Tin ngắn : Tài xế taxi Vinasun tiếp tục đình công



(CLB NBTD) 8h sáng hôm nay (19/09), hàng trăm tài xế taxi Vinasin đã kéo xe về điểm tập kết tại Phan Văn Trị (Gò Vấp) đồng loạt đình công nhằm đòi hỏi quyền lợi

Phía hai bên đường, khoảng 100 chiếc taxi đã xếp thành hàng trên vỉa hè. Các taxi đồng loạt treo nhiều biểu ngữ với nội dung "Yêu cầu Công ty Vinasun trả lại %".


Các taxi xếp thành hàng hai bên đường


Rất đông tài xế Vinasun đã tập trung tại một góc đường để yêu cầu công ty giải quyết quyền lợi , nhưng hầu như không thấy bóng dáng đại diện phía công ty ở đâu

Đây là ngày thứ 5 liên tiếp các tài xế Vinasun đình công để đòi hỏi tỷ lệ ăn chia hợp lý. Sự việc bắt đầu từ ngày 15/09, khoảng trên 50 tài xế đã tập hợp tại đường Tên Lửa (Tân Bình) để phản đối công ty


Biểu ngữ yêu cầu công ty trả lại tỉ lệ % hợp lý, đề nghị ông Tổng giám đốc Vinasun từ chức


Diễn biến càng trầm trọng hơn khi yêu cầu của tài xế không được công ty giải quyết. Thậm chí ông Giám đốc Vinasun Tạ Long Hỷ trong một công văn gửi cho cơ quan công an, ông Hỷ gọi việc tài xế đình công là một cuộc "đảo chính", trong đó nhiều người tham gia bị coi là "những kẻ cầm đầu".



Biểu ngữ : "Yêu cầu ông Tạ Long Hỷ từ chức" sau khi ông Hỷ có lời lẽ bị cho là xúc phạm giới tài xế đình công


Mâu thuẫn giữa giới tài xế và công ty Vinasun ngày càng gia tăng, đặc biệt là sau khi ông Tạ Quang Hỷ có những lời nói bị cho là "xúc phạm đối với anh em tài xế", sáng nay nhiều taxi của hãng Vinasun đã đồng loạt treo biểu ngữ với nội dung : "Yêu cầu ông Tạ Long Hỷ từ chức".









Trước đó, trong một buổi làm việc giữa hai bên, đại diện giới tài xế taxi kiên quyết yêu cầu công ty hỗ trợ 100% bù giá xăng hoặc là tăng tỷ lệ ăn chia cho tài xế thêm 3%.


Vinasun hiện là một hãng Taxi lớn nhất tại Sài Gòn, với 2.200 đầu xe và trên 8000 tài xế

(CLB Nhà Báo Tự Do)

Lăng Cô - Huế : Công an khủng bố & chiếm trường học của giáo xứ Loan Lý


HUẾ - Loan Lý là một giáo xứ nhỏ thuộc Tổng giáo phận Huế với khoảng gần 900 tín hữu, tọa lạc trên địa bàn thôn Loan Lý, xã Lộc Hải, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một giáo xứ cũ thuộc tỉnh Quảng Bình, đã tỵ nạn Cộng sản vào Thừa Thiên từ năm 1954, và được chính quyền đệ nhất Cộng Hòa cho lập cư dưới chân đèo Hải Vân, giữa biển Đông và đầm Lăng Cô còn gọi là vụng An Cư. Khoảng đất này đã do các giáo dân khai phá từ năm 1954 và mặc nhiên được chính quyền cũ thừa nhận.

Giáo xứ Loan Lý có một ngôi trường (gần nhà thờ) bị nhà cầm quyền CS tự tiện trưng dụng từ năm 1975.

Năm 1995, nhà cầm quyền Cộng sản tại xã Lộc Hải thông tri cho các hộ dân và các cơ sở tôn giáo khai báo đất đai của mình để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Giáo xứ Loan Lý đã thành thật và rõ ràng khai báo với nhiều bằng chứng về diện tích đất nhà thờ cùng các cơ sở liên hệ, nhưng ban địa chính thuộc Ủy ban Nhân Dân xã không thừa nhận và từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho giáo xứ.

Năm 1999, trong ý đồ cho công ty Hương Giang thuê đất xây khách sạn và cơ sở du lịch, Hội đồng xã ra lệnh thu hồi đất của một số gia đình dân chúng thuộc giáo xứ nằm kề cận nhà thờ. Các gia đình này chỉ được đền bù bằng một số tiền tượng trưng khiến giáo dân vô cùng phẫn nộ. Nhà nước cũng âm thầm cấp cho công ty Hương Giang đất của nhà thờ mà giáo xứ chẳng hay biết.

Giáo xứ Loan Lý từ lâu đã có ý định rào lại đất nhà thờ để phân định rõ ràng ranh giới đề phòng cảnh lấn chiếm nhưng vì chưa có kinh phí nên giáo xứ đành chờ. May thay, nhờ lòng hảo tâm của một số bà con Việt kiều, ngày 9 tháng 6 vừa qua, giáo dân đã khởi công rào lại khu vực đất nhà thờ của họ. Nhưng sau đó một tháng, vào ngày 10 tháng 7 nhà cầm quyền xã đã triệu tập một số anh chị em giáo hữu đến trụ sở Ủy ban xã, tố cáo Giáo xứ đã xâm phạm chủ quyền, lấn chiếm đất đai đủ giấy tờ tỉnh cấp của công ty Hương Giang!


Sau đó, công an tỉnh, công an huyện, công an xã tràn đến Loan Lý rất đông, mở đầu chiến dịch khủng bố. Công an vào từng nhà các giáo dân Loan Lý nói trên, hăm dọa từ nay sẽ không giải quyết mọi thủ tục giấy tờ cho họ và cho con cái họ. Công an còn vào từng nhà giáo dân, giở trò xuyên tạc, nói xấu Giáo hội và giáo quyền đủ chuyện.

Ngày 21 tháng 7, cha quản xứ Giuse Cái Hồng Phượng bị triệu đến văn phòng xã và buộc phải mang theo giấy tờ, nhưng vì không có nên ngài chỉ mang theo các bô lão để làm chứng. Sau hơn một giờ mà chưa thấy cha sở cùng các bô lão trở về, toàn thể giáo dân Loan Lý trẻ già trai gái đã cùng nhau kéo đến trụ sở Ủy ban xã để hỗ trợ chủ chăn, đồng thanh làm chứng về đất của giáo xứ và phản đối nhà cầm quyền gian dối thô bạo.


Ngày hôm sau 22 tháng 7, đức Tổng giám mục Huế là Stephano Nguyễn Như Thể đã mạnh mẽ phản đối việc nhà cầm quyền đàn áp khủng bố giáo dân Loan Lý, bất công trong việc đền bù cho dân khi lấy đất của dân, gian trá trong việc chiếm đất của nhà thờ. Tòa Tổng Giám Mục Huế hết sức ủng hộ cuộc đấu tranh giành lại đất nhà thờ Loan Lý mà chính quyền đã cưỡng chiếm để bán cho công ty khách sạn Hương Giang làm chốn giải trí ăn chơi.

Cách đây hơn một tuần, chính quyền CS cho người tới đập phá ngôi trường đó, gọi là để xây lại trường mới mà không có ý kiến của Linh mục quản xứ và Hội đồng Giáo xứ. Thế là giáo dân ra ngăn cản.

Hôm Chúa nhật 13 tháng 9, giáo xứ làm lễ khai mạc các Lớp giáo lý (sẽ học trong các phòng của trường nói trên). Thế là từ sáng sớm, chính quyền và công an địa phương (có cả Công an tỉnh, huyện về hỗ trợ) đã đến bao vây ngôi trường để không cho các thiếu nhi Công giáo vào học. Chính quyền địa phương và cảnh sát đến, đuổi các em ra khỏi phòng học, khoá hết cửa lại, với ý định là chiếm lấy ngôi trường là tài sản của giáo xứ.



Họ thậm chí phong tỏa Giáo xứ bằng cách chặn cả hai đầu đường Quốc lộ 1 (là con đường chạy ngang qua Giáo xứ). Giáo dân toàn giáo xứ đã đến hỗ trợ cho cha xứ.

Vì bị chặn các cửa lớp, nên Cha Sơn cho phép các em bắt đầu năm học giáo lý ngay ở ngoài sân trường. Các sơ và giảng viên giáo lý cho các em học giáo lý, cầu nguyện, ca hát và nhãy múa. Trong khi các em học giáo lý và sinh hoạt, chính quyền địa phương, công an với máy quay phim và chụp hình vể những gì đang xãy ra, chờ đợi cơ hội để ra tay.

Cha Sơn biết là chuyện sẽ không ổn sẽ xãy ra, nên cho các em giải tán, trong khi công an và chính quyền đứng nhìn, sẵn sàng hành động. Cha và mọi người hy vọng có một giải pháp ôn hoà.


Chiều ngày 13 tháng 9, Công an rút lui.

Nhưng tối 13 tháng 9, từ 22g đêm đến 2g sáng rạng ngày 14 tháng 9, công an và dân quân lại kéo về phong tỏa từng nhà giáo dân, phong tỏa ngôi trường, quyết tâm cướp trường bằng cách đem cọc bê-tông, giây thép gai rào lại và dựng bảng trường. Khoảng một giờ sáng, trong khi mọi người đang ngũ, chính quyền bắt đầu đựng hàng rào chung quanh trường. Chuông nhà thờ reo báo hiệu sự việc, tất cả phụ nữ và trẻ em khéo đến để bảo vệ tài sản của giáo xứ. Giáo dân đã nhổ cọc, xé bảng. Với những chiếc xe vận tải làm đường và xây dựng, chính quyền địa phương muốn chiếm lấy ngôi trường. Thế là cuộc xô xát bắt đầu.

Kết quả của cuộc xô xát là nhiều phụ nữ và trẻ em bị thương. Hai em thành niên bị bắt vì can thiệt khi công an đánh mẹ của hai cháu. Chính quyền địa phương đặt lên hàng rào, và giáo dân thì phá xuống. Lời qua tiếng lại đôi bên, vũ phu từ công an và chính quyền xãy ra suốt đêm. Giáo dân tay không chân đất, dùng hết sức hơi để bảo vệ tài sãn của giáo hội.


Khoảng 7g30 ngày 14 tháng 9, công an, quân đội và dân chúng (vùng lạ) lại kéo đến cả hơn ngàn người (vượt xa con số giáo dân) cùng những vật liệu để làm hàng rào. Công an đem theo vòi xịt nước, roi điện và lựu đạn cay. Họ phong tỏa hai đầu đường và đang kêu gọi giáo dân giải tán, vì giáo dân Loan Lý nữ nam già trẻ đang nắm tay nhau bao quanh ngôi trường của họ.

Đang khi đó thì cha sở Ngô Thanh Sơn bị đau tim đã phải đem đi bệnh viện. Nghe nói khoảng 8g sẽ có phái đoàn các cha trong Hạt đến thăm. Nhưng không biết có vào hiện trường được không, vì hai đầu đường đã bị phong tỏa.


Chính quyền địa phương và chính quyền cấp cao tăng cường thêm nhân lực, cảnh sát, xe xịt nước và các trang bị khác để chống lại những người giáo dân tay trắng. Chính quyền đóng đường quốc lộ số 1, chạy ngang qua giáo xứ. Họ dựng cổng hai đầu làng không cho ai đi vào và đi ra.

Cùng ngày, ông Hồ Xuân Mãn, Bí Thư Tỉnh ùy tỉnh Thừa Thiên Huế đã huy động một lưc lượng hơn 1500 người gồm Bộ đội, công an cơ động công an Biên phòng, và những phụ nữ được bịt mặt đã tới bao vây Giáo xứ Loan Lý. Ngoài sự có mặt của ông Bí thư tỉnh ùy Tinh Thừa Thiên có sự hiện diện của các ông như sau: Ông Thiên, chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế và Ông Tòan, Giám đốc sở công an dân tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Những cán bộ cao cấp của thi Trấn Lăng Cô cung có mặt trong cuộc đàn áp này gồm: Ông chủ tịch Thị Trấn Lăng Cô, ông Lê Vân Tình; Ông Phó chủ tich Thị Trấn Lăng Cô, ông Dương Quang Trung; Truởng công an thi Trấn, ông Truơng thanh Sơn; Phó công an thị Trấn, ông Nguyễn Tiến Dũng.

Những cán bộ thuộc Huyện Phú Lộc cũng có mặt trong cuộc đàn áp Giáo dân xứ Loan Lý gồm: Chủ tịch Huyện, ông Cái Vĩnh Tuấn; Phó chủ tịch Huyện, ông Nguyễn Thanh Hà; Trưởng công an Quận, ông Tuấn; Phó công an Huyện, ông Le Quang Y.



Đang khi có chính quyền địa phương cho xây cất bức tường chung quanh nhà trường mà họ giờ đây chiếm đóng bất hợp pháp.

Giáo dân không vô vọng nhìn cảnh chính quyền chiếm trường học của họ một cách bất công và tàn bạo mà không làm gì được!

Xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý, nhất là cho các trẻ em và phụ nữ.


Diễn biến trước :

Chúa Nhật 13/9/2009

Khoảng 8:00 sáng (giờ địa phương), các em học sinh, các sơ, giảng viên giáo lý và phụ huynh, với cha chánh xứ Phao lô Ngô Thanh Sơn, cùng nhau tụ trước cổng nhà thờ và xân trường để bắt đầu năm học giáo lý. Giáo xứ Loan lý thuộc địa phận Huế.

Chính quyền địa phương và cảnh sát đến, đuổi các em ra khỏi phòng học, khoá hết cửa lại, với ý định là chiếm lấy ngôi trường là tài sãn của giáo xứ.

Dưới sự hướng dẫn của Cha Sơn, các em bắt đầu năm học giáo lý ngay ở ngoài sân trường. Các sơ và giảng viên giáo lý cho các em học giáo lý, cầu nguyện, ca hát và nhãy múa. Trong khi các em học giáo lý và sinh hoạt, chính quyền địa phương, công an với máy quay phim và chụp hình vể những gì đang xãy ra, chờ đợi cơ hội để ra tay.

Sau giờ giáo lý, trong giờ sinh hoạt các em hát bài “Cái nhà là nhà của ta, công khó ông cha lập ta, ta quyết tâm giũ gìn” trước sự tức giận của chính quyền địa phương và công an.

Cha Sơn biết là chuyện sẽ không ổn sẽ xãy ra, nên cho các em giải tán, trong khi công an và chính quyền đứng nhìn, sẵn sàng hành động. Cha và mọi người hy vọng có một giải pháp ôn hoà.

Chuyện không dừng lại ở đó. Với những chiếc xe vận tải làm đường và xây dựng, chính quyền địa phương muốn chiếm lấy ngôi trường, tài sãn của giáo xứ và giáo hội. Khoảng một giờ sang thứ hai, (giờ địa phương), trong khi mọi người đang ngũ, chính quyền bắt đầu đựng hàng rào chung quanh trường. Chuông nhà thờ reo báo hiệu sự việc, tất cả phụ nữ và trẻ em khéo đến để bảo vệ tài sản của giáo xứ. Thế là cuộc xô xát bắt đầu.

Kết quả của cuộc xô xát là nhiều phụ nữ và trẻ em bị thương. Hai em thành niên bị bắt vì can thiệt khi công an đánh mẹ của hai cháu. Chính quyền địa phương đặt lên hÀng rào, và giáo dân thì phá xuống. Lời qua tiếng lại đôi bên, vũ phu từ công an và chính quyền xãy ra suốt đêm. Giáo dân tay không chân đất, dùng hết sức hơi để bảo vệ tài sãn của giáo hội.

Sáng thứ Hai, chính quyền địa phương và chính quyền cấp cao tăng cường thêm nhân lực, cảnh sát, xe xịt nước và các trang bị khác để chống lại những người giáo dân tay trắng. Chính quyền đóng đường quốc lộ số 1, chạy ngang qua giáo xứ. Họ dựng cổng hai đầu làng không cho ai đi vào và đi ra.

Chuyện gì sẽ tiếp tục xảy ra chúng ta khó mà đoán được, nhưng nếu không ai can thiệp hoặc lên tiếng, những người giáo dân vô tội tiếp tục bị hành hạ và ngược đãi.

Xin quý vị tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý, nhất là cho các trẻ em và phụ nữ.

Nguồn : DCCTVN.NET

Đàn áp Blogger : Muốn bắt thì bắt muốn thả thì thả

(CLB Nhà báo Tự do) Sự kiện nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam và trả tự do cho blogger Người Buôn Gió, Mẹ Nấm và nhà báo Phạm Đoan trang vì có những hành động yêu nước đã khiến dư luận trong nước và quốc tế phản ứng mạnh mẽ. Sự kiện này cũng khiến dư luận nhớ đến blogger Điếu Cày của CLB Nhà báo Tự do hiện vẫn còn bị giam giữ và kỷ luật gắt gao. Xin giới thiệu bài về vấn đề này trên RFA

Sau khi nhiều cơ quan truyền thông quốc tế lên tiếng quan ngại, hai blogger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang đã được trả tự do.

Trong lúc đó nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải còn được biết rộng rãi hơn qua bút danh Điếu Cày bị bắt giam từ ngày 19 tháng Tư năm 2008 vì đã biểu tình chống Trung Quốc về Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng lại nhận bản án 30 tháng về tội trốn thuế và không hề được giảm án hay ân xá trong dịp lễ vừa qua.

Dư luận vẫn đang theo dõi blogger Điếu Cày trong lúc bị di chuyển từ trại giam này sang trại giam khác với những quan tâm đặc biệt dành cho ông.

Quyết định bất ngờ của công an

Hai Blogger Người Buôn Gió tức anh Bùi Thanh Hiếu và Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang có lẽ không ngờ rằng mình được thả ra sớm như vậy sau khi cơ quan an ninh bắt giữ với cáo buộc là xâm phạm an ninh quốc gia.

Đây là một động thái hiếm hoi của công an Việt Nam dành cho các người bị cáo buộc tội danh này khi họ áp dụng luật tạm giữ hành chánh tối đa là chín ngày cho các nghi can vừa nói.

Đây là một động thái hiếm hoi của công an Việt Nam dành cho các người bị cáo buộc tội danh này khi họ áp dụng luật tạm giữ hành chánh tối đa là chín ngày cho các nghi can vừa nói.

Cả ba người đều có chung một hành động giống nhau dẫn tới việc bắt giữ khẩn cấp của công an đó là trên trang blog và bài viết của họ có nội dung chống lại việc Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ba người này may mắn hơn một blogger khác, cũng hành động như họ là tham gia biểu tình chống trung Quốc trước khi cuộc rước đuốc Olympic Bắc Kinh xảy ra, đó là nhà báo tự do Nguyễn Hoàng Hải còn được biết là chủ nhân của trang blog Điếu Cày.

Chống Trung Quốc: 2 năm 6 tháng tù giam

Toà án Quận 3, TP Hồ Chí Minh, tuyên mức án 30 tháng tù giam cho ông Nguyễn Văn Hải (tức blogger Điếu Cày) vợ cũ của ông là bà Dương Thị Tân nhận mức án cải tạo không giam giữ 16 tháng và thử thách ba năm về tội trốn thuế.

Rất là không công bình với chúng tôi vì chúng tôi nào có tội gì ngoài cái tội yêu nước của ông Hải?

Bà Dương Thị Tân

Chúng tôi liên lạc với bà Dương Thị Tân để hỏi bà có ý kiến gì khi hai logger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang chỉ bị tạm giữ có 9 ngày trong khi chồng bà là blogger Điếu Cày lại bị bản án nặng nề như thế, bà Tân cho biết: “Rất là không công bình với chúng tôi vì chúng tôi nào có tội gì ngoài cái tội yêu nước của ông Hải?”

Nhạc sĩ lão thành Tô Hải, có lẽ là một blogger già nhất Việt Nam, người cùng với blogger Điếu Cày tham gia cuộc biểu tình cho biết: “Công tác ngoại giao thế nào chưa biết nhưng ông Hải tức Điếu Cày thì đã vào tù rồi! Dạo đó tôi cũng tham gia nhưng có lẽ họ thấy già quá nên không bắt!”

Người yêu mến blogger Điếu Cày trông mong ông sẽ được ân xá vào ngày lễ 2 tháng 9 vừa qua vì tin rằng việc giam giữ ông như vậy là quá đủ cho chính sách nâng cao quan hệ Việt Trung của nhà nước. Quan trọng hơn nữa là dư luận vẫn tin tưởng mạnh mẽ rằng ông Nguyễn Hoàng Hải là người vô tội.

Thủ tục đầu tiên làm đơn xin nhận tội ?

Luật sư Lê Trần Luật giải thích thủ tục miễn giảm án hay ân xá có những quy định như sau: “Giảm án tha tù là trong thời gian cải tạo phải tốt và thực hiện hai phần ba bản án. Còn ân xá thì không cần thực hiện hai phần ba nhưng phải làm đơn nhận tội và xin được khoan hồng.”

Giảm án tha tù là trong thời gian cải tạo phải tốt và thực hiện hai phần ba bản án. Còn ân xá thì không cần thực hiện hai phần ba nhưng phải làm đơn nhận tội và xin được khoan hồng

LS.Lê Trần Luật

Thủ tục này có lẽ là nguyên nhân khiến cho một loạt các nhà đấu tranh cho dân chủ bị bắt trước đây ít lâu, xuất hiện trên truyền hình Việt Nam nhận tội một cách công khai với hy vọng hưởng sự khoan hồng của nhà nước. Riêng blogger Điếu Cày thì khác.

Theo lời kể của vợ ông là bà Dương Thị Tân thì hai ông bà không có lý do gì để nhận tội, dù chỉ nhận để được ân xá, bà Tân kể phản ứng của chồng bà như sau: “Họ bắt chúng tôi nhận tội để được ân giảm thì chúng tôi thấy không có lý do gì để nhận cả, Ông Hải cho họ biết là sẽ ở cho đến ngày cuối cùng.”

Sau khi hai blogger Người Buôn Gió và Mẹ Nấm cùng với nhà báo Phạm Đoan Trang được thả, bà Nguyễn Phương Nga, người mới đảm nhận vai trò phát ngôn viên cho Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố với báo chí rằng: "Cơ quan an ninh đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam khi tiến hành tạm giữ những người này. Đáng tiếc một số tổ chức và cá nhân đã cố ý thổi phồng sự việc này để xuyên tạc với dụng ý xấu".

Hãy làm gì nhà nước nói đừng làm gì nhà nước làm

Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ nhận định lới tuyên bố này là khác thường và ông chứng minh ngược lại: “Chính phủ Việt Nam và bộ Ngoại Giao Việt nam liên tục công bố trước Liên Hiệp Quốc là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam thì blogger Như Quỳnh cũng như những người khác kêu gọi phản đối Trung Quốc mà bị xem là có tội thì bộ Ngoại Giao Việt Nam có tội hay không?”

Chính phủ Việt Nam và bộ Ngoại Giao Việt nam liên tục công bố trước Liên Hiệp Quốc là Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam thì blogger Như Quỳnh cũng như những người khác kêu gọi phản đối Trung Quốc mà bị xem là có tội thì bộ Ngoại Giao Việt Nam có tội hay không?

Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ

Trong khi đó nhạc sĩ Tô Hải cay đắng hơn khi ông cho rằng Việt Nam không còn xem trọng luật pháp như bà phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao tuyên bố, ông đưa ra ý kiến: “Cái đất nước này là cái đất nước chẳng giống ai cả, muốn bắt ai thì bắt muốn giam giữ bao lâu cũng được.”

Bà Dương Thị Tân cũng cho biết tình trạng chồng bà trong nhà giam bị đối xử khá tồi tệ bà nói: “Chúng tôi ngồi ở cái phòng cách ly của họ và chỉ được nói qua một cái lổ nhỏ xíu bên cạnh ông Hải là một giám thị trại giam”.

Cư dân mạng trên các trang blog theo dõi sự kiện ông đang tiếp tục bị giam một cách chăm chú do vẫn tin rằng hành động của blogger Điếu Cày là yêu nước và phẩm chất ứng xử của ông trước mọi áp lực là đáng trân trọng. Từng là người lính của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông Điếu Cày vẫn tiếp tục chiến đấu trong hoàn cảnh mới của đất nước với niềm tin mãnh liệt vào công lý.

Thế nhưng ngày nào người lính Điếu Cày còn trong bốn bức tường tối tăm thì ngày ấy xem ra công lý vẫn chưa soi rọi được hết những góc tối khó nhận dạng từ nhiều thế lực. Tính chất khác lạ trong việc phân biệt xét xử hiện nay của các tòa án tại Việt nam tùy theo thời tiết chính trị giữa quan hệ Việt Trung là mối lo lắng hàng đầu của dư luận.

Viện Nghiên cứu IDS tuyên bố giải thể để phản đối quyết định 97


Một ngày trước khi Quyết định 97 có hiệu lực, Viện Nghiên cứu Phát triển IDS tuyên bố tự giải thể hôm nay (14-9-2009).

Sau khi phân tích những điều mà IDS cho là “sai phạm nghiêm trọng” của Quyết định 97, trong đó có quy định cá nhân thành lập tổ chức khoa học công nghệ “chỉ hoạt động trong lĩnh vưc thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ”, tuyên bố của IDS cho rằng IDS “không thể tiếp tục hoạt động theo sứ mệnh đã xác định trong mục tiêu ghi vào Điều lệ của mình” cũng như “không thể làm tròn trách nhiệm công dân và nghĩa vụ người trí thức của mình”.

Việc tuyên bố tự giải thể, theo IDS, là “để biểu thị thái độ dứt khoát của Viện đối với Quyết định 97”.

Các thành viên Hội đồng IDS đồng ký tên vào tuyên bố này cũng hứa hẹn “giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp”. Tuyên bố không nói rõ đó là biện pháp gì nhưng thông thường khi nói đến việc "sử dụng các công cụ pháp lý" là nói đến khả năng kiện ra tòa án và "bảo vệ sự trong sáng của luật pháp" tức là nhắm đến mục đích tòa phải tuyên hủy Quyết định 97 nói trên.

(Nguồn : Blog NguyenVanPhu)

Trang mạng BauxiteVietNam cũng tuyên bố sẽ "nghỉ trọn một ngày" (15/9) để chia buồn với sự ra đi của viện Nghiên cứu & Phát triển IDS.


Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS
14/09/2009

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

Tuyên bố của Viện Nghiên cứu Phát triển IDS

Ngày 24-7-2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký Quyết định số 97/2009/QĐ-TTg ban hành danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ (sau đây gọi là Quyết định 97), có hiệu lực từ ngày 15-09-2009.

Viện Nghiên cứu phát triển IDS nhận thấy Quyết định 97 có những sai phạm nghiêm trọng sau đây:

Một là: Điều 2 của Quyết định 97 không phù hợp với thực tế khách quan của cuộc sống.

Khoản 2, điều 2 trong quyết định này ghi: cá nhân thành lập tổ chức khoa học công nghệ “chỉ hoạt động trong lĩnh vưc thuộc Danh mục ban hành kèm theo Quyết định này. Nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ.”

Như vậy khoản 2 của điều 2 bao gồm 2 điểm chính là
  1. các lĩnh vực được phép nghiên cứu quy định trong danh mục kèm theo Quyết định, và
  2. không được công bố công khai ý kiến phản biện với danh nghĩa của một tổ chức khoa học và công nghệ.
Về vấn đề danh mục các lĩnh vực được phép tổ chức nghiên cứu:

Cuộc sống vô cùng phong phú, có nhiều vấn đề chưa biết đến, luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển, luôn luôn đặt ra những đòi hỏi mới, cần có các quyết sách mới và các giải pháp thích hợp. Vì vậy không thể bó khuôn mọi vấn đề được phép nghiên cứu trong cuộc sống vào một danh mục dù danh mục ấy có rộng đến đâu. Quy định như vậy sẽ bó tay các nhà khoa học, những người nghiên cứu độc lập, hạn chế sự đóng góp của họ vào việc xây dựng chính sách đổi mới và phát triển đất nước.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo nhằm khám phá các quy luật vận động trong tự nhiên và xã hội; từ đó tạo ra công nghệ mới, hoạch định chính sách phát triển và nâng cao dân trí để thúc đẩy xã hội tiến lên. Trong cuộc sống còn có những lĩnh vực, những vấn đề đã trở nên lỗi thời hoặc đã bị vượt qua. Thực tế này cũng là một đối tượng quan trọng của công việc nghiên cứu, nhất là trong tình hình một quốc gia phải ra sức phấn đấu khắc phục tình trạng nghèo nàn và lạc hậu. Trong một xã hội tiến bộ, công việc nghiên cứu với tính cách như vậy không thể đóng khung trong một danh mục gồm các lĩnh vực được quy định như đã nêu trong Quyết định 97.

Trong khi đó, công văn ngày 8-9-2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (thừa ủy quyền của Thủ tướng trả lời thư ngày 6-8-2009 của Viện IDS gửi Thủ tướng) cho rằng cách quy định một danh mục các lĩnh vực cho phép cá nhân được thành lập tổ chức nghiên cứu là thông lệ ở nhiều nước trên thế giới, có nước quy định một danh mục cho phép, có nước quy định một danh mục cấm, hoặc cả hai. Chúng tôi đã tìm hiểu kỹ thì chưa thấy nước nào có quy định danh mục các lĩnh vực được phép nghiên cứu khoa học. Vì vậy cách trả lời trong công văn của Bộ Tư pháp là không trung thực, thiếu trách nhiệm. Cho đến nay, trên thế giới, việc phân loại các lĩnh vực khoa học là để thống kê, so sánh, không thể lấy đó làm căn cứ để quy định các lĩnh vực được phép nghiên cứu. Cách làm như Quyết định 97 sẽ bị dư luận chê cười, làm hại uy tín của lãnh đạo và của đất nước.

Ý kiến trong công văn của Bộ Tư pháp cho rằng Quyết định vẫn để mở, sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung dần các lĩnh vực cho phép, là môt cách biện bạch gượng gạo, bởi vì “cho phép” thì không bao giờ đủ. Không ai có thể “cho phép” đời sống sẽ được phát triển đến đâu. Thực chất với Quyết định này, “cho phép” tức là cấm, và vùng cấm rộng gấp ngàn lần vùng được phép.

Về vấn đề phản biện:

Quá trình đi lên của đất nước chưa có con đường vạch sẵn, cuộc sống có vô vàn vấn đề thuộc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cần được phản biện để có thể xử lý đúng đắn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy có rất nhiều ý kiến phản biện về đường lối chính sách bị cất hầu như không có thời hạn trong các “ngăn kéo” của các cơ quan chức năng hoặc của những người có thẩm quyền có liên quan. Có quá nhiều phản biện dưới mọi dạng như kiến nghị, đề nghị, thư, tài liệu nghiên cứu… không bao giờ được hồi âm.

Ví dụ nổi bật nhất là cải cách giáo dục – một vấn đề sống còn của sự phát triển đất nước, một yêu cầu bức xúc của xã hội đang được dư luận và giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm, phản biện công khai sôi nổi từ nhiều năm nay nhằm thực hiện những nghị quyết của Đại hội Đảng và các Hội nghị Trung ương Đảng về cải cách giáo dục. Tuy vậy, sự phản biện này chưa được đánh giá và tiếp thu nghiêm túc.

Một ví dụ khác gần đây là vấn đề bô-xít, được coi là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sự phản biện công khai, quyết liệt vừa qua của rất nhiều nhà khoa học và các hiệp hội thuộc các lĩnh vực khác nhau đã góp phanà thúc đẩy việc ban hành quyết định ngày 24-04-2009 của Bộ Chính trị lưu ý những vấn đề phải quan tâm trong khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Tuy vậy, còn biết bao nhiêu phản biện quan trọng khác trong vấn đề khai thác bô-xít ở Tây Nguyên vẫn còn bị bỏ ngỏ.

Trong tình hình nêu trên, cấm các tổ chức khoa học công nghệ do các cá nhân thành lập phản biện công khai như nêu trong Quyết định 97 thực chất là cấm phản biện xã hội, hệ quả sẽ khôn lường.

Khoản 2 trong điều 2 của Quyết định 97 không viết thành văn nhưng hàm ý để ngỏ khả năng: cá nhân được phép phản biện công khai với tư cách riêng của mình. Như vậy, sẽ không thể giải thích:

(a) Tại sao cá nhân thì được phản biện công khai, còn tổ chức, tức trí tuệ tập thể và liên ngành được tập họp để có thể có chất lượng cao hơn, thì lại không? Quy định chỉ cho phép cá nhân phản biện công khai tạo thuận tiện cho việc vô hiệu hóa hay hình sự hóa việc phản biện của cá nhân? Phải chăng quy định như vậy ngay từ đầu đã mang tính chất không khuyến khích phản biện, mà có hàm ý làm nản lòng thậm chí hăm dọa sự phản biện của cá nhân.

(b) Tại sao trong nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một văn bản pháp quy có tầm quan trọng như vậy lại có thể được thiết kế như một cái bẫy và để ngỏ khả năng cho việc vận dụng cái bẫy đó?

Hai là: Việc cấm phản biện công khai là phản khoa học, phản tiến bộ, phản dân chủ.
  • Cấm như vậy là phản khoa học, bởi lẽ: Bất kể một phản biện nào nếu không chịu sự “sát hạch” công khai, minh bạch trong công luận, sẽ khó xác định phản biện ấy là đúng hay sai, độ tin cậy của nó, sự đóng góp hay tác hại nó có thể gây ra, khó lường được các khả năng sử dụng hoặc lợi dụng việc phản biện này.

  • Cấm như vậy là phản tiến bộ, bởi lẽ: Người dân sẽ không biết đến các phản biện đã được đề xuất hay các vấn đề đang cần phải phản biện, càng không thể biết chất lượng và tác dụng của những phản biện ấy, không biết nó sẽ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, tiếp thu hay xử lý như thế nào. Phản biện và tiếp thu phản biện không công khai sẽ không thể tranh thủ được sự đóng góp xây dựng từ trí tuệ trong và ngoài nước, hạn chế khả năng sáng tạo tìm ra con đường tối ưu cho sự phát triển đất nước và vứt bỏ lợi thế của nước đi sau. Trên hết cả, cấm như vậy là cản trở việc nâng cao trí tuệ và bản lĩnh của người dân, cản trở vai trò làm chủ đất nước của nhân dân. Cấm như vậy chẳng khác nào biểu hiện chính sách ngu dân.

  • Cấm như vậy là phản dân chủ, bởi lẽ: Nhân dân – người chủ của đất nước - sẽ thiếu những thông tin để tự mình tìm hiểu, đánh giá mọi vấn đề có liên quan của đất nước mà họ không thể không quan tâm. Cấm như vậy là tước bỏ hay làm giảm sút khả năng của nhân dân giám sát, kiểm tra, đánh giá hay đóng góp xây dựng, hình thành và nói lên các ý kiến của họ, tán thành hay bác bỏ một chủ trương nào đó; trên thực tế là cấm hay ngăn cản quyền của nhân dân tham gia vào công việc của đất nước. Cấm như vậy là ngược với tiêu chí Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Ba là: Quyết định 97 có nhiều điểm trái với đường lối của Đảng và vi phạm pháp luật của Nhà nước.
  • Trước hết, đối với Hiến pháp, điều 2 trong Quyết định 97 vi phạm Điều 53 quy định công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương; Điều 60 quy định công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng tác; Điều 69 quy định công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.

  • Đối với Luật Khoa học và công nghệ, điều 2 Quyết định 97 không phù hợp với tinh thần của Luật này coi khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, khuyến khích sự tham gia nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân, Nhà nước đảm bảo và hỗ trợ sự thực hiện những kết quả nghiên cứu, khuyến khích các hội khoa học và công nghệ có trách nhiệm tổ chức, động viên các thành viên tham gia tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tiến hành các hoạt động khoa học và công nghệ… v.v.

  • Đặc biệt quan trọng là Quyết định 97 có nhiều điểm trái với tinh thần và nội dung Nghị quyết số 27 - NQ/T.Ư "Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" mới được ban hành tháng 10-2008. Nghị quyết này nhấn mạnh thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

  • Việc ban hành Quyết định 97 còn vi phạm khoản 2 và khoản 4 Điều 67 trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là đã bỏ qua trình tự bắt buộc phải công bố dự thảo quyết định trước ít nhất 60 ngày trước khi kí để bảo đảm sự tham gia ý kiến của dân. Trong công văn trả lời Viện IDS, Bộ trưởng Bộ Tư pháp lập luận rằng: quyết định 97 được xây dựng và ban hành đúng luật vì toàn bộ các bước soạn thảo, lấy ý kiến, thẩm định dự thảo quyết định đã được hoàn tất trong năm 2008 khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2008) phải đến 1-1-2009 mới có hiệu lực. Sự biện bạch này không thể chấp nhận được. Quá trình soạn thảo, thẩm định bắt đầu từ bao giờ, kéo dài bao lâu, là việc nội bộ của các cơ quan hữu trách. Nhân dân, là những người chịu tác động của Quyết định, chỉ có thể biết ngày ban hành chính thức của Quyết định 97 là ngày 24-7-2009, hơn 7 tháng sau khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực. Như vậy rõ ràng là việc ban hành Quyết định 97 vi phạm luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì sao một quyết định quan trọng liên quan đến một lĩnh vực lớn được coi là quốc sách hàng đầu, lại được thực hiện môt cách vội vã và tùy tiện như vậy.

Có thể kết luận, Quyết định 97 nếu được thực hiện sẽ làm nặng nề thêm thực trạng thiếu công khai minh bạch rất nguy hại cho việc xây dựng và thực thi pháp luật, làm trầm trọng thêm tình trạng tụt hậu hiện nay của đất nước.
** *
Trong gần 2 năm hoạt động, Viện Nghiên cứu phát triển IDS đã làm được một số việc có ích cho đất nước, đóng góp ý kiến xây dựng đối với một số vấn đề hay chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, được dư luận xã hội, đặc biệt là giới nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Mọi hoạt động của Viện IDS từ ngày thành lập cho đến nay đều tiến hành đúng pháp luật, công khai, minh bạch.

Tuy nhiên trong thời gian qua, tồn tại dai dẳng một số nhận xét sai lệch của cơ quan an ninh về Viện IDS, thậm chí cho rằng Viện nhận tiền của nước ngoài và có hoạt động chống đối Nhà nước…Ngày 16-01-2009 Viện IDS đã có thư gửi các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước nêu rõ quan điểm của Viện về những nhận định sai trái này, song tiếc rằng cho đến nay bức thư này của Viện chưa nhận được bất kể một hồi âm nào.

Ngay sau khi có Quyết định 97, Hội đồng Viện IDS đã thảo luận, phân tích những chỗ sai cả về thủ tục và nội dung của quyết định này. Với ý thức tôn trọng Chính phủ và Thủ tướng, và để biểu thị thiện chí của mình, Hội đồng Viện chúng tôi nhất trí chưa bày tỏ ‎ý kiến công khai mà trước hết gửi thư ngày 6-8-2009 nêu rõ với Thủ tướng những chỗ sai của Quyết định 97 và kiến nghị cách giải quyết nhằm tránh các hệ quả bất lợi về nhiều mặt.

Sau khi gửi thư, đại diện của Hội đồng Viện được mấy vị lãnh đạo mời gặp, riêng Thủ tướng mời gặp hai lần; nhân dịp đó chúng tôi trình bày rõ thêm và trao đổi ý kiến thẳng thắn về những nhận xét và kiến nghị đã nêu trong thư.

Viện IDS đã kiên tâm chờ đợi. Ngày 11-9-2009, Chủ tịch Hội đồng Viện IDS được Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thừa ủy quyền của Thủ tướng mời đến VPCP và trao cho hai văn bản. Một là công văn số 3182/BTP-PLDSKT ngày 8-9-2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Thủ tướng trả lời Hội đồng Viện Nghiên cứu phát triển IDS về những điều nêu trong thư của Viện gửi Thủ tướng ngày 6-8-2009. Hai là công văn số 1618/TTg-PL ngày 10-9-2009 của Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP thừa ủy quyền của Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và công nghệ ra văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định 97 và thu thập ‎ kiến để kiến nghị bổ sung danh mục ban hành theo quyết định này.

Hai công văn này cho thấy tất cả các kiến nghị của Viện IDS về Quyết định 97 đều không được chấp nhận.

Toàn viện IDS và từng thành viên đã hết sức đề cao tinh thần trách nhiệm công dân, ý thức kỷ luật và thiện chí, nhưng những cố gắng đó đã không được đáp ứng.

Trước tình hình như vậy, với một quyết định hạn chế đến mức vô lý quyền nghiên cứu của một tổ chức khoa học, Viện nghiên cứu phát triển IDS không thể tiếp tục hoạt động theo sứ mệnh đã xác định trong mục tiêu ghi vào Điều lệ của mình. Chấp nhận hoạt động theo Quyết định 97, viện IDS và các thành viên sẽ không thể làm đúng tinh thần của Nghị quyết Trung ương Đảng về trí thức mới ban hành, đồng thời không thể làm tròn trách nhiệm công dân và nghĩa vụ người trí thức của mình.

Ngày 14-09-2009, Hội đồng Viện IDS đã họp phiên toàn thể, quyết định tự giải thể để biểu thị thái độ dứt khoát của Viện đối với Quyết định 97. Quan điểm của Viện chúng tôi được trình bày trong tuyên bố này và được công bố kèm theo các tài liệu liên quan[1]. Chúng tôi cũng giữ quyền sử dụng tiếp các công cụ pháp lý để bảo vệ sự trong sáng của luật pháp.
Làm tại Hà Nội ngày 14-09-2009
Các thành viên Hội đồng IDS đã ký

SttTên thành viên
1 Hoàng Tuỵ, Chủ tịch Hội đồng Viện IDS
2 Nguyễn Quang A, Viện trưởng
3 Phạm Chi Lan, Viện phó
4 Lê Đăng Doanh
5 Chu Hảo
6 Phạm Duy Hiển
7Vũ Quốc Huy
8 Tương Lai
9 Phan Huy Lê
10 Nguyên Ngọc
11 Trần Đức Nguyên
12 Trần Việt Phương
13Nguyễn Trung
14Phan Đình Diệu
15Vũ Kim Hạnh
16Huỳnh Sơn Phước


[1]Các tài liệu gửi kèm:
1. Thư ngày 6-8-2009 của Viện IDS gửi Thủ tướng và các vị lãnh đạo
2. Công văn trả lời IDS số 3182/BTP-PLDSKT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
3. Văn thư ngày 16-1-2009 của IDS gửi các vị lãnh đạo và Thứ trưởng Bộ Công An


(Theo Văn phòng IDS)


  1. Thư ngày 6-8-2009 của Viện IDS gửi Thủ tướng và các vị lãnh đạo
  2. 8950
    trang 1
    8951
    trang 2
    8952
    trang 3
    8953
    trang 4
    8954
    trang 5
    8955
    trang 6
    8956
    trang 7
    8957
    trang 8
  3. Công văn trả lời IDS số 3182/BTP-PLDSKT của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
  4. 8959
    trang 1
    8960
    trang 2
    8961
    trang 3
    8962
    trang 4
  5. Văn thư ngày 16-1-2009 của IDS gửi các vị lãnh đạo và Thứ trưởng Bộ Công An
  6. 8964
    trang 1
    (còn tiếp)

    Nguồn: Tài liệu do TS Nguyễn Quang A gửi trực tiếp cho Bauxite Việt Nam

Kỳ 3 : Hoàng Sa, tường trình sau 35 năm - Bài báo không được đăng trên Tuổi Trẻ

Loạt bài ký sự mang tên Hoàng Sa - tường trình sau 35 năm đăng trên báo Tuổi Trẻ đã thu hút được sự quan tâm của dư luận. Sau 2 kỳ báo đầu tiên khá suôn sẻ, đến kỳ thứ 3 thì bài báo bị dừng lại với một lời "cáo lỗi" nghe rất "quen". Có lẽ, sự kỳ lạ đã trở thành quen trong một nền báo chí bị kiểm duyệt, cho nên người đọc có thể dễ dàng hiểu rõ được nguyên nhân.

Kỳ 3 của loạt ký sự với nhan đề "Tử Chiến" dẫu không được đăng trên báo "lề phải", nhưng cũng đã được báo "lề trái" đăng lại . Đây là bài viết được nhà báo Bùi Thanh đăng lên blog mình vào ngày 19/01/2008, bài viết kể lại chi tiết những diễn biến xảy ra trong trận Hải chiến lịch sử đầy bi hùng.

Cũng xin nói thêm, trong một thông báo mới đây trên Blog cá nhân của mình, nhà báo Bùi Thanh cho biết nội dung loạt bài ký sự đăng năm 2008 "có nhiều thông tin chưa chính xác", và "tác giả Lữ Công Bảy đã sửa chửa, bổ sung lại".

Cũng trên Blog cá nhân, nhà báo Bùi Thanh thông báo thêm : "Loạt bài hoàn chỉnh này chỉ đăng trên báo Tuổi Trẻ." Nhưng có lẽ, người đọc sẽ chẳng có dịp đọc kỳ 3 hoàn chỉnh trên báo Tuổi Trẻ nữa.

Hòang Sa - tường trình 34 năm sau (kỳ 3)

(Hồi ức của nhân chứng Lữ Công Bảy trên chiến hạm HQ 4)

Ông Lữ Công Bảy

Kỳ 3: Tử chiến !

Vào thời điểm hết sức căng thẳng này, việc thông tin liên lạc giữa lực lượng bảo vệ Hoàng Sa và Bộ tư lệnh vùng 1 duyên hải đã bị đứt. Tần số liên lạc bị phá rối, trên hệ thống bộ đàm chỉ nghe toàn tiếng Hoa . Đại tá Hà Văn Ngạc, lúc đó đang ở trên chiến hạm HQ 5, được tòan quyền hành động.

Đại tá Ngạc ra lệnh: chuyển bốn tàu theo đội hình hàng dọc (Formation - one) theo tín hiệu cờ của khối Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để giữ bí mật ; khi tín hiệu cờ chuyển sang Formation - two (đội hình hàng ngang) tất cả các khẩu đại bác hướng lên đảo; khi nhận lệnh bắn thì tất cả khai hỏa lên đảo dọn đường lập đầu cầu để biệt hải và người nhái đổ bộ chiếm lại đảo.

Hạm trưởng San bực bội trước lệnh này. Trước khi chuẩn bị nổ súng đại tá Ngạc có hỏi ý kiến từng hạm trưởng. Đến khi hỏi ý kiến HQ 4, hạm trưởng Vũ Hữu San gằn từng tiếng trong bộ đàm: “Trình đại bàng, tôi là quân nhân, tôi chấp hành quân lệnh nhưng hiện nay nước cờ đã bị lộ, không còn yếu tố bất ngờ, muốn đổ bộ lên chiếm đảo trước mắt phải tiêu diệt lực lượng trên biển trước khi tính đến việc đổ quân, hiện nay tàu địch gấp đôi tàu ta, quân địch đã đổ bộ từ sáng đến giờ đầy trên đảo, ta chỉ có 2 trung đội thì làm sao thành công được ”, rồi ông nói tiếp: “Tôi là quân nhân tôi chấp nhận hi sinh vì tổ quốc nhưng…”. Rồi ông cúp máy và ra lệnh “tất cả các khẩu súng nhắm thẳng vào tàu địch “

Đúng 10g20 , bốn chiến hạm HQ4, HQ5, HQ10, HQ16 đồng loạt khai hỏa. Như đã chuẩn bị trước, hạm trưởng San ra lệnh “bắn” đồng thời ông cũng ra lệnh (lúc đó máy tàu đang ở vị trí stop) hai máy tiến Full (bỏ qua thông lệ tiến 1, tiến 2, tiến 3) hết tay lái sang phải... Chiến hạm di chuyển với tốc độ cực nhanh, khói đen bốc lên ngùn ngụt, thân tàu rung lên bần bật vì trúng đạn, vì tiếng dội của các khẩu đại bác vừa khai hỏa.

Chiến hạm HQ 4 chạy uốn lượn như con rắn, hết phải rồi hết trái nên đã tránh được loạt đạn đại bác đầu tiên của địch. Thế rồi, các cột nước bùng lên, đạn rít xung quanh tàu vèo vèo. Một mảnh đạn phạt lủng đài chỉ huy, văng ra trúng chân trung úy Ria đang cố gắng theo dõi tàu địch qua màn hình radar. Thượng sĩ giám lộ Ry trúng mảnh đạn nơi cánh tay trái. Hạ sĩ giám lộ Phấn ,xạ thủ đại liên 30 trên nóc ĐCH, bị thương nơi ngực, máu thấm đỏ cả áo. Tiếng la ơi ới của các nơi bị thương vọng lên ĐCH.

Tuy nhiên chiến hạm HQ 4 vẫn vững vàng trong cuộc hải chiến . Đài quan sát trên nóc báo cáo có địch đang đuổi theo. Tôi nhìn ra phía sau vừa thấy 2 tàu địch thì từ mạn phải HQ 5 cắt đuôi HQ 4 phóng thẳng vào 2 tàu địch. Những khối cầu lửa từ mũi HQ 5 bắn ra (đại bác 127 ly) bay thẳng vào tàu địch. Một chiếc trúng đạn bốc cháy, một chiếc quay ngang và sau đó lãnh đủ hàng loạt đạn từ HQ 4.

Không thấy một tàu địch nào, cũng không thấy HQ 16 và HQ 10 đâu cả. Ngay lúc đó HQ 5 cho biết ụ tháp đại bác 127 ly đã bị trúng đạn, 3 quân nhân tử thương 2 bị thương nặng. Liên lạc mãi với HQ 16 và HQ 10 không được.

Thật ra ngay từ loạt đạn đầu tiên HQ 10 đã bị loại khỏi vòng chiến vì HQ 10 nhỏ, cũ kỹ các khẩu đại bác xoay trở bằng tay nên bị trúng liền 2 quả 100 ly từ tàu địch .Trong bộ đàm tôi đã nghe tiếng bạn tôi ,trinh sát giám lộ Vương Thương, báo cáo HQ 10 đã bị trúng đạn. Hạm trưởng Thà đứt đầu, hạm phó Trí trọng thương ngay bụng sĩ quan , hạ sĩ quan và thủy thủ trên ĐCH đều bị tử thương và bị thương.

Riêng Vương Thương bị mảnh đạn cắt ngang mông trái, máu ra nhiều nhưng vẫn còn tỉnh táo, báo tình hình về soái hạm HQ5. Anh cùng 21 quân nhân xuống được bè cứu sinh và sau 2 ngày đêm được một thương thuyền Hà Lan cứu đưa về Đà Nẵng. Nhưng Vương Thương đã chết trên bè vì máu ra quá nhiều . Anh ra đi trước ngày tổ chức làm đám cưới. Lẻ ra anh đã được về phép cưới vợ. Giấy phép đã cầm trên tay, nhưng hạm trưởng Ngụy Văn Thà động viên anh ở lại, vì anh đã quá rành vùng quần đảo Hoàng Sa. Anh đã theo tàu ra Hoàng Sa như ăn cơm bữa, hải đảo xa xôi nào cũng lưu dấu bước chân anh. Nay vì tổ quốc , anh đã thanh thản ra đi, bỏ lại người vợ chưa cưới nơi cố đô Huế.

HQ 4 và HQ 5 quay đầu về hướng Nam. Sau đó 1 giờ không còn thấy HQ 5 ở đâu. HQ 5 do máy yếu và một máy bị sự cố chưa kịp khắc phục, nên “rớt” lại đâu đó. Trên biển trở nên HQ 4 lẻ loi một mình. Hạm trưởng San vẻ một đường trực chỉ về Đà Nẵng.

Bây giờ tôi mới rời được ĐCH. Trên hành lang xuống nơi nghỉ ngơi, tôi đã chứng kiến một sự kinh khủng sau chiến trận. Hành lang dưới tàu tanh đến ngộp thở: mùi máu, mùi cồn, bông băng… mấy ngày liền không có thời gian thu dọn. Hơn 130 thủy thủ đoàn bám chặt vị trí chiến đấu giờ đều mệt lả, nằm đâu ngủ đó. Họ chỉ cầm hơi bằng mì gói, nước ngọt và lương thực khô. Các binh sĩ biệt hải kiệt sức nằm rải rác trên hành lang phòng ăn. Trong phòng y tế, các binh sĩ người nhái bị thương cũng nằm la liệt. Một binh sĩ bị đạn bắn thủng cằm từ trái qua phải, mặt sưng vù. Anh ngồi bất động, máu không còn chảy ra nữa, nhưng khóe miệng những vệt máu lẫn nước bọt vẫn rỉ ra. HS Danh nằm thoi thóp trên băng ca, ngực anh đầy bông băng nhuốm máu. Tôi rờ lên trán anh nóng hổi, hỏi anh có khỏe không? Anh mở mắt rồi gật đầu, nhưng lịm dần rồi chết.

Khoảng 16 giờ 30 tôi đang trong giấc ngủ sâu vì đã mấy hôm không chợp mắt, thì còi tập họp vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn tập họp đầy đủ nghe thông báo :“Tất cả chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu, tàu được lệnh quay lại Hoàng Sa. Nếu cần sẽ ủi thẳng lên bờ đảo Hoàng Sa, chiến đấu đến cùng để giữ đảo”.

Nhìn sau lái tàu, tôi biết tàu đang quay lại và hướng thẳng về Hoàng Sa. Tất cả đều bất động , không ai nói với ai một lời nào trước giờ phút cảm tử này .

Thế rồi, giữa khỏanh khắc yên lặng kỳ lạ và căng thẳng đó, một câu nói được thốt ra, tôi còn nhớ mãi: Dù sao đánh nhau với Trung Quốc nếu có chết cũng vinh quang hơn… ”.

Báo Đảng bán đứng Hoàng Sa

Cư dân mạng mấy hôm nay lại được dịp bàn tán xung quanh vụ sì- căng-đan liên quan tới cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Được người bạn gửi cho đường link với lời bình cụt lủn "bó tay chấm com", tôi nhấn vội để đọc nhưng đã thấy bài viết bị xóa trắng mà không kèm theo một lời đính chính nào.

Thì ra, đây là cái cách làm báo thời nay của mấy trăm tờ báo trong nước, báo điện tử của ĐCSVN cũng không phải là một ngoại lệ.

Về cách "kiểm duyệt" này, cô nhà báo Phạm Đoan Trang, người vừa được ăn cơm tù 9 ngày vì lối viết lách không tôn trọng "lề phải" đã mô tả như sau:

"Truyền thống của làng báo điện tử Việt Nam là bài nếu có cái sai nhỏ thì len lén vào sửa, có cái sai lớn thì rút xuống phi tang".

Mấy chuyện vặt như phi tang hay chối đây đẩy vốn là "nghề" của đảng, kiểu như "Việt Nam không có tù chính trị, không có ai bị bắt về bất đồng chính kiến".v.v.

Nhưng lần này, mọi chuyện không đơn giản như vậy. Nhiều bolgger đã kịp ghi lại nguyên văn bài báo mà cơ quan ngôn luận thuộc hàng "đứng đắn" nhất Việt Nam này đã phi tang.

Bài báo "Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông" đăng trên trang báo điện tử ĐCS, ngày 4/9/2009 đã quảng cáo hình ảnh, sức mạnh quân sự của Trung Quốc ở biển Đông. Không dừng lại ở đó, bài báo tỉnh bơ nhắc tới những hoạt động của Trung Quốc liên quan tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như thể đó là những phần lãnh thổ hiển nhiên thuộc về Trung Quốc. Xin trích một vài đoạn:

..."Ngày 18.8.2009, đội tàu hộ tống gồm hơn 100 sĩ quan và binh lính đã cập bến bãi đá Vĩnh Thử (đảo Chữ Thập) thuộc quần đảo Trường Sa để tiến hành tiếp tế, hậu cần, thăm quan cơ sở công tác và sinh hoạt của binh lính trên đảo, đồng thời đưa 2 tàu chở trực thăng là ”Thâm Quyến” và ”Hoàng Sơn” cập đảo, tiến hành diễn tập cho trực thăng lên xuống và lực lượng đặc nhiệm đổ bộ đường không"...

Và tiếp theo:

..."Ngày 24.8.2009, lực lượng Hải quân Trung Quốc bắt đầu giai đoạn huấn luyện nhảy dù kéo dài 2 tháng, các hoạt động huấn luyện này được bắt đầu từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa. Đây được coi là một hoạt động tập dượt kịch bản đổ bộ bằng đường không của Hải quân Trung Quốc. Một trong những nội dung mới đáng lưu ý trong các hoạt động huấn luyện quân sự năm 2009 là hoạt động huấn luyện nhảy dù từ máy bay trực thăng và từ một sân bay ở quần đảo Hoàng Sa"...

Đáng lý, dưới bản tin như vậy, báo ĐCS phải đưa ra quan điểm khẳng định chủ quyền của VN với 2 quần đảo này hay lên án việc tập trận của Trung Quốc nhưng tờ báo lại hành xử như thể đó là cơ quan ngôn luận của ĐCS... Trung Quốc!

Dư luận có quyền phẫn nộ với những bài báo như vậy, nhất là khi đó là một chuỗi những sai lầm liên tiếp! Từ cuốn sách ca ngợi việc Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" của Mạc Ngôn xuất bản đúng dịp kỉ niệm 30 năm cuộc chiến biên giới Việt - Trung, tới trang web mang tên miền chính phủ ca ngợi và bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Hay gần đây nhất, Thông tấn xã Việt Nam gọi Hoàng Sa là lãnh thổ Trung Quốc khi đưa tin về việc Trung Quốc thả các ngư phủ Việt Nam. Bài báo đó đã nói rằng "những ngư dân Việt Nam bị giam giữ ở Trung Quốc". Trong khi đó, họ bị giam giữ tại một hòn đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa! Sau vài ngày, nhờ sự phát hiện của nhiều bạn đọc và sự phản ảnh của một số trang báo mạng hải ngoại, TTXVN mới "len lén vào sửa" lại! Không ít bạn đọc đã đưa ra những câu hỏi ngờ vực trước hàng loạt các sự kiện như vậy, hay là nhà nước đang mở đường cho việc công nhận Hoàng Sa là của Trung Quốc?

Hy vọng là không phải như vậy mà đơn thuần là do "lỗi kỹ thuật" http://bauxitevietnam.info/c/8090.html như một ông lớn nào đó của tòa báo vừa lên tiếng.

Các cụ xưa kia dạy "bút sa gà chết". Ông Phạm Văn Đồng đã "sa bút" để mấy chục triệu "con gà" Việt Nam chết dở rồi! Mong sao các nhà báo, lều báo Việt Nam viết lách cho cận thận một tý.

Nguồn: http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=8079

Giới blogger yêu nước Việt Nam trút bỏ gánh nặng đang đè lên ngực

The Economist, Hà Nội ngày 10/09/2009

Đàn áp không nương tay tinh thần yêu nước trên mạng

Tại một quốc gia có tinh thần yêu nước nồng nàn như Việt Nam, bạn đương nhiên nghĩ rằng Chính phủ sẽ ủng hộ kế hoạch truyền bá áo thun in các biểu ngữ thể hiện tình yêu quê hương đất nước của người dân. Ngặt một nỗi, những chiếc áo này lại gửi đi thông điệp phản đối Trung Quốc, đối tác thương mại to tát nhất của Việt Nam. Tệ hơn thế, người truyền bá áo thun lại là các blogger quen thuộc, vài người trong số họ còn bày tỏ thái độ chỉ trích mạnh mẽ.

Hai blogger nổi tiếng và một phóng viên báo mạng vừa bị bắt giam sau khi công an tìm ra bằng chứng rõ ràng về việc in ấn áo thun phản đối đầu tư Trung Quốc vào một dự án khai thác bauxite mới, gây nhiều tranh luận tại Tây Nguyên, đồng thời phản đối Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên các quần đảo còn đang tranh chấp tại Biển Đông.

Tất cả các thành viên của bộ ba này đều viết blog chỉ trích quan hệ Việt – Trung. Họ bị bắt giam vì nghi ngờ là đã “lợi dụng quyền tự do dân chủ” để xâm phạm lợi ích quốc gia. Đến giữa tuần này thì Bùi Thanh Hiếu, blogger lấy bút danh “Người Buôn Gió”, và Phạm Đoan Trang, phóng viên làm việc cho báo mạng VietnamNet đã được trả tự do mà không bị buộc tội sau khi phải ngồi tù khá nhiều ngày. Nhưng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger “Mẹ Nấm”, vẫn còn bị giam cầm.

Đây là những hành động bắt giam gần đây trong chiến dịch đàn áp liên tục nhắm vào blogger và nhà báo. Hướng về Đại hội Đảng Cộng Sản năm 2011, trong lúc ba vị trí chính trị cao nhất vẫn còn để ngỏ, Chính phủ nhiệt tình kiểm soát nhà bình luận nào dám lên tiếng nói của mình. Từ tháng Mười Hai năm ngoái, Chính phủ áp dụng các giới hạn mới áp dụng cho blogger, họ sẽ bị ghép vào tội có hành động phi pháp nếu dùng bí danh để xuất bản hoặc dám viết về chính trị. Các qui định này sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt.

Theo số liệu từ Chính phủ, hiện nay đã có hơn 21 triệu người, chiếm một phần tư dân số, đang dùng internet. Ước tính số người viết blog sẽ từ 1 triệu đến 4 triệu người. Đại đa số là người viết nhật ký cá nhân chứ không phải hoạt động chính trị xã hội, song tốc độ tăng trưởng ngoạn mục của blog kèm với khó khăn trong việc quản lý đã làm Chính phủ bối rối, mặc dù Chính phủ đã từng kiểm soát toàn diện giới truyền thông.

Các blogger chợt thấy mình phải đứng trước vành móng ngựa là những người tố cáo tham nhũng trong Chính phủ hoặc có lời bình luận tiêu cực về Liên Xô cũ. Song Chính phủ có vẻ đặc biệt lo âu về tình trạng chỉ trích Trung Quốc.

Sau 1.000 năm dưới ách đô hộ và sau cuộc chiến biên giới đẫm máu năm 1979, nhiều người Việt Nam vẫn còn căm ghét anh hàng xóm phương Bắc. Nhưng Việt Nam đang bị thâm hụt thương mại nặng nề với Trung Quốc và đang cần đầu tư hơn bao giờ hết. Đây là lý do tại sao Chính phủ vẫn hăm hở thúc đẩy dự án khai thác bauxite với Trung Quốc, bất chấp phong trào phản đối rộng rãi từ các nhà khoa học và tướng lãnh (cũng như blogger). Họ chất vấn về “thành tích” bảo vệ môi trường của các công ty Trung quốc đồng thời bày tỏ nhiều quan ngại đến an ninh quốc gia.

Các tổ chức tự do báo chí quốc tế, thường sắp hạng Việt Nam bên cạnh Trung Quốc và Myanmar vào nhóm những quốc gia rủi ro nhất cho giới blogger, đã lên án các hành động bắt giam gần đây. Nhiều nhà ngoại giao nước ngoài e ngại rằng chính sách bắt giam khẩn cấp này sẽ phương hại đến công cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Qui định mới có thể khiến blogger sợ hãi, và nhà báo có thể sẽ phải hết sức dè chừng khi viết lên những điều thậm chí chỉ hàm chứa chút ít rủi ro mơ hồ – luật pháp chưa qui định rõ điều gì họ được và không được đưa tin.

Song không phải mọi người đều nản lòng. Một blogger trẻ từ Hà Nội, người từng chỉ trích công khai Trung Quốc nhiều lần, phát biểu, “Họ chỉ đuổi bắt cá lớn thôi mà.” Anh nói thêm rằng Chính phủ có thể đang tự bắn vào chân của mình. Sau khi blogger bị bắt, lượng bạn đọc của blogger đó thường sẽ gia tăng nhanh chóng.


Bản dịch của tác giả Quê Hương, từ trang BauxiteVietNam.Info

Nguồn : http://www.economist.com/world/asia/displaystory.cfm?story_id=14419371

Bản tiếng Anh trên trang Economist.Com


Vietnam's nationalist bloggers

Getting it off your chest

Sep 10th 2009 | HANOI
From The Economist print edition

A crackdown on online patriotism

Illustration by Claudio Munoz

IN A country as fiercely patriotic as Vietnam, you would expect the government to cheer a plan by citizens to distribute T-shirts bearing nationalistic slogans. However, the T-shirts in question carried messages of hostility towards China, Vietnam’s biggest trading partner. Worse, their pedlars were popular and sometimes critical bloggers.

Two well-known bloggers and an online reporter have been detained after the police uncovered an apparent attempt to print T-shirts opposing Chinese investment in a controversial new bauxite-mining project in Vietnam’s Central Highlands and casting doubt on China’s claims to disputed islands in the South China Sea.

The trio, who had all written critically about Vietnam-China relations on the internet, were detained on suspicion of “abusing democratic freedoms” to undermine the state. By the middle of this week Bui Thanh Hieu, a blogger who used the pen name Nguoi Buon Gio (“Wind Trader”), and Pham Doan Trang, a journalist who works for VietnamNet, a news site, had been freed without charge after several days in detention. Nguyen Ngoc Nhu Quynh, who blogged as Me Nam (“Mother Mushroom”), was still in custody.

These are the latest arrests in a continuing crackdown against bloggers and journalists. Ahead of a congress of the ruling Communist Party in 2011, when the country’s top three political posts will be up for grabs, the government is keen to rein in more outspoken commentators. Last December it imposed new restrictions on bloggers, making it illegal for them to publish under a pseudonym or to write about politics. Policing these rules will be hard.

More than 21m people, a quarter of the population, use the internet, according to government figures. Estimates of the number producing blogs range from a low of 1m to as many as 4m. The vast majority are personal diarists, not sociopolitical activists, but the spectacular growth of blogs and the difficulty of regulating them make the government, used to exercising total control of the media, twitchy.

Bloggers who have found themselves in the dock include some who have exposed government corruption or made negative remarks about the former Soviet Union. But the government seems particularly anxious about criticism of China.

Many Vietnamese remain hostile to their northern neighbour, after 1,000 years of imperial domination and a bloody border war in 1979. But the country runs a large trade deficit with China and needs its investment more than ever. This explains the government’s eagerness to push ahead with the Chinese bauxite-mining project, despite widespread criticism from scientists and generals (as well as bloggers). They have questioned Chinese companies’ environmental records and expressed their fears for national security.

International press-freedom groups, which often rank Vietnam alongside China and Myanmar as among the riskiest countries for bloggers, have condemned the latest arrests. Foreign diplomats fear that the clampdown will harm the fight against corruption. The new rules may cow bloggers, and journalists may be too scared to cover anything even vaguely risky—the law is unclear about what they can and cannot report.

But not everyone is deterred. “They only ever go after the big fish,” says one young Hanoi blogger, who has also openly criticised China many times. Besides, he adds, the government may be shooting itself in the foot. When bloggers are arrested, their readership usually takes off.