốc Tế, nhiều nhà văn có mặt trong số những người bị bắt giữ. Biến cố này được coi như là một phần thuộc về chiến dịch trấn áp qui mô của nhà cầm quyền CS nhắm vào những cuộc phản kháng được tiến hành bởi các nhà bất đồng chính kiến trong mấy tuần mới đây. Nạn nhân là các nhà báo độc lập, các nhà tranh đấu cho Nhân Quyền, các nhà bất đồng chính kiến sử dụng Internet, các luật sư bênh vực quyền tự do tôn giáo và Dân Oan.


Trong số những người được biết tiếng nhiều đang bị giam nhốt hoặc bị (công an) canh chừng nghiêm ngặt, Văn Bút Quốc Tế nêu tên :


* Ông Nguyễn Văn Hải (1953) bút hiệu Hoàng Hải và bút ký điện tử Điếu Cày, nhà báo độc lập và nhà viết nhật ký điện tử, bị bắt ngày 20 tháng 4 năm 2008 về cái gọi là ''tội danh trốn thuế'' và bị kết án 2 năm 6 tháng tù ngày 10 tháng 9 năm 2008. Nhưng thế giới đều tin rằng ông bị trừng phạt vì những bài ông viết chỉ trích đường lối chính sách của nhà cầm quyền hiện nay, nhứt là thái độ của các lãnh tụ CS Hà Nội đối với những kẻ cầm đầu ở Bắc Kinh. Ông tán trợ cho phong trào đòi hỏi Dân Chủ và Nhân Quyền. Ông còn phạm nhiều ''tội'' khác nữa đối với chế độ. Như là đồng sáng lập viên Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do và thành lập trang nhà Dân Báo của hội này. Ông còn tham gia nhiều cuộc tuần hành biểu tình tố cáo và lên án chủ nghĩa bành trướng và hành động gây hấn của Trung Cộng ở Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như ở Tây Tạng.

* Ông Nguyễn Xuân Nghĩa (1949), nhà văn và nhà thơ, hội viên Hội Nhà Văn Hải Phòng và thành viên sáng lập Khối 8406 bị cấm, một Phong trào tranh đấu cho Dân Chủ. Ông là tác giả của nhiều bài thơ và tiểu luận phổ biến trên Internet. Ông là một trong tám nhà văn Việt Nam cùng với 26 nhà văn quốc tế được tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch) tuyên dương với Giải thưởng cao quý Quyền Tự Do Phát Biểu Hellman Hammet năm 2008. Ông bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

* Bà Lê Thị Kim Thu (1968), phóng viên thời sự và nhiếp ảnh, bị bắt từ ngày 14 tháng 8 năm 2008 và bị giam nhốt tại trại tù tập trung Hỏa Lò ở ven biên Hà Nội. Nhờ những bài tường thuật bằng điện thoại và Internet của bà, và nhứt là những tấm ảnh do bà chụp được mà cả thế giới đều biết về những cuộc tuần hành biểu tình ôn hòa của Dân Oan Việt Nam tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng Hà Nội. Đó là hình ảnh hàng trăm (và nhiều hơn nữa) nữ nông dân bị cướp đoạt đất đai tài sản tìm cách nộp đơn khiếu kiện nhưng hầu hết chưa bao giờ được xét xử công minh. Họ là nạn nhân của những vụ cán bộ đảng viên lạm quyền nhũng lạm được chế độ bao che nhiều năm qua.

* Ông Phạm Văn Trội (1972), cựu chiến binh CS, tốt nghiệp đại học Hà Nội (Quản lý Xã hội), nhà văn bất đồng chính kiến và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền. Ông cùng với luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân đồng sáng lập Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam. Ông còn là cây bút đóng góp cho tạp chí bị cấm Tự Do Dân Chủ mà ban biên tập gồm có các nhà văn và nhà báo Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, bà Dương Thị Xuân và luật sư Nguyễn Văn Đài. Ông Phạm Văn Trội bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

* Ông Nguyễn Văn Túc (1963), nông dân, nhà thơ trào phúng và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền, thành viên Khối 8604. Ông được biết nhiều qua những bức thư, bài viết tố cáo bất công xã hội và những bài thơ châm biếm phổ biến trên Internet. Ông Nguyễn Văn Túc bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

* Ông Ngô Quỳnh (1984), sinh viên và nhà văn bất đồng chính kiến, tác giả nhiều bài viết đối kháng trên Internet, gồm có '' Việt Nam cần biên soạn một bộ sử mới'' và ''Nhật ký chuyến đi về Lạng Sơn''. Ông Ngô Quỳnh bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008 và bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

* Ông Trần Đức Thạch (1952), cựu chiến binh CS, nhà thơ bất đồng chính kiến, hội viên Hội Nhà Văn Nghệ An. Một trong những bài viết của ông được nhiều người đọc trên Internet là hồi ký ''Hố Chôn Người Ám Ảnh''. Ông Trần Đức Thạch bị bắt ngày 10 tháng 9 năm 2008, được phóng thích sau khi thẩm vấn nhưng bị (công an) canh chừng nghiêm ngặt. Theo tin giờ chót, nhà thơ đã bị bắt lại và có thể đang bị giam tại trại tù lao công cưỡng bách B14, tỉnh Hà Đông, phía Nam Hà Nội.

* Bà Phạm Thanh Nghiên (1977), nhà báo độc lập và nhà văn bất đồng chính kiến. Một trong những bài viết của bà được nhiều người đọc trên Internet là ''Chuyến đi nhạy cảm''. Bà bị bắt ngày 11 tháng 9 năm 2008, được phóng thích sau khi thẩm vấn nhưng bị (công an) canh chừng nghiêm ngặt cho tới ngày 17 tháng 9 thì bà bị bắt lại. Hiện chưa biết bà bị giam ở đâu. Bà có thể bị cáo buộc phạm ''tội tuyên truyền chống nhà nước'' theo Điều 88 hình luật CHXHCNVN.

Văn Bút Quốc Tế gởi Kháng Nghị Thư này đến chủ tịch, thủ tướng cùng bộ trưởng văn hóa và thông tin CHXHCNVN. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung Tâm Văn Bút trên toàn thế giới gởi Kháng Nghị Thư tương tự đến nhà cầm quyền Hà Nội, để
- bày tỏ mối quan tâm vì được báo nguy về việc nhiều nhà văn bị giam giữ trong cuộc trấn áp qui mô ở Việt Nam mới đây;
- đòi phóng thích tức khắc và vô điều kiện tất cả những người bị giam giữ vì hành sử ôn hòa quyền tự do phát biểu, phù hợp với Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CHXHCNVN đã ký kết.

Được biết một Quyết Nghị về Việt Nam do Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại soạn thảo vừa được thông qua tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế kỳ thứ 74 ở Bogota, thủ đô Colombie LHNQVN sẽ thông báo với chi tiết đầy đủ trong một bản tin tới đây.

(Nguồn tin: nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại/Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Trung Tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại. Tài liệu : LHNQVN-TS).


Genève ngày 23 tháng 9 năm 2008
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
Nguyên văn Kháng Nghị Thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị ngược đãi và cầm tù . Bản văn còn được phổ biến toàn cầu trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu)*.

International PEN Writers in Prison Committee (PEN WIPC)
Brownlow House, 50/51 High Holborn, London WC1V 6ER,
RAPID ACTION NETWORK 23 September 2008 RAN 47/08

VIÊTNAM : CRACKDOWN ON DISSIDENTS


The Writers in Prison Committee (WiPC) of International PEN is alarmed about an apparent crackdown on dissent in Vietnam, in which a number of writers have been arrested in recent weeks. This brings the total number of writers detained in Vietnam to sixteen. International PEN calls for the immediate and unconditional release of all those detained in Vietnam for the peaceful exercise of their right to free expression, in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a signatory.

According to PEN's information, a number of writers are amongst those to have been arrested as part of a crackdown on peaceful protests carried out by dissidents in recent weeks. The arrests are apparently part of a wider pattern of harassment and arrest by Vietnamese authorities of independent journalists, human rights activists, cyber dissidents, religious freedom advocates, and farmers protesting confiscation of their land. Those currently detained or under heavy surveillance include:

•Nguyen Van Hai (aka Nguyen Hoang Hai/Dieu Cay): independent journalist and blogger, sentenced on 10 September 2008 to two and a half years-imprisonment by the Vietnamese People's Court at Ho Chi Minh city for alleged tax fraud, although he is widely believed to be targeted for his criticism of Vietnamese government policy. He is known for his critical internet postings calling for greater democracy and human rights in Vietnam and his participation in protests against Chinese foreign policy. Dieu Cay was one of the founding members of the Club of Free Journalists (Cau Lac Bo Nha Bao Tu Do) in 2006.
•Nguyen Xuan Nghia, poet and writer, member of the Hai Phong Association of writers and founding member of the banned democracy movement known as Block 8406, author of several online poems and articles, a recipient of the 2008 Hellman Hammet Award for Free Expression. Arrested on 11 September 2008. Held at the B14 labour camp in Ha Dong province, south of Hanoi.
•Le Thi Kim Thu (F), online reporter and photographer, arrested on 14 August 2008, detained at Hoa Lo detention camp outside Hanoi; known for her reports for various overseas Vietnamese media outlets.
•Pham Van Troi, dissident writer and activist, known for his contributions to the underground dissident review Tu Do Dan Chu (Freedom and Democracy). Arrested on 10 September 2008 and detained at the B14 labour camp, in Ha Dong province, south of Hanoi.
•Nguyen Van Tuc, farmer, poet and human rights defender, known for his numerous writings on social injustice and satirical poems published on overseas websites. Arrested on 10 September 2008 and detained at the B14 labour camp, in Ha Dong province, south of Hanoi.
•Ngô Quỳnh, student and dissident writer, author of online dissenting articles, including 'Viet Nam needs to compile a new History-book' and 'Journey to Lang Son's Dairy', published on overseas websites. Arrested on 10 September 2008 and detained at the B14 labour camp, in Ha Dong province, south of Hanoi.
•Tran Duc Thach, poet. Reportedly arrested on 10 September 2008, released the same day but remains under heavy surveillance.
•Pham Thanh Nghien (F): Internet writer and independent journalist. Arrested on 11 September 2008, released later that day but remained under residential surveillance until her re-arrest on 17 September 2008. Thought to be held under Article 88 of the Criminal Code on charges of 'propaganda against the state'.

For further information go to:
Human Rights Watch article, 'Vietnam: New Round of Arrests Target Democracy Activists'
http://hrw.org/english/docs/2008/09/11/vietna19796.htm

IFEX alerts and reports on freedom of expression in Vietnam:
http://www.ifex.org/en/content/view/full/164/

For the BBC's country profile:
http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/asia-pacific/country_profiles/1243338.stm

Please send appeals:
- Expressing alarm at the recent crackdown on dissident in Vietnam, in which a number of writers have been detained;
- calling for the immediate and unconditional release of all those detained for the peaceful exercise of their right to free expression, in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a signatory.
- (…).
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
* De: IFEX Action Alert Network
Envoyé: mardi, 23. septembre 2008 22:07
ALERT – VIETNAM Flash (several dissidents arrested as part of crackdown by authorities). (…)
SOURCE: Writers in Prison Committee (WiPC), International PEN, London

ĐÔI ĐIÈU VỀ NHỮNG SAI LẦM VÀ BÀI HỌC CẤP THIẾT





Sai lầm và cách nhìn nhận sai lầm

Trong quá trình lịch sử của đất nước Việt Nam hay bất cứ đất nước nào trên thế giới, không có cá nhân, tổ chức hay nhà nước nào thể nói rằng mình không có những sai lầm.

Những sai lầm của từng giai đoạn lịch sử, để lại cho hậu thế những hậu quả mà dù muốn hay không, tất cả đều phải gánh chịu và tìm cách sửa chữa.

Với một nhà nước, một chế độ, một hệ thống, khi có những sai lầm cần nhanh chóng rút ra những bài học cần thiết để khắc phục các hậu quả trước mắt và lâu dài của nó. Những việc đó cần làm nhanh chóng và thực tâm nhằm tránh cho những giai đoạn tiếp theo của đất nước, của dân tộc khỏi những hậu quả lớn hơn.

Với thực tế Việt Nam hiện nay, rất nhiều những vấn đề sai lầm đã được chỉ ra, đã nhiều người công nhận rằng đang có những “lỗi hệ thống” và góp ý nhiều cách để sửa lỗi, thì những chủ trương, hành động hướng tới sự chuẩn mực là điều quan trọng, sửa chữa các sai lầm của mình lại còn phải quan tâm hơn.

Nhiều quan chức Việt Nam đến cuối đời bước ra khỏi bộ máy nhà nước mới có thể nói lên những ân hận, những suy nghĩ và cả những nhận xét của mình về những việc làm có liên quan, về một giai đoạn nào đó có những sai lầm, khi đó họ mới có thể có thời gian nhìn lại mình chăng?

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến cuối đời, đã có những bài viết, có những tiếng nói về nhiều vấn đề mà khi ông làm Thủ tướng, có thể ông không nói được ra hoặc chưa có thời gian nghĩ đến. Ông viết: “Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều. Trong các chiến dịch cải cách ruộng đất và cải tạo công thương nghiệp, nhiều nhân sĩ yêu nước, nhiều nhà kinh doanh có công với cách mạng đã không được coi như bạn nữa, gây những tổn thất lớn về chính trị và kinh tế.

Tư tưởng thành phần chủ nghĩa đã dẫn tới hai kết quả: làm mất đi nhiều tài năng của một bộ phận đáng kể trong dân tộc, đồng thời đưa một cách gượng ép những nhân tố tuy rất cơ bản về chính trị nhưng lại không đủ chất lượng trong quản lý và xây dựng …

…Những kinh nghiệm quốc tế vừa qua càng chỉ rõ thêm rằng nếu chỉ dùng đối đầu và bạo lực để giải quyết những thù hận thì chỉ đẻ ra thù hận. Nếu dùng cách cảm hóa để giải quyết thù hận thì có thể triệt tiêu được thù hận và tạo ra sức mạnh càng ngày càng dồi dào hơn. Nếu cứ còn chia rẽ do hận vì bại, kiêu vì thắng, thì có ích gì cho bản thân, cho đất nước, cho hình ảnh VN trên trường quốc tế? (Trích Đại đoàn kết dân tộc - cội nguồn sức mạnh của chúng ta – Võ Văn Kiệt – Báo Tuổi trẻ ngày 31/08/2005).

Ông cũng khẳng định: "Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả" (Trích BBC ngày 30/4/2007- Ông Võ Văn Kiệt kêu gọi hòa giải)

Ông Đoàn Duy Thành, ông Nguyễn Văn An, các cựu quan chức nhà nước Việt Nam đã từng nói về những vụ việc lạ lùng trong các giai đoạn của đất nước dưới chế độ hiện nay như chỉ thị “Z30 – tịch thu tất cả những ngôi nhà hai tầng của nhân dân” mà riêng Nam Định với danh sách hơn 200 gia đình. Ông An nói: “Thế mà ngày ấy, tịch thu cả một gia sản của người ta mà chỉ thông qua kiểm tra hành chính. Điều lạ kỳ là không hiểu sao ngày ấy người ta cứ nói mập mờ "Cái này bí mật, không phổ biến rộng, cứ triển khai theo ý của trên..." (trích báo Pháp luật TPHCM ngày 6/3/2008)

Chuyện đó mới xảy ra cách đây chỉ hơn vài chục năm và nguyên nhân vụ việc đó, chỉ do một câu nói theo ý nghĩ của ông Đỗ Mười. Trừ Nam Định và Hải Phòng không thi hành, còn những nơi khác như Hà Nội, nhiều nạn nhân đã chịu cái lệnh miệng đó. (Theo Hồi ký Đoàn Duy Thành).

Như vậy có thể khẳng định rằng không thiếu những chính sách, những bất cập của hệ thống nhà nước đã tạo ra những sai lầm nghiêm trọng mà hậu quả là người dân phải chịu. Họ mất nhà cửa, tài sản mà cả đời họ dành dụm, họ trở nên tiêu điều xơ xác mang đầy những hận thù. Những hậu quả lâu dài của nó là gì nếu không nói là những nạn nhân và những người biết sự thật sẽ mất đi niềm tin ở một nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản luôn được cho là sáng suốt tài tình.

Có còn không những sai lầm và những câu hỏi cần giải đáp

Một thời đã tưởng qua đi để nhân dân tiếp tục được hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới đem lại khi xây dựng một nhà nước “pháp quyền”. Ở đó, mỗi công dân được tôn trọng, các ý kiến phản biện được lắng nghe, tâm tư nguyện vọng của nhân dân được lắng nghe và giải quyết thỏa đáng.

Vụ việc ở Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà hiện nay, người ta thấy nhà nước đã được gì qua những việc làm của mình? Nhà nước có chứng minh được rằng hệ thống đã làm việc công minh và hành xử đúng như một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân để củng cố lòng tin trong nhân dân như các nghị quyết Đại hội Đảng đã ghi?

Nhà nước và chính quyền sẽ trả lời những câu hỏi sau đây ra sao với hậu thế hoặc chính những người dân quan tâm hiện nay:

- Khu đất Tòa Khâm sứ, Thái Hà thành công viên có phải vì nhu cầu không thể thiếu về công viên và công trình công cộng như nhà nước nói hay không, nếu không có sự khiếu nại kiên quyết và dai dẳng của giáo dân, thì những khu đất đó hiện nay đã là gì? Hay đây chỉ là cách giải quyết chữa cháy của một quá trình mà nhiều điều đã không minh bạch?

- Tại sao việc xử lý, giải quyết vụ việc Tòa Khâm sứ bằng một dự án với cách làm bất thường, với một tốc độ nhanh chóng và bí mật đáng ngờ? Nếu đó là những việc làm hợp với “lòng dân và ý Đảng” tại sao không thực hiện minh bạch theo đúng những thứ tự của nó cần có? Tại sao phải làm hết sức quyết liệt, dùng nhiều lực lượng phong tỏa khu vực, bãi bỏ cả việc học hành của các trường học, việc làm ăn kiếm sống của các hộ kinh doanh trên phố Nhà Chung. Tại sao phải vội vàng đập bỏ cả ngôi nhà ba tầng to lớn mà chưa ai từng thấy sự lãng phí đến như vậy, ít nhất là tận thu những gì có thể theo tinh thần tiết kiệm mà nhà nước đã ra sức kêu gọi. Đó là tài sản của nhân dân, của xã hội trong khi đất nước đang có quá nhiều người sống dưới mức nghèo khổ?!

- Việc giải tỏa khu đất ở Thái Hà vào ban đêm với những lực lượng đáng ngờ? Tại sao phải làm thế nếu nhà nước thi hành đúng theo pháp luật và nguyện vọng của nhân dân là có lý, có tình, “được đông đảo nhân dân ủng hộ” như hệ thống truyền thông thường xuyên nói tới?

- Việc đưa những thanh niên mặc áo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bà, các cô, các mợ, các chị… đến Thái Hà để quấy phá giáo dân đang cầu nguyện nhằm mục đích gì? Chính quyền và nhà nước, xã hội được lợi gì sau những hành động đó nếu không phải là sự đố kỵ, ghen ghét và bài xích, nhạo báng tôn giáo từ những thanh niên mà sẽ là chủ nhân đất nước trong một tương lai gần, các bà mẹ đó sẽ dạy những gì cho con cháu họ về sự đoàn kết yêu thương mà xã hội nào cũng hết sức cần?

Nếu đất nước này sẽ được đám thanh niên kia lãnh đạo, thì sẽ là gì nếu không là những cuộc bài xích, thanh trừng tôn giáo lớn hơn? Và điều đó có lợi cho đất nước, xã hội trong tương lai hay không?

Ở các ngôi trường, câu khẩu hiệu thường thấy của người xưa để lại: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Những đoàn viên thanh niên cộng sản này, những sinh viên học sinh này có trở thành những cán bộ tốt hay không, khi mà họ đã được sử dụng vào việc nhạo báng tâm linh, thần tượng của một cộng đồng tôn giáo, như loại mà người xưa thường gọi là bọn vô đạo?

Thiết nghĩ, trường đại học đầu tiên của đất nước này là Quốc Tử giám, ở đó, cha ông ta đã dạy cho những học trò của mình trước hết là đạo, đạo làm người, đạo làm những chí sĩ, những sĩ phu và những trí thức lớn để phục vụ dân chúng. Thời nay, nhà nước dạy họ bằng cách như thế này sao?

Điều đó có lợi gì cho sự nghiệp: “Đại đoàn kết toàn dân” khi mà giặc ngoài đang lăm le bờ cõi đất nước?

- Những cách làm của hệ thống truyền thông nhà nước với mức độ ngày càng trầm trọng hơn với giới linh mục, tu sĩ và giáo dân ở Tòa Khâm sứ, Thái Hà sẽ để lại điều gì? Nhà nước được lợi gì khi cả cộng đồng giáo dân bị xuyên tạc, nói xấu và mạ lỵ ngay trên chính báo đài nhà nước?

Nhà nước và dân tộc này được lợi gì, khi TGM Ngô Quang Kiệt, trong bài nói chuyện thật tâm của mình đã bị hệ thống truyền thông cố tình cắt cúp để xuyên tạc và bêu xấu trước toàn thể cộng đồng dân tộc Việt Nam? Những sự thật ẩn giấu đằng sau, có giữ được hoàn toàn bí mật với nhân dân hay không? Tôi nghĩ, những người dù có bị xúc động nhất thời bởi “cơn lên đồng tập thể” vì những lời khêu gợi tính dân tộc bằng xảo thuật kia mà có những lời lẽ hành động thiếu bình tĩnh, thì cũng có ngày họ sẽ thấy được sự thật với nỗi ân hận của chính mình. Khi đó, liệu có còn sự kính trọng, tin tưởng vào hệ thống truyền thông và nhà nước hiện nay?

Những câu hỏi đó, thiết nghĩ, cần được các lãnh đạo đất nước đặt ra và tìm câu trả lời. Để có thể kiểm nghiệm lại những kết quả đã và sẽ thu được sau những ngày vừa rồi với hai vụ việc Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.

Những bài học đang được dạy cho các quan chức và các hành động thực tế

Khi cả hệ thống nhà nước đã và đang phát động “Học tập và làm theo đạo đức, tư tưởng Hồ Chí Minh” một cách khá quy mô, rầm rộ và tốn kém, thì những việc làm của hệ thống truyền thông và chính quyền TP Hà Nội vừa qua trong các vụ việc nói trên có làm theo điều đã được học hay không?

Trên website của Đảng Cộng sản có một đoạn tôi đọc thấy như sau: “Cũng trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời Hồ Chí Minh đã nêu 6 nhiệm vụ cấp bách phải làm, trong đó Người nhấn mạnh vấn đề thứ 6 là: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo (Thiên chúa giáo) và đồng bào Lương (Phật giáo), để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết”. (Trích Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc và về tôn giáo – Báo điện tử Đảng Cộng sản)

“Người cảnh báo không học hỏi dân chúng, không thèm bàn bạc với dân chúng, đó là sự sai lầm nguy hiểm, sẽ luôn luôn thất bại. Như vậy điểm nổi bật của cách lãnh đạo dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh là việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng và tuyệt đối không theo đuôi quần chúng, nhưng việc gì cũng phải từ trong quần chúng mà ra”. (Trích Phương pháp dân chủ của Hổ Chí Minh trong công tác lãnh đạo – Báo điện tử Đảng Cộng sản). {Chúng tôi nhấn mạnh chỗ in đậm}

Vậy, những ý nguyện của cộng đồng tôn giáo Hà Nội vừa qua, chính quyền đã thật tâm để giải thích cho dân, bàn bạc với dân hay chỉ là một câu mệnh lệnh “không có cơ sở giải quyết” dù đó là niềm tin, là những tiếng gọi từ lương tâm của của giáo dân với mảnh đất Thánh Thiêng của họ. Và khi họ không nhất trí, chỉ yêu cầu các chứng cứ pháp luật thể hiện nhà nước pháp quyền, thì chính quyền dùng mệnh lệnh, áp đặt, cưỡng bức và dùng truyền thông để bài xích họ?

Trong bài nói chuyện tại Trường Công an trung cấp khoá 2 năm 1951, ông Hồ Chí Minh nói: "Tuy Công an là của nhân dân, nhưng đồng thời cũng phải biết phê bình người phạm sai lầm. Trong nội bộ, Công an cũng phải phê bình nhau. Đối với người không sửa được thì phải tẩy trừ ra khỏi ngành kẻo để lại thì con sâu làm rầu nồi canh. Phải làm thế nào cho được lòng dân, phải thực sự giúp đỡ dân trong công việc chứ không phải là lối ngoại giao qua loa. Có như thế thì người dân mới tích cực trở lại giúp đỡ Công an…".

Với đội ngũ công an các loại dày đặc trên phố Nhà Chung cùng thép gai, chó nghiệp vụ và nhiều phương tiện khác cũng như đội ngũ Công an ở Thái Hà, khi những người đến đó xịt hơi cay, đến đó la hét đòi giết người mà họ không hành động giữ gìn trật tự ổn định, không thi hành bổn phận của mình thì nhân dân sẽ nghĩ sao? Họ đang đứng về phía ai khi mà hàng vạn con người đã về Thái Hà, về Tòa Khâm sứ đều là nhân dân.

Để có thể làm được những lời trên, thiết nghĩ cũng cần nhắc lại lời này: “Tuy trong quyết nghị không nói đến, không nêu lên hai chữ liêm khiết, tôi cũng xin tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới: Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ liêm khiết”. Và” “Theo lời quyết nghị của Quốc hội, Chính phủ sau đây phải là một Chính phủ biết làm việc, có gan góc, quyết tâm đi vào mục đích trong thì kiến thiết, ngoài thì tranh thủ độc lập và thống nhất của nước nhà” (Trích Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. NXBCTQG.2002, tr.427, tr. 195)

Thiết nghĩ rằng, nếu làm đúng những bài học và đường lối được viết ra một cách hay ho, đẹp đẽ đó, thì chắc những sự việc vừa qua với cộng đồng giáo dân đông đảo thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội nói riêng cũng như Công giáo Việt Nam nói chung, đã không xảy ra những điều khó hiểu và đáng tiếc.

Chúng ta cũng đừng một lần nữa biện minh cho những sai lầm của mình rằng “Đường lối đúng, nhưng thực hiện sai” hoặc do cấp này, cấp khác làm như nhân dân đã từng nghe nhiều. Cái cần nhất là sự thực tâm và rút ngay những kinh nghiệm kịp thời sửa chữa sai lầm của mình.

Một dân tộc có sức mạnh là một dân tộc, đất nước có sự đoàn kết. Chính sự đoàn kết đã đưa đất nước này vượt qua muôn vàn khó khăn trong nhiều giai đoạn lịch sử đất nước. Vậy thì hà cớ gì lại khêu gợi lên những sự thù hằn tôn giáo, kỳ thị tôn giáo bằng những phương tiện truyền thông chính thống mà đáng lẽ phải lấy sự thật làm đầu, lấy hạnh phúc và quyền lợi nhân dân làm mục đích. Một nhà nước của dân, thì hà cớ gì lại không quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của một cộng đồng tôn giáo đông đảo được chính nhà nước công nhận? Hà cớ gì phải tốn biết bao tiền của, sức lực của nhân dân để tìm cách giải quyết mà giáo dân cho là không thấu lý, đạt tình, không dựa trên cơ sở luật pháp.

Phải chăng, ám ảnh từ những sai lầm của quá khứ đã không thể vượt qua để tìm một lối ra thật chân chính và được sự đồng tình của xã hội một cách ngay thẳng?

Những sai lầm đã qua nhưng hậu quả còn đó, dù đã được nói đến nhiều qua quá trình lịch sử nhà nước này. Có nên tạo ra những sai lầm tiếp theo nữa hay không? Đó là điều cần xem lại để có cách hành xử đúng và vì mục đích lâu dài của đất nước.

Để kết thúc bài viết này, tưởng cũng cần nhắc một đoạn trong hồi ký của Đoàn Duy Thành, một đảng viên, quan chức cấp cao của nhà nước khi đã hồi hưu:

“Khi chúng ta ở thế “thượng phong”, phải nghĩ đến lúc “hạ mạt”. Trách nhiệm của người đi trước, phải biết để lại “hồng phúc” cho người đi sau. Chớ để xảy ra chuyện: “Cha ăn mặn, con khát nước” như dân gian thường nói. Những người cầm cân nảy mực một quốc gia càng phải nắm lấy những điều răn dạy của tổ tiên, và của các bậc hiền triết đã để lại cho nhân loại biết bao châm ngôn, tục ngữ... Chúng ta cần đọc kĩ, suy ngẫm kĩ. Bất kì hoàn cảnh nào cũng có thể ứng dụng, cho chuẩn mực, cho đúng đạo lí.

Kinh nghiệm sai lầm trong Cải cách ruộng đất, rồi chỉnh đốn tổ chức, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, tưởng rằng những bài học lớn lao đó chưa xa lắm...

Có như vậy mới hi vọng tạo nên sự hoà hợp đoàn kết với tầm cao hơn, sâu rộng hơn, không chỉ có lí trí mà còn tình cảm của người đối với người... xây dựng một nước giàu, đủ sức bảo vệ lổ quốc, không bao giờ để ngoại bang xâm chiếm, nô dịch bằng bất kì hình thức nào”.

Hà Nội, ngày 23 tháng 9 năm 2009

· J.B Nguyễn Hữu Vinh

5.000 người dự Buổi Cầu nguyện Hiệp thông với Giáo xứ Thái Hà tại DCCT Sàigòn




Ngay từ chập tối ngày 24/9, chung quanh khu vực Nhà Thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đường Kỳ Đồng đã thấy xuất hiện nhiều an ninh chìm mặc thường phục, cũng không khó để nhận ra họ khi thấy ở thắt lưng họ có gì đó “cộm cộm” hơn người bình thường. Ở các ngã ba và tư dẫn đến khu vực Phường 9 Quận 3 này cũng thấy xuất hiện sắc phục công an nhiều hơn ngày thường, khiến dân chúng xung quanh nhà DCCT cũng tỏ ra thắc mắc “hôm nay nhà thờ có lễ gì vậy?”.

Còn những nửa giờ nữa mới bắt đầu mà sân nhà thờ đã gần kín giáo dân, các lối đi mỗi lúc trở nên hẹp dần. Tôi không quen đánh giá nên xin áng chừng con số vào khoảng 2 cho đến 3 ngàn người, rộng rãi chút cho chắc ăn và tất nhiên trong số này cũng không thể thiếu các nhân viên nhà nước đến đây chỉ vì nhiệm vụ.

Đúng 19 giờ buổi lễ được bắt đầu bằng việc cha đại diện nhà dòng tường thuật vắn tắt lại toàn bộ đầu đuôi của hai câu chuyện lịch sử đang viết dở dang cho tới ngày hôm nay và chưa biết sẽ kết thúc ra sao đó là sự kiện “Tòa Khâm Sứ” và “Giáo xứ Thái Hà” thuộc giáo phận Hà Nội từ tháng 12/2007.

Tôi phải công nhận là việc tổ chức trình bày các nội dung trên các cha dòng CCT Sàigòn tỏ ra rất là chuyên nghiệp đúng theo phong cách thông tin trong thời đại công nghệ, các Ngài trình bày đến đâu đều có âm thanh hình ảnh đi kèm ngay sau đó, cái này ông bà mình gọi là “ nói có sách mách có chứng” đàng hoàng và tôi cũng dự đoán nhà dòng cũng không thể quên record lại toàn bộ diễn tiến buổi cầu nguyện tối hôm nay để phòng hờ sau này lỡ có bị ai kết tội thì còn có cái đem ra làm bằng chứng.

Nhắc đến việc này cũng trong phần tường thuật lại các diễn biến, các Cha DCCT cũng không quên đem lời phát biểu của ĐHY Ngô Quang Kiệt tại UBND Tp.Hà Nội ngày 19/9, mà mấy ngày vừa qua đã bị nhà nước cố tình xuyên tạc đầy ác ý để đẩy Ngài ra trước mũi dùi công luận, tối nay mọi người đã được nghe lại đầy đủ.

Sau một số tấm hình có nội dung đặc sắc kèm theo lời bình sắc sảo của linh mục giới thiệu là những tràng vỗ tay kéo dài của hàng ngàn giáo dân trong khuôn viên nhà thờ, gây cả sự chú ý cho nhiều đang đi trên đường Kỳ Đồng. Quả thật, từ năm 1975 đây là lần đầu tiên tôi mới được chứng kiến sự nói thẳng nói thật về các vấn nạn trong xã hội, và giữa một rừng người vỗ tay reo hò dường như chẳng còn ai thấy sợ hãi khi phải đụng đến những sự sai trái của chính quyền.

Khoảng 19g30’ đường dây điện thoại nối nhà thờ với Giáo xứ Thái Hà - Hà Nội và mọi người được nghe cha chánh xứ Gioan Vũ Khởi Phụng ngỏ lời chào, lời cảm ơn tất cả mọi người và khi Ngài đang kể về tình hình mấy ngày qua tại Thái Hà chưa kịp hết lời thì bỗng… “cụp” theo lời giải thích của Quí Cha thì mấy ngày nay xe phá sóng của chính quyền thấy xuất hiện ở quanh khu vực nhà dòng.

Đến phần chính của buổi lễ là cầu nguyện hiệp thông thật sự gây ấn tượng: Hàng ngàn ánh nến lung linh được đốt lên giữa khung cảnh bóng tối bao quanh, như muốn nói lên ý nghĩa và mục đích của buổi cầu nguyện là để “ĐEM CHÂN LÝ VÀO CHỐN LỖI LẦM” như lời Kinh Hòa bình mà mọi người đã cùng nhau hát vang sau phần đọc Lời Nguyện.

Đúng 20 giờ bắt đầu thánh lễ tối với trọng tâm là bài giảng trích ý từ đoạn phúc âm tả lại cảnh Chúa Giêsu bị đem ra “đấu tố” trước dân chúng bởi các luật sĩ ngày xưa. Một bài giảng hết sức thuyết phục “trên cả tuyệt vời” về cuộc chiến giữa thiện và ác / giữa chiến tranh và hòa bình bằng một phong cách theo tôi không còn có thể chê vào đâu được, nếu tôi là an ninh chìm được cử đến nhà thờ để “nghe xem mấy ông cha nhà dòng nói gì?” có khi ngày mai tôi cũng xin ra khỏi ngành mất cũng nên?! Rất mong Quí Cha VietCatholic liên hệ với www.chuacuuthe.com phổ biến lại bài giảng này cho nhiều người cùng nghe.

Sau thánh lễ bài kinh hòa bình lại vang lên nến lại được thắp sáng lần nữa khi Cha Chủ Tế cùng hơn mười linh mục, vài chục Thầy và các Soeurs cùng nhau ra sân tiến về hang đá Đức Mẹ và sân nhà dòng bên tượng Chúa Chịu Nạn để ban phép lành cuối lễ, lúc này gần 21 giờ.

“Mẹ ơi, đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u ám, chiến tranh điêu tàn,
Mẹ hãy giơ tay ban phúc Bình An,
Cho Việt Nam qua phút nguy nan”

Bài hát bất hủ này từ sau năm 1975 tôi không còn nghe thấy nhà thờ nào dám đem ra hát, tối nay lại rền vang lên giữa lòng thành phố Sàigòn có thể sẽ khiến có thêm nhiều ngưòi đi đường ngơ ngác hỏi nhau “hôm nay bên đạo có lễ gì?”

(Sàigòn 24/9/08, Alfonso Hoàng Gia Bảo)

SAI GÒN - Chúng tôi xin ghi nhanh ngay tại nơi dang cầu nguyện một số chi tiết nổi bật đáng chú ý và gửi ngay bằng đường mobile phone cho độc giả của VietCatholic:

- Sau khi kiểm chứng các nguồn tin khác nhau, chúng tôi được biết số người tham dự là chừng 3000 người tham dự, nhưng cũng có các vị đã từng tham dự ở đây cho biết phải quãng 8.000 người tham dự.-

- Công an chìm rất đông (nhiều cảnh sát chìm mặt hình sự ngồi tại các quán cóc xung quanh DCCT). Cha Quang Uy nói là cha tin có nhiều công an chìm và dặn dò mọi người giữ bình tĩnh nếu có bạo động bằng cách ngồi xuống.

- Cảnh sát giao thông phân luồng cũng đông (gây khó dễ khi giáo dân gửi xe ở các nơi xung quanh).

- Trong nhà thờ chật kín, ngoài sân cũng chật kín.

- Cuộc điện thoại được phát trên loa lớn: Cha Phương phone ra nhà Thái Hà nói chuyện với cha Phụng thì điện thoại di động của cha Phương hết tiền => bị cắt ngang, nghe tít tít trên loa lớn đang phát cho mọi người nghe. Mọi người cứ tưởng công an cộng sản cắt điện thoại, nhưng cũng có thể là điện thoại di động hết tiền!. Sau lễ cha con lăn ra cười. Cái gì không phải do nhà nước làm thì mình không nên đổ oan cho họ. Rõ ràng là việc quan trọng mà đề phòng không tới nơi!.

- Cha Quang Uy tập hát, dặn dò giáo dân. Cha Giám tỉnh Phạm Trung Thành chủ tế, rất đông các cha đồng tế thuộc nhiều Dòng khác nhau. Cha Thông thuộc Cộng đoàn DCCT Mai Thôn giảng lễ, bài giảng rất hay. Một câu trong bài giảng: "Bọn họ làm chỉ để tôn vinh lẫn nhau. Còn Chúa thì khác."

- Trình chiếu hình ảnh slideshow và lời nói của Đức TGM Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt, giáo xứ Thái Hà...Sau mỗi hình ảnh là lời chú giải của Cha Quang Uy và cứ mỗi lần lại là một tràng pháo tay vang lên.

Một số giáo dân sau khi nghe lại toàn bộ bài phát biểu của Đức Tổng Kiệt đã phản ứng ngay. Họ xì xầm bàn tán và cho rằng VTV thật vô nhân đức và quỷ quyệt khi đã cắt xén câu nói của Đức Tổng. Họ tỏ ý rất bất bình và cứ lắc đầu liên tục, họ còn nói không thể nào tin được vào đài VTV nữa rồi. Có người còn nói: "Ác quá ! Tội nghiệp Đức Tổng".

Ngày mai chúng ta có thể nghe lại bài giảng lễ hôm nay trên trang www.trungtammucvudcct.com

- Sau lễ thì mọi người được hướng dẫn ra hang đá Đức Mẹ hát bài "Mẹ ơi đoái thương xem nước Vietnam", sau đó là 1 Kinh Kính Mừng.

“TÔI CẢNH CÁO ÔNG VÀ SẼ KIỆN ÔNG ”






Hai “Công văn cảnh cáo” của UBND Thành Phố Hà Nội đối với TGM Giuse Ngô Quang Kiệt và 4 linh mục Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà là không có cơ sơ pháp lý, sai cả về hình thức văn bản lẫn nội dung sự việc.

Về hình thức: Theo luật pháp Việt Nam không hề có một văn bản quy phạm pháp luật nào được gọi là: “Công văn cảnh cáo”. Về nội dung: Chưa hề có vi phạm hành chính mà chỉ có một vụ án hình sự đã được khởi tố.

Theo Pháp Lệnh về xử phạt vi phạm hành chính thì “Cảnh cáo” là một trong hai hình thức xử phạt hành chính và phải thể hiện bằng một “Quyết định” (Điều 13). Trước khi có “Quyết định” thì phải có 1 biên bản xác định có sự việc vi phạm. Trong biên bản phải có ngày tháng, hành vi vi phạm, địa điểm vi phạm, lời khai của các bên… (Điều 55). Sau đó, cơ quan, tổ chức dựa vào “Cái biên bản vi phạm đó” để ra một “Quyết định cảnh cáo” (nếu có). Nhưng rõ ràng ở đây không hề có vi phạm hành chính vì Nhà nước đã khởi tố vụ án hình sự.

Cảnh cáo cũng là một hình thức kỷ luật trong cùng cơ quan theo các mức độ: Kiển trách, Cảnh cáo, Hạ bậc lương, Cách chức, Buộc thôi việc… hoặc là một hình thức kỷ luật cho các thành viên trong cùng một tổ chức thường được quy định trong điều lệ của tổ chức đó.

Ông Nguyễn Thế Thảo, Đức TGM Ngô Quang Kiệt và các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế là các công dân độc lập nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Giữa hai bên chưa hề có biên bản nào ghi nhận bên nào sai phạm cả. Thế mà tự nhiên ông Thảo “cảnh cáo” Đức Tổng giám mục và các Cha.

Nếu theo cách của ông Thảo thì tôi là một công dân quèn cũng có quyền ra một “Công văn cảnh cáo” ông ta. Nếu công văn của tôi ra đời thì sẽ là một cái “tát” vì tôi có chứng cứ rất cụ thể, “bắt tận tay, day tận trán” những sai phạm của ông ấy.

Dùng “công văn cảnh cáo” là sai nhưng buồn cười là hàng loạt nhà báo học thông viết thạo cũng cứ nhắm mắt cho đăng. Việc đó chỉ quảng cáo cho sự ngu dốt nhưng lại trịch thượng, ra vẻ “ta đây” của UBND Thành Phố Hà Nội mà thôi.

Đức TGM và Các Linh mục hoàn toàn có thể kiện ra tòa.

Ngược lại với việc bị ‘cảnh cáo”, Đức Tổng Giám Mục và 4 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế hoàn toàn có thể kiện UBND Thành phố và các Đài báo ra tòa về tội vu khống theo điều 122 của Bộ Luật Hình sự. Song song việc đó Đức Tổng Giám Mục và các Cha có thể theo cách rất đời thường là đến ngay văn phòng ông Thảo ở UBND Hà Nội, chỉ thẳng tay vào mặt và nói: “Tôi cảnh cáo ông”...

Đức Tổng và các Linh mục DCCT cũng có thể làm như vậy với tất cả Tổng Biên tập của một loạt tờ báo đã đưa tin một cách sai sự thật, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của cá nhân mình.

Điều 122 về tội vu khống ghi: “Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác… thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, trường hợp tối đa có thể đến 7 năm tù.”

Trong trường hợp này các yếu tố cấu thành tội vu khống là rất rõ ràng. Hàng triệu người đã được xem đoạn TV trên truyền hình Trung Ương và Hà Nội và rất nhiều bài báo. Nếu so sánh với bản gốc đầy đủ của Đức Tổng Phát biểu thì rõ ràng bất cứ ai cũng đều thấy rõ ràng có sự “bịa đặt” và họ đã “loan truyền” một cách rộng rãi có mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân Đức Tổng Giám Mục và các Cha DCCT.

Các cơ quan ngôn luận của Việt Nam cũng biết rất rõ những điều mình nói về Đức Tổng giám mục và các Linh mục là hoàn tòan bịa đặt vì họ cũng đã tham dự cuộc họp giữa UBND Thành Phố Hà Nội với Tòa Tổng Giám Mục nhưng vẫn cố tình đưa tin nên họ cũng sẽ bị truy tố trước pháp luật về tội vu khống.

Ngoài ra Tòa Tổng giám mục Hà Nội và Các Cha ở Nhà thờ Thái Hà có thể kiện UBND Thành phố Hà nội ra tòa theo điều 129 là tội: “Xâm phạm quyền hội họp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân”. Kể cả tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” theo điều 87 của Bộ Luật Hình Sự là tội mà Nhà nước đang định vu cáo cho Đức Cha Ngô Quang Kiệt và Các Linh Mục.

Vấn đề tiếp theo là Tòa Tổng Giám Mục phải ký hợp đồng thuê một văn phòng luật sư giỏi để xách cổ mấy ông “tinh tướng” ra tòa. Dù thắng dù không thì đó cũng là hành vi yêu đất nước Việt Nam, vì Nhân dân mà làm.

Tham nhũng : tác nhân gây thảm họa nhân đạo tại các nước nghèo





Hàng năm, tổ chức Transparency International công bố bảng xếp hạng các quốc gia trên thế giới tùy theo một chỉ số gọi là CPI (Corruption Perception Index) đo lường mức độ tham nhũng. Trong bảng xếp hạng năm 2008, Việt Nam đứng thứ 121 trên 180 quốc gia.

Bản báo cáo năm 2008 vừa được công bố hôm 23/09/2008 tại Berlin. Trong một thông cáo, bà Huguette Labelle, chủ tịch Transparency International nhấn mạnh là tại các nước nghèo, nạn tham nhũng là một thảm họa về mặt nhân đạo khi nó liên quan đến những khoản tiền dành cho bệnh viện và nước uống.

Chỉ số tham nhũng CPI đi từ 10 đến 0, điểm cao tương ứng với mức độ trong sạch, điểm thấp thể hiện tình trạng tham nhũng. Những nước được xem là trong sạch nhất và đứng đầu bảng xếp hạng là Đan Mạch, Thụy Điển và New Zealand với chỉ số cao nhất là 9,3 điểm, kế đến là Xingapo với 9,2 điểm. Các nước nằm ở cuối bảng xếp hạng, nghĩa là bị xem là tham nhũng nhất có Irak, Somali và Miến Điện.

Liên quan đến Việt Nam, trong bảng xếp hạng năm nay, Việt Nam đứng hàng thứ 121 với chỉ số 2,7 điểm. Thứ hạng Việt Nam như vậy có tiến đôi chút so với năm ngoái. Trong bảng xếp hạng năm 2007, Việt Nam ở hàng thứ 123, với số điểm là 2,6.

Trong bản báo cáo năm nay, Transparency International cũng lưu ý đến trường hợp của một số nước Âu châu, một mặt kêu gọi các nước nghèo phải đấu tranh chống tham nhũng, nhưng mặt khác lại làm ngơ trước trường hợp một số công ty Âu châu tìm cách hối lộ quan chức tại các nước nghèo, hoặc là nhắm mắt trước những khoản tiền không rõ xuất xứ được cất giữ tại các ngân hàng Âu châu.

Do vậy, theo Transparency International, việc đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi, ở các nước giàu cũng như ở các nước nghèo, sự vận hành nghiêm túc của các định chế thuộc chính phủ cũng như thuộc xã hội dân sự.

Đối với Transparency International, là để đầu tranh chống tham nhũng, các quốc gia cần có một hệ thống giám sát vững mạnh thông qua quốc hội, một bộ máy hành pháp hiệu quả, những phương tiện truyền thống độc lập và một xã hội dân sự năng động.

Theo RFI

Từ Sài Gòn nhìn ra điểm nóng Hà Nội

Nguyễn Viện
Gửi tới BBC từ Sài Gòn

Các sự việc đang diễn ra ở Thái Hà và Tòa Khâm sứ Hà Nội trong những ngày này đang là sự kiện nóng nhất, gây chú ý dư luận cả trong và ngòai nước.

Theo tường thuật của các cơ quan thông tin nhà nước thì giáo phận Hà Nội, đặc biệt là vai trò của Tòa Tổng Giám mục và Dòng Chúa Cứu Thế, đang là những kẻ gây rối, coi thường pháp luật.

Nhưng những thông tin ngược lại từ các mạng tự do, cho thấy nhà nước đang trấn áp giáo hội Công giáo bằng tất cả sức mạnh của mình:

Công an cảnh sát, dây kẽm gai, chó nghiệp vụ và bọn côn đồ với những hành vi hạ cấp ở Thái Hà như vào nhà thờ chửi tục, hút thuốc giữa lúc giáo dân đang hành lễ, ném mắm tôm dầu nhớt vào tượng Đức Mẹ, lăng nhục và nhổ nước bọt vào mặt các linh mục, phá đền thánh…

Họ cũng khủng bố giáo dân, bôi nhọ hàng giáo phẩm trên báo chí truyền hình trong lúc người Công giáo chỉ đáp lễ bằng lời cầu nguyện trong hòa bình. Có thể đọc đầy đủ những thông tin về việc này trên Vietcatholic.net.

Đòi đất hay đòi công lý

Trong cuộc họp giữa UBND thành phố Hà Nội và Tòa Tổng Giám mục Hà Nội ngày 20.9.2008, Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã minh định: “Chúng tôi đòi đất chứ không xin đất”.

Xin tham khảo nguyên văn bài nói đầy đủ của Tổng Giám mục Kiệt để hiểu tại sao người Công giáo đòi đất, khi chính quyền Hà Nội giới thiệu ba khu đất - có thể coi như sự bồi thường cho việc cưỡng chiếm Tòa Khâm sứ để làm công viên khi không thể cùng nhau chia chác - để Tòa Tổng chọn lựa.

Sự việc cũng tương tự như ở Thái Hà.

Có thể nói, Giáo hội Công giáo Việt Nam đang đưa chính quyền vào một thế “kẹt” chết người. Trả đất cho chủ cũ của nó hay tiếp tục chiếm đất đều không ổn. Giải quyết cách nào cũng gây ra những hậu quả nguy hiểm cho chính quyền.

Giáo hội Công giáo hẳn nhiên phải biết thế kẹt của chính quyền. Người ta có thể đặt ra những câu hỏi khác nhau xung quanh sự kiện này. Một diễn tiến của cuộc cách mạng cam nhằm lật đổ chế độ hay đơn giản chỉ là giáo hội Công giáo đang buộc chính quyền phải đối diện với Sự thật và Công lý?

Nhà nước có can đảm đối diện với Sự thật và Công lý không?

Câu trả lời rõ ràng là KHÔNG.

Xuyên tạc câu nói của Tổng Giám mục Kiệt trên hệ thống thông tin đại chúng về nỗi ô nhục Việt Nam và những hành vi hạ cấp vô văn hóa ở Thái Hà, cũng như cách thức cưỡng chiếm Tòa Khâm sứ giữa đêm khuya với lực lượng an ninh hùng hậu cùng chó nghiệp vụ, chỉ cho người ta thấy chính quyền không còn chính nghĩa, không thật sự mạnh và không có luật pháp.

Và người dân lại chép miệng: “Đúng là Cộng sản”.

Hậu quả của sự kiện này là đã đẩy giáo hội Công giáo vào thế đối đầu với chính quyền, gây mất đoàn kết dân tộc, trong lúc hiểm họa Trung Quốc đang sờ sờ trước mặt.

Đánh tráo dư luận

Tất nhiên cũng có câu hỏi dành cho chính quyền.

Tại sao chính quyền lại thất hứa với người Công giáo về một cuộc đối thoại để giải quyết tranh chấp?

Phải chăng, nhà nước đang muốn hướng dư luận vào người Công giáo thay vì phải đối phó với Trung Quốc và nạn lạm phát đang đưa đất nước xuống hố thẳm? Đảng Cộng sản sợ mất quyền hay sợ mất nước?

Không thể phủ nhận tình hình chính trị Việt Nam ngày càng bất ổn. Có những dấu chỉ cho thấy đảng cầm quyền cũng đang chia rẽ trầm trọng với hai phe cấp tiến và bảo thủ, thân Trung Quốc và thân Mỹ.

Bên cạnh đó, phản ứng chống đối nổ ra ở trên diện rộng với những thành phần xã hội khác nhau. Làn sóng biểu tình của công nhân đòi quyền dân sinh, nông dân đòi đất, sinh viên học sinh biểu tình chống Trung Quốc (có thể hiểu là chống sự hèn yếu của chính quyền), văn nghệ sĩ trí thức chống độc tài.

Phong trào đòi tự do dân chủ càng ngày càng lan rộng trong giới trẻ - thể hiện qua các blogger, các báo chí mạng đối lập, các tổ chức chính trị, các tôn giáo như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành, Công giáo…

Dường như điều kiện cho một cuộc Cách Mạng Cam đang đến. Nhưng rất tiếc, người ta chưa nhìn thấy hình ảnh một lãnh tụ có khả năng đoàn kết các cá nhân, các tổ chức quần chúng thành một mặt trận thống nhất.

Vận hành của lịch sử bao giờ cũng cần một lãnh tụ xuất chúng. Bao giờ cơ may đó đến?


VN: Ðền thờ ở Thái Hà bị tấn công, cảnh sát không can thiệp




Ðức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt bị chính phủ Hà Nội tố cáo
đã kích động các vụ gây rối, đưa ra những luận điệu sai trái nhắm
vào chính phủ, nhạo báng luật pháp và coi thường đất nước


Cuộc tranh chấp âm ỉ về tài sản giữa Giáo Hội và chính phủ Việt Nam một lần nữa đã lại bùng nổ hôm Chủ Nhật khi một viên chức của chính quyền Hà Nội tố cáo đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội là đã kích động các vụ gây rối, đưa ra những luận điệu sai trái nhắm vào chính phủ, nhạo báng luật pháp và coi thường đất nước.

Trong khi đó, khuya Chủ Nhật, một toán du đãng đã tấn công lần thứ nhì vào một đền thờ tại giáo xứ Thái Hà với sự có mặt của cảnh sát tại hiện trường, nhưng cảnh sát đã không can thiệp.

Trong vụ được một linh mục mô tả là một hành động khủng bố nhắm vào giáo dân, nhóm du đãng này đã lục lọi ngôi đền, đập phá tượng và kinh sách trong lúc hò hét những lời dọa nạt tới sinh mạng của các linh mục, giáo dân và Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội.

Tin của Catholic News Agency, Asia News và Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam cho hay vụ đập phá đền thờ này kéo dài tới sáng sớm thứ Hai.

Các linh mục thuộc Dòng Chúa Cứu Thế nói rằng nhóm du đãng này đã gào thét đòi giết Đức Tổng Giám Mục Địa phận Hà Nội và Linh Mục Vũ Khôi Phụng là người đứng đầu giáo xứ Thái Hà.

Tin nói rằng các giáo dân đang ngủ trong đền thờ đã phải di tản sang tu viện và nhóm du đãng này đã giải tán sau khi không đột nhập được vào bên trong tu viện.

Tuy nhiên, theo các giáo dân của Dòng Chúa Cứu Thế, nhóm người này đã đập bể hết các tượng Đức Mẹ mà giáo dân cầu nguyện mỗi ngày và vứt các mảnh tượng này vào bên trong tu viện.

Tin của Catholic News Agency cho hay hôm thứ Hai Linh Mục Vũ Khởi Phụng đã gửi một thư tới Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội và các cơ quan cảnh sát thuộc Hà Nội và quận Đống Đa, khiếu nại về chuyện các hành động của nhóm du đãng này đã diễn ra rất ngang nhiên, trước sự chứng kiến của rất đông cán bộ, công an, nhân viên an ninh, cảnh sát dã chiến và cảnh sát cơ động, tức là những người có trách vụ gìn giữ an ninh trật tự, nhưng không ai làm gì để bảo vệ giáo dân.

Linh Mục Vũ Khởi Phụng cũng cho hay là tối Chủ Nhật, một nhóm khoảng 200 thanh niên mặc áo xanh của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản đã tới nhà thờ Thái Hà gây rối, mạ lị, và nhổ nước miếng vào mặt các linh mục và giáo dân, và theo Linh Mục, cảnh sát cũng không can thiệp gì trong vụ này.

Linh Mục Phụng gọi đây là một hình thức khủng bố nhắm vào giáo dân và linh mục ngay tại trung tâm thủ đô của nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Vụ tấn công vào giáo xứ Thái Hà này là vụ thứ nhì xảy ra trong tuần qua. Trong khi đó, theo tin của Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam, Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn hôm thứ Hai đã gửi một lá thư tới các linh mục và giáo dân, tố cáo các phương tiện truyền thông của nhà nước là đã chỉ trích ngang một ý và suy diễn theo một ý hướng hoàn toàn ngược lại với ý của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, gây hoang mang cho độc giả và khán thính giả.

Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn cũng gửi tới các giáo dân toàn bộ lời tuyên bố của Đức Tổng Giám Mục địa phận Hà Nội Ngô Quang Kiệt và nhấn mạnh tới những đoạn trong những lời tuyên bố này bị hệ thống truyền thông nhà nước bóp méo sự thật.


Theo VOA Vietnamese

Nếu không thì sao?





Đinh Tấn Lực

“… Hãy đi tới tận cùng sự thật và niềm tin để nắm lấy công bằng và công lý. Hãy khẳng định rằng nhân dân không hề chọn lựa họ. Hãy khẳng định rằng chủ nghĩa và chế độ này đã “quá đát”.…”

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền chăng thép gai quanh chân Đức Mẹ ở Thái Hà và san bằng Tòa Khâm làm sân cỏ công viên? Nếu đúng thì chính chúng ta đã tự chuốc tội trước Chúa Ba Ngôi. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền sử dụng đất đai theo ý riêng để làm công viên hay để dâng hiến cho ai khác? Nếu đúng thì chúng ta hãy hiểu rõ rằng toàn bộ đất nước này là sở hữu riêng của một thiểu số người. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền hành hung đồng bào đang chắp tay cầu nguyện, và đả thương cả người phóng viên nước ngoài? Nếu đúng thì chính chúng ta đã tự ý quay về nền sinh hoạt cổ đại. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền huy động hay giả dạng đầu gấu du côn để gây rối các buổi cầu nguyện và mạ lỵ các giám mục, linh mục, giáo dân? Nếu đúng thì chính ta đang nuôi ong tay áo. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền chỉ thị hay đặt báo đài đi tin và viết bài xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ từ chủ chiên đến con chiên trong các buổi cầu nguyện? Nếu đúng thì chính chúng ta đã nuôi khỉ dòm nhà. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền sử dụng toàn bộ báo đài để mô tả nỗ lực đàn áp theo “lề bên phải”? Nếu đúng thì chúng ta cần phải hoan hỉ chấp nhận cái hình ảnh móp méo theo hệ thông tin chính quy đó. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền ấn định lề thói thông tin, liều lượng thông tin và phạm vi thông tin? Nếu đúng thì chính chúng ta đã tham gia vào quy trình tự bịt mắt, bịt tai và bịt miệng đồng bào. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền kiểm soát mọi mặt đời sống từ vật chất đến tâm linh của chúng ta? Nếu đúng thì chính chúng ta đã tự chọn đường vào địa ngục. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền cấm đoán chúng ta về mọi việc, ở mọi nơi, vào mọi lúc? Nếu đúng thì đây là loại xiềng xích gông cùm tự ta chuốc lấy, thắt lại và bấm khóa. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền quyết định dẫm đạp hiện tại và phá hủy tương lai của toàn thể nhân dân ta? Nếu đúng thì không có gì để than phiền về hiện tại và tương lai mỗi người chúng ta. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền nuôi dưỡng và phát huy cơ cấu tham nhũng từ làng xóm đến bộ chính trị? Nếu đúng thì hãy giáo dục con cái chúng ta cho sớm thành thạo với nếp văn hóa phong bì hiện tại. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền ra luật để áp đặt mỗi công dân đứng trước những tội danh có sẵn? Nếu đúng thì mỗi người cần sắp soạn một ba lô gọn nhẹ để đi tù bất cứ lúc nào vì bất kỳ tội danh nào. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền điều động con cháu chúng ta trong các đoàn thanh niên áo xanh mũ tai bèo ra chận đường phá rối các buổi cầu nguyện? Nếu đúng thì chính chúng ta đã dâng con cho giặc. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền củng cố một nền giáo dục nhuộm đỏ hạt mầm? Nếu đúng thì cần khuyên bảo con cháu chúng ta nỗ lực học tập các giáo trình Mác-Lênin. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền thả nổi mức lạm phát đang bóp chết hàng triệu nông dân, công nhân nghèo khó và hàng triệu người thất nghiệp khác? Nếu đúng thì chính chúng ta đã tự thắt thòng lọng treo mình. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền đấu tố ông bà cha mẹ của chúng ta theo một chỉ tiêu định sẵn của ngoại bang? Nếu đúng thì chính chúng ta đã tham gia vào quy trình giết hại thân nhân mình. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền xin xỏ vay mượn khí giới và cố vấn của ngoại bang để tiến hành cuộc chiến tranh huynh đệ? Nếu đúng thì chính ta đã tự nhúng tay vào máu nhân dân hai miền Nam Bắc. Còn nếu không thì sao?

Có phải chính chúng ta đã thật lòng lựa chọn và nghiêm chỉnh bầu ra những người có toàn quyền sang nhượng cương thổ ngàn đời của Việt Nam cho ngoại bang? Nếu đúng thì chính chúng ta đã gián tiếp thỏa hiệp với việc sang nhượng đó. Còn nếu không thì sao?

Nếu không thì sao?

Nếu không thì sao?

Nếu không thì sao?...

Nếu không thì đồng bào nhân dân chúng ta làm gì?

Hãy tẩy chay mọi cuộc bầu cử.

Hãy tẩy chay mọi cuộc vận động hay chiến dịch của nhà nước.

Hãy tẩy chay, không mua và không quảng cáo trên dàn báo chí chuyên nghề mạ lỵ nhân dân.

Hãy tẩy chay các giờ học Mác-Lênin.

Hãy tẩy chay hàng hóa Trung Quốc.

Hãy chụp hình, ghi tên những tay phá rối hoặc hành hung người cầu nguyện.

Hãy đồng nhịp giật chuông giáo đường và thỉnh chuông chùa chiền cả nước.

Hãy đồng loạt thắt nơ trắng trước cửa nhà để bày tỏ tinh thần hiệp thông cùng Tổng Giáo Phận Hà Nội.

Hãy viết thư khuyến khích thân nhân ở các giáo xứ khác cùng về Thái Hà hiệp thông cầu nguyện.

Hãy tuần hành hay tọa kháng để phản đối chính sách sử dụng hay dâng hiến đất đai.

Hãy quyết liệt trong thái độ tẩy chay nhưng rất ôn hòa và kỷ luật trong khi bày tỏ thái độ phản đối.

Hãy đi tới tận cùng sự thật và niềm tin để nắm lấy công bằng và công lý.

Hãy khẳng định rằng nhân dân không hề chọn lựa họ.

Hãy khẳng định rằng chủ nghĩa và chế độ này đã “quá đát”.

23-9-2008 - Kỷ niệm sinh nhật Điếu Cày
Đinh Tấn Lực
Chung cư Nguyễn Thiện Thuật – Q3 – TP/HCM

Thái hà- Tòa Khâm Sứ: Không qua thập giá thì sẽ không đến vinh quang


VietCatholic News (Thứ Ba 23/09/2008 03:14)
THÁI HÀ- TÒA KHÂM SỨ: CHUYỆN NHỎ

Không bàn đến chuyện nực cười, vô liêm sĩ của bộ phận cầm quyền đang hành xử liên quan đến chuyện Thái Hà và Tòa Khâm sứ mấy ngày qua. Bởi chưng, những chuyện thật như bịa là chuyện thường ngày của cái gọi là Chính quyền độc tôn, độc quyền, độc đoán, độc tài và cả độc ác của nhiều quốc gia xưa lẫn nay. Ta có toàn quyền nên ta làm gì cũng được. Ta luôn luôn đúng nên ta bất chấp ngôn luận đó đây. Chỉ có ta lãnh đạo nên ta không cần đối thoại với một ai. Chỉ có ta làm ra luật (Lập pháp) nên ta có quyền bất chấp luật lệ! Chỉ có ta là người thi hành luật (hành pháp) nên ta làm gì cũng là thực thi pháp luật. Chỉ có ta xét xử, chế tài (Tư pháp) nên mọi sự đúng sai ở trong tay ta, và dĩ nhiên phần đúng là luôn ở ta. Những ai làm khác ta, có ý kiến nghịch với ta đều là sai trái, phạm pháp và hệ quả tất yếu là khởi tố, tù tội…

Thử hỏi vì sao ngay tại mộ Thủ đô ngàn năm văn hiến, trong một hoàn cảnh lịch sử mà sự thông tin không thể nào bị ém nhẹm, chưa kể là rất nhanh nhạy như hiện nay, thế mà Chính quyền Thủ Đô Hà Nội lại có những hành vi ngược ngạo như thế đối với bà con tín hữu Công giáo qua chuyện Thái Hà, đặc biệt là chuyện Tòa Khâm Sứ khởi đầu vào ngày 19-9-2008.

Có nhiều người nghĩ rằng đây là đòn đánh phủ đầu của giới cầm quyền muốn răn đe các tôn giáo và vừa chứng tỏ uy lực của mình. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi, dù không loại bỏ các dụng ý trên, nhưng còn có một dụng ý khác thâm độc hơn nhiều. Đó là chính quyền muốn gây một xì căng đan để chuyển hướng dư luận trong và ngoài nước.

Vừa qua người anh em “môi răng liền kề” là Trung Quốc vừa nhắc lại cái Công Hàm của Nguyên Thủ Tướng Phạm Văn Đồng cách đây 50 năm, minh nhiên hay mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Là người dân Việt yêu nước, thương nòi thì ai ai cũng căm giận, phẩn nộ cái sự “bá quyền” của người “anh em”. Dĩ nhiên người ta không thể không trách cứ hành vi của các vị cầm quyền phe ta trước đây. Trong số những người căm phẩn và bày tỏ sự phản bác chuyện này có cả nhiều vị đã và đang nắm quyền và nhất là những người đang quyết tâm hy sinh vì công lý, vì dân chủ, vì hạnh phúc của quê hương Việt Nam. Một vài nhà dân chủ ngồi tọa kháng đã bị bắt hay bị quản thúc cách này cách khác. Chắc chắn vì quê hương dân tộc, vẫn có đó nhiều người đang nắm quyền chức phẩn nộ, bất bình nhưng chưa có dịp biểu lộ chính kiến. Còn phía người dân, đặc biệt thành phần trí thức thì có thể xả “xì trét” bằng các diễn đàn “blog” này nọ.

Thử đặt mình vào kẻ cầm quyền:

Tình yêu quê huơng là một tình yêu không thuộc độc quyền của một ai, một tập thể nào. Hơn nữa, là con dân Nước Việt, một đất nước có bề dày lịch sử nhiều phong ba, bão tố trong việc bảo vệ sự độc lập tự do và vẹn toàn lãnh thổ, thì lòng yêu nước như là cái gì vốn sẵn có trong máu huyết từng người. Bất cứ giá nào cũng không thể để mất đất đai mà tiên tổ để lại, dù là hải đảo xa xôi hay là giải đất biên giới phía Bắc. Không ai dại gì đi chống lòng yêu nước của đồng bào mình, vì làm như thế là quá “vong bản”, mất gốc. Nhưng người ta lại sợ những tấm lòng yêu nước ấy có thể làm lung lay cái ghế, cái chức, cái quyền của mình đang nắm giữ. Và chắc chắn sau những cái ghế, chức, quyền ấy là vô vàn bổng lộc bất chính mình đang hưởng, đang thu có thể bị đe dọa.

Thời gian là liều thuốc hữu hiệu trong nhiều trường hợp. Thiên hạ đã um sùm sùm lên về các xì xăng đan qua chuyện “Năm Cam”, “Tân Trường Sanh”, “PMU 18”…nhưng rồi với thời gian cái gì cũng qua hay lắng dịu xuống mà thôi. Vậy ta hãy làm cái gì đó để người ta tập trung chú ý mà lãng quên chuyện bị mất đất, mất đảo của tổ tiên. Mãi lo tập trung chú ý vào chuyện khác thì sau một thời gian dài ngắn, chuyện mất đất sẽ nhẹ đi hay bớt ồn ào đi và thế là ta khỏi phải bị kết án về cái tội “gây hậu quả nghiêm trọng” gần như là bán nước.

Không gì tuyệt vời cho bằng tập trung sự chú ý vào cái việc đòi đất, đòi nhà của mấy người Công Giáo. Nhân dân ta theo Công giáo chỉ là thiểu số. Bà con Phật tử chính danh thì cũng không nhiều. Giữa người đạo này và đạo khác cũng có đó nhiều sự không thuận thảo, chưa kể là vẫn có đó sự ganh tị tiềm tàng. Khi ta đánh dân Công giáo thì ít nữa là có rất nhiều người cùng đảng phái hay đang nắm quyền ủng hộ ta. Chưa kể số người có lập trương trung dung, con số người vì sợ hãi không dám lên tiếng ở nước ta thì đầy dẩy. Đánh vào đám dân Công giáo, bất chấp người vai vế, chức vị nào, tuy có hơi bất nhân, hơi vô đạo, nhưng một mủi tên mà trúng hai mục tiêu, nhất là mục tiêu chuyển hướng sự quan tâm của người dân ra khỏi chuyện mất đất, mất đảo là ta thắng lớn.

Đã đánh là sử dụng mọi thủ đoạn, kể cả thủ đoạn đê hèn. Chẳng hạn vừa qua thông tin truyền hình và báo chí Việt Nam chúng ta cắt xén câu phát biểu của Đức Tổng Giám Mục giáo phận Hà Nội để gây bức xúc trong lòng những người dân Việt yêu nước, thương nòi. Đúng là một chiêu tuyệt độc mà việc giải độc không phải dễ dàng gì khi mà Chính quyền độc nắm phương tiện truyền thông đại chúng. Trong khi nội dung lời phát biểu của Đức Tổng Hà Nội là chúng ta, chính quyền và các tổ chức tôn giáo, các tập thể xã hội… cần chung vai sát cánh làm việc cách hợp lý để thế giới kính trọng Việt Nam ta mỗi khi có người đi ra nước ngoài, thì Chính quyền chúng ta làm cho người dân hiểu ngược lại là Ngài Đức Tổng vong bản khi “cảm thấy nhục nhã” vì mang hộ chiếu Việt Nam. Đánh được người cầm đầu thì bà con các tôn giáo khác lẫn bà con lương dân và người cộng sản sẽ cho rằng người Công giáo là phản quốc thảy thảy.

Thử đặt mình vào người bị đánh: Thái Hà – Tòa Khâm sứ là chuyện nhỏ.

Hội Thánh Việt Nam đã mất biết bao nhiêu cơ sở, biết bao nhiêu đất đai hợp pháp của mình? Nếu làm con số thống kê thì nhiểu người phải há miệng kinh ngạc. Đã mất nhiều như thế mà còn gồng vai để đòi lại một mảnh đất, một căn nhà làm gì? Khi phía Chính quyền khăng khăng không chịu nhượng bộ, không chịu thua lý, dù không có lý chút nào, thì chuyện kiên trì chịu khổ, chịu bách hại có mang lại kết quả gì chăng? Con kiến mà kiện củ khoai! Mấy ông chủ hữu danh vô thực mà dám đi kiện các đầy tớ có đủ đầy súng ống hả! Chuyện dã tràng se cát thôi.

Không, nhiều vị lãnh đạo Công giáo đã từng tuyên bố rằng chuyện đất đai nhà cửa chỉ là chuyện nhỏ. Đó chỉ là cái nhân, cái cớ (nói theo tiếng nhà Phật là cái duyên) để đấu tranh cho công lý ngự trị trên quên hương đất Việt. Rất có thể việc đấu tranh đòi đất, đòi nhà sẽ thất bại, nghĩa là không đòi được gì cả và có thể phải chuốc lấy sự bách hại, tù tội… nhưng tiếng nói đạo đức, nhân nghĩa, tiếng nói công lý lại được cất lên khắp mọi miền đất nước. Hơn nữa khi ánh sáng bừng lên thì nhiều cái nhơ nhớp sẽ lộ diện.

Một thiển ý đáng lưu ý: Giải độc

Theo thiển ý của tôi, để cho tiếng nói của công bình của chân lý được cất lên thì tiên vàn cần phải “GIẢI ĐỘC”.

Trong phạm vi gia đình, một người cha độc đoán, độc quyền, độc tài thì cả nhà sẽ ở trong địa ngục. Trong phạm vi xã hội, nếu một tổ chức kinh tế nắm độc quyền, chẳng hạn như cái “Ông Điện Lực”, thì xã hội sẽ vô vàn điêu đứng mà chúng ta đã chứng kiến hết năm này đến năm khác. Đã độc quyền thì ông tự tiện “cúp điện” tùy hứng làm cho nhân dân, cách riêng, các nhà sản xuất điêu đứng.

Trong phạm vi quốc gia, nếu có một tổ chức độc quyền lãnh đạo đất nước, chẳng hạn đảng cộng sản, thì đảng sẽ ở trên mọi cơ cấu quyền lực. Quốc Hội (Lập Pháp) cũng chẳng là gì. Muốn thông qua bộ luật nào hả? Phải theo sự lãnh đạo của đảng. Chính Phủ ư? Đảng ra lệnh là ngay Thủ Tướng (Hành Pháp) cũng phải tuân hành, chẳng hạn như chuyện ông Thứ trưởng Bộ Giao Thông Nguyễn Việt Tiến đấy. Còn Tư Pháp thì sao đây? Công an, Viện Kiểm Sát, Tòa án đều là công cụ của đảng mà thôi. Đảng biểu bắt ai, khởi tố ai, bỏ tù ai thì chuyện phải xảy ra như vậy.

Người dân khiếu kiện, tập thể tôn giáo đòi hỏi sự công bằng, quả là chuyện quá khôi hài và vô ích. Ai đứng ra làm trọng tài xét xử đây? Cả Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp đều do đảng đặt ra và lãnh đạo. Không bao giờ có chuyện đảng xử đảng thua dân, thua các tập thể tôn giáo… Tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có vài ba chuyện lẻ tẻ mà đảng chỉ đạo hay bật đèn xanh khi một cơ quan Tư Pháp nhìn nhận sai lầm và bồi thường cho nạn nhân oan sai để cho dân tưởng rằng luật pháp nghiêm minh hay để làm mặt, làm mủi với thế giới.

Đã độc quyền là độc đoán, đã độc đoán là độc tài, và chuyện độc ác là chuyện đương nhiên xảy ra. Cần phải giải độc ngay để người dân nước Việt chúng ta thoát ách lầm than khốn khổ, để đất nước Việt Nam có cơ hội bay lên ngang tầm với bạn bè năm châu.

Làm sao để giải độc đây? Có người đề nghị là lấy độc trị độc. Một phương sách khá hay và rất có thể có ngay hiệu quả nhưng không hợp với tinh thần Tin Mừng. Vậy chỉ có cách là “không sợ độc”, sẵn sàng đối diện với “sự độc” và sẵn sàng đón nhận mọi sự xấu do cái độc gây ra. Và chuyện vác thập giá, chuyện hy sinh là chuyện đương nhiên. Không qua thập giá thì sẽ không đến vinh quang.
Ngu Lão-Daklak

Đưa người vào lịch sử


Đinh Tấn Lực

“…Họ viết sử bằng cả những trực diện đau đớn thân xác và căng thẳng thần kinh với những tay lưu manh, côn đồ, đầu gấu xã hội đen cho dù có mặc hay không mặc sắc phục, có đeo hay không đeo quân hàm, có cầm hay không cầm dùi cui, roi điện…”

Quả thật đảng ta có rất nhiều cách sáng tạo để đưa người vào lịch sử. Nhiều vô kể. Hồ hởi biết bao! Phấn khích dường nào! Lê Văn Tám chỉ là một ép-si-lôn. Chứ không thì ta đã chẳng từng có thành ngữ biến thành khẩu hiệu "ra ngõ gặp anh hùng". Tiếc thay, những tháng ngày rậm rực đó đã qua mau, qua vội, qua mất biệt thiệt rồi. Nay, vào thời A-còng sang A-péc tới chạm ngưỡng Vê-kép-Tê-O, thực tiễn lại đổi mới hai từ "ra ngõ" thành "ra toà".

Hãy kiểm thử một đoạn trí nhớ:

Từ Ts Nguyễn Thanh Giang đến Ts Nguyễn Xuân Tụ.
Từ Bs Phạm Hồng Sơn đến Lm Nguyễn Văn Lý.
Từ Ms Nguyễn Công Chính đến Dn Phạm Bá Hải.
Từ Nb Nguyễn Vũ Bình đến Ls Lê Quốc Quân.
Từ Ls Nguyễn Văn Đài đến Ls Lê Thị Công Nhân.
Từ Ks Nguyễn Thế Vũ đến Ts Nguyễn Quốc Quân.
Từ Pv Nguyễn Thị Thanh Vân đến Nv Trần Khải Thanh Thủy.
Từ Ms Nguyễn Hồng Quang đến Ls Trần Thị Thùy Trang…

Và rất nhiều người khác nữa, nhớ không xuể, kể không hết.

Hầu hết đều ra toà.

Hầu hết đều bước chân vào lịch sử bằng phong thái đởm lược trong những trường hợp khác nhau. Có người, có thể là nhân vật đầu tiên của cả thế giới, và được cả thế giới biết đến, vì đã bị một bàn tay vũ phu bịt miệng giữa toà và ngay trước ống kính truyền hình. Có người, cũng có thể là lần đầu tiên trong loài người văn minh, vì bài dịch một định nghĩa trên mạng của sứ quán nước ngoài. Có người, lần đầu tiên vượt mặt bộ Công an nước nhà, tán phát cuộn băng ghi âm toàn bộ cuộc thẩm vấn ra tới các đài phát thanh ở nước ngoài. Có người, cần được ghi vào sử sách Ghi-nét Việt Nam, đã bị một nữ sĩ quan công an thẩm vấn lột truồng vê hạ bộ… v.v…

Hầu hết đều bị bạo quyền phủ trùm lên hoạt động xã hội của họ một tội danh hình sự hay kinh tế. Cho dù dàn báo chí chính quy vẫn rầm rộ luân phiên khuếch âm lời lên án chính trị họ là "tên", "bọn", "lũ", "bè lũ" phản động, khủng bố, hay tay sai thế lực thù địch nước ngoài….

Gần nhất là Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, bút danh Hoàng Hải. Bị đảng và nhà nước ta ghim vào sổ đen về "tội" công khai bày tỏ lòng yêu nước, tham gia các cuộc tuần hành phản đối Trung Quốc tóm thu một phần Vịnh Bắc Bộ cùng các đảo trong hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta. Bị đảng và nhà nước ta, đặc biệt là bộ Bốn Tờ, chiếu cố về "tội" công khai cầm bút ngoài luồng, nhất quyết không khép mình vào hành lang lề phải mà Bộ trưởng Lê Doãn Hợp và Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đang canh giữ. Bị đảng và nhà nước bắt giam ngay trước khi ngọn đuốc thế vận Bắc Kinh tạt ngang Thành Phố một cách "an toàn và trọng thị". Nhưng lại bị ra toà xử kín với một tội danh kinh tế.

Điếu Cày cũng là nhân vật đầu tiên trong lịch sử nước ta bị áp án sơ thẩm 2 năm rưỡi về tội "trốn thuế cho thuê nhà gây nguy hiểm cho cộng đồng".

Đội tuyển nhà nước đã giăng dây và bài binh bố trận khắp sân rồi sau đó tự ý đá thủng lưới nhà: Lại thêm một lần nữa, đảng và nhà nước ta sử dụng đòn vọt trong nhà để che giấu mọi khuất tất ngoài ngõ. Lần này còn là để tung khói mù khoả lấp mối đe dọa đốt nhà từ thằng bụng phệ hàng xóm. Biết đâu còn là một món quà khấu tặng đứa hàng xóm hung hăng đó nữa.

Đã bảo là đảng và nhà nước ta có lắm chiêu thức sáng tạo tài tình để đưa người vào lịch sử mà! Chỉ có cái bản chất côn đồ của nó thì vẫn trước sau không đổi.

Sáng sớm 10-9-2008, lực lượng an ninh thành phố đã cho bố trí quanh toà án quận 3 một đội ngũ công an và đầu gấu như thể quân đội đồng minh đổ bộ Normandie ngày D. Một số đồng bào đã được công an huơ dùi cui mời về nhà hoặc "xéo ngay đi!", kể cả thân nhân của nghi can có giấy mời của toà. Một số khác bị chận từ nhà hoặc trên đường từ nhà đến toà án.

Do đó, phụ bản của khẩu hiệu "gặp anh hùng" trong thời đại này còn là "trên đường ra chứng kiến các phiên toà chính trị" nữa.

Phôn nháy liên tục. Những tin nóng truyền tai bảo rằng các bloggers Uyên Vũ, Trăng Đêm, Song Chi, Tạ Phong Tần, Thiên Sầu, Đông A… đều bị công an gây khó dễ trên đường đến dự phiên toà.

Bạn Đông A bị CA canh giữ suốt, ngay tại văn phòng. Đến khi Đông A tìm cách tự giải phóng để đi đến toà án Q3, thì CA đến nhà Đông A bắt ông thân sinh của bạn ấy đi lên toà để buộc Đông A phải quay về nhà.
Trăng Đêm bị giấy mời lên CA Q6, không ghi lý do.

Thiên Sầu thì bị bắt ngay tại cổng toà án Q3 và bị đưa về CA phường 6 quận 3 cho đến 1 giờ trưa…

AnhBaSG thì bị CA chận lại lúc đang trên đuờng đưa con đi học sáng nay, và sau đó bị đưa vào đồn CA Kinh Tế cho đến giờ chấm dứt phiên toà mới được thả ra.

Dù đang ngồi trong nhà giam, dù bị cản ngang chận dọc trên đường tới toà, hay dù đang đứng bào chữa giữa toà, họ đều là những con người nhất quyết không cúi đầu trước dối trá hay cong gối trước bạo quyền. Tất cả đều là những người chân trong chân ngoài bước vào lịch sử, cho dù đảng ta có phải hé cổng hay không.

Họ không đang đọc sử hay chép sử.

Họ đang viết sử, bằng tâm huyết với con em, nhiệt thành với bằng hữu, chân tình với sự thật, và nặng lòng với đất nước.

Họ viết sử bằng niềm tin, bằng tình người, bằng tay không, bằng yêu thương, và bằng chính nghĩa.

Họ viết sử bằng cách rọi đèn vào các ngóc ngách tăm tối của từng chính sách.

Họ viết sử bằng những tờ truyền đơn cổ võ đấu tranh bất bạo động.

Họ viết sử bằng tấm bản đồ mến yêu in trên ngực áo.

Họ viết sử bằng lời khẳng định cương thổ sơn hà trên nón bảo hiểm.

Họ viết sử bằng lời từ chối lệnh trục xuất cho đi tỵ nạn nước ngoài.

Họ viết sử bằng biểu ngữ căng trên nóc nhà thờ: "Tự Do Hay Là Chết".

Họ viết sử bằng cả những trực diện đau đớn thân xác và căng thẳng thần kinh với những tay lưu manh, côn đồ, đầu gấu xã hội đen cho dù có mặc hay không mặc sắc phục, có đeo hay không đeo quân hàm, có cầm hay không cầm dùi cui, roi điện.

Không thể không tính sổ về những điều này trong cái giá phải trả cho Tự Do Dân Chủ của dân tộc và cho sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước.
Không thể nào quên được. Cái giá này rất lớn.

11-9-2008
Đinh Tấn Lực

Chung cư Nguyễn Thiện Thuật – Q3 – TP/HCM