Với con số ước tính khoảng 70 triệu bloger, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang chịu một áp lực dai dẳng đòi hỏi họ phải quả quyết từ một cộng đồng blog theo chủ nghĩa dân tuý, chủ nghĩa dân tộc mà trong bối cảnh thiếu vắng bầu cử dân chủ, đã trở thành tiếng nói của người dân trên thực tế…
Việt Nam phủ nhận cáo buộc của Google về các vụ tấn công tin tặc
Theo tin thông tấn xã AFP của Pháp hôm 5/4, Việt Nam bác bỏ các cáo buộc của đại công ty internet Google cho rằng những người sử dụng internet trong nước bị theo dõi và các trang blog nhật ký điện tử cá nhân bị tin tặc tấn công. Phát biểu với AFP, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Nguyễn Phương Nga, nói những lời tố cáo đó là không có cơ sở, đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam có những quy định cụ thể chống lại các virus tấn công máy tính, các phần mềm độc hại, cũng như đảm bảo tính an ninh và bí mật thông tin
AnhBaSG :Vài lời tâm sự và cảm ơn các bạn Blogger
Tôi thực sự xúc động khi biết có nhiều người quan tâm đến mình suốt thời gian 51 tiếng đồng hồ hoàn toàn bị cô lập.
Blog vẫn nhanh nhất và là công cụ đấu tranh hữu hiệu. Thật may mắn khi mình có nhiều bè bạn, những người quen và cả rất nhiều người mình không quen. Hy vọng những bè bạn của tôi cũng đều được quan tâm như vậy.
Anh Ba Sài Gòn (CLB NBTD) bị bắt
Ls Phan Thanh Hải hiện đang bị giam giữ ở số 04 Phan Đăng Lưu.
Một người bạn của anh đã ghé lên số 4 PDL với mục đích để hỏi thăm và gởi đồ ăn cho anh. Sau khi tra danh sách một hồi thì nhân viên gác cổng nói là “Phan Thanh Hải hả ? có vào đây chiều qua, nhưng anh đừng lo chuyện ăn uống gì cả. Tụi này lo hết rồi“.
Một người bạn của anh đã ghé lên số 4 PDL với mục đích để hỏi thăm và gởi đồ ăn cho anh. Sau khi tra danh sách một hồi thì nhân viên gác cổng nói là “Phan Thanh Hải hả ? có vào đây chiều qua, nhưng anh đừng lo chuyện ăn uống gì cả. Tụi này lo hết rồi“.
Nhà văn Trần Khải Thanh Thủy bị kết án tù
Sau bản án 4 năm tù của nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên hôm 29 tháng Giêng về tội “tuyên truyền chống phá nhà nứơc”, đến ngày 5 tháng 2, nữ văn sĩ bất đồng chính kiến Trần Khải Thanh Thuỷ bị toà án nhân dân quận Đống Đa tuyên án 3 năm rưỡi tù giam về tội “cố ý gây thương tích”. Chồng của bà Thuỷ là ông Đỗ Bá Tân nhận bản án 2 năm tù treo, với cùng tội danh.
Thêm một nhà văn bất đồng chính kiến bị tuyên án tại Việt Nam.
Blog Osin bị hack
Nhà báo Huy Đức, được nhiều người biết đến qua blogosin.org xác nhận với BBC blog và địa chỉ email của ông đang bị tấn công.
''Từ lúc 1700 (5/2) blog của tôi bị hack, kể cả email huyducnews@yahoo.com của tôi không còn vào được nữa vì password đã bị đánh cắp,'' ông nói.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang sẽ tự thiêu nếu tiếp tục bị áp lực
HÀ NỘI (PS) Trước áp lực của Công an, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một trong những người chủ trương Bán nguyệt san Tổ Quốc đã viết một lá Thư Ngỏ nói rằng, Ông sẽ tự thiêu nếu nhà cầm quyền Hà Nội tiếp tục gây áp lực, ông Giang nói: "Nếu rồi đây họ còn tiếp tục xúc phạm tôi thì e tôi không còn có thể chịu đựng nổi nữa. Cảm ơn các đấng anh linh đã cho tôi hưởng đến nay đã 74 tuổi trời. Tôi không còn ân hận, cũng không nuối tiếc gì nhiều nữa mà sẵn sàng bật cháy lên ngọn lửa căm phẫn ngất trời để mọi người nhanh chóng nhìn rõ những bộ mặt, những tâm địa xảo trá bất lương cuả những kẻ bất chấp công lý, đạo lý, đầy đọa mãi nhân dân tôi trong những nối đắng cay, oan khuất trường cửu."
Việt Nam tuyên án tù 4 nhà bất đồng chính kiến
Bốn nhân vật bất đồng chính kiến ở Việt Nam hôm nay bị đưa ra Tòa án Nhân dân TPHCM xét xử vì đã cổ xúy cho dân chủ-đa đảng, một hành động bị nhà cầm quyền Hà Nội xem là mưu phản.
Theo tin của các hãng thông tấn AFP, AP, và Reuters, các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long bị truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, dựa theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Họ bị tố cáo là đã cấu kết với các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam ở hải ngoại.
Phiên tòa vốn dự trù diễn ra trong hai ngày 20 và 21, nhưng sau phần bào chữa của các luật sư kéo dài tới gần 7 giờ tối nay giờ Việt Nam, tòa án đã tuyên án. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án tù 16 năm cộng với 5 năm quản chế. Ông Lê Công Định và ông Lê Thăng Long bị tuyên 5 năm tù và 3 năm quản thúc. Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm cùng thời gian quản thúc 3 năm.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng vụ xét xử này có động cơ chính trị, trong lúc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào năm tới.
Tường thuật của các hãng tin quốc tế cho biết phiên tòa ở Sài Gòn được xúc tiến dưới các biện pháp an ninh nghiêm nhặt. Các nhà báo và các nhà ngoại giao theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại một phòng riêng trong pháp đình. Cảnh sát cấm không cho những người này mang theo máy thu âm, thu hình và điện thoại di động.
Khi phát biểu trước tòa, ông Lê Công Định, 41 tuổi, từng theo học tại Đại học Tulane ở Mỹ, nói rằng Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là một thành viên chủ trương đa nguyên đa đảng và muốn mang lại một sự thay đổi trong hệ thống chính trị. Ông cho biết trong thời gian theo học ở nước ngoài ông đã chịu ảnh hưởng của Tây phương về dân chủ, tự do và nhân quyền. Ông Định cũng thừa nhận một cách điềm tĩnh rằng ông đã vi phạm Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, từng du học ở Pháp, nói với tòa án rằng ông đã phạm sai lầm vì non nớt, thiếu kinh nghiệm và thừa nhận là những hành động của ông đã vi phạm pháp luật. Ông Trung nói thêm rằng ông cảm thấy ân hận vì những hành động của mình đã ảnh hưởng tới gia đình và bạn bè.
Hãng tin Reuters trích lời ông Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn nói rằng Bộ Ngoại giao ở Washington đã yêu cầu giới hữu trách Việt Nam trả tự do ngay cho các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Ông nói rằng thêm rằng những điều họ làm là hành xử các quyền con người được thế giới thừa nhận.
Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã theo dõi sát phiên xử, đồng thời kêu gọi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động dân chủ này để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền như đã cam kết với quốc tế.
Từ Pháp, bà Lucie Morillon, đại diện Hội Nhà báo Không biên giới RSF, nói với Ban Việt Ngữ VOA rằng:
“Chúng tôi đã theo dõi vụ này trong nhiều tháng nay. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long. Chúng tôi kêu gọi sự quan tâm của công luận quốc tế rằng những ngừơi này không làm gì sai trái, họ chỉ thực hành quyền tự do bày tỏ quan điểm. Họ phải đi tù về điều này thì sẽ càng làm gia tăng thêm áp lực quốc tế đối với quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch kêu gọi và áp lực Hà Nội phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận đựơc cả thế giới công nhận. Thật là một sai lầm khi Việt Nam bỏ tù những ngừơi này vì điều đó một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy Hà Nội đàn áp những tiếng nói bất đồng như thế nào.”
Về việc bị cáo Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định nhận tội trứơc toà, bà Morillon nói rằng:
“Họ không có sự lựa chọn nào khác vì họ bị đặt dứơi nhiều áp lực từ chính quyền. Họ là những người vô tội. Những điều họ làm không phải là tội vì họ chỉ thể hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, không có gì gọi là “lật đổ chính quyền” như nhà nứơc Việt Nam tố cáo.”
Từ Anh Quốc, phát biểu với ban Việt Ngữ VOA, ông Brad Adams, giám đốc đặc trách vùng Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nhấn mạnh:
“Chúng tôi theo dõi phiên xử rất chặt chẽ. Chúng tôi muốn xem xem phiên toà này có công bằng hay không, nếu đúng là phiên toà công bằng thì có nghĩa là Hà Nội phải huỷ bỏ những cáo buộc nêu ra. Những điều mà các nhà hoạt động này đã làm không phải là một cái tội theo luật quốc tế khi họ kêu gọi dân chủ và bẩu cử tự do. Những ngừơi này bị tuyên án tù, nhà cầm quyền Việt Nam đã thể hiện rõ sự độc tài của mình và chúng tôi nghĩ rằng nhiều nước trên thế giới nên xem xét lại mối quan hệ với Việt Nam.”
Theo tin của các hãng thông tấn AFP, AP, và Reuters, các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long bị truy tố về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, dựa theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự. Họ bị tố cáo là đã cấu kết với các tổ chức tranh đấu cho dân chủ Việt Nam ở hải ngoại.
Phiên tòa vốn dự trù diễn ra trong hai ngày 20 và 21, nhưng sau phần bào chữa của các luật sư kéo dài tới gần 7 giờ tối nay giờ Việt Nam, tòa án đã tuyên án. Ông Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên án tù 16 năm cộng với 5 năm quản chế. Ông Lê Công Định và ông Lê Thăng Long bị tuyên 5 năm tù và 3 năm quản thúc. Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm cùng thời gian quản thúc 3 năm.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế nói rằng vụ xét xử này có động cơ chính trị, trong lúc các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào năm tới.
Tường thuật của các hãng tin quốc tế cho biết phiên tòa ở Sài Gòn được xúc tiến dưới các biện pháp an ninh nghiêm nhặt. Các nhà báo và các nhà ngoại giao theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại một phòng riêng trong pháp đình. Cảnh sát cấm không cho những người này mang theo máy thu âm, thu hình và điện thoại di động.
Khi phát biểu trước tòa, ông Lê Công Định, 41 tuổi, từng theo học tại Đại học Tulane ở Mỹ, nói rằng Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là một thành viên chủ trương đa nguyên đa đảng và muốn mang lại một sự thay đổi trong hệ thống chính trị. Ông cho biết trong thời gian theo học ở nước ngoài ông đã chịu ảnh hưởng của Tây phương về dân chủ, tự do và nhân quyền. Ông Định cũng thừa nhận một cách điềm tĩnh rằng ông đã vi phạm Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Nguyễn Tiến Trung, 26 tuổi, từng du học ở Pháp, nói với tòa án rằng ông đã phạm sai lầm vì non nớt, thiếu kinh nghiệm và thừa nhận là những hành động của ông đã vi phạm pháp luật. Ông Trung nói thêm rằng ông cảm thấy ân hận vì những hành động của mình đã ảnh hưởng tới gia đình và bạn bè.
Hãng tin Reuters trích lời ông Kenneth Fairfax, Tổng lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn nói rằng Bộ Ngoại giao ở Washington đã yêu cầu giới hữu trách Việt Nam trả tự do ngay cho các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long. Ông nói rằng thêm rằng những điều họ làm là hành xử các quyền con người được thế giới thừa nhận.
Nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đã theo dõi sát phiên xử, đồng thời kêu gọi Việt Nam phóng thích các nhà hoạt động dân chủ này để thể hiện sự tôn trọng nhân quyền như đã cam kết với quốc tế.
Từ Pháp, bà Lucie Morillon, đại diện Hội Nhà báo Không biên giới RSF, nói với Ban Việt Ngữ VOA rằng:
“Chúng tôi đã theo dõi vụ này trong nhiều tháng nay. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho những nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, và Lê Thăng Long. Chúng tôi kêu gọi sự quan tâm của công luận quốc tế rằng những ngừơi này không làm gì sai trái, họ chỉ thực hành quyền tự do bày tỏ quan điểm. Họ phải đi tù về điều này thì sẽ càng làm gia tăng thêm áp lực quốc tế đối với quyền tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng tôi sẽ tiếp tục chiến dịch kêu gọi và áp lực Hà Nội phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận đựơc cả thế giới công nhận. Thật là một sai lầm khi Việt Nam bỏ tù những ngừơi này vì điều đó một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy Hà Nội đàn áp những tiếng nói bất đồng như thế nào.”
Về việc bị cáo Nguyễn Tiến Trung và Lê Công Định nhận tội trứơc toà, bà Morillon nói rằng:
“Họ không có sự lựa chọn nào khác vì họ bị đặt dứơi nhiều áp lực từ chính quyền. Họ là những người vô tội. Những điều họ làm không phải là tội vì họ chỉ thể hiện quyền tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, không có gì gọi là “lật đổ chính quyền” như nhà nứơc Việt Nam tố cáo.”
Từ Anh Quốc, phát biểu với ban Việt Ngữ VOA, ông Brad Adams, giám đốc đặc trách vùng Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch, nhấn mạnh:
“Chúng tôi theo dõi phiên xử rất chặt chẽ. Chúng tôi muốn xem xem phiên toà này có công bằng hay không, nếu đúng là phiên toà công bằng thì có nghĩa là Hà Nội phải huỷ bỏ những cáo buộc nêu ra. Những điều mà các nhà hoạt động này đã làm không phải là một cái tội theo luật quốc tế khi họ kêu gọi dân chủ và bẩu cử tự do. Những ngừơi này bị tuyên án tù, nhà cầm quyền Việt Nam đã thể hiện rõ sự độc tài của mình và chúng tôi nghĩ rằng nhiều nước trên thế giới nên xem xét lại mối quan hệ với Việt Nam.”
Nguồn: AFP, Reuters, AP
Ngày 13.1: Đồng Chiêm đã bị quân đội và cảnh sát phong tỏa!
ĐỒNG CHIÊM - Sáng ngày 13.1.2010: Cảnh sát và quân đôi đã phong toả toàn bộ giáo xứ Đồng Chiêm. Hàng chục biển sắt đỏ: Cấm tụ tập đông người được đặt trên con đường đê xung quanh Núi Thờ và trên con đường dẫn vào Đồng Chiêm.
Cảnh sát và quân đội đã xuất hiện trong khu vực và án ngữ ngay đầu cầu xây. Một đống đất đá đã được đổ chắn ngang con đường bê tông dẫn vào Đồng Chiêm, gần đầu cầu xây.
Khoảng 9g, xe hơi không thể vào được. Toàn bộ ôtô và các xe máy lạ không thể vào được Đồng Chiêm. Xe máy quen và người đi bộ vẫn có thể đi lại bình thường cho đến 10g30.
Khoảng 10g35, một cộng tác viên của chúng tôi có mặt tại hiện trường cho biết: Cảnh sát đã phong tỏa cầu xây, xe máy quen cũng như người đi bộ cũng không thể đi lại đựôc nữa.
Cha Tào cho biết sáng nay ngài đã nói với một số cán bộ địa phương vào thăm ngài rằng: Các ông chỉ làm khổ người dân và các ông làm khổ cả các ông nữa. Ngài cho biết, nếu khai đường vào Đồng Chiêm, thì người dân đi lại dễ dàng. Càng đi lại dễ dàng thì chuyện nó càng trở lại bình thường.
Bất chấp sự ngăn sông cấm chợ, số người về hành hương khá đông. Sự ngăn sông cấm chợ càng kích thích giáo dân hăng hái hơn trông việc hành hương viếng Thánh Giá và chia sẻ với Đồng Chiêm. Giáo dân Hàm Long, Nhà Thờ Lớn người đi taxi, người đi xe bus, người đi xe máy, một số đã vào được Đồng Chiêm, còn lại phần lớn hiện nay đang bị kẹt ở khu vực xứ Nghĩa Ải, trước đầu Cầu Xây, bắc ngang sông Vài.
Tại nhà thờ Đồng Chiêm, chỉ còn cha Phó Liên, cha Hữu, Chính xứ đang đi làm lễ tang ở nhà thờ bên cạnh. Có cha Nguyễn Văn Hy, Chính xứ An Thái và xú Cổ Nhuế, cùng một số giáo dân đã đến Đồng Chiêm từ sớm. Trông khi ấy, cha Giuse Nguyễn Ngọc Hinh, Chính xứ Phùng Khoang và xứ Hà Đông, còn đang kẹt tại nhà thờ Nghĩa Ải.
Lúc này là 11g, cha Tào nghe tin bị phong toả toàn diện, đã đi vào Đồng Chiêm, yêu cầu chính quyền mở lối cho giáo dân vào nhà thờ, nhưng các cảnh sát và binh lính không cho. Bản thân ngài và cha Hinh cũng phải vất vả lắm mới vào được Đồng Chiêm.
Nhiều giáo dân đã đi theo bờ sông bên kia sông Vài và đến đoạn ngang nhà thờ Đồng Chiêm thì lội qua sông sang nhà thờ. Cũng nên biết lúc này Miền Bắc rét đậm, nhiệt độ ở Đồng Chiêm ngoài trời xuống khoảng 11 độ C.
Dòng người vẫn đang tiếp tục đổ về hành hương và chứng kiến những việc làm hại dân của chính quyền Hà Nội.
Thông tin số 1: THÔNG TIN VỀ ĐỒNG CHIÊM NGÀY 12.1.2010:
Sáng 12.1.2010, chúng tôi đi đến khu vực gần cầu Ái Nàng tìm hiểu vụ bắt người và đánh người tối hôm qua, thì được người dân địa phương, toàn bộ đều không Công giáo, xác nhận có đánh người và bắt người. Họ nói đánh một anh gãy hai răng cửa và nằm bất tỉnh, còn đánh một thương binh như đánh lợn vậy và sau đó thì bắt đi cả hai thương binh, bỏ lại hiện trường cái xe thương binh 3 bánh.
Cha Bùi Quang Tào, Chính xứ Nghĩa Ải cho biết tối hôm qua, giáo dân Nghĩa Ải đã sang Đồng Chiêm san bằng đống đất đá ở đầu cầu xây nơi giáp ranh giữa hai giáo xứ và cũng là giữa hai xã An Phú và Hợp Thanh.
Ngài cũng cho biết giáo dân Nghĩa Ải tối qua 11/1 cầu nguyện ở UBND xã Hợp Thanh, phản đối đánh người và bắt người, vì nghĩ rằng UB cơ quan đại diện chính quyền, vì không muốn giáo dân đi xa trong đêm tối, và vì chính ngài có thấy một số cán bộ của Hợp Thanh cộng tác với An Phú trong việc phong tỏa và làm khó dễ khách hành hương đến Đồng Chiêm
Cha Giuse Nguyễn Văn Hữu cho biết, tối hôm qua, nghe tin CA vừa lấp nốt con đường vào Đồng Chiêm chỗ gần cầu Ái Nàng và ở đấy vừa có cảnh đe doạ và khống chế cha Phó Liên, bắt và đánh người vô lý, giáo dân Đồng Chiêm cùng Nghĩa Ải đã mang cuốc xẻng, gậy gộc tính đi đến khu vực xảy ra sự vụ san bằng đống đất và sống chết với những kẻ bắt người, đánh người nhưng ngài đã không cho đi, mà yêu cầu giáo dân trở về nhà thờ cầu nguyện. Vì thế hôm nay đống đất đá ở đây vẫn còn và cũng vì thế mà không có đụng độ nào xảy ra.
Nhiều người cho biết CA và dân phòng ở An Phú và Nghĩa Ải được lệnh rút ra vòng ngoài, trở về Mỹ Đức, xảy ra cuộc xuống đường của 3000 dân Nghĩa Ải và Đồng Chiêm. Những CA hiện diện ở khu vực này lúc đẩy là người cảm nhận rõ nhất người dân phẫn uất thế nào khi phải xuống đường và tình hình thế nào nếu không có các cha xứ.
Hiển nhiên, vì sợ giáo dân bị dồn vào đường cùng sẽ đứng lên phản ứng, cho nên từ Tế Tiêu về Đồng Chiêm và toàn bộ khu vực trong ngoài Đồng Chiêm và Nghĩa Ải, không thấy có một bóng nhân viên CA nào mặc sắc phục. Ngay khu vực cầu Ái Nàng, gần trụ sở CA xã An Phú, cũng không thấy một cán bộ CA nào. Tụ điểm CA ở đầu cầu Xây bị giải tán. Không có bóng CA, dân phòng và đám người xã hội đen mặc thường phục đứng đấy, thấy khung cảnh thanh bình, đường đất thông thoáng hẳn.
Tại Đồng Chiêm, ngày 12/1/2010 giáo dân vẫn đi nhà thờ và đi xuống đồng, trẻ em đi nhà thờ và đến nhà trường, các nhóm hành hương vẫn tiếp tục. Khi chúng tôi đến Đồng Chiêm, thì có nhóm sinh viên Công giáo TGP Hà Nội đang đầu đội khăn tang, đứng đọc kinh cầu nguyện nơi chân Núi Thờ. Lát sau thấy hầu hết các bạn đã í ới trên đỉnh núi.
Dưới chân Núi, người già và thiếu nhi trong thôn ra cầu nguyện, rồi trò chuyện, gặp gỡ thăm hỏi. Núi Thờ trở thành điểm hẹn của cả thôn. Có một số thanh niên và trung niên hiếm hoi đang dựng cột tre, chạy đường dây mắc điện lên Núi Thờ và khu vực xung quanh chân núi cũng như đường đê đê đối diện chân núi nơi có đập tràn. Các ông còn cho biết, buối tối các ông còn thay nhau lên đỉnh Núi Thờ trông thánh giá. Dù CA có đe doạ bắt hoặc dù có bị làm sao thì các ông cũng chấp nhận.
Khoảng 2g chiều ngày 12/1 cha Giuse Nguyễn Văn Liên, Phó xứ Đồng Chiêm, cùng một số giáo dân Đồng Chiêm, Nghĩa Ải và Thái Hà đã đến CA xã huyện để đòi thả tự do cho các giáo dân hành hương bị bắt trên địa bàn giáo xứ Đồng Chiêm. Phó Trưởng CA huyện Mỹ Đức đã tiếp cha Liên và một số giáo dân là thân nhân của những người bị bắt.
Cuối cùng CA huyện thông báo sẽ làm thủ tục thả anh Tĩnh. Còn anh Công, anh thương binh cụt chân lái xe 3 bánh, CA nói rằng sẽ tiếp tục tam giam. CA nói anh này “phạm tội” chống người thi hành công vụ bằng cách lao xe vào cảnh sát, tát cảnh sát và khi CA khám trong xe 3 bánh của anh, thì thấy trong đó có hêrôin và 3 lít rượu.
Một giáo dân đã phản đối ngay trước mặt Phó CA huyện Mỹ Đức, vì điều lạ lùng và khó hiểu trước cáo buộc này: Vì buổi sáng khi xe của 2 thương binh đi vào Đồng Chiêm thì đường chưa bị đất đá lấp. Buổi chiều tối các anh về đến gần cầu Ái Nàng thì đường bị bịt, người bị bắt mang đi, cái xe 3 bánh vứt lại hiện trường, khi anh Vinh và cha Liên đến thì xe vẫn còn vứt đấy và một giáo dân đi sau cha Liên và anh Vinh một tý đã chụp được cảnh cái xe này còn đang vứt ở phía bên này đống đất đá. Đến hôm nay, thì CA huyện nói anh có ma tuý và có rượu thì thật là khó hiểu…
Khoảng 7g30 tối, anh Tĩnh đã cùng thân nhân về đến Hà Nội, trong khi đó, một giáo dân khác của giáo xứ Hàng Bột là anh Tiến, nhà ở Kim Mã, vừa bị CA bắt giữ chiều nay và đã đưa đến trụ sở của Cục Điều Tra ở số 7 Thuyền Quang. Thân nhân của anh vừa báo cho chúng tôi biết. Anh Tiến, bị bắt giữ vì có đi hành hương Đồng Chiêm cùng với anh Tĩnh và anh Công và 2 người đi chung một xe thương binh 3 bánh, nhưng hôm qua, anh từ Đồng Chiêm trở về sau, không đi cùng 2 anh Tĩnh và Công.
Giáo dân Hà Nội xem chuyện bị CA bắt giữ là bình thường, cả thân nhân lẫn các đương sự, hầu như không coi đấy là vấn đề gì lạ lùng. Họ đón nhận trong bình an và trong lời cầu nguyện. Có phần còn hãnh diện vì được cùng chịu thân phận khốn khổ với Chúa Kitô.
(Nguồn: CTV dcctvn.net)
An Hòa
Công an khám nhà, thẩm vấn GS Nguyễn Huệ Chi
Trong đầu đề bản tin của BBC, hai chữ "làm việc" xin để trong ngoặc kép. Trên thế giới, có lẽ chỉ ở Việt Nam, và trong lịch sử loài người, có lẽ chỉ ngày nay, mới có chuyện người dân đang làm việc hay nghỉ ngơi, phải ngừng tay để "làm việc" với công an. Thế là hôm nay, ngày 13 tháng 1-2010, công an đã tới nhà giáo sư Nguyễn Huệ Chi (điều này chứng tỏ Công an giỏi hơn Quốc hội, vì năm ngoái "Cơ quan quyền lực cao nhất" của Nhà nước Việt Nam đã gọi ông là... Bà Nguyễn Thị Huệ) khám xét, đặc biết là khám cái máy tính, tháo "ổ cứng" mang đi, và mời ông 4g chiều tới lấy. Từ đó mà ra buổi 'làm việc", 8g tối ông mới trở về, không biết có còn phải "làm việc" trong những ngày tới không. Từ một tháng nay, mạng Bauxite Việt Nam do các ông Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng chủ trường, đã bị phá sập. Nguyễn Huệ Chi và Phạm Toàn bị giả danh để gửi thư trên mạng. Riêng Huệ Chi còn bị cướp địa chỉ email. Dưới đây là những thông tin của BBC về buổi "làm việc" và một vài phản ứng đầu tiên. (Bình luận của DienDan.ORG)
(RFA) Tin mới nhất, sáng ngày hôm nay công an khám nhà giáo sư Nguyễn Huệ Chi, lấy đi một máy vi tính để bàn và dẫn giáo sư Chi đến cơ quan công an làm việc. Đến 10 giờ 15 tối, ông đã được trả về nhà
Trưóc đó, cùng ngày, công an Việt Nam đã lục soát tư gia của ông và lấy đi một máy tính để bàn, sau đó đưa ông đi làm việc.
Trả lời phóng viên Mặc Lâm, Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự do, ngay sau khi vừa về đến nhà, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết:
"Chắc là họ mời làm việc không chỉ hôm nay nhưng bình thường thôi, cũng chẳng căng thẳng đâu. Tất nhiên là làm việc tiếp chứ làm sao mà xong được nhưng chắc cũng không có vấn đề gì đâu. "
Đối với việc mở lại diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam, ông nhận định:
"Chắc là họ lại đánh tiếp. Chuyện đó thì không biết... "
Trong vài giờ qua, sự kiện giáo sư Nguyễn Huệ Chi – một trong ba người sáng lập diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam – bị khám nhà, thu giữ máy tính và được Công an mời làm việc – đã được RFA cũng như nhiều hãng thông tấn quốc tế, một số diễn đàn điện tử và blogger loan báo gần như lập tức.
Trưóc đó, cùng ngày, công an Việt Nam đã lục soát tư gia của ông và lấy đi một máy tính để bàn, sau đó đưa ông đi làm việc.
Nhà văn Phạm Toàn, người cộng tác với GS Chi trong kiến nghị chống bauxite kể với phóng viên đài Á Châu Tự Do:
“Hôm nay họ đến họ khám nhà Huệ Chi và có thể ngày mai là đến lượt nhà tôi. Còn Huệ Chi thì họ đem cái CPU đi và họ yêu cầu Huệ Chi đang trả lời trên cơ quan công an. Họ hẹn với gia đình là 10 giờ đêm thì họ sẽ mang Huệ Chi về trả." " Do chỗ vợ Huệ Chi ốm yếu nên họ cho hai cô công an mặc thường phục đến để chơi với vợ Huệ Chi tối hôm nay. Đồng chí Toàn tới nhà Huệ Chi từ 4 giờ chiều đến 8 giờ tối thì về để cho ba bà đàn bà chơi với nhau. Chắc phải độ hai tiếng hay tiếng rưỡi nữa mới biết tin Huệ Chi được. Có thể ở trên ấy đến 10 giờ mà cũng có thể đến 10 giờ ngày mai không ai biết đâu là chừng cả. " "Phần tôi thì phải đến ngày mai mới biết họ đến thì xem họ đòi những cái gì. Hôm nay họ đến tôi đi vắng, và rất lạ là họ không biết số di động của tôi, họ nhờ vợ tôi gọi tôi về lúc ấy tôi đang ở trung tâm Pháp. Tôi nói rằng tôi không về, tôi bận lắm, thì họ bảo ngày mai gặp.”"
---------------------------------------------------------------------------
Thư của nhà nghiên cứu Phạm Toàn cho biết tin về việc Công an tới khám nhà giáo sư Huệ Chi và mời "làm việc".
Thư của nhà giáo PHẠM TOÀN
Ngày mai, thứ năm họ vẫn mời Huệ Chi "làm việc"
9 giờ sáng nay (giờ Paris), thứ tư 13.1.2010, được tin giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong ba người khởi xướng bản kiến nghị về bauxite và chủ trương mạng Bauxite Việt Nam, bị công an tới khám nhà và tịch thu "ổ cứng" máy tính, chúng tôi đã gửi thư điện tử cho nhà nghiên cứu Phạm Toàn (một trong ba người chủ xướng) để hỏi tin.
16g36 (giờ Paris, 22g36 giờ Hà Nội), chúng tôi nhận được thư trả lời của Phạm Toàn. Theo ý tác giả (xem cuối thư), chúng tôi đăng dưới đây toàn văn lá thư này để bạn bè trong nước và ngoài nước được thông báo chính xác (xem thêm : bản tin BBC, nối kết trong mục THẤY TRÊN MẠNG của Diễn Đàn).
Nguyễn Ngọc Giao
Anh Giao thân,
Xin phúc đáp thư hỏi tin tức của anh.
Sáng nay, tôi nhận được tin từ Phạm Xuân Nguyên rằng nhà anh Huệ Chi bị khám xét hồi 10 giờ 15, lúc tôi đang gặp mấy vị biên tập ở nhà xuất bản Phụ Nữ. Tôi thông báo ngay cho Anh em để cùng biết tin tức rành rọt hơn. Tiếc là tin tức rất khó lọt ra xa, vì theo PXN, ô tô bao vây quanh đường vào nhà HC (cần gì phải to đến thế nhỉ? thân hình HC bé nhỏ lắm mà !).
Đến khoảng 3g30 chiều, tôi được tường thuật cũng từ PXN là người ta chỉ đến nhà HC mượn ổ cứng máy tính thôi, nhưng vì HC không cho mượn, nên họ lấy trong túi ra tờ lệnh khám nhà viết sẵn. Tin cuối cùng tôi nghe được là : ổ cứng đã được đem đi, và người ta yêu cầu HC đúng 4 giờ chiều lên chỗ đó mà nhận lại.
Tôi liền lên xe taxi đến nhà HC, hy vọng gặp anh trở về cùng ổ cứng máy tính. Đến nơi, chỉ thấy chị Hưng (vợ anh HC) ra đón, nét mặt hoang mang mếu máo. Tôi vào nhà. Chị không dám nói to. Vẻ ngoài chị rất lo lắng, có lẽ vì những gì xảy ra ban sáng đều khó hiểu với chị. Chị có vẻ lo sợ người ta cài lại những con rệp. Chính vì thế mà tôi càng nói to : nếu có rệp thì cho họ cùng nghe cho họ hiểu sự đời. Tôi bảo chị Hưng : « Tôi ở đây với chị. Chẳng nhẽ tôi chỉ đến nhà chị khi có rượu và có thịt thôi à ? Anh Huệ Chi là bạn tôi, tôi có nhiệm vụ ở đây chờ tin tức của anh ».
Chị Hưng đã dịu đi, và do có thêm người nhà cũng đỡ vắng vẻ nên chị cũng yên tâm hơn. Lúc đó đã là 4 giờ 30 sang 5 giờ, song Huệ Chi vẫn chưa về. Đến 6 giờ, có một anh CA mặc sắc phục dẫn hai phụ nữ trung niên đến. Có lẽ theo yêu cầu của Huệ Chi, họ cho hai chị này tới trông nom chị Hưng, vì chị ốm. Hai chị cho biết anh HC sẽ được ô tô chở về nhà vào hồi 10 giờ đêm.
Một chị ngồi dưới nhà đọc sách, một chị lên gác với chị Hưng, và do đó gặp tôi khi đó đang trả lời đài RFI. Chị này không tỏ vẻ gì khó chịu, mặc kệ tôi muốn trả lời ra sao cũng mặc, kể cả sau đó bè bạn gọi tới tôi trả lời ra sao cũng không can thiệp, chị ta chỉ ngồi hiền hòa trò chuyện với chị Hưng nhà anh Huệ Chi. Do đó, tôi cũng quay sang trò chuyện với chị, tôi dạy chị cách dạy con viết một đoạn văn ra sao, cách dạy người mới học máy tính ra sao, cả cách dạy người nhát tập bơi nữa...
Đến 9 giờ hơn thì anh Huệ Chi về nhà. Khi đó tôi đã về nhà tôi được chừng một tiếng đồng hồ. Huệ Chi gọi điện tới tôi ngay, cho biết là cuộc « trò chuyện » ở nơi giữ ổ cứng máy tính dễ chịu, lịch sự, « họ muốn biết mọi điều, nên HC cũng cho họ biết những gì họ cần biết ».
Tóm tắt ý tứ của HC như sau : « Anh em trí thức có học nên hiểu rõ lich sử do đó rất lo lắng trước mưu đồ của "nước bạn". Phong trào kiến nghị yêu cầu hoãn khai thác bô-xít thể hiện tâm tư nguyện vọng anh chị em trí thức. Chúng tôi không khởi xướng thì cũng có người khác khởi xướng. Vì mọi người đều có tinh thần yêu nước cả. »
« Trang bô-xít không có tổ chức gì hết, không nhằm mục đích chống phá gì cả, mấy anh em rủ nhau làm thì chia nhau việc mà làm, cho trang Web sống. Thế thôi. Không có tổ chức, không có điều lệ, không có tôn chỉ, mục đích gì hết... »
Ngày mai, thứ năm 14-1-2010, họ vẫn mời Huệ Chi làm việc. Làm việc đến bao giờ ? Không biết.
Chúng tôi chưa nắm được bạn Thế Hùng ở Đà Nẵng ra sao. Ở Hà Nội, buổi sáng, một CA mặc sắc phục và một người cao lớn mặc thường phục đến nhà Toàn, chỉ gặp vợ Toàn, vì Toàn đã đi từ sớm tới một đám ma, sau đó lại đi làm mấy việc, chờ đến chiều thì dự giới thiệu sách về Tây Nguyên tại Trung tâm L'Espace. Mấy người đến thăm Toàn không có số điện thoại di động của Toàn, phải nhờ vợ Toàn cung cấp. Vợ Toàn không mời họ vào nhà, họ cũng không đòi vào, vẫn kiên nhẫn chờ vợ Toàn vào nhà mang số điện thoại ra. Họ gọi được cho Toàn và hẹn sẽ « làm việc sau »...
Đại khái tình hình đến bây giờ là như vậy.
Nhờ anh Giao và mạng Diễn đàn thông tin giúp tới các bạn bè khắp nơi.
Thân ái,
Phạm Toàn
Ban Tôn Giáo chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đặt điều và chạy chối sự thật
Trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội vào chiều nay (11.1.10) Ban tôn giáo chính phủ (BTGCP) Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), ông Nguyễn Thanh Xuân
1.
Qua đó, ông Xuân lên án Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Theo giới quan sát, sau khi tiếp cận và kiểm chứng nhiều nguồn tin đa chiều cũng như tham khảo những văn thư, công văn của các cơ quan BTGCP, GHPGVN, và Chính quyền các cấp tại địa phương, nhất là Ban Trị Sự (BTS) tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng cho thấy lời cáo buộc của ông Xuân đối với Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên đây hoàn toàn không đúng với sự thật. Vì Thiền sư Thích Nhất Hạnh chưa bao giờ "
2. Cũng theo ông Xuân: vì
Một cách dễ hiểu, ông Xuân đã tự đặt điều rồi lấy đó làm lý do cho việc
Cũng theo giới quan sát, tính từ đầu sự vụ cho đến ngày hôm nay: Ít nhất cũng đã có 3 lần Việt Nam đưa ra lý do cho việc giải tán tập thể gần 400 tu sĩ Phật giáo tu theo pháp môn Làng Mai tại tu viện Bát Nhã tỉnh Lâm Đồng, và cả 3 lần đều không trùng hợp nhau, 3 lần là 3 lý do khác nhau và không có lý do nào có cơ sở. Xin điểm lại 2 lần trước đây:
-
L
Chỉ cần bao nhiêu đây cũng đủ chứng minh cho chủ trương nhất quán của Nhà nước CHXHCNVN từ Trung ương địa phương trong việc
Tại sao Việt Nam lại muốn gặp Thiền sư Thích Nhất Hạnh
-
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có phải là Viện chủ tu viện Bát Nhã đâu mà quý Ngài cần gặp
-
Quý Ngài đã chạy chối sự thật về chủ trương, chánh sách khống chế Tôn giáo, ở đây là Phật giáo qua GHPGVN và giải tán Tăng thân Bát Nhã bằng lý do " (sic) thì cũng phải khôn ngoan một chút chứ có đâu mà ấu trỉ và ngu xuẩn đến mức độ trút hết trách nhiệm lên đầu Thiền sư Thích Nhất Hạnh một cách vô lý như thế? Đã tự đổ thừa vụ việc đàn áp bằng bạo lực, đánh tan rã một Tăng thân gần 400 tu sĩ là do cớ sao lại đi tìm một người không dính dáng gì tới vấn đề tổ chức của nội bộ đó để
R
Thưa Ngài
Cập nhật lúc 19:31, Thứ Hai, 11/01/2010 (GMT+7).
Tin liên quan:
-
RFA 11.1.10: Việt Nam bác bỏ các chỉ trích của Thiền sư Nhất Hạnh
-
-
-
Sen Việt 11.1.10: HỌP BÁO TẠI HÀ NỘI VỀ VỤ TU VIỆN BÁT NHÃ
Lê Nguyên
Nguồn : http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/TinTuc/PNBN_3/2010/9_BTG_dat-dieu-chay-toi.htm
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)